Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cú sốc chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam
lượt xem 4
download
Trong phạm vi nghiên cứu của mình đề tài tập trung làm rõ mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, tỷ giá và cán cân thương mại. Xu hướng biến động của cán cân thương mại trước cú sốc chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cú sốc chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM --------------- VÕ TRUNG TÙNG TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM --------------- VÕ TRUNG TÙNG TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ THÙY LINH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Tác động của cú sốc chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật. Tp.HCM, ngày 03 tháng 10 năm 2013 Tác giả VÕ TRUNG TÙNG
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô và bạn bè. Đầu tiên tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến cô Trần Thị Thùy Linh, người đã tận tình góp ý, động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi cũng gửi lời cám ơn đến ông Ndou, cô Trần Thị Tuấn Anh người đã cho tôi những lời khuyên quý báo về dữ liệu nghiên cứu và cách tiếp cận mô hình nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gởi làm cám ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TpHCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong suốt quá trình theo học tại trường. Và con cũng xin gởi lời cám ơn đến ba mẹ, anh chị trong gia đình đã tạo mọi điều kiện cho con hoàn thành luận văn này. Tác giả VÕ TRUNG TÙNG
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ............................................................................................. Lời cam đoan .............................................................................................. Lời cảm ơn.................................................................................................. Mục lục ....................................................................................................... Danh mục các từ viết tắt ............................................................................. Danh mục các bảng biểu............................................................................. Danh mục hình vẽ ....................................................................................... Tóm tắt ....................................................................................................... CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................... 1 1.1.Lý do thực hiện đề tài ....................................................................... 1 1.2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu........................................................ 2 1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 2 1.2.2.Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 3 1.3.Phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3 1.4.Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 3 1.5. Điểm mới của đề tài ......................................................................... 3 1.6.Kết cấu của đề tài ............................................................................. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ........... 5 2.1.Các quan điểm nghiên cứu trước đây............................................... 5 2.2.Tổng quan các nghiên cứu trước đây ............................................... 6 2.2.1.Các nghiên cứu thực nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại.................................................................................. 6 2.2.2.Các nghiên cứu thực nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và cán cân thương mại ............................................................. 9
- 2.2.3.Các nghiên cứu thực nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, tỷ giá và cán cân thương mại ................................................ 11 2.2.4.Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam . .................................. 12 2.3.Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm.............................. 14 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................... 17 3.1.Cơ sở chọn mô hình nghiên cứu ..................................................... 17 3.2.Cơ sở dữ liệu................................................................................... 17 3.3.Mô hình nghiên cứu........................................................................ 18 3.3.1.Mô tả biến ................................................................................... 18 3.3.2.Mô hình nghiên cứu..................................................................... 20 3.3.3.Mô hình VAR đệ quy................................................................... 21 3.4.Phương pháp kiểm định mô hình ................................................... 23 3.4.1.Kiểm định tính dừng .................................................................... 23 3.4.2.Xác định độ trễ tối đa, độ trễ cần loại bỏ trong mô hình ................. 24 3.4.3.Kiểm định nhân quả Granger........................................................ 25 3.4.4. Kiểm tra tính ổn định của mô hình............................................... 25 3.4.5.Hàm phản ứng thúc đẩy (IRF) và phân rả phương sai .................... 26 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU... 28 4.1.Phân tích mối quan hệ giữa các biến với cán cân thương mại Việt Nam ............................................................................................... 28 4.1.1.Phân tích biến chi tiêu và cán cân thương mại ............................... 28 4.1.2.Phân tích biến tỷ giá hối đoái, lạm phát và cán cân thương mại ...... 30 4.1.3.Phân tích biến dòng vốn gián tiếp và cán cân thương mại .............. 33 4.1.4.Phân tích chính sách tiền tệ và cán cân thương mại ....................... 34 4.2.Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu ........................................ 35 4.2.1.Kiểm định tính dừng .................................................................... 35 4.2.2.Xác định độ trễ tối đa và độ trễ cần loại bỏ trong mô hình ............. 36
- 4.2.3.Kiểm định nhân quả Granger........................................................ 38 4.2.4.Kiểm tra tính ổn định của mô hình................................................ 39 4.2.5.Phân tích hàm phản ứng thúc đẩy IRF .......................................... 39 4.2.6.Phân rả phương sai ...................................................................... 50 4.3.Tổng hợp kết quả nghiên cứu và so sánh ........................................ 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................... 56 5.1.Kết quả nghiên cứu và kiến nghị chính sách .................................. 56 5.1.1.Kết quả nghiên cứu ...................................................................... 56 5.1.2.Kiến nghị chính sách ................................................................... 57 5.2.Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo................................ 59 5.2.1.Hạn chế của đề tài........................................................................ 59 5.2.2.Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 60 Tài liệu tham khảo ...................................................................................... Phụ lục ........................................................................................................
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt ARDL AutoRegressive Distributed Lag Tự hồi quy có độ trễ CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng ECM Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số EX Export Xuất khẩu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh IM Import Nhập khẩu IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IRF Impulse Reponse Funtion Hàm phản ứng thúc đẩy NEER Nomial Effective Exchange Rate Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực OECD Organization for Economic Co- Tổ chứ Hợp tác và Phát triển Kinh operation and Development tế OLS Ordinary Least Squares Bình phương bé nhất REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá thực hiệu lực SVAR Structural Vecto AutoRegression Tự hồi quy véctơ cấu trúc SVECM Structural Vecto Error Mô hình Véctơ hiệu chỉnh sai số Correction Model cấu trúc VAR Vector AutoRegression Tự hồi quy véctơ VECM Vector Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số trong dài hạn WB Work Bank Ngân hàng Thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1.Tổng hợp các nghiên cứu trước đây................................................... 14 Bảng 3.1.Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................ 17 Bảng 3.2.Mô tả và đo lường các biến nghiên cứu ............................................. 18 Bảng 4.1.Tỷ lệ tiết kiệm trung bình giai đoạn 2000-2011các nước Đông Nam Á ...................................................................................................................... 30 Bảng 4.2.Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam 2005-2012 . 32 Bảng 4.3a.Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu gốc ..................................... 35 Bảng 4.3b. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu sau khi lấy sai phân ........... 35 Bảng 4.4.Độ trễ tối đa trong mô hình VAR cơ bản ........................................... 36 Bảng 4.5.Kiểm định độ trễ cần loại bỏ ở các độ trễ .......................................... 37 Bảng 4.6.Kiểm định nhân quả Granger của mô hình VAR cơ bản .................... 38 Bảng 4.7.Kiểm định nhân quả Granger cũa mô hình VAR mở rộng ................. 46 Bảng 4.8.Phân rả phương sai của cán cân thương mại theo các mô hình .......... 50 Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ........................................................... 53
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1.Hiệu ứng đường cong J ...................................................................... 5 Hình 4.1.Chi tiêu và cán cân thương mại Việt Nam........................................ 28 Hình 4.2.Thâm hụt thương mại, chênh lệch đầu tư-tiết kiệm, thâm hụt ngân sách ................................................................................................................ 29 Hình 4.3.Diễn biến tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam ........................... 31 Hình 4.4. Cán cân thương mại, tỷ giá danh nghĩa USDVND và chỉ số VN- Index .............................................................................................................. 33 Hình 4.5.Lãi suất và cán cân thương mại ........................................................ 34 Hình 4.6.Kiểm tra tính ổn định của mô hình VAR cơ bản .............................. 39 Hình 4.7.Phản ứng của cán cân thương mại đối với các cú sốc ....................... 40 Hình 4.8.Phản ứng của lạm phát và tỷ giá khi có cú sốc chính sách tiền tệ ..... 43 Hình 4.9.Kiểm tra tính ổn định của các mô hình thay thế ............................... 44 Hình 4.10.Phản ứng của cán cân thương mại các cú sốc tỷ giá danh nghĩa ..... 45 Hình 4.11.Kiểm tra tính ổn định của mô hình VAR mở rộng ......................... 47 Hình 4.12.Phản ứng của cán cân thương mại đối với cú sốc dòng vốn gián tiếp ................................................................................................................. 47 Hình 4.13.Phản ứng lạm phát, tỷ giá khi có cú sốc chính sách tiền tệ theo mô hình VAR mở rộng ......................................................................................... 48 Hình 4.14.Phản ứng tích luỹ của cán cân thương mại đối với các cú sốc theo mô hình VAR cơ bản và VAR mở rộng.......................................................... 49
- TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và cú sốc tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam bằng mô hình VAR đệ quy với phân tích Cholesky theo nghiên cứu của Ncube và Ndou (2013). Với chuỗi dữ liệu nghiên cứu từ 1996- 2012, đề tài tìm thấy rằng với một cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ (lãi suất tăng một độ lệch chuẩn) đưa đến sự cải thiện trong cán cân thương mại 0.47%/GDP ở quý một, tác động cải thiện này kéo dài cho đến hết năm quý và sau đó giảm dần. Hiệu ứng hấp thụ thu nhập (income-absorption effect) là mạnh hơn hiệu ứng chuyển dịch chi tiêu (expenditure-switching effect) giúp cải thiện cán cân thương mại theo sau một cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này gợi ý rằng trong ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng chính sách tiền tệ để tác động đến cán cân thương mại trong ngắn hạn. Tác động của cú sốc tỷ giá hối thực hiệu lực đến cán cân thương mại thì không có ý nghĩa thống kê và giải thích rất ít cho sự biến động của cán cân thương mại Việt Nam. Tuy nhiên cú sốc tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa (USD/VND) lại giúp cải thiện cán cân thương mại trong khoản ba quý. Do đó trong ngắn hạn có thể dùng tỷ giá danh nghĩa để tác động đến cán cân thương mại. Nghiên cứu cũng cho thấy sự biến động của cán cân thương mại chủ yếu được giải thích bởi tác động của cú sốc trong quá khứ, cú sốc chi tiêu và cú sốc chính sách tiền tệ. Cú sốc dòng vốn gián tiếp không có ý nghĩa thống kê trong tác động đến cán cân thương mại. Ngoài ra, đề tài cũng tìm thấy bằng chứng về câu đố giá (price puzzle) nhưng có ít bằng chứng về câu đố tỷ giá (exchange rate puzzle) trong mô hình thực nghiệm.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1.Lý do thực hiện đề tài: Từ cuối năm 2006, thâm hụt thương mại của Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và trở thành một trong những mối lo ngại hàng đầu. Thâm hụt thương mại nghiêm trọng và kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của cán cân thanh toán, gây áp lực lên tỷ giá, nợ nước ngoài, lạm phát, từ đó đe dọa đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Đứng trước tình hình nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động mới nhất là sau khi gia nhập WTO và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khi có sự sụt giảm trong tiêu dùng của các nước đặc biệt khu vực Châu Âu, Mỹ đã làm “méo mó” trong cán cân thương mại trong những năm sau đó từ nằm 2010 đến nay hay theo sau một chính sách tiền tệ nhằm kích cầu như: Chương trình nới lỏng định lượng của Mỹ đã làm cho một dòng vốn gián tiếp đổ mạnh vào thị trường các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam qua đó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và đến lượt mình tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại một số nghiên cứu điển hình được thực hiện trên thế giới như: Một là, nghiên cứu của Prasad và Gable (1998) nghiên cứu các nhân tố quyết định đến sự biến động cán cân thương mại của các nước OECD đã chỉ ra rằng với một chính sách tiền tệ mở rộng sẽ đưa đến sự cải thiện cán cân thương mại và tác động đáng kể đến sự cân bằng trong cán cân thương mại. Hai là, Kim (2001) xem xét tác động của một cú sốc chính sách tiền tệ đến cán cân thương mại đã chỉ ra rằng với một chính sách mở rộng tiền tệ đưa đến sự cải thiện trong cán cân thương mại do tác động của kênh chuyển đổi chi tiêu là mạnh hơn kênh hấp thụ thu nhập. Và ông tìm thấy rất ít bằng chứng về đường cong J.
- 2 Ba là, Nadenichek (2006) nghiên cứu phản ứng động của cán cân thương mại với các biến động trong tỷ giá hối đoái thực giữa Mỹ và các nước còn lại trong nhóm G-7 bằng mô hình SVECM và tìm thấy bằng chứng về đường cong J. Bốn là, Lee và Chin (1998, 2006) đã phân tích mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, tài khoản vãng lai, và các biến tỷ giá hối đoái thực của các nước G7. Họ tìm thấy đường cong J và cú sốc chính sách tiền tệ giải thích những biến động cao trong tài khoản vãng lai. Năm là, Ncube và Ndou (2013) đã nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ và tỷ giá lên cán cân thương mại của Nam Phi bằng mô hình VAR đệ quy. Tác giả đã cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái thực là mạnh hơn tác động của chính sách tiền tệ lên cán cân thương mại, hiệu ứng chuyển dịch chi tiêu thì mạnh hơn hiệu ứng hấp thụ thu nhập theo sau một cú sốc thắt chặt tiền tệ. Từ các công trình nghiên cứu trên ta thấy rằng kết quả mỗi công trình có khi hỗ trợ cho nhau có khi mâu thuẫn nhau do những khác nhau về điều kiện phát triển kinh tế và những đặc thù của các quốc gia nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu trên thế giới và trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới thì việc xem xét lại mức độ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại là cần thiết. Và đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “ Tác động của cú sốc chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam”. 1.2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của mình đề tài tập trung làm rõ mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, tỷ giá và cán cân thương mại. Xu hướng biến động của cán cân thương mại trước cú sốc chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái.
- 3 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của mình toàn bộ nội dung của đề tài sẽ tập trung trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu chính: Thứ nhất, chính sách tiền tệ tác động như thế nào đến cán cân thương mại Việt Nam thông qua kênh chuyển dịch chi tiêu và kênh hấp thụ thu nhập? Thứ hai, tỷ giá tác động như thế nào đến cán cân thương mại của Việt Nam? 1.3.Phạm vi nghiên cứu: - Chính sách tiền tệ, tỷ giá và cán cân thương mại từ năm 1996 đến nay. Lý do cho việc chọn kỳ nghiên cứu này là do từ thời điểm 1996 thì chính sách tiền tệ bắt đầu mang tính thị trường hơn. Tỷ giá bắt đầu được hình thành và đi sát với thị trường hơn. - Dữ liệu nghiên cứu được thu thập, xử lý từ năm 1996-2012. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến gồm: - Phương pháp phân tích định tính: Đề tài thực hiện sưu tầm, thống kê và phân tích dữ liệu các biến để đánh giá sự biến động của cán cân thương mại trong giai đoạn nghiên cứu. - Phương pháp phân tích định lượng: Đề tài sử dụng mô hình VAR đệ quy với phân tích Cholesky bằng phần mềm Eviews 6.0 cho việc xem xét sự tác động của cú sốc chính sách tiền tệ và tỷ giá đến cán cân thương mại. 1.5. Điểm mới của đề tài - Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam các tác giả đều nghiên cứu xoay quanh câu hỏi cán cân thương mại biến động như thế nào trước sự thay đổi của tỷ
- 4 giá hối đoái? Trong phạm vi của mình đề tài xem xét thêm tác động của chính sách tiền tệ đến cán cân thương mại. Kênh hiệu ứng chuyển dịch chi tiêu và hiệu ứng thu nhập thì kênh nào tác động mạnh đến cán cân thương mại. - Sử dụng thêm biến giả đại diện cho khủng hoảng tài chính toàn cầu làm biến ngoại sinh trong xem xét sự biến động của cán cân thương mại. - Xem xét tác động của dòng vốn gián tiếp đến cán cân thương mại của Việt Nam nhằm đánh giá tác động của chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ. 1.6. Kết cấu của đề tài Nhằm để trả lời cho những vấn đề nêu trên, đề tài chia bố cục bài viết làm năm chương Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận. Tóm lại, trong chương này đề tài đã nêu lên lý do cho việc chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu và bố cục của đề tài. Để làm cơ cở cho những chương tiếp theo trong đề tài.
- 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Các quan điểm nghiên cứu trước đây Thông qua việc tìm hiểu các nghiên cứu trước đây, đề tài nhận thấy rằng khi nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ, tỷ giá và cán cân thương mại các nhà kinh tế thường nghiên cứu tập trung vào hai giả thuyết nghiên cứu chính: - Thứ nhất, giả thuyết hiệu ứng đường cong J thể hiện mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại. Theo đó, một sự mất giá của đồng nội tệ làm giảm giá tương đối của hàng hoá trong nước do đó làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu của nước đó. Đường cong J lập luận rằng việc điều chỉnh cán cân thương mại không phải là ngay lập tức vì số lượng hàng nhập khẩu và xuất khẩu không điều chỉnh cùng một lúc trong ngắn hạn, hiệu ứng giá (price effect) chiếm ưu thế hơn hiệu ứng khối lượng (volume effect) dẫn đến cán cân thương mại xấu đi trong ngắn hạn hay điều kiện cân bằng Marshall-Lerner không thoả mãn, tuy nhiên trong trung và dài hạn thì hiệu ứng khối lượng sẽ chiếm ưu thế hơn hiệu ứng giá cả điều kiện cân bằng Marshall-Lerner được thoả mãn và cán cân thương mại sẽ được cải thiện. Và điều này được thể hiện qua hình ảnh đường cong J. TB + Thời điểm phá giá t0 Thời gian 0 thỏa mãn không MLC MLC thỏa mãn Hình 2.1.Hiệu ứng đường cong J.
- 6 - Thứ hai, theo mô hình của Mundell-Flemming-Dornbusch truyền thống dự báo rằng: Một sự mở rộng tiền tệ dẫn đến sự mất giá trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa và sự suy giảm của các điều khoản của thương mại (terms of trade), kết quả là một sự cải thiện của cán cân thương mại - hiệu ứng chuyển dịch chi tiêu (expenditure switching) nghĩa là theo sau một chính sách mở rộng tiền tệ sẽ giúp nền kinh tế gia tăng sản lượng và thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng hoá sản xuất trong nước. Tuy nhiên, một sự mở rộng tiền tệ cũng kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước, có thể dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu và một sự xấu đi của cán cân thương mại - hiệu ứng hấp thụ thu nhập (income-absorption effect). Hai hiệu ứng làm cán cân thương mại di chuyển theo hướng ngược nhau. Sự chuyển động của cán cân thương mại được xác định bởi hiệu ứng chiếm ưu thế hơn (Kim, 2001). 2.2.Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại - Anju và Uma (1999) nghiên cứu hiệu ứng đường cong J tại Nhật Bản. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình ECM kết hợp với hàm phản ứng thúc đẩy IRF, theo đó các biến được sử dụng trong mô hình: Tỷ lệ xuất khẩu chia nhập khẩu, tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương, GDP, thu nhập nước ngoài đại diện là GDP của Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại hiệu ứng đường cong J tại Nhật Bản. - Onafowora (2003) nghiên cứu hiệu ứng đường cong J ở các nước Đông Nam Á. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VECM xem xét mối quan hệ thương mại song phương của ba nước Đông Nam Á: Malaysia, Thái Lan, Indonesia với Mỹ và Nhật Bản. Theo đó, các biến được sử dụng trong mô hình: Tỷ số giá trị xuất khẩu chia nhập khẩu, GDP thực, tỷ giá hối đoái thực song phương,
- 7 D: biến giả nhận giá trị 0 giai đoạn trước khủng hoảng năm 1997 và nhận giá trị 1 cho giai đoạn sau đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy Indonesia và Malaysia tồn tại hiệu ứng đường cong J với cả Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên Thái Lan chỉ tồn tại hiệu ứng đường cong J với Mỹ còn với Nhật Bản thì Thái Lan tồn tại hiệu ứng đường cong S, cụ thể một cú sốc giảm trong tỷ giá thực ban đầu cải thiện cán cân thương mại nhưng sau đó trở nên xấu đi và cuối cùng là cải thiện cán cân thương mại theo mong muốn. - Dash (2003) nghiên cứu hiệu ứng đường cong J của Ấn Độ với bốn đối tác thương mại lớn Mỹ, Anh, Nhật, Đức. Bài nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình VECM với các biến GDP trong nước và GDP nước ngoài, tỷ giá hối đoái để xem xét mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương mại của Ấn Độ với các đối tác chính. Hàm phản ứng thúc đẩy IRF được sử dụng để xem xét xem hiệu ứng đường cong J có tồn tại và duy trì không. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa Ấn Độ- Mỹ thì tồn tài mối quan hệ nghịch biến giữa cán cân thương mại với tỷ giá và thu nhập trong nước, đồng biến với thu nhập nước ngoài. Giữa Ấn Độ- Anh tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa cán cân thương mại, tỷ giá và thu nhập nước ngoài, có mối quan hệ nghịch biến với thu nhập trong nước. Cả hai trường hợp này đều không tồn tại hiệu ứng đường cong J riêng Anh thì có tồn tại hiệu ứng đường cong S vì vậy nổ lực giảm giá đồng nội tệ sẽ không có tác dụng cải thiện trong cán cân thương mại với các đối tác này. Giữa Ấn Độ-Nhật và Ấn Độ -Đức thì cho mối quan hệ đồng biến trong ngắn hạn giữa cán cân thương mại, tỷ giá và thu nhập trong nước nhưng có mối quan hệ nghịch biến với thu nhập nước ngoài. Cả 2 trường hợp này đều tồn tại hiệu ứng đường cong J. Theo đó một nỗ lực làm giảm giá đồng nội tệ sẽ đưa đến một sự sụt giảm trong cán cân thương mại khoản 2 tháng và được cải thiện sau đó.
- 8 - Nadenichek (2006) nghiên cứu hiệu ứng đường cong J cho Mỹ và các nước còn lại trong nhóm G7 bằng mô hình SVECM theo đó các biến được sử dụng trong mô hình: sản lượng công nghiệp của Mỹ, sản lượng của các nước còn lại trong nhóm G7, tỷ giá hối đoái thực hiệu lực, cán cân thương mại của Mỹ. Kết quả cho thấy cán cân thương mại xấu đi trong khoản thời gian từ một đến bảy quý do sự sụt giảm trong tỷ giá và sau đó được cải thiện liên tục- hỗ trợ cho lý thuyết hiệu ứng đường cong J. - Fratzscher, Juvenal và Sarno (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá tài sản, tỷ giá và cán cân tài khoản vãng lai của Mỹ. Tác giả sử dụng một mô hình VAR đệ quy với các biến trong mô hình là chênh lệch giữa các biến tại Mỹ với nhóm nước còn lại thuộc nhóm G7: chênh lệch tiêu dùng khu vực tư nhân, chênh lệch lạm phát, chênh lệch lãi suất, tỷ giá hối đoái thực, chênh lệch chỉ số chứng khoản, chênh lệch giá nhà, cán cân thương mại chia cho GDP (nghiên cứu giả định sự biến động trong cán cân thương mại cũng chính là sự biến động trong cán cân tài khoản vãng lai). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa cán cân thương mại của Mỹ và tiêu dùng khu vực tư nhân, cán cân thương mại của Mỹ chịu ảnh hưởng mạnh của tiêu dùng khu vực tư nhân. Một cú sốc tỷ giá giải thích được 7% trong biến động của cán cân thương mại, giúp cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn. Tồn tại một mối quan hệ nghịch biến giữa cán cân thương mại của Mỹ và chỉ số giá chứng khoán. Một cú sốc trong giá chứng khoán giải thích được 5% biến động trong cán cân thương mại của Mỹ ngay trong quý đầu tiên và giải thích đươc 19.8% sau 20 quý. - Aziz (2008) nghiên cứu vai trò của tỷ giá trong cán cân thương mại ở Bangladesh. Nghiên cứu sử dụng mô hình ECM và hàm phản ứng thúc đẩy (IRF) với các biến: tỷ giá hối đoái thực, cán cân thương mại, GDP. Theo đó, mô hình ECM cho thấy tỷ giá hối đoái thực có ảnh hưởng mạnh đến cán cân
- 9 thương mại của Bangladesh trong ngắn hạn. Tiếp theo nghiên cứu sử dụng hàm phản ứng thúc đẩy để xem xét điều kiện cân bằng Marshall – Lerner và cho thấy điều kiện Marshall – Lerner không tồn tại trong ngắn hạn nhưng tồn tại trong dài hạn tức tồn tại hiệu ứng đường cong J ở Bangladesh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một nổ lực trong việc phá giá đồng tiền sẽ góp phần cải thiện cán cân thương mại của Bangladesh, tuy nhiên việc phá giá liên tục sẽ đưa đến những bất ổn trong kinh tế vĩ mô. 2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm thể hiện mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và cán cân thương mại. - Koray và McMillin (1999) nghiên cứu tác động cú sốc chính sách tiền tệ đến cán cân thương mại tại Mỹ với các biến kiểm soát là các biến của các nước còn lại trong nhóm nước G7. Theo đó các biến được sử dụng: Nhóm biến của Mỹ gồm: Sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), lãi suất liên bang Mỹ, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER); các biến kiểm soát gồm: sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất bình quân của các nước còn lại trong nhóm G7. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VAR đệ quy, kết quả cho thấy theo sau một cú sốc thắt chặt chính sách tiền tệ (sự tăng lên trong lãi suất) sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tăng, cán cân thương mại bị sụt giảm trong ngắn hạn và sau đó được cải, không tìm thấy “price puzzle” khi có một cú sốc thắt chặt tiền tệ. Ngoài ra kết quả cũng cho thấy xuất hiện “exchange rate puzzle” trong khoản hai quý. - Kim (2001) xem xét ảnh hưởng của cú sốc chính sách tiền tệ đến cán cân thương mại của các nền kinh tế nhỏ mở: Pháp, Ý và Anh. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình SVAR với các biến: Lãi suất ngắn hạn của nước nghiên cứu, cung tiền, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất liên bang của Mỹ, tỷ số xuất khẩu chia nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy theo sau một cú sốc mở rộng chính sách tiền tệ (lãi suất giảm, cung tiền tăng) đưa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn