intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chi ngân sách địa phương đến chất lượng cuộc sống của người dân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này lần đầu tiên xem xét đồng thời tác động của ba khoản chi ngân sách địa phương mà cụ thể là chi cho giáo dục đào tạo, chi y tế, chi cho sự nghiệp kinh tế góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân trong khu vực. Đây là nghiên cứu tình huống thực hiện trên phạm vi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chi ngân sách địa phương đến chất lượng cuộc sống của người dân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ MINH HẬU TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ MINH HẬU TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Bùi Thị Mai Hoài THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  3. CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Tác động của chi ngân sách địa phương đến chất lượng cuộc sống của người dân” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phan Thị Minh Hậu
  4. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM ĐOAN Họ tên học viên: PHAN THỊ MINH HẬU Ngày sinh: 19/04/1989. Nơi sinh: Phú Yên Trúng tuyển đầu vào năm: 2011 Là tác giả của đề tài luận văn: Tác động của chi ngân sách địa phƣơng đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Thị Mai Hoài Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 60340201 Bảo vệ luận văn ngày: 09 tháng 07 năm 2014 Điểm bảo vệ luận văn: Phòng A012, Trường Đại học Kinh tế, 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tôi cam đoan đã chỉnh sửa nội dung luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài trên, theo góp ý của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 07 năm 2014 Người cam đoan Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Hội đồng chấm luận văn 05 (năm) thành viên gồm: Chủ tịch: Phản biện 1: Phản biện 2: Thư ký: Ủy viên:
  5. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình h c tập và hoàn thành luận văn này, em đ nhận được rất nhiều sự hư ng d n, gi p đ qu báu từ các th y cô, các anh chị và các bạn. i l ng k nh tr ng và biết ơn sâu s c em xin được bày t lời cảm ơn chân thành t i cô .T . i Thị Mai Hoài đ tận tình hư ng d n trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn qu Th y, Cô trường Đại h c Kinh tế TP. Hồ Ch Minh, đặc biệt là các th y cô trong khoa Tài chính nhà nư c đ tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm h c tập vừa qua. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình h c không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà c n là hành trang hỗ trợ em trong công tác sau này. in chân thành cảm ơn các th y trong hội đồng chấm luận văn đ cho em những đ ng g p qu báu đ hoàn chỉnh luận văn. Và vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các anh chị l p TCNN Đêm Kh a 21 đ luôn bên cạnh động viên và nhiệt tình gi p đ em trong h c tập c ng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn!
  6. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Bản cam đoan chỉnh sửa luận văn theo góp ý của Hội đồng Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................... 3 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 5 1.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 5 1.4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 6 1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................. 7 1.7. Bố cục của luận văn ............................................................................. 9 Chƣơng 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 10 2.1. Chi ngân sách địa phương ................................................................. 10 2.2. Chất lượng cuộc sống ........................................................................ 16
  7. 2.3. Tác động của các khoản chi ngân sách đến chất lượng cuộc sống của người dân ...................................................................................... 25 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 34 3.1. Dữ liệu ............................................................................................... 34 3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 34 3.3. Các biến số trong mô hình ................................................................. 38 3.3.1. Biến phụ thuộc ......................................................................... 38 3.3.2. Biến độc lập ............................................................................. 39 3.4. Phương pháp phân tích ...................................................................... 40 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 47 4.1. Thống kê mô tả .................................................................................. 47 4.2. Phân tích bằng đồ thị ......................................................................... 48 4.3. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................. 50 KẾT LUẬN ................................................................................................. 57 1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 57 2. Gợi ý chính sách ................................................................................ 58 3. Đóng góp ........................................................................................... 59 4. Hạn chế .............................................................................................. 59 5. Hướng phát triển nghiên cứu ............................................................. 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT GDP Tổng sản lượng quốc nội GNP Tổng sản lượng quốc gia HDI Chỉ số phát triển con người GDI Chỉ số phát triển liên quan tới giới HPI Chỉ số nghèo tổng hợp IHDI Chỉ số phát triển con người có điều chỉnh sự bất bình đẳng UNDP Chương trình phát triển con người của Liên Hợp Quốc HDRO Văn phòng báo cáo phát triển con người OLS Phương pháp bình phương bé nhất Pooled OLS Mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát FEM Mô hình ảnh hưởng cố định (Fix effect model) REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect model)
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 4.1. Bảng tóm tắt các chỉ số trung bình, độ lệch chuẩn của mẫu. .......... 47 Bảng 4.2. Kết quả hồi quy theo các phương pháp .......................................... 50
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Mô hình tác động của các khoản chi ngân sách đến chất lượng cuộc sống ............................................................................................... 36 Hình 4.1. Chi ngân sách địa phương cho giáo dục đào tạo và HDI ................ 48 Hình 4.2. Chi ngân sách địa phương cho y tế và HDI .................................... 49 Hình 4.3. Chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp kinh tế và HDI .............. 49 Hình 4.4. Kết quả kiểm định Hasman ............................................................ 51 Hình 4.5. Kết quả hồi quy đa biến theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) .................................................................................................... 52 Hình 4.6. Kết quả kiểm định phát hiện ảnh hưởng ngẫu nhiên đối với REM (Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test). ................................... 53 Hình 4.7. Kết quả hồi quy đa biến theo mô hình tác động ngẫu nhiên điều chỉnh, đã khắc phục phương sai thay đổi......................................................... 54 Hình 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan trong mô hình REM. Kết quả kiểm định tự tương quan trong mô hình REM ............................................ 55
  11. 1 LỜI NÓI ĐẦU Theo tiến trình phát triển của lịch sử, định hướng phát triển của xã hội chúng ta đã có nhiều biến đổi. Vào những năm thuộc thập niên 60, sự phát triển chú trọng vào tăng năng suất sản xuất, lấy sản xuất kinh tế làm trọng tâm phát triển, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này tăng trưởng tương đối cao. Bước sang những năm 1970, các mô hình phát triển lại nhấn mạnh vào sự phân bổ nguồn lực, phân phối sản phẩm. Thập niên 80, sự phát triển chuyển hướng vào các nhu cầu cơ bản trong đời sống. Từ những năm cuối của thế kỷ XX trở lại đây, bên cạnh việc tập trung vào các vấn đề tăng trưởng kinh tế, các hoạt động cải cách kinh tế, thì cộng đồng quốc tế, các quốc gia đang ngày càng chú ý hơn đến khía cạnh con người, lấy con người là trung tâm trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Cùng với đó là nỗ lực để nâng cao đời sống, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện. Thế nên, phát triển con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đang là chủ đề rất được quan tâm. Đây không chỉ là vấn đề của toàn thế giới, của các quốc gia mà cũng là vấn đề cần quan tâm của mỗi địa phương, mỗi chính quyền. Vì những hành động thực thi tài chính ở các địa phương là khác nhau, do điều kiện riêng biệt của mỗi vùng miền, mức độ quan tâm đến vấn đề con người của chính quyền địa phương cũng khác nhau, nên sự phát triển con người ở từng nơi là khác nhau, chất lượng cuộc sống của dân cư cũng không đồng đều. Vậy nên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của chi tiêu ngân sách địa phương đến chất lượng cuộc sống của người dân” để làm đề tài luận văn. Dựa trên những lý thuyết sẵn có kết hợp cùng nghiên cứu định lượng với tình huống thực tế tại các địa phương Việt Nam để xem xét mối quan hệ giữa các khoản chi tiêu công với chất
  12. 2 lượng cuộc sống của cư dân. Trên cơ sở đó, gợi ý một số chính sách mang tính chất tham khảo cho các địa phương. Dựa trên số liệu của các địa phương tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010, tác giả hồi quy đa biến để ước lượng và phân tích tác động của các khoản chi ngân sách địa phương đến chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực. Do giới hạn về số liệu nên nghiên cứu này chỉ mới đưa vào tính toán, phân tích chi tiêu công ở ba lĩnh vực là giáo dục đào tạo, y tế và sự nghiệp kinh tế. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy những khoản chi của địa phương dành cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế và sự nghiệp kinh tế của các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam có mối liên hệ tích cực và có tác động cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương trong khoảng thời quan quan sát. Nhận định này dựa trên kết quả thu được từ mô hình đề xuất mà không bàn tới các vấn đề khác có liên quan như công tác quản lý thu chi hay hình thức chi thế nào là hiệu quả nhất. Kết quả này đồng thuận với các nghiên cứu trước đây trên thế giới. Từ đó bài nghiên cứu đưa ra một số gợi ý chính sách cho chính quyền địa phương.
  13. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, song hành với mục tiêu phát triển kinh tế Chính phủ đang tập trung hơn đến phát triển con người. Vấn đề chất lượng cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển con người. Đó đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, là vấn đề được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam hết sức quan tâm. Trong điều kiện giới hạn nguồn lực, mỗi nhà nước, mỗi chính quyền địa phương đều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi tiến hành chi tiêu, phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau như an ninh quốc phòng, y tế, giáo dục đào tạo, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, kinh tế, quản lý hành chính, môi trường… nhằm hướng đến mục tiêu trọng tâm là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng chi tiêu công cho lĩnh vực giáo dục, y tế, hoạt động quản lý xã hội, bảo vệ môi trường… có mối tương quan trực tiếp hoặc gián tiếp với các chỉ số phát triển con người. Tại Việt Nam, hiện có nhiều báo cáo riêng lẻ như chi cho y tế ảnh hưởng đến tuổi thọ như thế nào, chi tiêu cho giáo dục tác động đến trình độ học vấn của người dân ra sao, chi tiêu cho quản lý hành chính liên quan gì đến thu nhập bình quân, đến chất lượng cuộc sống của người dân…. nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét tổng hợp tác động của các
  14. 4 khoản chi ngân sách đến chất lượng cuộc sống của người dân ở cấp độ tỉnh, thành phố. Thực tiễn tại Việt Nam, vấn đề con người rất được Đảng và nhà nước chú trọng. Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam đã được nêu rõ trong Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 như sau: Nhằm phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 thì trước tiên phải đặt “Con người là trung tâm của phát tri n bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người v i vai trò là chủ th , nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát tri n bền vững; đáp ứng ngày càng đ y đủ hơn nhu c u vật chất và tinh th n của m i t ng l p nhân dân; xây dựng đất nư c giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế đ phát tri n bền vững đất nư c”. Trong những năm qua, nước ta đã đạt được khá nhiều thành tựu trong phát triển con người, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới... được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, những thành tích này vẫn chưa thật sự đồng đều giữa các địa phương, các vùng trong cả nước. Bên cạnh đó, theo các số liệu thống kê gần đây cho thấy chi tiêu ngân sách của Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Sự gia tăng chi tiêu ngân sách làm gia tăng sức ép về thâm hụt ngân sách và lạm phát. Xuất phát từ việc nhận thức rõ yêu cầu của tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với nâng cao đời sống nhân dân. Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách trước khi tiến hành các chương trình cải cách cơ cấu chi ngân sách là phải đánh giá được tầm quan trọng hay hiệu quả tương đối của các khoản chi tiêu khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế và công cuộc nâng cao chất lượng sống của người dân ở Việt Nam.
  15. 5 Luận văn này khẳng định sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, sự cần thiết phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bổ ngân sách địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra gợi ý giải pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân hơn nữa. Chính vì lẽ đó mà tác giả chọn đề tài để thực hiện luận văn tốt nghiệp là: “Tác động của chi ngân sách địa phương đến chất lượng cuộc sống của người dân”. Đây là một nghiên cứu tình huống tại các địa phương ở Việt Nam. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau: - Đánh giá tác động của các khoản chi ngân sách đến chất lượng cuộc sống của người dân ở cấp độ địa phương (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); chỉ ra lĩnh vực chi có vai trò quan trọng nhất đối với chất lượng cuộc sống của người dân. - Đưa ra gợi ý hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực. 1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên các nghiên cứu trước đây, bài luận văn này xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng với biến phụ thuộc (HDI) đại diện cho chất lượng cuộc sống của người dân địa phương và ba biến độc lập là các
  16. 6 khoản chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế và sự nghiệp kinh tế. Tác giả tiến hành hồi quy mô hình nghiên cứu để thu được các ước lượng cần thiết và dùng chúng để khái quát các mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Phương pháp được sử dụng để ước lượng mô hình là phương pháp hồi quy đa biến với mô hình ước lượng là mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát (mô hình Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fix effect model - FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effect model – REM). 1.4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Phân tích ảnh hưởng của các biến chi ngân sách đến chất lượng cuộc sống của người dân. Biến phụ thuộc: HDI (chỉ số phát triển con người địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) đại diện cho chất lượng sống trong mối liên hệ với các khoản chi ngân sách địa phương. Các biến độc lập gồm: - Chi ngân sách địa phương cho lĩnh vực giáo dục đào tạo. - Chi ngân sách địa phương cho lĩnh vực y tế. - Chi ngân sách địa phương cho sự nghiệp kinh tế 1.5. PHẠM VI THU THẬP DỮ LIỆU - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực hiện với dữ liệu của 52 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Đây là những địa phương có số liệu công
  17. 7 khai ngân sách địa phương rõ ràng và và tương đối đầy đủ trong giai đoạn nghiên cứu cũng như không có số chi cao hoặc thấp đột biến so với các địa phương khác. - Phạm vi về thời gian: Dữ liệu dùng để viết luận văn này được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2010, trong đó gồm các dữ liệu đã có sẵn trong các báo cáo công khai ngân sách địa phương, báo cáo phát triển con người Việt Nam của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và tài liệu chuyên khảo được xuất bản bởi Tổng cục thống kê và Viện Thống kê Việt Nam. 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu liên quan. Cụ thể như sau: - Về mặt lý luận: Trên thế giới đã có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan cũng như tầm quan trọng của hành vi chi tiêu, phân bổ ngân sách của chính phủ đến sự phát triển con người và chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, hầu hết các bài nghiên cứu chỉ xem xét tác động riêng lẻ của một khoản chi ngân sách hoặc ước lượng chất lượng cuộc sống ở một hoặc một vài khía cạnh nhất định như khía cạnh kinh tế, sức khỏe,... Ngay chính tại Việt Nam hiện cũng chỉ có những báo cáo dưới dạng thống kê mô tả và hồi quy đơn biến cho thấy y tế ảnh hưởng đến tuổi thọ, chi tiêu cho giáo dục tác động đến trình độ học vấn của người dân, chi tiêu cho quản lý hành chính tương quan đến thu nhập bình quân,
  18. 8 đến chất lượng cuộc sống của người dân... Các nghiên cứu trước đây chủ yếu được tiến hành ở cấp quốc gia, nghiên cứu thực hiện ở cấp địa phương chưa nhiều, đặc biệt là ở Việt Nam vẫn chưa có. Bài nghiên cứu này lần đầu tiên xem xét đồng thời tác động của ba khoản chi ngân sách địa phương mà cụ thể là chi cho giáo dục đào tạo, chi y tế, chi cho sự nghiệp kinh tế góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người dân trong khu vực. Đây là nghiên cứu tình huống thực hiện trên phạm vi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta. Kết quả của nghiên cứu sẽ bổ sung vào cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu ngân sách và chất lượng cuộc sống của dân cư. - Ý nghĩa thực tiễn: Chất lượng cuộc sống của người dân đang là vấn đề được Đảng, nhà nước rất chú trọng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách nắm được sát thực hơn về tác động của từng khoản chi ngân sách địa phương đến chất lượng sống của người dân tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách có thể nắm bắt được khoản chi nào có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, khoản chi nào ít tác động đến chất lượng cuộc sống của cư dân. Qua đó, các nhà hoạch định chính sách, các địa phương sẽ có thêm một kênh tham khảo trước khi đưa ra quyết định phân bổ ngân sách, xác định cấu trúc chi tiêu ngân sách của địa phương mình, từ đó, tìm ra giải pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại địa phương nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống chung của người dân tại Việt Nam.
  19. 9 1.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn trình bày theo kết cấu gồm lời mở đầu, 4 chương và phần kết luận với các nội dung cụ thể như sau: Lời nói đầu Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận
  20. 10 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG Sự can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội vốn đã được thừa nhận rộng rãi. Năm 2007, nhóm tác giả Samuelson, Paul A. and Nordhaus,Wiliam D trong tác phẩm Kinh tế học có khái quát về các vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước. Theo đó, chính phủ có thể dùng chính sách tài khóa, dưới hình thức thu chi ngân sách nhà nước, để can thiệp vào nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Trong đó, chi ngân sách nhà nước chính là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc cụ thể thuộc chức năng của nhà nước. Hoàng Thị Chinh Thon và đồng sự (2010), đã tóm lược về chi tiêu ngân sách nhà nước như sau: Việc chi tiêu ngân sách nhà nước chủ yếu là để cung cấp các dịch vụ hàng hóa dịch vụ công. Các hàng hóa dịch vụ này thường có hiệu quả vốn đầu tư thấp, vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, nhưng nó lại rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của người dân. Các hàng hóa và dịch vụ công điển hình mà nhà nước cung cấp bao gồm: đường giao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2