intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng trưởng ở các nước Châu Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều nghiên cứu trước đây dựa trên mẫu lớn, gồm nhiều quốc gia, từ đó đưa ra gợi ý chính sách chung cho các quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Yu Hsing ở vài quốc gia riêng lẽ thì đưa ra gợi ý chính sách không giống như vậy. Do đó, các gợi ý chính sách chung cho một nhóm quốc gia có thể không phù hợp với từng quốc gia. Bài luận văn giúp đưa ra gợi ý chính sách cho từng quốc gia riêng lẻ ở Châu Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng trưởng ở các nước Châu Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG NGỌC THANH TÁC ĐỘNG CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI ĐẾN LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG NGỌC THANH TÁC ĐỘNG CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI ĐẾN LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “TÁC ĐỘNG CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI ĐẾN LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định. TP. HCM, tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng biểu Danh mục từ viết tắt 1. Chương 1: Giới thiệu .........................................................................................2 2. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây............................................4 2.1. Tổng quan lý thuyết .......................................................................................4 2.2. Các kết quả nghiên cứu trước đây .................................................................5 2.2.1. Các nghiên cứu kiểm định bộ ba bất khả thi ..........................................5 2.2.2. Các nghiên cứu xem xét tác động của bộ ba bất khả thi.........................7 2.2.3. Các nghiên cứu xem xét sự hội tụ bộ ba bất khả thi .............................10 3. Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................13 3.1. Dữ liệu .........................................................................................................13 3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................14 3.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .............................................17 4. Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu ..................................................18 4.1. Kiểm định bộ ba bất khả thi ........................................................................18 4.1.1. Mẫu dữ liệu bao gồm 38 quốc gia Châu Á ...........................................18 4.1.2. Kiểm định đối với một số quốc gia riêng lẻ ..........................................19 4.2. Tác động của bộ ba bất khả thi ...................................................................21 4.2.1. Mẫu dữ liệu bao gồm 38 quốc gia Châu Á ...........................................21 4.2.2. Đối với từng quốc gia riêng lẻ ..............................................................28 4.3. Sự hội tụ và sự ổn định bộ ba bất khả thi ....................................................44 4.4. Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á ..............45 5. Chương 5: Kết luận ..........................................................................................50 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  5. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Mô tả nguồn dữ liệu ..................................................................... 13 Bảng 4.1. Kết quả hồi quy phương trình 1 = 18 Bảng 4.2. Tóm tắt kết quả hồi quy phương trình với từng quốc gia .................................................................... 19 Bảng 4.3. Tóm tắt kết quả hồi quy gộp (Pooled OLS) ................................ 22 Bảng 4.4. Tóm tắt kết quả hồi quy (1997 – 2013) ....................................... 23 Bảng 4.5. Tóm tắt tác động của bộ ba bất khả thi ........................................ 25 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman đối với biến phụ thuộc GR ............ 26 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Hausman đối với biến phụ thuộc INF ........... 26 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Hausman đối với biến phụ thuộc OV ........... 27 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Hausman đối với biến phụ thuộc IV ............. 27 Bảng 4.10. Tóm tắt hồi quy tác động của bộ ba bất khả thi ........................ 27 Bảng 4.11. Tóm tắt kết quả hồi quy phương trình GRt = ................................................................................................. 28 Bảng 4.12. Tóm tắt kết quả hồi quy phương trình INFt = ................................................................................................... 31 Bảng 4.13. Tóm tắt kết quả hồi quy phương trình OVt = .................................................................................................. 33 Bảng 4.14. Tóm tắt kết quả hồi quy phương trình IVt = ................................................................................................... 36 Bảng 4.15. Tóm tắt tác động của bộ ba bất khả thi với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% ............................................................................................ 39 Bảng 4.16. Tác động của bộ ba bất khả thi đối với từng quốc gia .............. 39
  6. Bảng 4.17. Tóm tắt tác động của bộ ba bất khả thi đối với từng quốc gia .. 41 Bảng 4.18. Tóm tắt kết quả phân tích tương quan giữa sự hội tụ bộ ba bất khả thi và tăng trưởng, lạm phát, biến động tăng trưởng, biến động lạm phát ........................................................................................... 44 Bảng 4.19. Tóm tắt kết quả phân tích tương quan giữa sự ổn định bộ ba bất khả thi và tăng trưởng, lạm phát, biến động tăng trưởng, biến động lạm phát ................................................................................... 45 Bảng 4.20. Tác động của bộ ba bất khả thi ở một số nước Đông Nam Á ... 46 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tam giác bất khả thi ....................................................................... 4 Hình 3.1. Minh họa sự thay đổi bộ ba bất khả thi ........................................ 16 Hình 4.1. Sự hội tụ của bộ ba bất khả thi ..................................................... 44
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT FEM: Fixed effect model (Mô hình tác động cố định) REM: Random effect model (Mô hình tác động ngẫu nhiên) GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) IMF: International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)
  8. 1 TÓM TẮT Với mẫu dữ liệu gồm 38 quốc gia Châu Á giai đoạn 1970 – 2014, luận văn tiến hành kiểm định và kết quả cho thấy bộ ba bất khả thi tồn tại ở các nước Châu Á. Để nghiên cứu tác động của bộ ba bất khả thi đến tăng trưởng, lạm phát, biến động sản lượng và biến động lạm phát, luận văn xem xét theo 2 hướng. Hướng thứ nhất, với dữ liệu bảng cân bằng gồm 38 quốc gia giai đoạn 1996 – 2014, luận văn dùng kiểm định Breusch – Pagan và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhất trong 3 mô hình: mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiêu (REM). Kết quả hồi quy dữ liệu bảng cân bằng cho thấy ổn định tỷ giá làm giảm lạm phát, biến động sản lượng và biến động lạm phát, độc lập tiền tệ làm giảm biến động sản lượng, hội nhập tài chính làm giảm tăng trưởng. Hướng thứ 2, luận văn xem xét tác động của bộ ba bất khả thi ở từng quốc gia riêng lẻ, điều này là cần thiết vì kết quả rất cụ thể cho mỗi quốc gia. Phân tích tương quan và cho thấy quốc gia có bộ ba bất khả thi càng hội tụ thì lạm phát, biến động lạm phát và biến động sản lượng càng thấp, quốc gia có bộ ba bất khả thi ổn định hơn thì lạm phát thấp hơn, biến động lạm phát thấp hơn và biến động sản lượng cao hơn.
  9. 2 1. Chương 1: Giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài Lý thuyết bộ ba bất khả thi được mở rộng bởi Krugman (1979) và Frankel (1999) dựa trên mô hình IS – LM do Robert Mundell và Marcus Fleming giới thiệu vào đầu những năm 1960. Kể từ đó, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm định lý thuyết này và hầu đều xác nhận sự tồn tại của nó. Gần đây xuất hiện những nghiên cứu về tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát, tăng trưởng, biến động lạm phát và biến động sản lượng. Đáng chú ý là nghiên cứu của Aizenman, Chinn và Ito năm 2008, với dữ liệu gồm 179 quốc gia giai đoạn 1960 – 2006, các tác giả đã xác nhận sự tồn tại của bộ ba bất khả thi và tìm thấy tác động có ý nghĩa của bộ ba bất khả thi đến lạm phát, tăng trưởng, biến động lạm phát và biến động sản lượng. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Yu Hsing đối với từng quốc gia Hy Lạp (2012), Cộng hòa Czech (2012), Bulgari (2012) và Brazil (2013) lại cho ra kết quả không hoàn toàn giống với nghiên cứu của Aizenman, Chinn và Ito, thậm chí một số kết quả trái ngược nhau. Kết quả trong các nghiên cứu của Yu Hsing đối với từng quốc gia cũng không hoàn toàn giống nhau. Như vậy, các gợi ý chính sách do Aizenman và các cộng sự đưa ra cho một nhóm các quốc gia dựa trên mẫu lớn có thể không giúp ích nhiều cho từng quốc gia cụ thể trong việc lựa chọn chính sách của họ. Từ các vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát và tăng trưởng ở các nước Châu Á”, nhằm đối chiếu kết quả với nghiên cứu của Aizenman và các cộng sự (2008) và đưa ra gợi ý chính sách đối với một số quốc gia riêng lẻ ở Châu Á. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài có các mục tiêu nghiên cứu sau: i. Kiểm định bộ ba bất khả thi ở các nước Châu Á.
  10. 3 ii. Xem xét tác động của bộ ba bất khả thi đến lạm phát, tăng trưởng, biến động lạm phát và biến động sản lượng ở các nước Châu Á. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Bộ ba bất khả thi và những tác động của nó đến lạm phát, tăng trưởng, biến động lạm phát và biến động sản lượng. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Châu Á có 48 quốc gia ( và 6 vùng lãnh thổ), do hạn chế về số liệu có sẵn được cung cấp bởi Aizenman, Chinn và Ito, IMF, World Bank, luận văn này chỉ nghiên cứu 37 quốc gia và đặc khu hành chính Hồng Kông giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2014. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đối với mẫu dữ liệu gồm nhiều quốc gia, luận văn sử dụng phương pháp hồi quy bảng với cả 3 mô hình: mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Đối với từng quốc gia riêng lẻ, luận văn sử dụng phương pháp OLS. Để xem xét tác động của sự ổn định bộ ba bất khả thi đến tăng trưởng, lạm phát, biến động sản lượng, biến động lạm phát, luận văn sử dụng phương pháp phân tích tương quan và kiểm định giá trị trung bình giữa các nhóm. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nhiều nghiên cứu trước đây dựa trên mẫu lớn, gồm nhiều quốc gia, từ đó đưa ra gợi ý chính sách chung cho các quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Yu Hsing ở vài quốc gia riêng lẽ thì đưa ra gợi ý chính sách không giống như vậy. Do đó, các gợi ý chính sách chung cho một nhóm quốc gia có thể không phù hợp với từng quốc gia. Bài luận văn giúp đưa ra gợi ý chính sách cho từng quốc gia riêng lẻ ở Châu Á.
  11. 4 2. Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.1. Tổng quan lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi Lý thuyết bộ ba bất khả thi là một trong những vấn đề trọng tâm của Tài chính quốc tế. Robert Mundell và Marcus Fleming được xem là những người đã đặt nền móng cho lý thuyết này vào đầu thập niên 1960 với mô hình IS – LM (hay còn gọi là mô hình Mundell – Fleming). Dựa trên đó, Krugman (1979) và Frankel (1999) đã mở rộng thành lý thuyết bộ ba bất khả thi, theo lý thuyết này, một quốc gia không thể đạt được đồng thời cả ba mục tiêu: ổn định tỷ giá, độc lập tiền tệ, và hội nhập tài chính. Hay nói cách khách, một quốc gia chỉ có thể đạt được đồng thời tối đa hai trong ba mục tiêu trên. Tỷ giá linh hoạt Đóng cửa thị Tỷ giá cố định Liên minh trường tài chính tiền tệ Hình 2.1. Tam giác bất khả thi (Nguồn: Aizenman, Chinn và Ito http://web.pdx.edu/~ito/trilemma_indexes.htm) Ổn định tỷ giá là việc ngân hàng trung ương neo đồng nội tệ theo một (hay một rỗ) đồng ngoại tệ, từ đó tạo ra cái neo danh nghĩa giúp tăng niềm tin
  12. 5 của nhà đầu tư vào đồng nội tệ. Tuy nhiên, ổn định tỷ giá quá mức làm cho ngân hàng trung ương mất đi một công cụ quan trọng để can thiệp vào nền kinh tế khi có cú sốc từ bên ngoài, nó cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng “nhập khẩu lạm phát”. Hội nhập tài chính nghĩa là dòng vốn được tự do di chuyển, nó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng đầu tư vào trong nước và các nhà đầu tư trong nước đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ bằng các khoản đầu tư ra nước ngoài. Hội nhập tài chính được xem là nguyên nhân góp phần gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây do việc dừng đột ngột hoặc đảo chiều của dòng vốn, đặc biệt là các dòng vốn ngắn hạn. Độc lập tiền tệ là ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng hay kiềm chế lạm phát. Ngân hàng trung ương có thể giảm cung tiền, tăng lãi suất khi nền kinh tế phát triển quá nóng, hoặc tăng cung tiền, giảm lãi suất khi nề kinh tế suy thoái. 2.1.2. Thước đo bộ ba bất khả thi Có nhiều phương pháp khác nhau để đo lường bộ ba bất khả thi, luận văn này sử dụng thước đo của Chinn và Ito xây dựng, các số liệu về thước đo độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá, và hội nhập tài chính được tính sẵn bởi Aizenman, Chinn và Ito (http://web.pdx.edu/~ito/trilemma_indexes.htm). 2.2. Các kết quả nghiên cứu trước đây 2.2.1. Các nghiên cứu kiểm định bộ ba bất khả thi Rose (1996) kiểm định lý thuyết bộ ba bất khả thi bằng mô hình tiền tệ dựa trên cung tiền, sản lượng, biến động tỷ giá thực, điều kiện kiểm soát vốn và cơ chế tỷ giá, với dữ liệu gồm 22 quốc gia giai đoạn 1976 – 1992. Kết quả xác nhận sự tồn tại của bộ ba bất khả thi, nhưng khá yếu. Obstfeld, Shambaugh và Taylor (2004) lập luận rằng kết quả yếu của Rose là do mô hình tiền tệ không nắm bắt hết bộ ba bất khả thi vì cầu tiền
  13. 6 không ổn định. Các tác giả thay thế cách đo lường chính sách tiền tệ của Rose dựa trên cung tiền bằng một cách khác, đó là dựa trên mức giá. Kết quả cho thấy dấu hiệu mạnh mẽ ủng hộ bộ ba bất khả thi. Các quốc gia thả nổi tỷ giá và dòng vốn tự do có thể duy trì được sự độc lập tiền tệ, trong khi các quốc gia khác neo tỷ giá và dòng vốn tự do thì đánh mất đáng kể sự độc lập tiền tệ. Frankel, Schmukler và Serven (2004): sử dụng mẫu 18 nước công nghiệp và 28 nước đang phát triển chỉ ra rằng trong ngắn hạn, các nước có tỷ giá thả nổi phản ứng với lãi suất quốc tế với tốc độ chậm hơn, điều này ngụ ý rằng, họ có một mức độ độc lập tiền tệ nào đó. Mặc dù một số nước phát triển có thể chọn mức lãi suất dài hạn riêng, hầu hết các nước khác với tỷ giá thả nổi phản ứng hoàn toàn với lãi suất quốc tế trong dài hạn. Một trong những nghiên cứu đáng quan tâm nhất là nghiên cứu của Aizenman, Chinn và Ito (2008), sử dụng mẫu lớn gồm 179 quốc gia giai đoạn 1961 – 2006. Nghiên cứu cho thấy, đầu những năm 1990, các nước công nghiệp đẩy mạnh hội nhập tài chính, giảm mức độ độc lập tiền tệ và gia tăng ổn định tỷ giá, phản ánh bởi sự ra đời của đồng Euro. Ngược lại, các nước mới nổi xem ổn định tỷ giá là ưu tiên hàng đầu từ cuối những năm 1980, các nước đang phát triển không thuộc các nước mới nổi thì theo đuổi ổn định tỷ giá trong suốt những năm 1970. Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương trình hồi quy gồm ba biến độc lập là các thước đo bộ ba bất khả thi, biến phụ thuộc là hằng số. Kết quả xác nhận mạnh mẽ sự tồn tại lý thuyết bộ ba bất khả thi. Nghiên cứu của Aizenman (2010) cho thấy toàn cầu hóa tài chính trong những năm 1990 và những năm 2000 làm giảm ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ. Một hệ quả không mong muốn của toàn cầu hóa tài chính là các nước đang phát triển ngày càng nhạy cảm với dòng vốn ngắn hạn và khủng hoảng nợ. Các nước mới nổi phản ứng bằng cách gia tăng ổn định tài chính. Cùng với
  14. 7 hội nhập tài chính, các nước mới nổi gia tăng dự trữ ngoại hối, như một phương tiện để tự phòng ngừa các bất ổn tài chính. Căpraru và Ihnatov (2011) xem xét các hệ thống tỷ giá khác nhau tác động đến độc lập tiền tệ như thế nào, dựa trên mẫu dữ liệu gồm 8 quốc gia mới gia nhập Eurozone. Họ thấy rằng các quốc gia với hệ thống tỷ giá cố định hoặc trung gian thì ít nhạy cảm hơn đối với lãi suất của Ngân hàng trung ương Châu Âu (European Central Bank), so với các nước có tỷ giá thả nổi. Các quốc gia có hệ thống tỷ giá trung gian thì độc lập tiền tệ nhiều hơn. Điều này gợi ý rằng các nước có hệ thống tỷ giá thả nổi thì ít độc lập tiền tệ hơn so với các nước có hệ thống tỷ giá cố định hoặc trung gian. Yu Hsing (2012, 2013) nghiên cứu các quốc gia riêng lẻ Hy Lạp, Cộng hòa Czech, Bulgaria và Brazil đều xác nhận sự tồn tại bộ ba bất khả thi ở các quốc gia này. 2.2.2. Các nghiên cứu xem xét tác động của bộ ba bất khả thi 2.2.2.1. Tác động đến tăng trưởng và biến động sản lượng Ramey (1995) đã ghi nhận tỷ giá linh hoạt làm giảm biến động sản lượng, và do đó tỷ giá linh hoạt có thể tác động gián tiếp trong việc nâng cao tốc độ tăng trưởng. Ghosh, Gulde và Wolf (2000) xem xét các tác động của liên minh tiền tệ đối với tăng trưởng và tìm thấy một kết quả tích cực ngay cả khi sử dụng mô hình “treatment effect”. Ghosh, Gulde và Wolf (2002) thấy rằng cơ chế tỷ giá trung gian (thả nổi có quản lý) có tác động tích cực đến tăng trưởng so với các hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt (thả nổi hoàn toàn). Kết quả này không mạnh sử dụng mô hình “treatment effect”. Mặt khác, Edwards và Magendzo (2003), thấy rằng nền kinh tế đã bị đô la hóa có mức tăng trưởng thấp hơn so với những nền kinh tế không bị đô la hóa. Levy- Yeyati và Sturzenegger (2003) thấy rằng tỷ giá thả nổi không làm tăng tốc độ tăng trưởng ở các nước mới nổi. Những kết quả này là mạnh mẽ khi sử dụng
  15. 8 mô hình dữ liệu gộp hàng năm, dữ liệu gộp 5 năm, dữ liệu chéo và cả mô hình “treatment effect”. Aizenman, Chinn và Ito (2008), sử dụng mẫu gồm 179 quốc gia giai đoạn 1961 – 2006. Đối với mẫu dữ liệu đầy đủ, ổn định tỷ giá làm tăng biến động sản lượng, kết quả này tương tự như của Ramey (1995). Đối với các nước đang phát triển, độc lập tiền tệ nhiều hơn có thể làm giảm biến động sản lượng, trong khi ổn định tỷ giá nhiều hơn làm tăng biến động sản lượng, tác động này có thể được giảm bớt bằng cách tăng dự trữ ngoại hối. Chính sách ổn định tỷ giá cùng với phát triển tài chính ở mức trung bình có thể làm tăng biến động sản lượng. Hội nhập tài chính nhiều hơn cùng với phát triển tài chính ở mức độ cao có thể làm giảm biến động sản lượng, mặc dù hội nhập tài chính nhiều hơn cùng với phát triển tài chính ở mức thấp có thể làm tăng biến động sản lượng. Aizenman, Chinn, và Ito (2010) tập trung nghiên cứu các nước đang phát triển cũng cho kết quả tương tự. Độc lập tiền tệ làm giảm biến động sản lượng, ổn định tỷ giá làm tăng biến động sản lượng, tuy nhiên điều này có thể được giảm nhẹ bằng dự trữ ngoại hối (21%-24% GDP). Hội nhập tài chính làm giảm biến động sản lượng đối với quốc gia có mức độ phát triển tài chính cao, và làm tăng biến động sản lượng đối với quốc gia có thị trường tài chính chưa phát triển. Kết quả bài báo giải thích tại sao các quốc gia có xu hướng gia tăng dự trữ ngoại hối, đó là mong muốn nới lỏng bộ ba bất khả thi. Dự trữ ngoại hối lớn cho phép quốc gia theo đuổi mức độ ổn định tỷ giá cao hơn trong khi trung bình có trọng số của hai chính sách còn lại vẫn ở mức cao thông qua hoạt động can thiệp vào tỷ giá. Nghiên cứu của Aizenman, Chinn, và Ito (2011) đối với các nước Châu Á cho kết quả tương tự như nghiên cứu năm 2010, có một số điểm mới là bộ ba bất khả thi tác động đến biến động sản lượng thông qua kênh đầu tư hoặc
  16. 9 thương mại, phụ thuộc vào độ mở của nền kinh tế. Ổn định tỷ giá ở mức cao giúp ổn định tỷ giá thực, từ đó ổn định đầu tư. Các nhà hoạch định chính sách trong nền kinh tế mở hơn sẽ theo đuổi ổn định tỷ giá nhiều hơn hội nhập tài chính cao hơn trong khi nắm giữ lượng dự trữ quốc tế lớn. Các quốc gia mới nổi ở Châu Á lựa chọn mẫu hình bộ ba bất khả thi nhằm làm giảm biến động tỷ giá thực. Nhiều nước gia tăng dự trữ ngoại hối nhằm ổn định bộ ba bất khả thi, điều này giải thích hiện tượng gia tăng dự trữ ngoại hối trong khu vực. Yu Hsing (2012) chỉ nghiên cứu ở quốc gia riêng lẻ là Hy Lạp với dữ liệu giai đoạn 1970 – 2010 cho thấy ổn định tỷ giá không tác động đến tăng trưởng và biến động sản lượng. Hội nhập tài chính làm giảm biến động sản lượng. Tác động ngược chiều của độc lập tiền tệ đến biến động sản lượng được tìm thấy trong bài báo này phù hợp với nghiên cứu của Aizenman, Chinn và Ito (2011). Tuy nhiên, tác động đáng kể của ổn định tỷ giá đến biến động sản lượng được báo cáo bởi Aizenman, Chinn và Ito (2008, 2011) thì không được xác nhận trong bài báo này. Yu Hsing rút ra kết luận hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ nhiều hơn sẽ có lợi cho Hy Lạp. Một nghiên cứu khác của Yu Hsing (2012) đối với Cộng hòa Czech giai đoạn 1996 – 2010, ổn định tỷ giá làm tăng tốc độ tăng trưởng, độc lập tiền tệ làm tăng biến động sản lượng và làm giảm tốc độ tăng trưởng. Yu Hsing (2012) với dữ liệu 1994 – 2009 ở Bulgaria thấy rằng sự kết hợp ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ là phổ biến, ổn định tỷ giá làm tăng tốc độ tăng trưởng, độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính đều làm giảm tốc độ tăng trưởng. Biến động sản lượng không bị tác động bởi bộ ba bất khả thi. Yu Hsing (2013) với dữ liệu 1970 – 2010 ở Brazil, không tìm thấy bằng chứng ổn định tỷ giá tác động đến tăng trưởng và biến động sản lượng. Tuy nhiên hội nhập tài chính là giảm biến động sản lượng và độc lập tiền tệ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Điều này cho thấy Brazil nên kết hợp ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính.
  17. 10 Ihnatov và Căpraru (2014) nghiên cứu các nước Trung và Đông Âu (CEE) kết luận rằng hội nhập tài chính giúp giảm biến động sản lượng. 2.2.2.2. Tác động đến lạm phát và biến động lạm phát Aizenman, Chinn và Ito (2008), đối với mẫu dữ liệu đầy đủ, ổn định tỷ giá làm giảm tỷ lệ lạm phát, độc lập tiền tệ làm tăng tỷ lệ lạm phát, nhưng hội nhập tài chính làm giảm tỷ lệ lạm phát. Đối với các nước đang phát triển, ổn định tỷ giá làm tăng biến động lạm phát. Độc lập tiền tệ dẫn đến lạm phát cao hơn. Đối với các nước mới nổi, độc lập tiền tệ nhiều hơn dẫn đến lạm phát cao hơn, ổn định tỷ giá nhiều hơn dẫn đến lạm phát thấp hơn, hội nhập tài chính nhiều hơn dẫn đến lạm phát thấp hơn, vì vậy toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích hơn là độc lập tiền tệ. Aizenman, Chinn, và Ito (2010), độc lập tiền tệ làm tăng lạm phát, trong khi ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính giảm lạm phát. Yu Hsing (2012) không tìm thấy bằng chứng xác nhận ổn định tỷ giá tác động đến lạm phát và biến động lạm phát ở Hy Lạp, tuy nhiên hội nhập tài chính nhiều hơn mang lại lợi ích tích cực, đó là lạm phát thấp hơn, biến động lạm phát ít hơn. Yu Hsing (2012) tìm thấy bằng chứng độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính đều làm tăng lạm phát và biến động lạm phát ở Cộng hòa Czech. Ngược lại, Yu Hsing (2012) thấy rằng độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính đều làm giảm lạm phát, biến động lạm phát ở Bulgaria. Kết quả này tương tự như ở Brazil trong nghiên cứu khác của Yu Hsing (2013), ngoài ra ổn định tỷ giá cũng làm giảm lạm phát. 2.2.3. Các nghiên cứu xem xét sự hội tụ bộ ba bất khả thi Aizenman, Chinn và Ito (2008), cho thấy các nước mới nổi có xu hướng hội tụ đến điểm trung bình của 3 chỉ số, đặc trưng bởi thả nổi tỷ giá có quản lý, độc lập tiền tệ ở mức độ nhất định và đẩy mạnh hội nhập tài chính.
  18. 11 Xu hướng này được duy trì gần đây bằng cách sử dụng lượng lớn dự trữ ngoại hối như là một vùng đệm. Khi phân tích các kết hợp bộ ba bất khả thi cho thấy, độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá làm tăng biến động sản lượng, làm giảm tỷ lệ lạm phát, tuy nhiên làm tăng biến động lạm phát đối với các nước đang phát triển. Hội nhập tài chính và ổn định tỷ giá cũng làm tăng biến động sản lượng, làm tăng biến động lạm phát ở các nước mới nổi và làm giảm lạm phát đối với các nước đang phát triển. Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính làm giảm biến động sản lượng, đặc biệt, làm giảm biến động lạm phát đối với các nước xuất khẩu. Aizenman, Chinn, và Ito (2011) được xem là nghiên cứu tiếp theo của Aizenman, Chinn, và Ito (2008). Thứ nhất, tác giả xem xét các kênh mà qua đó bộ ba bất khả thi tác động đến biến động sản lượng. Thứ hai, làm thế nào bộ ba bất khả thi tác động đến sản lượng trong tình huống khủng hoảng. Thứ ba, mẫu hình bộ ba bất khả thi thay đổi như thế nào qua các cuộc khủng hoảng. Kết quả cho thấy mẫu hình bộ ba bất khả thi và tài chính bên ngoài tác động đến sản lượng chủ yếu qua kênh đầu tư, ổn định tỷ giá giúp ổn định tỷ giá thực, từ đó ổn định đầu tư, mặc dù tác động này có thể không còn nếu dự trữ quốc tế ở mức cao. Hội nhập tài chính làm giảm biến động tỷ giá thực, điều này cho thấy hoạch định chính sách trong nền kinh tế mở hơn sẽ theo đuổi ổn định tỷ giá nhiều hơn hội nhập tài chính cao hơn trong khi nắm giữ lượng dự trữ quốc tế lớn. Các nền kinh tế khủng hoảng sẽ thiệt hại về sản lượng thấp hơn nếu họ duy trì ổn định tỷ giá và nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối lớn trong thời kỳ khủng hoảng. Các nước đang phát triển đã giảm mức độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính nhưng tăng ổn định tỷ giá sau khủng hoảng. Do đó các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước mới nổi, dễ bị tổn thương do dòng vốn dễ biến động như là hệ quả của tự do hóa tài chính toàn cầu.
  19. 12 Aizenman và Ito (2013) cũng xác nhận xu hướng hội tụ đến điểm ở giữa của bộ ba bất khả thi đối với các nước mới nổi: quản lý linh hoạt tỷ giá bằng dự trữ ngoại hối lớn, độc lập tiền tệ ở mức trung bình và kiểm soát hội nhập tài chính. Đối với các nước mới nổi, bộ ba bất khả thi hội tụ sẽ có biến động sản lượng thấp hơn, nhưng với dự trữ ngoại hối thấp và lựa chọn chính sách phân kỳ sẽ có biến động sản lượng cao, hiệu ứng này sẽ mất nếu dự trữ ngoại hối ở mức cao. Aizenman và Ito (2014) cho thấy các nước đang phát triển hoặc các nước mới nổi lựa chọn chính sách phân kỳ sẽ dễ rơi vào khủng hoảng tiền tệ hoặc khủng hoảng nợ. So sánh bộ ba bất khả thi của nhóm nước khủng hoảng Mỹ Latinh những năm 1980 và nhóm nước khủng hoảng Châu Á những năm 1990, các nước khủng hoảng Mỹ Latinh có xu hướng đóng cửa tài khoản vốn, trong khi các nước khủng hoảng Châu Á thì không, họ có xu hướng giảm mức độ phân kỳ của bộ ba bất khả thi.
  20. 13 3. Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu Châu Á có 48 quốc gia ( và 6 vùng lãnh thổ), do hạn chế về số liệu có sẵn được cung cấp bởi Aizenman, Chinn và Ito, IMF, World Bank, luận văn này chỉ nghiên cứu 37 quốc gia và đặc khu hành chính Hồng Kông giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2014. Dữ liệu về thước đo bộ ba bất khả thi của các quốc gia giai đoạn 1970 – 2013 được cung cấp bởi Joshua Aizenman, Menzie Chinn và Hiro Ito (http://web.pdx.edu/~ito/trilemma_indexes.htm). Dữ liệu lạm phát của các quốc gia giai đoạn 1970 – 2014 được cung cấp bởi IMF, dữ liệu tốc độ tăng trưởng GDP của các quốc gia giai đoạn 1970 – 2014 được cung cấp bởi World Bank. Biến động lạm phát được tác giả tự tính toán dựa trên dữ liệu lạm phát, biến động lạm phát là độ lệch chuẩn trong 5 năm của lạm phát. Tương tự, biến động sản lượng là độ lệch chuẩn trong 5 năm của tốc độ tăng trưởng. Mô tả dữ liệu được trình bày trong Bảng 3.1. Chi tiết về các quốc gia và số năm lấy số liệu được trình bày trong Phụ lục 2. Bảng 3.1. Mô tả nguồn dữ liệu Chỉ tiêu Ký hiệu Nguồn/Cách xác định Độc lập Aizenman, Chinn và Ito tiền tệ MI (http://web.pdx.edu/~ito/trilemma_indexes.htm) Ổn định Aizenman, Chinn và Ito tỷ giá ES (http://web.pdx.edu/~ito/trilemma_indexes.htm) Hội nhập Aizenman, Chinn và Ito tài chính FI (http://web.pdx.edu/~ito/trilemma_indexes.htm) Tốc độ tăng trưởng GR World Bank Chỉ số giá CPI IMF Lạm phát INF
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2