intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nhân tố đến dòng vốn FDI vào trong nước - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến dòng vốn FDI vào trong nước tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2014. Đồng thời nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến dòng vốn FDI.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nhân tố đến dòng vốn FDI vào trong nước - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ NGUYỄN THỊ NGỌC THÙY TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN DÒNG VỐN FDI VÀO TRONG NƢỚC - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 GVHD: PGS.TS.LÊ THỊ LANH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của các nhân tố đến dòng vốn FDI vào trong nước – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thùy
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ TÓM TẮT ..................................................................................................................1 Chƣơng 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................3 1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................6 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................6 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6 1.6. Đóng góp của nghiên cứu ..............................................................................6 1.7. Cấu trúc của bài nghiên cứu ..........................................................................7 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ............................................................................................................8 2.1. Cơ sở lý thuyết về FDI và các nhân tố ảnh hưởng đến FDI ..........................8 2.1.1. Định nghĩa về FDI ..................................................................................8 2.1.2. Các hình thức của FDI ............................................................................9 2.1.3. Đặc điểm FDI........................................................................................11 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI ...........................................................12 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..........................................................17 2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài .............17 2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam ..........26 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................31 3.1. Nguồn dữ liệu .............................................................................................. 31 3.2. Các biến nghiên cứu ....................................................................................31 3.2.1. Biến dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI ......................................................32
  4. 3.2.2. Biến quy mô thị trường .........................................................................32 3.2.3. Biến lạm phát ........................................................................................32 3.2.4. Biến tỷ giá ............................................................................................. 33 3.2.5. Biến cung tiền .......................................................................................34 3.2.6. Biến tỷ lệ thất nghiệp ............................................................................34 3.2.7. Biến lãi suất ..........................................................................................34 3.2.8. Biến độ mở thương mại ........................................................................35 3.3. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................35 3.3.1. Ước lượng FMOLS ...............................................................................36 3.3.2. Ước lượng VECM ................................................................................36 3.3.3. Hàm phản ứng đẩy ................................................................................37 3.3.4. Phân rã phương sai ................................................................................37 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................39 4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................ 39 4.2. Xử lý dữ liệu ................................................................................................ 40 4.2.1. Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu ..........................................40 4.2.2. Xác định độ trễ tối ưu cho mô hình ......................................................41 4.2.3. Xem xét mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến ................................ 42 4.3. Tác động của các nhân tố vĩ mô đến FDI thông qua mô hình FMOLS ......43 4.4. Tác động của các nhân tố vĩ mô đến FDI thông qua mô hình VECM ........45 4.5. Phản ứng của FDI trước cú sốc các biến kinh tế vĩ mô ............................... 49 4.6. Phân rã phương sai của dòng vốn FDI ........................................................51 4.7. Kiểm định mô hình thay thế nhằm tăng tính vững của nghiên cứu ............52 Chƣơng 5. KẾT LUẬN ...........................................................................................62 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng Phát triển Châu Á AIC (Akaike information criterion): Tiêu chuẩn thông tin Akaike BRICS: các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa). CPI (Consumer Price Index): Chỉ số giá tiêu dùng ECT (Error Correction Terms): Hệ số điều chỉnh sai số FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài FMOLS (Fully Modified Least Squares): Kỹ thuật bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội GSO (General Statistics Office): Tổng Cục Thống kê HQ (Hannan-Quinn information criterion): Tiêu chuẩn thông tin Hannan- Quinn IMF (International Moneytary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế KPSS (Kwiatkowski-Philips-Schmidt-Shin): Phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị theo Kwiatkowski-Philips-Schmidt-Shin REER (Real Effective Exchange Rate): Tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng SC (Schwarz information criterion): Tiêu chuẩn thông tin Schwarz USD: Đô la Mỹ VAR (Vector Autoregression) Mô hình tự hồi quy vector VECM (Vector Error Correction Model): Mô hình hiệu chỉnh sai số vector WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô và dòng vốn FDI ........................................................................................................................... 28 Bảng 3.1. Cách tính các biến và nguồn dữ liệu ....................................................... 31 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến .......................................................................... 39 Bảng 4.2. Kết quả tính dừng các biến tại bậc gốc .................................................... 40 Bảng 4.3. Kết quả tính dừng các biến tại bậc 1........................................................ 41 Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra độ trễ tối ưu .................................................................. 42 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đồng liên kết .............................................................. 44 Bảng 4.6. Kết quả ước lượng FMOLS ..................................................................... 45 Bảng 4.7. Hệ số ECT của mô hình VECM .............................................................. 46 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình VECM ................................. 48 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi mô hình VECM ........................ 48 Bảng 4.10. Kết quả phân rã phương sai cú sốc dòng vốn FDI ................................ 51 Bảng 4.11. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu mô hình biến thay thế AGRI ................ 52 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định đồng liên kết mô hình biến thay thế AGRI ............. 53 Bảng 4.13. Trị giá xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 1995-2014 (đơn vị tính: triệu USD) ........................................................................................................ 56 Bảng 4.14. Hệ số ECT của mô hình VECM với biến thay thế AGRI ..................... 57 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình VECM với biến thay thế AGRI ........................................................................................................................ 58 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi mô hình VECM với biến thay thế AGRI .................................................................................................................. 59 Bảng 4.17. Kết quả phân rã phương sai cú sốc dòng vốn quốc tế FDI mô hình VECM với biến thay thế AGRI................................................................................ 61
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1. Sơ đồ quy trình ước lượng ....................................................................... 38 Hình 4.1. Vòng tròn đơn vị của mô hình VECM ..................................................... 47 Hình 4.2. Hàm phản ứng đẩy mô hình VECM ........................................................ 50 Hình 4.3. Vòng tròn đơn vị của mô hình VECM với biến thay thế AGRI .............. 57 Hình 4.4. Hàm phản ứng đẩy mô hình VECM với biến thay thế AGRI.................. 60
  8. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này xem xét tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2014. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng quý được tổng hợp từ các nguồn của Tổng Cục Thống kê, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới… Thông qua phương pháp FMOLS và VECM, tác giả kiểm định các nhân tố bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ trọng sản lượng ngành nông nghiệp, lạm phát, lãi suất, cung tiền, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp, độ mở thương mại tác động đến dòng vốn FDI như thế nào. Với mô hình FMOLS và VECM và với nguồn dữ liệu thực tế tại Việt Nam mà tác giả thu thập được, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các biến tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ trọng sản lượng ngành nông nghiệp, tỷ giá và cung tiền có mối quan hệ cùng chiều dài hạn với dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI. Ngụ ý rằng khi Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ trọng sản lượng ngành nông nghiệp ngày gia tăng, đồng nội tệ càng mất giá và chính sách tiền tệ mở rộng càng dễ dàng thu hút dòng vốn quốc tế FDI hơn. Trong khi đó, lãi suất và lạm phát thể hiện mối quan hệ ngược chiều dài hạn với dòng vốn FDI, hàm ý rằng khi quốc gia có mức lãi suất cao, lạm phát cao sẽ khó khăn trong việc thu hút FDI hơn. Bên cạnh đó, dựa vào hàm phản ứng đẩy có thể thấy rằng khi có sự xuất hiện của các cú sốc tăng trưởng GDP thực, cú sốc tỷ trọng sản lượng ngành nông nghiệp, cú sốc cung tiền, cú sốc độ mở thương mại sẽ gây ảnh hưởng tích cực đến dòng vốn FDI, hàm ý rằng khi Việt Nam xuất hiện các cú sốc này dẫn đến việc thu hút dòng vốn nước ngoài FDI dễ dàng hơn. Ngược lại các cú sốc lạm phát, cú sốc lãi suất, cú sốc tỷ giá lại thể hiện tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI. Cuối cùng, qua phân tích phân rã phương sai, bài nghiên cứu phát hiện rằng cú sốc dòng vốn FDI được giải thích chủ yếu bởi chính nó trong quá khứ và các cú sốc tăng trưởng GDP thực, cú sốc tỷ trọng sản lượng ngành nông nghiệp, cú sốc độ mở thương mại và cú sốc lãi suất.
  9. 2 Với kết quả này, nghiên cứu đã bước đầu cung cấp cho các nhà quản lý xác định được các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam và mức độ ảnh hưởng như thế nào. Từ đó, các nhà quản lý có thể vận dụng phối hợp với tình hình thực tế để có thể đưa ra những chính sách phù hợp với từng mục tiêu, từng giai đoạn để ưu tiên thực hiện.
  10. 3 Chƣơng 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Vốn là điều kiện hàng đầu cho sự tăng trưởng và phát triển ở mọi quốc gia. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cần phải có một khối lượng vốn rất lớn. Nếu như vốn trong nước là nguồn có tính chất quyết định, có vai trò chủ yếu thì vốn đầu tư nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng trong những bước đi ban đầu để tạo ra “cú hích” cho sự phát triển. Trong số các nguồn vốn huy động từ nước ngoài, FDI là nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn vốn FDI không chỉ có vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội, mà còn kích thích các công ty khác tham gia đầu tư, góp phần thu hút viện trợ phát triển chính thức, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó tăng thêm tỷ lệ huy động vốn trong nước. Ngoài ra FDI còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là một trong những chính sách quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế đối với các nước đang phát triển. Đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, cách thức thu hút dòng vốn FDI vào trong nước, tìm hiểu những nhân tố nào ảnh hưởng đến dòng vốn này. Những nghiên cứu cũng như lý thuyết trước đây đã nhấn mạnh đến vai trò của các nhân tố đặc thù ngành, công ty khi giải thích xu hướng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến ảnh hưởng của lợi thế tại nước nhận đầu tư đến việc mở rộng đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào thị trường nước ngoài. Sự quan tâm về lợi thế địa điểm đối với việc thu hút dòng vốn FDI này bắt nguồn từ thực tế là hầu hết các nước cạnh tranh với nhau để thu hút thị phần lớn trong dòng vốn FDI. Do đó, những thay đổi do các quốc gia tạo ra rất quan trọng đối với việc thu hút FDI. Theo Dunning (2009), trong những năm 1970, những nhân tố đặc trưng về địa điểm, chẳng hạn như tính sẵn có, giá cả và chất lượng của các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, là các nguồn lực có thế được khai thác, những hạn chế của chính phủ
  11. 4 và các ưu đãi đầu tư khác có xu hướng trở thành những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm thực hiện FDI của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, những nhân tố này ít được chú ý trong những năm gần đây. Trong khi trên thực tế, các nhân tố trên đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các quyết định khu vực của các tập đoàn đa quốc gia, Dunning (2009) lập luận rằng các chính sách kinh tế vĩ mô mà các nước đang theo đuổi đóng một vai trò ngày càng quan trọng, chẳng hạn như các nhân tố quyết định việc lựa chọn địa điểm thực hiện FDI được các công ty đa quốc gia chú trọng vào những năm 1990. Vasconcellos và Kish (1998) cũng cho rằng để giải thích xu hướng FDI tổng hợp theo thời gian, các yếu tố kinh tế vĩ mô phải được xem xét. Tuy các tác động của biến kinh tế vĩ mô đối với dòng FDI vào trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về FDI, nhưng thực tế các nghiên cứu lại ít chú ý đến vấn đề này. Dunning (2009) đã đóng góp một phần vào lỗ hỏng trong nghiên cứu về chủ đề này trong khi các nhà kinh tế khác hoặc là đã hài lòng với lời giải thích hiện tại cho dòng vốn FDI hoặc chỉ đơn giản là không quan tâm đến chủ đề này. Do đó, trong bài viết đoạt giải thưởng của mình, Dunning (2009) yêu cầu: “Có phải người ta cần phải xem xét lại các hàm ý chính sách cho chính phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ khi họ tìm cách thúc đẩy các mục tiêu kinh tế và xã hội cụ thể của mình?” (Tr 12.). Dunning giải quyết các câu hỏi trên trên phương diện lý thuyết, và kêu gọi thêm các nghiên cứu về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với FDI. Trong bài nghiên cứu này, tác giả xem xét các hàm ý chính sách của chính phủ đối với dòng vốn FDI. Cụ thể, tác giả xem xét tác động của những ảnh hưởng vĩ mô đến dòng FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 1995-2014. Vì vậy câu hỏi đặt ra là các nhân tố kinh tế vĩ mô chiếm mức độ ảnh hưởng như thế nào đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam? Tại Việt Nam, trong những năm qua, FDI đã đóng một vai trò rất to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Với những tác động tích cực, FDI đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đẩy
  12. 5 mạnh xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ và giúp khai thác một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia. Có thể nói, Việt Nam là môi trường tốt để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và FDI vì trong thời gian qua Việt Nam luôn trong tình trạng FDI biến động hàng năm tùy theo tình hình kinh tế, chính trị thế giới cũng như tình hình kinh tế, chính trị, chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam và các yếu tố khác. Từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành ngày 29/12/1987, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút dòng vốn FDI. Cụ thể, từ năm 1988 đến 1996, dòng vốn này vào Việt Nam hàng năm đã gia tăng một cách ngoạn mục, bình quân mỗi năm tăng khoảng 30-40%. Sau đó, giai đoạn 1997-2003 là thời kỳ suy thoái của FDI. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, dòng vốn FDI bắt đầu sụt giảm từ năm 1997, giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo và tiếp tục ngưng trệ cho đến năm 2003. Từ năm 2004-2008, FDI bắt đầu phục hồi và phát triển, đặc biệt trong năm 2008, lượng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tăng cao đột biến, tăng hơn 235% so với cùng kỳ năm trước. Quyền kinh doanh được mở rộng cho phép các doanh nghiệp được tự do lựa chọn dự án, đối tác Việt Nam, phương thức hợp tác (được đầu tư vào các ngành độc quyền như cung cấp điện, bảo hiểm, ngân hàng, truyền thông). Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO tháng 11/2006 đã đẩy làn sóng FDI vào Việt Nam dâng cao. Chính những nỗ lực hội nhập với kinh tế thế giới, mở cửa thị trường, chính sách ngoại thương cởi mở hơn đã làm gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam. Trong giai đoạn 2009-2012, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới vào tháng 9/2008 đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình thu hút FDI tại Việt Nam. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, bắt đầu từ năm 2009, FDI vào Việt Nam chỉ còn khoảng 23 tỷ USD, chỉ bằng 32.2% so với năm trước. Các năm tiếp theo vẫn có xu hướng giảm cho đến giai đoạn 2013-2014 mới bắt đầu tăng trưởng trở lại. Kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra đến nay, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều biến động. Theo Boateng và các cộng sự (2015), dòng vốn FDI chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có
  13. 6 nhiều nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa FDI với các nhân tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu và kiểm định tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến việc thu hút vốn FDI vào trong nước sẽ giúp hiểu rõ được các ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến hành vi và mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách có thể khai thác những lợi thế tiềm tàng của quốc gia, cũng như đề ra các chính sách hữu hiệu để thu hút FDI một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu có thể phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách trong quá trình nghiên cứu và thực thi các chính sách vĩ mô tại Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến dòng vốn FDI vào trong nước tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-2014. Đồng thời nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến dòng vốn FDI. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đặt ra những câu hỏi như sau:  Các nhân tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn hay không?  Ảnh hưởng các cú sốc trong các nhân tố vĩ mô đến dòng vốn FDI như thế nào? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Mẫu nghiên cứu chủ yếu là FDI, GDP thực, GDP ngành nông nghiệp, lạm phát, lãi suất, cung tiền, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thất nghiệp, độ mở thương mại theo quý trong giai đoạn từ 1995-2014 tại Việt Nam. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm đánh giá tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến dòng vốn FDI tác giả sử dụng phương pháp FMOLS và VECM. 1.6. Đóng góp của nghiên cứu Bài nghiên cứu không những làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô mà còn xác định các nhân tố này tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam như thế nào, để từ đó Chính phủ có thể đưa ra những chính sách phù hợp trong từng giai
  14. 7 đoạn nhằm thu hút dòng vốn FDI vào trong nước. Việc thu hút vốn FDI không những giúp tăng trưởng kinh tế, đồng thời còn giúp Chính phủ có những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế. 1.7. Cấu trúc của bài nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với cấu trúc gồm 5 chương: Chƣơng 1: Giới thiệu Chương 1 giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, và ý nghĩa hay kỳ vọng đóng góp của nghiên cứu này. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết nền tảng về FDI, đồng thời khái quát lại những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và dòng vốn FDI. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3 trình bày về nguồn dữ liệu, cách tính các biến, kỳ vọng các biến, mô hình nghiên cứu và các bước thực hiện kiểm định. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình FMOLS và VECM theo tác giả Boateng và các cộng sự (2015). Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4 đưa ra từng bước thực hiện các mô hình nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu và thảo luận về kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận Chương 5 kết luận mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và dòng vốn FDI vào Việt Nam thông qua bài nghiên cứu này, từ đó nêu ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày những hạn chế của bài nghiên cứu cũng như đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo.
  15. 8 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1. Cơ sở lý thuyết về FDI và các nhân tố ảnh hƣởng đến FDI 2.1.1. Định nghĩa về FDI Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế đó. Theo OECD, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình đầu tư phản ánh mục tiêu của việc thiết lập mối quan hệ lâu dài của một doanh nghiệp thường trú tại một nền kinh tế (đầu tư trực tiếp) trong một doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp) là cư dân trong một nền kinh tế khác hơn so với đầu tư trực tiếp. Sự quan tâm lâu dài ngụ ý sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và một mức độ đáng kể ảnh hưởng đến việc quản lý doanh nghiệp . Quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của 10% quyền biểu quyết của một cư dân doanh nghiệp trong một nền kinh tế bởi một cư dân nhà đầu tư trong nền kinh tế khác là bằng chứng của một mối quan hệ như vậy. Theo điều 3, Luật đầu tư năm 2005 tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành các hoạt động đầu tư. Theo tác giả Bùi Thúy Vân (2011), FDI là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế, cá nhân ở quốc gia nào đó tự mình hoặc kết hợp với các tổ chức kinh tế, cá nhân của một nước khác tiến hành bỏ vốn bằng tiền hoặc tài sản vào nước này dưới một hình thức đầu tư nhất định. Theo tác giả Hà Quang Tiến (2014), đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư trực tiếp nhằm mục tiêu lợi nhuận của chủ thể đầu tư nước ngoài tại một
  16. 9 quốc gia nhất định, bao hàm cả việc đầu tư vốn và trực tiếp quản lý kinh doanh số vốn đó. Từ những khái niệm trên, có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một nước là một quá trình đầu tư dài hạn của một cá nhân hay tổ chức nước ngoài đối với nước này với vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để có được quyền tham gia quản lý, điều hành một thực thể trong nền kinh tế nước này nhằm mục tiêu sinh lời. 2.1.2. Các hình thức của FDI Theo tính chất góp vốn, doanh nghiệp FDI chia là 3 dạng:  Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hình thức hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) ký kết hợp đồng quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh mà không hình thành pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và pháp luật có liên quan. Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh. Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt
  17. 10 động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh.  Doanh nghiệp góp vốn liên doanh: Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.  Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.  Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; khi sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh
  18. 11 nghiệp về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia, các hình thức đầu tư trên được áp dụng ở mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Chính phủ nước nhận đầu tư còn lập ra các khu vực ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ như: khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và đặc khu kinh tế, đồng thời còn áp dụng các hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (B.O.T), xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (B.T.O) và xây dựng – chuyển giao (B.T). 2.1.3. Đặc điểm FDI Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo luật doanh nghiệp mỗi nước. Luật các nước thường quy định khác nhau về vấn đề này. Quyền quản lý, điều hành đối tượng đầu tư tùy thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp vốn 100% thì đối tượng đầu tư hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và được phân chia theo phần trăm góp vốn trong vốn pháp định. FDI được xây dựng thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới hoặc mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. Đây là phương pháp được áp dụng rất nhiều hiện nay bởi các nhà đầutư nước ngoài đối với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ hoạt động rất hiệu quả, cần vốn để mở rộng quy mô nhưng không tiếp cận được vốn vay hay gặp khó khăn trong những quy định hạn hẹp, ban đầu sẽ là doanh nghiệp góp vốn liên doanh vì nếu ở dạng doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài sẽ được ưu đãi nhiều hơn, song lâu dài sẽ trở thành 100% vốn nước ngoài, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế vĩ mô của nước nhận đầu tư.
  19. 12 Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn điều lệ hoặc vốn pháp định, mà nó còn bao gồm vốn vay của các nhà đầu tư để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư được trích lại từ lợi nhuận sau thuế của kết quả hoạt động kinh doanh. Vốn FDI là vốn đầu tư phát triển dài hạn và hết sức cần thiết trong nền kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư. Nước nhận đầu tư không phải hoàn trả nợ và cũng không tạo gánh nặng nợ quốc gia. Đây là ưu điểm của nguồn vốn FDI so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác. 2.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến FDI FDI là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển. FDI bổ sung cho nguồn vốn đầu tư, cung cấp công nghệ mới, giải quyết việc làm phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở rộng thị trường xuất khẩu. Do đó, các nước đang phát triển luôn cố gắng dùng mọi biện pháp để tăng cường thu hút đầu tư FDI vào nước mình. Trên thực tế đã có nhiều lý thuyết giải thích khác nhau về bản chất của hoạt động đầu tư quốc tế dưới sự chi phối của sự vận động luồng hàng hóa dịch vụ, trong đó có chủ nghĩa chiết trung. Đây là một trường phái đưa ra cách giải thích có tính chất trung hòa giữa các trường phái trước đó về đầu tư quốc tế và quan hệ của nó với tự do thương mại. Do đó, chủ nghĩa chiết trung chính là sự tổng hợp của các quan điểm và kết quả nghiên cứu trước đây cũng như là nền tảng, cơ sở của nhiều nghiên cứu sau này. Quan điểm chiết trung được phát triển bởi Dunning (1988) cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc giải thích các nhân tố tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI vào trong nước. Dunning lập luận rằng, hoạt động đầu tư nước ngoài chỉ diễn ra khi có đủ các yếu tố lợi thế hội tụ về địa điểm để thực hiện hoạt động đầu tư, lợi thế về sở hữu và lợi thế về khai thác các quan hệ nội bộ công ty (lợi thế của việc nội hóa các hoạt động sản xuất và các giao dịch). Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Quang Lâm (2008), nội dung cơ bản của lý thuyết chiết trung của Dunning thể hiện ở các điểm sau:
  20. 13 Thứ nhất, lợi thế về địa điểm (hay vị trí thực hiện hoạt động đầu tư) được thể hiện ở nơi hoạt động đầu tư có nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào, nguồn lao động sẵn có và giá rẻ, thuận tiện cho việc phát triển các quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế, nhất là thương mại quốc tế… Lợi thế này có thể do chính sách thu hút đầu tư tạo ra nhờ sự kích thích của tự do thương mại như việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu công nghệ cao với hệ thống sân bay, bến cảng được nâng cấp, các dịch vụ đượcphát triển mạnh, đặc biệt là thương mại… Lợi thế về địa điểm có thể được xem xét cả góc độ kết hợp giữa các lợi thế do tự nhiên mang lại hoặc lợi thế được chính sách đầu tư tạo nên. Thực tế cho thấy, những vùng có địa điểm thuận lợi sẽ là nơi thu hút mạnh đầu tư nước ngoài như các nước của châu Á, trong đó có Việt Nam là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, giá lao động rẻ và có tốc độ tăng trưởng cao, năng động nên đã trở thành khu vực dẫn đầu thế giới không chỉ hấp thu luồng hàng hóa dịch vụ, mà còn cả về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ hai, lợi thế về sở hữu (chủ yếu lợi thế về quyền sở hữu công nghiệp) là lợi thế của các loại tài sản, đặc biệt như lợi thế về sáng chế, bí quyết, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi hàng hóa, các chương trình phần mềm máy tính hoặc các kỹ năng quản lý và nó chỉ được chuyển giao thông qua con đường thương mại. Ở đây, thương mại quốc tế trở thành kênh truyền dẫn đầu tư nhanh chóng. Lợi thế này được tạo ra nhờ chính sách bảo hộ sở hữu của chính phủ. Mỹ thường là nước dẫn đầu thế giới về hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng như thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mà một trong số những lý do là thể chế bảo hộ cho các tài sản, đặc biệt là các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ cao. Ngoài ra, lợi thế về sở hữu còn được thể hiện ở việc chính phủ bảo hộ vốn và các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ chế chính sách về vốn và các tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị trưng dụng hoặc bị tịch thu bằng biện pháp quốc hữu hóa ở nước tiếp nhận đầu tư cũng là một lợi thế. Đây là lợi thế do nước tiếp nhận FDI tạo ra các chính sách cởi mở, ổn định bảo đảm cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư lâu dài với số vốn đầu tư lớn và tự do kinh doanh theo pháp luật. Ngoài ra, lợi thế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0