Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chi chính phủ trong lĩnh vực y tế và giáo dục đến chỉ số HDI ở các quốc gia đang phát triển
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chi tiêu công cho y tế và giáo dục, HDI và tác động của chi tiêu công cho y tế và giáo dục đến HDI; xây dựng mô hình và lượng hóa tác động của chi tiêu công cho y tế và giáo dục đến HDI; đưa ra khuyến nghị về chính sách cho các quốc gia đang phát triển nhằm cải thiện chỉ số HDI.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chi chính phủ trong lĩnh vực y tế và giáo dục đến chỉ số HDI ở các quốc gia đang phát triển
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THANH THỦY TÁC ĐỘNG CỦA CHI CHÍNH PHỦ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ VÀ GIÁO DỤC ĐẾN CHỈ SỐ HDI Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THANH THỦY TÁC ĐỘNG CỦA CHI CHÍNH PHỦ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ VÀ GIÁO DỤC ĐẾN CHỈ SỐ HDI Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI THỊ MAI HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Tác động của chi chính phủ trong lĩnh vực y tế và giáo dục đến chỉ số HDI ở các quốc gia đang phát triển” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quà nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Lê Thị Thanh Thủy
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu ............................................................. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ................................................................... 3 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ......................................................................... 3 4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 3 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................. 4 6. Kêt cấu của đề tài ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ TRONG Y TẾ VÀ GIÁO DỤC ĐẾN HDI .................................................. 5 1.1. Lý luận chung về chi tiêu chính phủ trong lĩnh vực y tế và giáo dục .............. 5 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 5 1.1.2. Vai trò ..................................................................................................... 6 1.2. Lý luận chung về chỉ số phát triển con người (HDI) .................................... 12 1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 12 1.2.2. Công thức tính....................................................................................... 18 1.3. Tác động của chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục đến HDI .................... 22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 27 2.1. Dữ liệu ........................................................................................................ 27 2.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 27 2.3. Các biến số trong mô hình ........................................................................... 30 2.4. Phương pháp phân tích ................................................................................ 30
- 2.4.1. Phương pháp ước lượng hồi quy tác động cố định (FEM) ..................... 31 2.4.2. Phương pháp ước lượng hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) ............... 31 2.4.3. Trình tự thực hiện phương pháp ước lượng mô hình ............................. 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI, CHI TIÊU CHÍNH PHỦ CHO Y TẾ VÀ GIÁO DỤC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN .......................................................................................... 35 3.1. Thực trạng HDI của các quốc gia đang phát triển ........................................ 35 3.2. Thực trạng chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục của các quốc gia đang phát triển.................................................................................................................... 36 3.2.1. Thực trạng chi tiêu chính phủ cho y tế................................................... 37 3.2.2. Thực trạng chi tiêu chính phủ cho giáo dục ........................................... 39 3.3. Thực trạng các yếu tố khác .......................................................................... 41 3.3.1. Thực trạng thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia đang phát triển ................................................................................................................ 41 3.3.2. Thực trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ....................................................................................................................... 42 3.3.3. Thực trạng hệ số Gini của các quốc gia đang phát triển ....................... 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 45 4.1. Thống kê mô tả............................................................................................ 45 4.2. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................ 46 4.2.1. Đánh giá tác động của chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục đến HDI47 4.2.2. Đánh giá tác động của cơ cấu chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục trong tổng chi tiêu chính phủ đến HDI ............................................................ 52 4.2.3. Đánh giá tác động của tổng chi tiêu của chính phủ cho cả y tế và giáo dục đến HDI ................................................................................................... 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 62 5.1. Kết quả nghiên cứu...................................................................................... 62 5.2. Gợi ý chính sách.......................................................................................... 62 5.3. Đóng góp..................................................................................................... 65
- 5.4. Hạn chế ....................................................................................................... 65 5.5. Hướng nghiên cứu mới ................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DEA (Data Envelopment Analysis): Phương pháp phân tích bao dữ liệu GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm nội địa GNI (Gross National Income): Thu nhập quốc dân HDI (Human Development Index): Chỉ số phát triển con người HDRO (Human Development Report Văn phòng báo cáo phát triển con người Office): IMF (International Monetary Fund): Quỹ Tiền tệ Quốc tế OECD (Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế operation and Development): OLS (Ordinary least squares): Phương pháp bình phương nhỏ nhất PPP (purchasinh power parity): Ngang giá sức mua UNDP (United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Programme): UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc UNSD: Vụ Thống kê Liên Hợp Quốc WB (World Bank): Ngân hàng Thế giới WHO: Tổ chức Y tế thế giới
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Đường Rahn ............................................................................................... 7 Hình 3.1: Sơ đồ phát triển chỉ số HDI của 50 quốc gia đang phát triển .................. 36 Hình 3.2: Chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục của các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003 – 2014 ........................................................................................... 37 Hình 3.3: Xu hướng biến động của hệ số Gini bình quân của 50 quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003- 2015 ..................................................................................... 44 Hình 4.1 Chi tiêu chính phủ cho giáo dục và HDI.................................................. 46 Hình 4.2 Chi tiêu chính phủ cho y tế và HDI ......................................................... 46 Hình 4.3 Kết quả kiểm định Hausman ................................................................... 48 Hình 4.4 Kết quả hồi quy mô hình FEM ................................................................ 49 Hình 4.5 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ......................................... 49 Hình 4.6 Kết quả kiểm định tự tương quan ............................................................ 50 Hình 4.7 Kết quả hồi quy mô hình FEM điều chỉnh, đã khắc phục các khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tự tương quan .......................................................... 51 Hình 4.8 Kết quả kiểm định Hausman ................................................................... 52 Hình 4.9 Kết quả hồi quy mô hình REM................................................................ 53 Hình 4.10 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................... 54 Hình 4.11 Kết quả kiểm định tự tương quan .......................................................... 55 Hình 4.12 Kết quả hồi quy mô hình REM điều chỉnh, đã khắc phục các khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tự tương quan .......................................................... 56 Hình 4.13 Kết quả kiểm định Hausman ................................................................. 57 Hình 4.14 Kết quả hồi quy mô hình REM.............................................................. 58 Hình 4.15 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................... 59 Hình 4.16 Kết quả kiểm định tự tương quan .......................................................... 60 Hình 4.17 Kết quả hồi quy mô hình REM điều chỉnh, đã khắc phục các khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tự tương quan .......................................................... 61
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng mô tả các biến .............................................................................. 30 Bảng 3.1 Thống kê mô tả về chỉ số HDI của 50 quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003 đến 2015 ....................................................................................................... 35 Bảng 3.2: Chi tiêu chính phủ cho lĩnh vực y tế của các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003 đến 2015 .............................................................................................. 38 Bảng 3.3: Chi tiêu chính phủ cho lĩnh vực giáo dục của các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003 đến 2015 ........................................................................................ 39 Bảng 3.4: Bảng thống kê GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của các nước đang phát triển trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2003 - 2015. ................. 41 Bảng 3.5: Bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của 50 quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003-2015 ...................................................................................... 42 Bảng 3.6: Bảng hệ số Gini bình quân của 50 quốc gia đang phát triển giai đoạn 2003-2015 ............................................................................................................. 43 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến ......................................................................... 45 Bảng 4.2 Kết quả hồi quy theo các phương pháp ................................................... 47
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, song hành với mục tiêu phát triển kinh tế thì phát triển con người đang được chính phủ của các quốc gia quan tâm phát triển. Chỉ số HDI được chính thức đưa vào sử dụng để đánh giá mức độ phát triển con người giữa các quốc gia từ năm 1990. Và từ đó, nó trở thành mục tiêu phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới bao gồm cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Để tạo ra sự gia tăng mức độ phát triển con người, mỗi quốc gia sẽ có những chính sách và quyết định khác nhau trong chi tiêu của chính phủ. Trong điều kiện giới hạn nguồn lực, mỗi chính phủ đều phải cân nhắc kỹ lưỡng về mức chi tiêu cũng như cơ cấu phân bổ cho các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nhằm mục tiêu tăng chỉ số phát triển con người, cải thiện mức sống của người dân. Đặc biệt, đối với quốc gia đang phát triển, với ngân sách hạn hẹp thì vấn đề cân nhắc trước khi chi tiêu và phân bổ lại càng trở nên cấp thiết hơn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong chi tiêu, có nghĩa là cần phải cân nhắc chi tiêu và phân bổ hợp lý trong cơ cấu chi tiêu nhằm đạt được mục tiêu phát triển con người cao nhất với lượng chi phí thấp nhất. Chi tiêu chính phủ trong lĩnh vực y tế và giáo dục chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong cơ cấu chi tiêu công, nó góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe và trình độ giáo dục của người dân, từ đó làm tăng nguồn vốn con người từ đó tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế (Hanushek và Woessmann, 2008; Jack, 1999). Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng, chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục có mối quan hệ tương quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới HDI. Phần lớn các nghiên cứu đánh giá tác động của chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục tới HDI thông qua tăng trưởng kinh tế (Afonso và Jalles, 2013; Baldacci et al., 2008; Blankenau, Simpson và Tomljanovich, 2007; Easterly và Rebelo, 1993; Landau, 1997; Cooray, 2009), cải thiện các chỉ tiêu xã hội như chỉ số sức khỏe (Filmer et at., 1998; Filmer và Pritchett, 1997; Bidani và Ravaillon,1997; Thornton, 2002) và chỉ số học vấn (Ogbu và Gallagher, 1991; Mehrotra, 1998; Gupta, Verhoeven và Tiongson, 2002). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu này không
- 2 đồng nhất, một số nghiên cứu cho kết quả tác động tích cực trong khi một số các nghiên cứu lại ít có ý nghĩa thống kê, thậm chí một số nghiên cứu lại cho kết quả là tác động ngược chiều giữa chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục với tăng trưởng kinh tế và cải thiện các chỉ số xã hội. Một số nghiên cứu cũng đã đánh giá tác động trực tiếp của chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục tới HDI (Mohammad Javad Razmi và cộng sự, 2012; Sanjeev Gupta và cộng sự, 2002; Sudhir Anand và Martin Ravallion,1993; Opreana & Mihaiu, 2011; Baldacci, Guin-Siu và de Mello, 2003) trong đó có nhiều nghiên cứu tác động của chi tiêu địa phương cho y tế và giáo dục tới HDI ở một địa phương cụ thể (Mohammad Javad Razmi và cộng sự, 2012; Sanusi Fettah và Aspa Muji, 2012; Sudhir Anand và Martin Ravallion,1993), kết quả nghiên cứu phần lớn ủng hộ cho giả thuyết có sự tác động tích cực từ chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục tới HDI, bên cạnh đó cũng có một vài nghiên cứu chưa chứng minh được chiều tác động giữa chi tiêu công cho y tế và giáo dục tới HDI. Sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu còn phụ thuộc vào mẫu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu,… vẫn còn nhiều tranh cãi trong các kết luận về tác động của chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục tới HDI, tuy nhiên, đại đa số các nghiên cứu đều đồng thuận rằng có mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục với HDI. Đây chính là một khoảng trống nghiên cứu về mặt lý luận cần được nghiên cứu bổ sung. Đánh giá tác động của chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục đang được thực tiễn đặt ra hết sức cấp thiết ở tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Việc lượng hóa tác động này sẽ giúp cho chính phủ của các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc gia đang phát triển nói riêng có những căn cứ để đưa ra các chính sách chi tiêu và phân bổ chi tiêu hợp lý cho lĩnh vực y tế và giáo dục nhằm đạt được mục tiêu tăng HDI. Đứng trước yêu cầu về lý luận và thực tiễn, nghiên cứu tác động của chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục ở các quốc gia đang phát triển tới HDI đang được đặt ra hết sức cấp thiết hiện nay, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung làm rõ hơn lý luận và là căn cứ thực tiễn giúp các quốc gia đưa ra các chính sách, kế hoạch
- 3 và dự toán chi tiêu và phân bổ chi tiêu chính phủ hợp lý cho giáo dục và y tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển con người, điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn với các quốc gia đang phát triển với một quỹ ngân sách giới hạn. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Tác động của chi chính phủ trong lĩnh vực y tế và giáo dục đến chỉ số HDI ở các quốc gia đang phát triển” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục tới chỉ số phát triển con người HDI. Phạm vi thu thập dữ liệu: Nghiên cứu tại các nước đang phát triển trong giai đoạn 2003-2015. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là nghiên cứu tác động của chi tiêu chính phủ cho giáo dục và y tế tới HDI dựa trên số liệu thu thập từ WB và IMF. 3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chi tiêu công cho y tế và giáo dục, HDI và tác động của chi tiêu công cho y tế và giáo dục đến HDI. Xây dựng mô hình và lượng hóa tác động của chi tiêu công cho y tế và giáo dục đến HDI. Dưa ra khuyến nghị về chính sách cho các quốc gia đang phát triển nhằm cải thiện chỉ số HDI. 4. Câu hỏi nghiên cứu Khái niệm, vai trò của chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục? Khái niệm, vai trò, công thức tính của HDI? Chi tiêu chính phủ cho y tế và cho giáo dục ảnh hưởng như thế nào tới chỉ số HDI? Chính sách nào thúc đẩy cải thiện chỉ số HDI ở các nước đang phát triển? 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- 4 Dữ liệu được thu thập từ công bố chính thức của WB và IMF về chi tiêu chính phủ cho giáo dục, chi tiêu chính phủ cho y tế và chỉ số phát triển con người HDI của 50 quốc gia đang phát triển trong 13 năm từ năm 2003 đến năm 2015. 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để đánh giá thực trạng chi tiêu chính phủ trong lĩnh vực y tế, giáo dục và chỉ tiêu HDI. Sử dụng hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để lượng hóa tác động của chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục tới chỉ tiêu HDI với 650 quan sát bao gồm 50 quốc gia đang phát triển trong 13 năm từ năm 2003 đến năm 2015. 6. Kêt cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, đề tài có kết cấu 5 chương bao gồm: - Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động của chi tiêu chính phủ trong y tế và giáo dục đến HDI - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Thực trạng chỉ số phát triển con người, chi tiêu chính phủ cho y tế và giáo dục của các quốc gia đang phát triển - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CHÍNH PHỦ TRONG Y TẾ VÀ GIÁO DỤC ĐẾN HDI 1.1. Lý luận chung về chi tiêu chính phủ trong lĩnh vực y tế và giáo dục 1.1.1. Khái niệm Theo Ogbole & Momodu (2015), chi tiêu công (hay chi tiêu của chính phủ) là khoản tiền mà chính phủ của bất kỳ quốc gia nào chi ra để thực hiện trách nhiệm hiến pháp của mình trong việc cung cấp các phúc lợi xã hội cho công dân của mình và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Bên cạnh đó, chi tiêu công là các khoản chi được thực hiện bởi nhà nước và các cơ quan của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công. Dựa trên cục thống kê Châu Âu (Eurostat Statistics) định nghĩa chi tiêu chính phủ cho giáo dục là chi tiêu cho các thành phần bộ phận giáo dục: gồm giáo dục mầm non và tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục sau trung học, giáo dục đại học, giáo dục không thể định nghĩa theo cấp, ví dụ chi phí cho việc cung cấp xe buýt trường học, chi cho nghiên cứu và phát triển. Theo OECD, chi tiêu công cho giáo dục bao gồm chi tiêu trực tiếp cho các tổ chức giáo dục cũng như trợ cấp công cộng liên quan đến giáo dục cho các hộ gia đình và được quản lý bởi các tổ chức giáo dục. Đối với tổ chức Ngân hàng Thế giới (Worldbank), định nghĩa chi tiêu cho giáo dục là tổng chi tiêu của chính phủ nói chung (địa phương, khu vực và trung ương) về giáo dục (hiện tại, vốn và chuyên đổi), thể hiện dưới dạng phần trăm của tổng chi tiêu của chính phủ đối với tất cả các ngành (bao gồm y tế, giáo dục, dịch vụ xã hội, vv). Chi tiêu này bao gồm các khoản chi được tài trợ bằng việc chuyển từ các nguồn quốc tế cho chính phủ. Chi tiêu giáo dục công cộng bao gồm chi tiêu của chính quyền địa phương, khu vực và quốc gia (trừ đóng góp của hộ gia đình) đối với các cơ sở giáo dục (cả nhà nước và tư nhân), quản lý giáo dục và trợ cấp cho các cá nhân (sinh viên, hộ gia đình và các cá nhân khác). Trong một số trường hợp, dữ liệu về tổng chi tiêu công cho giáo dục chỉ đề cập đến Bộ giáo dục và có thể loại trừ các bộ khác dành một phần ngân sách cho các hoạt động giáo dục. Chỉ số này được tính
- 6 bằng cách chia tổng chi tiêu công cho giáo dục do tất cả các cơ quan, ban ngành của chính phủ cho tổng chi tiêu của chính phủ và nhân lên 100 để tính phần trăm. Mohammad Javad Razmi và cộng sự (2012) đưa ra khái niệm về chi tiêu chính phủ cho lĩnh vực y tế là toàn bộ chi tiêu của chính phủ cho chi phí y tế bao gồm chi phí điều trị và dự phòng, hoạch định các dịch vụ trong tương lai cho gia đình và chi phí dự phòng trong trường hợp khẩn cấp. 1.1.2. Vai trò Đã có một cuộc tranh luận trong nhiều thập kỷ giữa quan điểm của Keynes và các nhà kinh tế tân cổ điển về tầm quan trọng của sự can thiệp của chính phủ đối với thị trường. Không ít người đoạt giải Nobel, James Buchanan, lập luận rằng sự tham gia của chính phủ có thể làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vì các lựa chọn công cộng có thể trở nên kém hiệu quả trong thị trường tư nhân phát triển (Buchanan, 1975 Buchanan và Musgrave, 1999). Bên cạnh đó, Tanzi (2005) cho rằng sự tham gia của chính phủ thường tạo ra các độc quyền công cộng, hạn chế thu hút sự tham gia của tư nhân. Ông cho rằng chính phủ có nghĩa vụ phải sửa chữa những sai lầm do thị trường gây ra, hoặc để bù đắp cho những thiếu sót của nó, và không thể thay thế thị trường. Có thể thấy Chi tiêu chính phủ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong điều tiết nền kinh tế và đảm bảo sự phát triển của một quốc gia. Các lý thuyết kinh tế thường không chỉ ra một cách rõ ràng tác động của chi tiêu chính phủ đến sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các chính phủ và các nhà nghiên cứu đều tập trung nhấn mạnh vai trò của chi tiêu chính phủ tác động đến tăng trưởng kinh tế.“Đường cong phản ánh mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế đã được xây dựng bởi nhà kinh tế Richard Rahn (1986), và được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu vai trò của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế.” “Đường cong Rahn hàm ý tăng trưởng sẽ đạt tối đa khi chi tiêu chính phủ là vừa phải và được phân bổ hết cho những hàng hoá công cộng cơ bản như cơ sở hạ tầng,
- 7 bảo vệ luật pháp và quyền sở hữu. Tuy nhiên chi tiêu chính phủ sẽ có hại đối với tăng trưởng kinh tế khi nó vượt quá mức giới hạn này.” “Điểm tối ưu tăng trưởng trên đường cong Rahn là một trong chủ đề nghiên cứu gây tranh cãi trong nhiều thập niên qua. Tuy các nhà kinh tế còn bất đồng về con số chính xác nhưng về cơ bản họ thống nhất với nhau rằng, mức chi tiêu chính phủ tối ưu tối với tăng trưởng kinh tế dao động trong khoảng từ 15 đến 25% GDP, mặc dù rất có thể những ước tính này là quá cao do những nghiên cứu thống kê bị hạn chế bởi sự sẵn có của số liệu.” Tốc độ tăng trưởng kinh tế Quy mô tối ưu Chi tiêu chính phủ theo phần trăm GDP Hình 1: Đường Rahn Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng có những trường hợp nhất định việc cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và cũng có những trường hợp sự gia tăng chi tiêu chính phủ là có lợi cho tăng trưởng.” Khi các quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, và bắt đầu xảy ra những xung đột kinh tế liên quan đến bất bình đẳng xã hội, thuật ngữ phát triển bền vững bắt đầu được đề cập nhiều hơn. Chính phủ các quốc gia dần thay đổi mục tiêu phát triển chú trọng nhiều hơn đến phát triển con người, coi phát triển con người là trung tâm của sự phát triển. Các chi tiêu chính phủ bắt đầu phân bổ nhiều hơn cho mục tiêu phát triển con người, trong số các nội dung chi tiêu chính phủ, chi tiêu cho y tế và giáo dục đang được nhiều quốc gia quan tâm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu của chính phủ. Các nghiên cứu cũng bắt đầu tập trung đánh giá tác động của chi tiêu chính phủ cho giáo dục và y tế tới các mục tiêu phát triển khác
- 8 nhau như tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo. Một số nghiên cứu lại đánh giá mức độ hiệu quả của chi tiêu chính phủ trong lĩnh vực y tế và giáo dục ở một số quốc gia. Sampaio và Stosic (2005) và Sampaio, Cribari Neto và Stosic (2008) cho thấy rằng quy mô, được đo bằng dân cư, là một yếu tố quyết định hiệu quả chi tiêu. Chi phí dịch vụ công có xu hướng cao hơn trong các khu vực nhỏ hơn, có thể do sự thất bại của họ trong việc khai thác hiệu quả kinh tế theo quy mô. Còn Luiz de Mello, Mauro Pisu (2009) lại cho rằng, đối với dịch vụ giáo dục và y tế do chính phủ cung cấp, dường như đang mang lại hiệu suất theo quy mô, chính vì vậy, chi tiêu chính phủ cho hoạt động dịch vụ y tế và giáo dục có thể hoạt động với quy mô lớn hơn quy mô cung cấp tối ưu, đặc biệt là ở các khu vực hạn chế về điều kiện phát triển giáo dục và một số nhóm dân cư có điều kiện tiếp cận chăm sóc y tế thấp. Có thể thấy chi tiêu chính phủ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế và giáo dục. Việc gia tăng đầu tư của chính phủ cho y tế và giáo dục sẽ góp phần cải thiện đáng kể những kết quả và hiệu quả của hai lĩnh vực này. Theo quan điểm của Mohammad Javad Razmi và cộng sự (2012), trong thế giới ngày nay, việc hưởng thụ sức khoẻ là một trong những quyền của con người không thể chuyển nhượng, vì cải thiện tình trạng sức khoẻ và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn là một trong những khía cạnh cơ bản của phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, đầu tư vào ngành y tế, như các lĩnh vực xã hội khác, được coi tương tự như một trong những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nhiều nghiên cứu cho thấy chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo dục, đóng góp tích cực vào các mục tiêu công cộng. Gupta et. al. (1998) đã đề cập rằng chi tiêu của chính phủ cho y tế và giáo dục có thể mang lại những tác động tích cực đến nguồn nhân lực từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo động lực thúc đẩy công bằng và giảm nghèo. Đồng quan điểm, Sanjeev Gupta và cộng sự (1998) cũng đã khẳng định Chính phủ chi tiêu cho giáo dục và y tế bởi vì ảnh hưởng tích cực của các lĩnh vực này đến sự hình thành nguồn nhân lực, tạo
- 9 động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và giảm nghèo. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của chi tiêu này phụ thuộc vào cách phân bổ ngân sách trong các lĩnh vực y tế và giáo dục. Hơn nữa, Doryan (2001) giải thích rằng khi chính phủ sử dụng lợi ích của tăng trưởng kinh tế để tài trợ cho chăm sóc sức khoẻ cơ bản và tiếp cận giáo dục cho tất cả mọi người, nó sẽ mang lại lợi ích kép cho người nghèo; họ khỏe mạnh và có trình độ học vấn cao hơn, từ đó sẽ làm tăng năng suất và thu nhập, cũng như tiêu dùng của họ. Đặc biệt là chi tiêu của chính phủ cho ngành y tế, Razmi et. al. (2012) đã giải thích rằng chi phí y tế tăng sẽ nâng cao năng suất lao động và tăng nguồn cung lao động, và kết quả làm tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế. Chi tiêu công cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu là hợp lý bởi sự hiệu quả trong việc giảm bệnh ở trẻ em. Gánh nặng bệnh tật trong việc phát triển giảm nếu chính phủ các nước cung cấp một gói dịch vụ khám chữa bệnh lâm sàng thiết yếu với chi phí hợp lý (WB, 1993). Về mặt này, chăm sóc sức khoẻ thứ phát được cho là ít tác động tới cải thiện sức khoẻ. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng các can thiệp của chính phủ thường mang tính phòng ngừa, và ở nhiều nước đang phát triển, sự phân bổ công cộng cho chăm sóc sức khỏe thứ phát hoặc dịch vụ chữa bệnh là quá mức (Sahn và Bernier, 1993; Pradhan, 1996). Chi tiêu của chính phủ có xu hướng tác động đặc biệt yếu, hoặc thậm chí có dấu hiệu tiêu cực đối với chăm sóc sức khoẻ (Jack, 1999; Filmer, Hammer, và Pritchett, 2000; Thornton, 2002; Self và Grabowski, 2003; Baldacci, Guin-Siu và de Mello, 2003; Fayissa và Gutema, 2005). Về giáo dục, sự tương quan giữa chi tiêu của chính phủ và kết quả xã hội thường mạnh hơn, mặc dù thu nhập vẫn là dự báo mạnh nhất (Gupta, Verhoeven và Tiongson, 2002). Các yếu tố quyết định khác, chẳng hạn như chất lượng quản trị, được đo lường dựa trên cơ sở nhận thức tham nhũng và các chỉ số chất lượng của các quan chức, cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chi tiêu của chính phủ và kết quả xã hội (Rajkumar và Swaroop, 2008). Hơn nữa, những hạn chế về tín dụng và biến động thu nhập có thể ảnh hưởng đến kết quả giáo dục (Flug, Spilimbergo và Watchenheim, 1998).
- 10 Sa (2005) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa chi tiêu của chính phủ và sức khoẻ, được đo bằng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Chi tiêu của chính phủ phụ thuộc tiêu cực vào chi phí cung cấp dịch vụ, được đo bằng tiền lương trung bình của nhân viên y tế, và phụ thuộc tích cực về thu nhập. Alves và Belluzzo (2005) báo cáo những kết luận tương tự về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh: ảnh hưởng của thu nhập là tiêu cực và có ý nghĩa thống kê, trong khi đó giáo dục và cơ sở hạ tầng y tế dường như có một tác động hạn chế hơn. Trong nghiên cứu của Luiz de Mello, Mauro Pisu (2009) kết luận: Chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng tích cực đến mức độ cải thiện tình trạng giáo dục, trong khi điều đó cũng không thật sự đúng đối với sức khoẻ. Ngoài ra, chúng tôi thấy rằng chi tiêu của chính phủ cho các chương trình khác ngoài giáo dục cũng rất quan trọng: tác động của nó đối với cải thiện giáo dục thực sự mạnh hơn so với việc chính phủ chỉ tập trung chi tiêu cho lĩnh vực giáo dục. Do đó, việc chính phủ tập trung chi tiêu cho từng lĩnh vực cụ thể mà ít quan tâm đến các khoản chi khác bổ sung sẽ làm giảm đi hiệu quả của chi tiêu chính phủ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng của chi tiêu của chính phủ ở các khu vực có điều kiện giáo dục đang còn thấp cao hơn hẳn các khu vực còn lại, điều này cho thấy vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ các khu vực còn nhiều khó khăn về điều kiện giáo dục là rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của các ảnh hưởng liên ngành, theo đó các kết quả giáo dục là những yếu tố quyết định quan trọng cho tình trạng sức khoẻ của dân số, và ngược lại. Ví dụ Levine và Schanzenbach (2009) sử dụng số liệu của Mỹ và cho thấy trình độ học vấn có xu hướng tác động tích cực tới tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh, và điều này phụ thuộc vào phạm vi bảo hiểm y tế công cộng. Nghiên cứu của Luiz de Mello, Mauro Pisu (2009) cũng đã chứng minh những ảnh hưởng liên ngành mạnh mẽ giữa giáo dục và y tế. Tình trạng giáo dục của người dân là một yếu tố quyết định mạnh mẽ cho kết quả sức khoẻ và ngược lại, hiệu ứng này diễn ra mạnh mẽ ở các khu vực có điều kiện thấp về giáo dục và y tế. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đó về mối liên hệ nhân quả hai chiều giữa giáo dục và tình trạng sức khoẻ.
- 11 Tuy nhiên, các kết quả thực nghiệm có thể tìm thấy sự khác biệt về mức độ tác động của chi tiêu theo ngành, nhưng lại thống nhất về những tác động tích cực của nó đối với giảm nghèo, Asghar et. al. (2012) cho thấy tác động của chi tiêu chính phủ trong ngành y tế là không đáng kể ở Pakistan. Suescún (2007) nhận thấy rằng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng chi phối các hình thức chi tiêu công khác (giáo dục, y tế, tiêu dùng của chính phủ và chuyển nhượng cho các hộ gia đình giàu có) về những ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tăng trưởng, phúc lợi, phát triển con người và tiến bộ xã hội ở các quốc gia khu vực châu Mỹ Latinh. Chúng tôi cho rằng sự thống nhất này xuất phát từ mức độ hiệu quả của việc sử dụng chi tiêu của chính phủ. Dường như ở các quốc gia được đánh giá là tham nhũng rất nhiều hoặc được đánh giá là có một bộ máy hành chính kém hiệu quả, chi tiêu y tế công cộng thường kém hiệu quả. Tương tự, tăng chi tiêu công cho giáo dục tiểu học dường như có hiệu quả hơn trong việc nâng cao trình độ học vấn ở các nước có sự quản lý tốt trong chi tiêu (Rajkumar và Swaroop, 2008). Các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến thành phần của chi tiêu công. Sự chú ý này xuất phát từ sự tin tưởng rằng chi tiêu của chính phủ Thái Lan đối với giáo dục và chăm sóc sức khoẻ có thể tăng tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy bình đẳng về thu nhập và giảm nghèo đói (Barro, 1991; Chu, 1995; Tanzi và Chu, 1998). Các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ kêu gọi tăng chi tiêu của chính phủ cho giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. Ngoài ra, một số lượng rất nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những hậu quả kinh tế bất lợi của tham nhũng; đặc biệt là các nghiên cứu cho thấy tham nhũng gắn liền với chi tiêu quân sự cao hơn (Gupta et al., 2001) và chi tiêu cho giáo dục và y tế thấp hơn (Mauro, 1998). Những nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy các chính sách nhằm giảm tham nhũng dẫn đến tăng chi tiêu cho các khoản chi tiêu có hiệu quả hơn, như giáo dục và chi tiêu cho y tế. Trong nghiên cứu của Sanjeev Gupta và cộng sự (1998) cũng đã chứng minh từ giữa những năm 1980, chi tiêu bình quân cho giáo dục và y tế đã tăng ở các nước đang phát triển nhưng giảm trong các nền kinh tế chuyển đổi. Nhưng phần lớn chi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn