intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của bệnh ung thư đến việc làm và thu nhập của bệnh nhân sau điều trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích sự thay đổi trong việc làm của các bệnh nhân ung thư sau khi được chẩn đoán và điều trị bệnh bao gồm sự nghỉ việc khi điều trị, sự quay trở lại làm việc sau điều trị, sự thay đổi trong thời gian làm việc và thu nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của bệnh ung thư đến việc làm và thu nhập của bệnh nhân sau điều trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN CƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA BỆNH UNG THƯ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN CƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA BỆNH UNG THƯ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ Chuyên ngành: Kinh Tế Phát Triển (Kinh Tế và Quản Trị Sức Khỏe) Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trương Đăng Thụy TP. Hồ Chí Minh - năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng tiêu đề của luận văn: “Tác động của bệnh ung thư đến việc làm và thu nhập của bệnh nhân sau điều trị” chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây. Tôi cũng xin cam đoan tất cả các lý thuyết, nguồn tài liệu tham khảo và các sự giúp đỡ khác sử dụng trong luận văn đều được đều được công bố và liệt kê một cách đầy đủ và trung thực. Người Thực Hiện Luận Văn Trần Cương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Chương 1 – Giới Thiệu .............................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................4 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ....................................................................................4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ..........................................................................................5 1.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5 1.4 Cấu trúc tài liệu .................................................................................................6 Chương 2 - Cơ Sở Lý Luận Và Lược Khảo Các Nghiên Cứu Trước ..................8 2.1 Cơ sở lý luận .....................................................................................................8 2.2 Khái quát về nghiên cứu tác động của bệnh ung thư và việc làm.....................9 2.2.1 Khái niệm về lao động ...............................................................................9 2.2.2 Khái niệm việc làm ....................................................................................9 2.2.3 Định nghĩa tình trạng làm việc:................................................................12 2.2.4 Vai trò và ý nghĩa của việc làm................................................................12 2.2.5 Bệnh ung thư và việc làm.........................................................................13 2.3 Các nghiên cứu tiền nhiệm ..............................................................................14 2.3.1 Giới thiệu về các nghiên cứu....................................................................15 2.3.2 Đối tượng khảo sát của các nghiên cứu ...................................................16 2.3.3 Những tác động của bệnh ung thư tới việc làm .......................................17 2.3.4 Các biến số và việc thu thập dữ liệu ........................................................18
  5. 2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................21 2.4 Kết quả lược khảo các nghiên cứu. .................................................................21 Chương 3 - Phương Pháp Nghiên Cứu và Thu Thập Dữ Liệu ...........................28 3.1 Mô hình của nghiên cứu ..................................................................................28 3.2 Khung phân tích đánh giá tác động .................................................................29 3.3 Xây dựng phương trình hồi quy: .....................................................................31 3.4 Mô tả biến số ...................................................................................................34 3.5 Đối tượng khảo sát và thu thập dữ liệu ...........................................................37 3.5.1 Đối tượng khảo sát: ..................................................................................37 3.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ...............................................37 3.5.3 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................38 Chương 4 - Kết Quả Nghiên Cứu ..........................................................................42 4.1 Tổng quan thực trạng ......................................................................................42 4.2 Kết quả thống kê mô tả tổng quan ..................................................................43 4.3 kết quả về sự thay đổi trong làm việc của bệnh nhân, các ảnh hưởng của việc điều trị ...................................................................................................................49 4.4 Kết quả phân tích tác động bằng hồi quy: .......................................................52 4.5 Bàn luận kết quả và so sánh với kết quả lược thảo nghiên cứu ......................62 Chương 5 - Kết Luận và Kiến Nghị .......................................................................67 5.1 Kết luận: ..........................................................................................................67 5.2 Kiến nghị .........................................................................................................70 Danh mục tiếng Việt Danh mục tiếng Anh Danh mục từ Website
  6. PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 1. Kết quả hồi quy của thay đổi làm việc theo theo tuổi, giới tính, giai đoạn bệnh và nghề nghiệp 2. Kết quả hồi quy của thay đổi thời gian làm việc theo tuổi, giới tính, trình độ và giai đoạn bệnh 3. Kết quả hồi quy của thay đổi thời gian làm việc theo tuổi, trình độ và giai đoạn bệnh theo các khoảng thời gian theo dõi 4. Kết quả hồi quy của thay đổi thu nhập theo tuổi, trình độ và giai đoạn bệnh
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3-1: bảng danh mục các biến số.......................................................................35 Bảng 4-1: Đặc điểm cá nhân và xã hội của bệnh nhân .............................................44 Bảng 4-2: Đặc tính bệnh lý của bệnh nhân ...............................................................46 Bảng 4-3: Đặc tính liên quan việc làm của bệnh nhân..............................................47 Bảng 4-4: Kết quả thống kê thời gian làm việc, nghỉ việc và theo dõi của bệnh nhân .................................................................................................................48 Bảng 4-5: Sự thay đổi của tình trạng và thời gian làm việc của bệnh nhân trước và sau điều trị................................................................................................49 Bảng 4-6: Sự thay đồi về nghỉ việc và làm việc lại sau điều trị................................50 Bảng 4-7: Quay lại làm việc sau điều trị sau 6 tháng và 12 tháng ............................51 Bảng 4-8: Lý do nghỉ việc điều trị và các khó khăn sau điều trị ..............................52 Bảng 4-9: Sự thay đổi của làm việc và nghỉ việc sau điều trị theo các biến............54 Bảng 4-10: Sự thay đổi của thời gian làm việc giữa trước và sau điều trị theo các biến ..........................................................................................................55 Bảng 4-11: Sự thay đổi của thời gian làm việc tại các khoảng thời gian theo dõi khác nhau .................................................................................................58 Bảng 4-12: Thay đổi của thu nhập trước và sau điều trị theo các biến .....................61
  8. 1 Chương 1 – Giới Thiệu Bệnh ung thư đang trở thành vấn đề sức khỏe của nhiều quốc gia trên trên thế giới. Đây là một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng không chỉ trực tiếp tới người mắc bệnh mà ảnh hưởng tới nhiều đối tượng và khía cạnh khác của xã hội như tâm lý người bệnh, đầu tư và chi phí, và đặc biệt trong đó có vấn đề việc làm. Dưới tác động là một vấn đề của kinh tế xã hội, nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Mỹ, các nước Châu Âu và một số nước Châu Á hiện nay cũng đã và đang có các nghiên cứu về vấn đề liên quan đến việc làm của người bệnh ung thư. Một số nghiên cứu của Mỹ (Bradley, Bednarek et al. 2002, Bradley, Neumark et al. 2005, Bradley, Neumark et al. 2013) cho thấy rằng tỉ lệ sống còn sau 5 năm của các bệnh nhân tại quốc gia này là trên 60%. Theo Sowden (Sowden, Vacek et al. 2014) “Việc tầm soát sớm và việc điều trị được cải thiện đã nâng tổng số bệnh nhân sống còn sau 5 năm sau điều trị tại Mỹ tới năm 2012 là khoảng 12 triệu bệnh nhân”. Một nghiên cứu khác của Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng tỉ lệ sống còn sau 5 năm của tất cả các loại ung thư tại Hàn Quốc là 60%, sấp xỉ 80 triệu dân sống sót sau khi chẩn đoán và điều trị ung thư nguyên phát (Choi, Kim et al. 2007). Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng tỉ lệ bệnh nhân ung thư được chẩn đoán và điều trị ở độ tuổi lao động tại Mỹ là trên 45% theo (Sowden, Vacek et al. 2014), (Short, Vasey et al. 2005) và trên 50% tại Hàn Quốc theo (Choi, Kim et al. 2007). Điều này cho thấy thời gian sống còn của các bệnh nhân ung thư đang ngày càng được kéo dài thêm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khi thời gian sống còn tăng lên, tác động của ung thư đối với việc làm và nền kinh tế trở thành một vấn đề quan trọng cần quan tâm. Khi lực lượng lao động giảm sút thì thị trường lao động bị ảnh hưởng và sản lượng xã hội bị tụt giảm, do đó rất cần thiết để duy trì toàn bộ việc làm của xã hội. Đối với các bệnh nhân ung thư, khi họ từ bỏ công việc đang làm họ sẽ mất thu nhập thường quy và có thể phải gánh chịu về vấn đề tài chính nếu thu nhập mất đi của họ không được bù đắp bởi một nguồn thu nhập khác, hoặc nếu họ mất đi quyền tiếp cận bảo hiểm y tế do công ty
  9. 2 mua cho. Ngoài ra, khi từ bỏ công việc họ sẽ mất hoặc thiếu hụt về tinh thần, vị trí xã hội. Theo (Bradley, Neumark et al. 2005, Steiner, Cavender et al. 2008) thì “một số bệnh nhân có thể tiếp tục làm việc với sự chịu đựng đau đớn của bệnh tật để duy trì bảo hiểm, duy trì sự bấp bênh tài chính”. Việc trở lại công việc và thực hiện công việc nhà sau khi hồi phục từ điều trị ung thư vì vậy là quan trọng đối với người bệnh, gia đình người bệnh, với xã hội. Nhiều nghiên cứu đánh giá về tình trạng làm việc của bệnh nhân ung thư đã được tiến hành. Một số nghiên cứu cũng đã tổng kết rằng các bệnh nhân ung thư thường có thể trở lại làm việc sau khi điều trị và có thời gian sống còn kéo dài. Khả năng làm việc của người bệnh ung thư có thể bị giảm, có thể không đủ để thực hiện công việc hiện tại của họ, và vì vậy có thể dẫn đến việc nghỉ việc, thay đổi công việc hay thay đổi giờ làm việc. Tuy nhiên tình trạng làm việc và các khó khăn liên quan đến công việc của các bệnh nhân lại rất khác nhau, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau theo từng quốc gia và hướng nghiên cứu chẳng hạn như Parsons và đồg nghiệp (Parsons, Harlan et al. 2012) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố đóng góp vào kết quả việc làm và giáo dục sau khi bị ung cho việc phát triển tương lai của chương trình sống hiệu quả tại Mỹ. Tại Việt Nam, vấn đề sức khỏe đang là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân ung thư tại Việt Nam đang gia tăng rất nhanh chóng về số lượng và trở thành một vấn đề nóng của cả nước. Trong khoảng 5 năm gần đây, số lượng các bệnh viện có khoa điều trị ung thư đã tăng lên gấp đôi so với 10 năm trước đây. Các bệnh viện với trang thiết bị mới hiện đại về chẩn đoán đều gia tăng, các phương pháp điều trị ung thư mới cũng đang được cập nhật và hiện đại hóa liên tục. Với sự phát triển như vậy thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư sẽ ngày càng được tăng lên. Tại Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để phân tích đánh giá định tính cũng như định lượng về các vấn đề liên quan đến việc làm và xã hội của bệnh nhân ung thư sau khi được chẩn đoán và điều trị. Do đó việc phân tích một số yếu tố liên quan đến người bệnh ung thư về mặt xã hội và việc làm của họ cũng như tìm hiểu các yếu tố liên quan đến các vấ đề
  10. 3 này cũng cần thiết để từ đó đánh giá được tác động và gánh nặng của bệnh ung thư đối với người bệnh, gia đình người bệnh và xã hội như thế nào. 1.1 Đặt vấn đề Sự cải thiện trong tầm soát phát hiện sớm và điều trị bệnh ung thư đã đóng góp vào sự già hóa dân số của các nước. Hiện nay tuổi thọ của người dân ở các quốc gia đang dần được nâng cao nhiều hơn. Tại Mỹ và các nước phát triển khác, sự sống sót trong ung thư đang trở thành điều kiện mãn tính. Trong năm 2004, tỉ lệ sống sót của bệnh ung thư tại mỹ đã tăng 64%. Trong nghiên cứu của Moran và đồng nghiệp (Moran, Short et al. 2011), sự hiểu biết và giảm thiểu các ảnh hưởng lâu dài của việc điều trị bệnh ung thư đối với sức sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn đang trở thành ưu tiên hàng đầu ở Mỹ. Trong số các khảo sát về kết quả của việc sống còn trong ung thư được kéo dài hơn, vấn đề việc làm cho thấy như một sự quan trọng đối với người bệnh và cho cả xã hội. Đối với xã hội, khi sự sống còn tăng lên sẽ dẫn đến giảm gánh nặng xã hội về kinh tế do bệnh ung thư, giảm việc giảm sản lượng sản xuất hàng hóa. Trong khi đó, đối với bệnh nhân việc trở lại làm việc là được trở lại một hoạt động bình thường và là một bước tích cực hướng về các thói quen hằng ngày sau điều trị. Bất kỳ sự trì trệ của lao động do ung thư và việc điều trị bệnh ung thư đều đe dọa đến thu nhập và kinh tế của người bệnh cũng như gia đình họ. Ngoài những xem xét về kinh tế như vậy, công việc còn chỉ ra sự quan trọng đối với tâm lý và vấn đề xã hội khác như sự thể hiện bản thân, sự tự quý trọng bản thân, mục đích sống và mối liên hệ xã hội. Tại Mỹ cùng với các nước đang phát triển khác và tại Châu Á có Hàn Quốc, Nhật Bản đã và đang thực hiện các nghiên cứu về vấn đề của việc làm, các vấn đề của việc làm đối với chất lượng cuộc sống, các yếu tố ngăn cản hay thúc đẩy người bệnh trở lại làm việc. Từ đó thúc đẩy các yếu tố tích cực để người bệnh có thể hòa nhập lại cuộc sống bình thường sau điều trị và có chất lượng cuộc sống được cải thiện khi tỉ lệ sống còn của bệnh ung thư tăng lên.
  11. 4 Theo báo cáo của WHO, thì tỉ lệ mắc ung thư đang gia tăng ở cả thế giới và Việt Nam. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế năm 2000, số ca mắc ung thư tại Việt Nam là 68.810 ca bệnh, và năm 2010 đã lên tới 126.307 ca bệnh. Bộ Y Tế cũng ước tính vào năm 2020, số ca mắc ung thư sẽ là 189.000. Theo hội phòng chống ung thư TP.HCM cho thấy có sự gia tăng ung thư tại khu vực thành phố. Năm 2012, TP.HCM có 7.400 ca ung thư mới thì năm 2013 tăng lên 7900 ca bệnh. Sự gia tăng về số lượng của bệnh nhân như vậy cũng sẽ gắn liền với sự gia tăng về chi phí cho điều trị và chăm sóc bệnh nhân của nhiều gia đình trong những năm tiếp theo. Như vậy, sự gia tăng về thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư tại Việt Nam cũng sẽ tăng lên trong các năm tới theo xu hướng chung của các nước trên thế giới. Khi đó, các vấn đề mà các nước đi trước gặp phải cũng sẽ xảy ra đối với Việt Nam. Vậy hiện nay các vấn đề liên quan đến việc làm của người bệnh ung thư sau khi được chẩn đoán và điều trị tại Việt Nam là như thế nào. Liệu có các thay đổi nào xảy ra trong việc làm, hoặc có các yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng và khả năng làm việc của bệnh nhân ung thư hay không. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi đặt ra, việc khảo sát và phân tích các dữ liệu thu thâp được của các bệnh nhân ung thư đã được chẩn đoán và điều trị tại một số bệnh viện (BV Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng) dựa trên việc xem xét đến các yếu tố về đặc tính cá nhân của người bệnh cũng như các yếu tố về việc làm, khả năng làm việc trước và sau khi được điều trị bệnh tại Việt Nam cần phải được thực hiện, và đây cũng là lý do của việc chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của bệnh ung thư đến việc làm và thu nhập của bệnh nhân sau điều trị” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích về việc làm, các thay đổi liên quan đến việc làm và thu nhập của người bệnh ung thư sau khi được điều trị bệnh.
  12. 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Phân tích sự thay đổi trong việc làm của các bệnh nhân ung thư sau khi được chẩn đoán và điều trị bệnh bao gồm sự nghỉ việc khi điều trị, sự quay trở lại làm việc sau điều trị, sự thay đổi trong thời gian làm việc và thu nhập. Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân, các yếu tố liên quan bệnh lý và việc làm của bệnh nhân có ảnh hưởng hay tác động đến các thay đổi trong việc làm và thu nhập ở trên hay không. Các thông tin dữ liệu được dựa trên thông tin dữ liệu của bệnh nhân đã được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Dựa trên lược thảo những nghiên cứu trước đây của các nước về mối tác động và quan hệ của bệnh lý ung thư, việc điều trị bệnh ung thư và việc làm. Học viên từ đó áp dụng để xây dựng cho mình một mô hình nghiên cứu với tình trạng và thực tế về bệnh lý ung thư, việc điều trị bệnh ung thư trong mối quan hệ đến vấn đề việc làm tại Việt Nam. Chú ý rằng mô hình này không lặp lại các nghiên cứu trước đó mà chỉ rút ra các bài học từ các nghiên cứu trước để từ đó xây dựng một mô hình nghiên cứu khác cho đề tài. Mô hình nghiên cứu gồm xác định các biến liên quan cần khảo sát, xây dựng khung lý thuyết để phân tích mối tác động dựa trên các biến đề ra. Áp dụng các phân tích thống kê, bài toán kinh tế lượng để phân tích các tác động. Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu từ bệnh nhân đã điều trị và đang theo dõi tại khoa Ung bướu của các Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viên Ung Bướu Đà Nẵng. Phiếu khảo sát dự kiến bao gồm các thông tin cần thu thập như sau: - Thông tin liên quan đến bệnh nhân: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân gia đình, trình độ, thu nhập - Thông tin bệnh lý: loại bệnh hay vị trí ung thư, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị, thời gia sống còn và theo dõi, bệnh lý mãn tính kèm theo
  13. 6 - Thông tin về làm việc của bệnh nhân: đang làm việc trước điều trị, loại công việc, thời gian làm việc, tình trạng nghỉ việc sau chẩn đoán và điều trị, thời gian điểm nghỉ việc, tình trạng quay lại công việc, thời gian quay lại công việc Số lượng mẫu khảo sát khoảng 80-100 bệnh nhân, thu thập thông tin bằng phỏng vấn bệnh nhân trực tiếp và qua điện thoại theo bảng câu hỏi chuẩn bị trước. Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp phân tích số liệu: (1) phương pháp phân tích các số liệu thống kê mô tả về các yếu tố liên quan đến đặc điểm các nhân của bệnh nhân ung thư, các biến có liên quan đến vấn đề việc làm của bệnh nhận. (2) phương pháp kinh tế lượng chạy các mô hình hồi quy để xác định sự thay đổi liên quan đến việc làm của bệnh nhân và mối liên hệ nếu có giữa một số yếu tố tác động đến sự thay đổi của các vấn đề trong việc làm và thu nhập. 1.4 Cấu trúc tài liệu Cấu trúc tài liệu gồm 5 chương: Chương I: Giới Thiệu Tác giả giới thiệu tổng quan về vấn đề việc làm và bệnh ung thư ở một số nước, trình bày phần đặt vấn đề, mục tiêu của đề tài và sau đó tóm lược về phương pháp nghiên cứu. Chương II: Cơ Sở Lý Luận và Lược Khảo Nghiên Cứu Trước Tác giả trình bày về cơ sở ghiên cứu, một số khái niệm sẽ sử dụng trong các phần sau đó của đề tài. Tác giả cũng trình bày về các nghiên cứu đã được thực hiện rước đây tại các nước và một số kết quả của các nghiên cứu đó. Chương III: Phương Pháp Nghiên Cứu và Thu Thập Dữ Liệu Trong chương III, tác giả giới thiệu về khung phân tích của nghiên cứu. Từ đó giới thiệu về phương pháp tiến hành các phân tích của nghiên cứu gồm thống kê mô tả và phân tích mối liên hệ áp dụng các mô hình hồi quy. Các biến số, đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập các dữ liệu của nghiên cứu cũng được trình bày chi tiết trong chương này.
  14. 7 Chương IV: Kết Quả Nghiên Cứu Các kết của phân tích dữ liệu sẽ được trình bày trong chương IV này. Kết quả phân tích của nghiên cứu bao gồm: các kết quả phân tích thống kê mô tả về bộ dữ liêu của nghiên cứu, các kết quả và phân tích liên quan đến sự thay đổi của việc làm và thu nhập sau điều trị, kết quả của các phân tích hồi quy. Cùng với các kết quả của nghiên cứu, tác giả cũng trình bày phần bàn luận so sánh giữa kết quả của nghiên cứu và một số kết quả của các nghiên cứu lược thảo khác. Sự so sánh và bàn luận này sẽ cho thấy bức tranh về tác động của bệnh ung thư tới vấn đề việc làm của các bệnh nhân ở Việt Nam có sự tương đồng và khác biệt như hế nào so với các nước trên thế giới. Chương V: Kết Luận và Kiến Nghị Trong chương V, tác giả sẽ tổng kết và rút ra các ưu điểm và khuyết điểm của đề tài. đồng thời trình bày các ý kiến cá nhân cho hướng nghiên cứu này trong tương lai.
  15. 8 Chương 2 - Cơ Sở Lý Luận Và Lược Khảo Các Nghiên Cứu Trước Nội dung của chương 2 sẽ bao gồm giới thiệu một số khái niệm liên quan đến người bệnh, bệnh lý và việc làm. Đây là các khái niệm sẽ được sử dụng để diễn giải, giải thích các phần nội dung của đề tài này. Chương 2 cũng bao gồm các phần lược thảo nội dung của các ghiên cứu đã được thực hiện trước đó ở các nước về việc làm và bệnh ung thư. Trên cơ sở phân tích về phương pháp và kết quả của các nghiên cứu được lược thảo, tác giả sẽ tiến hành việc xây dựng khung phân tích, phương pháp nghiên cho đề tài và sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3. 2.1 Cơ sở lý luận Bệnh ung thư là một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến cá nhân bệnh nhân, gia đình người bệnh và xã hội. Người bệnh phải chịu nhiều tác động của bệnh tật và áp lực về các chi phí điều trị, áp lực về nguy cơ phải ngừng làm việc do vấn đề sức khỏe. Xã hội sẽ phải chịu các gánh nặng xã hội do bệnh tật của người dân, thiếu hụt về lực lượng lao động xã hội. Nhiều nghiên cứu về tác động của bệnh ung thư đối với việc làm đã được thực hiện tại nhiều nước khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đã liên kết được tình trạng làm việc với việc cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện tâm lí người bệnh. Các nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau từ đặc tính cá nhân của người bệnh, các yếu tố tác động tới các vấn đề việc làm của người bệnh, các loại bệnh ung thư khác nhau, các hình thức việc làm, các tác động tâm lý. Cũng thông qua các nghiên như trên, một số khái niệm liên quan việc làm đã được giới thiệu, một số các thang đo đánh giá tâm lý, chất lượng cuộc sống đã được thiết lập. Tại Việt Nam các vấn đề về tác động của bệnh tật nói chung và bệnh ung thư nói riêng đối với cuộc sống, việc làm và tâm lý người bệnh vẫn còn là một điều mới mẻ và chưa được đề cập đến. Đặc biệt đối với bệnh ung thư, người bệnh phải chịu một áp lực tâm lý khá lớn và một hệ quả điều trị khá nặng nề so với nhiều loại bệnh
  16. 9 khác. Các vấn đề liên quan đến tác động về tâm lý, cuộc sống và việc làm của bệnh nhân sau chẩn đoán và điều trị càng chưa được quan tâm đến. Do đó, dựa trên các nghiên cứu và các lý thuyết đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây tại các nước phát triển về vấn đề việc làm, tác động của việc điều trị bệnh ung thư đối với việc làm, đối với chất lượng sống của người bệnh. Từ đó học viên xây dựng một mô hình các biến số, thiết lập các khung khái niệm, khung phân tích để đánh giá xem sự tác động của bệnh ung thư tới việc làm của người bệnh và các yếu tố có liên quan, anh hưởng tới việc ngưng hay trở lại làm việc của bệnh nhân tại Việt Nam như thế nào. Các lý thuyết và nghiên cứu trên cũng là cơ sở để học viên lược khảo từ đó tạo lập mô hình nghiê cứu, hoàn chỉnh các khung khái niệm, khung phân tích và các biến số của mô hình hồi quy. 2.2 Khái quát về nghiên cứu tác động của bệnh ung thư và việc làm 2.2.1 Khái niệm về lao động Lao động là một hành động diễn ra giữa con người với giới tự nhiên, trong lao động con người đã vận dụng trí lực và thể lực cùng với công cụ tác động vào giới tự nhiên tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đời sống con người, lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là hoạt động rất cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người. 2.2.2 Khái niệm việc làm Hiện nay, đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về việc làm. Trong đề tài này, để hiểu rõ khái niệm và bản chất của việc làm, tác giả liên hệ đến khái niệm về lao động vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bản thân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm giữ những vị trí nhất định. Mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm.
  17. 10 Như vậy, việc làm là một khái niệm tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Người lao động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của một xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội và cho chính bản thân. Ngoài ra về mặt pháp lý, theo Bộ luật Lao động Việt Nam đã quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” đều được thừa nhận là việc làm (theo Bộ luật lao động 2012) Như vậy, dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố: - Là hoạt động lao động: thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy người có việc làm thông thường phải là những người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định. - Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khản năng tạo ra thu nhập. - Hoạt động này phải hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái pháp luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm . Trên thực tế, việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức: - Làm công việc để nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó - Làm công việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành công việc đó - Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Hình thức này bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý. Các khái niệm trên nói chung khá bao quát, nhưng chúng vẫn còn hai hạn chế cơ bản. Thứ nhất, hoạt động nội trợ không được coi là việc làm, trong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hề
  18. 11 nhỏ. Thứ hai, khó có thể so sánh tỷ lệ người có việc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán. Có những nghề ở quốc gia này thì được cho phép và được coi là việc làm, nhưng ở quốc gia khác thì không được phép (Khái niệm việc làm, 9/11/2017 tại Website ). Trong nghiên cứu này của tác giả thì hoạt động nội trợ không được coi là việc làm, và những người hoạt động nội trợ được coi là không có việc làm. Tùy theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà việc làm được phân chia ra thành nhiều loại (Khái niệm việc làm, 9/11/2017 tại Website ): - Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc, có việc làm chính và việc làm phụ. Việc làm chính là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác. Việc làm phụ là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất sau công việc chính. - Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm toàn thời gian, việc làm bán thời gian, việc làm thêm. o Việc làm toàn thời gian: Chỉ một công việc làm 8 tiếng mỗi ngày, hoặc theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần. o Việc làm bán thời gian: Mô tả công việc làm không đủ thời gian giờ hành chính quy định của Nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời gian làm việc có thể dao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục. o Việc làm thêm: Mô tả một công việc không chính thức, không thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định. Trong phạm vi của đề tài, tác giả đã chọn phân chia việc là thành việc làm toàn thời gian và việc làm bán thời gian. Trong đó, việc làm toàn thời gian là các công việc làm từ hơn 7 tiếng một ngày và 5 ngày trong tuần; việc làm bán thời gian là các việc làm có thời gian ít hơn 7 tiếng một ngày và không đủ 5 ngày trong một tuần.
  19. 12 2.2.3 Định nghĩa tình trạng làm việc: Trong đề tài này, một số từ được sử dụng để diễn giải các phần dung nội về phân tích sự thay đổi trong việc làm của người bệnh. Do đó, để giải nghĩa rõ hơn trong các phần sau, tác giả xin đưa ra định nghĩa về cụm từ “tình trạng làm việc” mà được sử dụng lặp lại nhiều lần trong đề tài này như sau. Tình trạng làm việc: được hiểu là tập hợp các hoạt động có mục đích của người bệnh liên quan đến việc làm của người bệnh đó. Trong đề tài, tình trạng làm việc được bao gồm sự nghỉ việc và làm việc lại của bệnh nhân, công viêc làm và số giờ làm việc tính theo tuần của bệnh nhân. 2.2.4 Vai trò và ý nghĩa của việc làm Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất. Hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất, nếu không giải quyết tốt vấn đề việc làm và thất nghiệp gia tăng thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng của kinh tế. Vì vậy khi việc làm của toàn xã hội thay đổi thì cũng sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất thay đổi và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Về mặt xã hội, việc làm có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng, chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỉ cương, nề nếp xã hội. Thất nghiệp và việc làm không đầy đủ, thu nhập thấp hay sụt giảm là tiền đề của sự đói nghèo, thậm chí là điểm xuất phát của tệ nạn xã hội. Các tệ nạn của xã hội như tội phạm, ma túy, mại dâm, có nguyên nhân cốt lõi là việc làm và thất nghiệp. Đối với các cá nhân và gia đình, việc làm và làm việc là nền tảng cơ bản tạo ra sự an toàn về của cải vật chất và sự tồn tại của cá nhân và gia đình đó. Việc làm mang lại thu nhập cho cá nhân và gia đình, nó bảo đảm cho sự ổn định về đời sống gia đình về vật chất, là cơ sở để bảo đảm cho các vấn đề bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình khi có bệnh tật. Nếu cá nhân không có việc làm hoặc không làm việc, họ sẽ không có thu nhập từ việc làm và sẽ phải tự gánh chịu các chi phí cho cuộc sống cũng như các hoạt động đời sống khác. Khi không có thu nhập, việc bảo đảm và duy trì sức khỏe cũng bị ảnh hưởng do không đủ khả năng chi trả cho các chi phí
  20. 13 chăm sóc y tế. Do đó các cá nhân luôn cần phải tìm và duy trì làm việc nhằm đảm bảo được một khỏan thu nhập để có thể chi phí được cho các hoạt động đời sống và sức khỏe của chính cá nhân đó. Vì vậy việc làm có một vai trò và vị trí quan trọng đối với các cá nhân, hộ gia đình và toàn xã hội về đảm bảo đời sống vật chất và phát triển con người, an ninh và an toàn xã hội. 2.2.5 Bệnh ung thư và việc làm Ngày nay, chúng ta được biết rất nhiều về bệnh ung thư thông qua rất nhiều phương diện từ thông tin báo chí và các báo cáo khoa học. Ung thư là một loại bệnh gây nên bởi sự đột biến của tế bào và hình thành các khối u bướu làm tổn hại tới các chức năng cơ quan mà khối u đó xuất hiện. Sự phá hủy dần dần chức năng các cơ quan sẽ dẫn đến sự tử vong cho bệnh nhân. Hiện nay việc điều trị bênh ung thư được dựa trên các phương pháp điều trị cơ bản bao gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Các phương pháp điều trị này bao gồm kiểm soát bệnh tại chỗ và phòng ngừa sự phát triển di căn xa của bệnh. Tuy nhiên, do đặc tính tự nhiên của bệnh ung thư, việc điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh hiện chưa được khẳng định. Thay vào đó là việc điều trị là nhằm kéo dài thời gian sống không bệnh của người bệnh. Thời gian sống không bệnh của bệnh nhân có thể thay đổi rất khác nhau từ 1 năm cho đến nhiều năm. Ngày nay tại nhiều quốc gia tiên tiến, với sự phát triển của chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh, việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh ung thư càng giúp làm tăng kết quả điều trị bệnh và đưa bệnh ung thư trở nên như một bệnh mãn tính tại nhiều quốc gia tiên tiến. Do đặc tính bệnh và các phương pháp điều trị của bệnh ung thư như đề cập ở trên, bệnh nhân ung thư sẽ trải qua nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần bao gồm ảnh hưởng đến các hoạt động làm việc và thay đổi trong công việc. Khi phát hiện bệnh, người bệnh sẽ cần phải được điều trị và có thể phải nghỉ việc để điều trị. Và với thời gian sống còn được tăng lên nhờ phát hiện sớm và phương pháp điều trị hiệu quả hơn, người bệnh sẽ có xu hướng phải làm việc để có những chi phí bù đắp cho việc điều trị và những chi phí cuộc sống và theo dõi sức khỏe sau đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0