intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được xem như một nguồn tài liệu tham khảo, một gợi ý chính sách giúp các nhà quản trị ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tình hình tập trung danh mục cho vay tại Việt Nam hiện đang như thế nào và qua đó đề ra định hướng hành động – chủ động đa dạng hay tập trung các danh mục này để tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- HUỲNH JAPAN TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA DANH MỤC CHO VAY ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- HUỲNH JAPAN TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA DANH MỤC CHO VAY ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên Ngành: Tài Chính − Ngân Hàng Mã số: 8.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PSG. TS. ĐẶNG VĂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. TÓM TẮT Với cơ chế trung gian huy động tiền gửi từ ngƣời tiết kiệm và cung cấp vốn cho khách hàng vay, các ngân hàng từ lâu luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chiến lƣợc tiếp cận đa dạng hóa danh mục cho vay mà các ngân hàng nên theo đuổi để tối ƣu hóa hiệu quả hoạt động và từ đó đóng góp vào sự ổn định tài chính là một vấn đề không kém phần quan trọng trong bối cảnh này. Trong nghiên cứu này, tác giả cố gắng trả lời một khía cạnh của vấn đề này bằng cách ƣớc tính tác động của mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng, sử dụng số liệu hàng năm từ 25 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017. Dữ liệu đƣợc sử dụng là dữ liệu bảng không cân bằng và các phƣơng pháp phân tích hồi quy Pooled OLS, FEM và REM đƣợc sử dụng để kiểm định. Mô hình đƣợc xây dựng bao gồm biến đƣợc giải thích là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đại diện cho lợi nhuận ngân hàng, các biến giải thích ngoài biến chính HHI đại diện mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay còn có các biến kiểm soát là logarit tự nhiên tổng tài sản (Size), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Eq) và tỷ lệ chi phí nhân sự trên tổng tài sản (Per). Kết quả hồi quy của mô hình FEM là mô hình phù hợp nhất đã cho thấy việc đa dạng hóa danh mục cho vay có tác động nghịch biến đến lợi nhuận ngân hàng. Nhƣ vậy tại điều kiện hoạt động của thị trƣờng ngân hàng Việt Nam, danh mục cho vay đa dạng hóa sẽ không mang lại lợi nhuận tốt hơn so với các danh mục cho vay tập trung tại các ngân hàng. Một sự tập trung danh mục cho vay cao hơn vào những ngành nghề sinh lời cao sẽ đem lại hiệu quả lợi nhuận tốt hơn cho các ngân hàng, trong bối cảnh các ngân hàng giám sát chặt chẽ đƣợc ngành nghề cho vay.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Huỳnh Japan Sinh ngày: 09 tháng 09 năm 1994, tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Là học viên cao học khóa XVIII của Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Mã số học viên: 020118160089 Cam đoan đề tài: “Tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” Chuyên ngành: Tài chính − Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Văn Dân Luận văn đƣợc thực hiện tại: Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2018 Ký tên Huỳnh Japan
  5. MỤC LỤC TÓM TẮT LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.....................................................................2 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3 1.4 Phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu ...........................................................3 1.5 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây ............................................................4 1.6 Đóng góp của đề tài .......................................................................................7 1.7 Bố cục bài nghiên cứu ...................................................................................7 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................8 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................9 2.1 Cơ sở lý luận về danh mục cho vay của ngân hàng thƣơng mại ...................9 2.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay .................................................................9 2.1.2 Danh mục cho vay ................................................................................10 2.1.2.1 Khái niệm danh mục cho vay.........................................................10 2.1.2.2 Phân loại danh mục cho vay ..........................................................12 2.1.3 Đa dạng hóa danh mục cho vay ............................................................18 2.1.3.1 Nội dung đa dạng hoá danh mục cho vay ......................................18 2.1.3.2 Chỉ số đánh giá mức độ đa dạng hóa .............................................19 2.2 Cơ sở lý luận về lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại ...............................21 2.2.1 Khái niệm ..............................................................................................21 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của của ngân hàng ..............................21 2.2.2.1 Giá trị lợi nhuận tuyệt đối ..............................................................21
  6. 2.2.2.2 Giá trị lợi nhuận tƣơng đối .............................................................22 2.2.3 Sự cần thiết phải gia tăng lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại ..........23 2.3 Cơ sở lý luận về rủi ro liên quan đến danh mục cho vay trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại .................................................................24 2.3.1 Khái niệm ..............................................................................................24 2.3.2 Hậu quả của rủi ro liên quan đến danh mục cho vay ............................25 2.3.3 Biện pháp hạn chế rủi ro liên quan đến danh mục cho vay ..................26 2.4 Cơ sở lý luận về tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại ....................................................................................27 2.4.1 Lý thuyết ngân hàng truyền thống ........................................................28 2.4.2 Lý thuyết tài chính doanh nghiệp .........................................................29 2.4.3 Lý thuyết danh mục đầu tƣ hiện đại .....................................................30 2.4.4 Lý thuyết về hiệu ứng đa dạng hóa phi tuyến tính ...............................31 2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại ....................................................................32 2.5.1 Nghiên cứu của Andreas Behr, Andreas Kamp, Christoph Memmel và Andreas Pfingsten (2007) ..................................................................................32 2.5.2 Nghiên cứu của Benjamin M.Tabak, Dimas M.Fazio và Daniel O.Cajueiro (2010) .............................................................................................34 2.5.3 Nghiên cứu của Sigve Aarflot và Lars Arnegård (2017) ......................35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................38 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................39 3.1 Mô hình nghiên cứu .....................................................................................39 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................40 3.3 Các biến nghiên cứu ....................................................................................41 3.3.1 Biến đo lƣờng lợi nhuận hoạt động của ngân hàng ..............................41 3.3.2 Biến đo lƣờng mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay ........................42 3.3.3 Các biến kiểm soát ................................................................................43 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................45
  7. 3.4.1 Các mô hình nghiên cứu .......................................................................45 3.4.1.1 Mô hình bình phƣơng tối thiểu gộp (Pooled OLS) ........................45 3.4.1.2 Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) ..........................46 3.4.1.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) ...............47 3.4.2 Lựa chọn mô hình hồi quy ....................................................................48 3.4.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ......................................................48 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................50 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................51 4.1 Thống kê mô tả và phân tích tƣơng quan ....................................................51 4.1.1 Thống kê mô tả .....................................................................................51 4.1.2 Phân tích tƣơng quan ............................................................................53 4.2 Kết quả hồi quy............................................................................................55 4.2.1 Kiểm định và lựa chọn mô hình............................................................55 4.2.2 Kiểm định và xử lý các khuyết tật mô hình ..........................................56 4.2.2.1 Kiểm định khuyết tật mô hình .......................................................56 4.2.2.2 Xử lý khuyết tật mô hình ...............................................................58 4.3 Thảo luận kết quả thực nghiệm ...................................................................59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..........................................................................................62 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .............................................................63 5.1 Kết luận........................................................................................................63 5.2 Một số hàm ý trong xây dựng danh mục cho vay ......................................64 5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tƣơng lai .....................................66 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5..........................................................................................68 KẾT LUẬN ........................................................................................................69 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FEM Fixed Effects Model - Mô hình tác động cố định Feasible Generalized Least Squares - Bình phƣơng tối thiểu tổng quát FGLS khả thi GMM General Moment Method - Phƣơng pháp moment tổng quán HHI Herfindahl Hirschman Index - Chỉ số Hirschman Herfindahl NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại OLS Ordinary Least Squares - Bình phƣơng tối thiểu thông thƣờng Pooled OLS Pooled Ordinary Least Squares - Bình phƣơng tối thiểu gộp REM Random Effects Model - Mô hình tác động ngẫu nhiên ROA Return On Asset - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE Return On Equity - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SE Shannon Entropy - Chỉ số Shannon Entropy TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn VIF Variance Inflation Factor - Nhân tử phóng đại phƣơng sai
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .............17 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ....................................................51 Bảng 4.2 Hệ số tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình ............................54 Bảng 4.3 Hệ số nhân tử phóng đại phƣơng sai của các biến nghiên cứu..................54 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo các mô hình Pooled OLS, FEM và REM ................55 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định F và Hausman để lựa chọn mô hình............................56 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình FEM ................................57 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy theo mô hình FEM có hiệu chỉnh phƣơng sai sai số thay đổi và tự tƣơng quan .................................................................................................58
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 ROA bình quân của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ...............................................................................................................52 Hình 4.2 Chỉ số HHI bình quân của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017 ......................................................................................................53
  11. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Một hệ thống tài chính hiệu quả là nền tảng quan trọng để mỗi quốc gia có điều kiện ổn định và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, mang lại sự thịnh vƣợng cho toàn xã hội. Với tính chất trung gian trong các giao dịch tài chính, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong mắc xích luân chuyển vốn từ ngƣời tiết kiệm sang ngƣời vay với cơ hội đầu tƣ sinh lời hiệu quả. Trong xu thế hiện đại hóa của hoạt động ngân hàng, các mảng nghiệp vụ kinh doanh của hệ thống ngân hàng đang dần chuyển dịch sang hƣớng dịch vụ, nhằm đa dạng hóa các hoạt động sinh lời của mình và giảm đi rủi ro từ nghiệp vụ cho vay truyền thống. Tuy nhiên, với bản chất là trung gian luân chuyển vốn – vừa huy động và vừa cho vay thì có thể thấy rằng với hầu hết các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) tại Việt Nam hiện nay, cho vay vẫn luôn là hoạt động kinh doanh có tầm quan trọng bậc nhất. Thời gian gần đây ngƣời ta đã chứng kiến rất nhiều khó khăn đối với hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân chi phối chủ yếu xuất phát từ việc vốn vay đƣợc rót vào những ngành nghề, những đối tƣợng không đem lại hiệu quả, hay nói cách khác là danh mục cho vay của ngân hàng lúc này không sinh lời cho ngân hàng sở hữu. Có thể xét rộng hơn trên thị trƣờng tài chính toàn cầu, câu hỏi về việc các ngân hàng nên đa dạng hay chuyên môn hóa các hoạt động cho vay của họ là điều rất quan trọng để xem xét trong bối cảnh mà hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 đã minh chứng cho sự phơi nhiễm quá mức của các ngân hàng đối với thị trƣờng nhà ở Mỹ, từ đó khơi màu thành một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng quy mô toàn cầu. Tại Việt Nam, các NHTM thực hiện cho vay theo nhiều ngành nghề kinh tế, tuy nhiên nếu xét trong tổng danh mục cho vay thì chỉ có một số ngành kinh tế cơ bản chiếm tỷ trọng lớn. Điều này dẫn đến hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam đang tiềm ẩn rủi ro khá lớn, đó là rủi ro tập trung danh mục và có khả năng ảnh hƣởng không tốt đến lợi nhuận ngân hàng. Bởi lẽ nhƣ đã đề cập, với đặc thù
  12. 2 hoạt động của các NHTM Việt Nam, cho vay vẫn là một hoạt động chính và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Qua đây có thể thấy việc phải thiết kế một danh mục cho vay nhƣ thế nào để mang lại hiệu quả cho các ngân hàng, cụ thể là làm tăng lợi nhuận mang về cho mỗi nhà băng là vấn đề rất đƣợc quan tâm. Với định hƣớng tìm ra đƣợc tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam là nhƣ thế nào, tác giả đã chọn đề tài “Tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm luận văn nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: tìm ra tác động của đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam, từ đó đƣa ra những lý giải và hàm ý cần thiết. Để đạt đƣợc đƣợc mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể sau cần thực hiện: - Phân tích đánh giá tính đa dạng hoá của danh mục cho vay của NHTM Việt Nam. - Tình hình lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. - Tìm ra đƣợc tác động của việc đa dạng hóa danh mục cho vay đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam. - Cơ sở giải thích phù hợp cho tác động đƣợc tìm ra. - Hàm ý trong vấn đề xây dựng danh mục cho vay của các NHTM Việt Nam. Nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nhƣ vừa nêu, luận văn đƣợc thực hiện sẽ lần lƣợt trả lời các câu hỏi sau đây: - Tình hình lợi nhuận hoạt động của các NHTM Việt Nam ra sao? Danh mục cho vay của các ngân hàng đƣợc thiết kế nhƣ thế nào? - Tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là nhƣ thế nào? - Tác động phát hiện đƣợc gây ra bởi những nguyên nhân nào? - Định hƣớng của các NHTM Việt Nam trong việc xây dựng danh mục cho vay hiệu quả sẽ ra sao?
  13. 3 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: tác động của đa dạng hoá danh mục cho vay đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Phạm vi nghiên cứu: mẫu thu thập trên 25 NHTM Việt Nam có công khai tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, với dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong giai đoạn 2008 – 2017. Giới hạn phân loại theo ngành của danh mục cho vay sẽ đƣợc luận văn khai thác và phân tích. 1.4 Phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu - Phƣơng pháp tổng hợp: bài nghiên cứu tổng hợp các mặt lý luận và cả thực nghiệm về danh mục cho vay đã đƣợc áp dụng tại các nƣớc phát triển trên thế giới, để từ đó hình thành cơ sở lý thuyết và khung giả thuyết kiểm định cho bài nghiên cứu. - Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng dựa trên mô hình hồi quy dữ liệu dạng bảng không cân bằng (Unblanced Panel Data). Trong bài luận văn này, tác giả chủ yếu kế thừa các nghiên cứu của Sigve Aarflot và Lars Arnegård (2017), đã xây dựng mô hình nghiên cứu và các biến cho hệ thống NHTM Na Uy. Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu thêm các mô hình nghiên cứu xây dựng cho hệ thống ngân hàng ở các nƣớc nhƣ Đức, Italia, Brazil,… của các tác giả khác. Qua đó tìm những điểm tƣơng đồng, phù hợp về quy mô ngân hàng, năng lực hoạt động và mức độ công bố thông tin để có thể áp dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng ba phƣơng pháp nghiên cứu là Pooled Regression, Fixed Effect Model, Random Effect Model và đồng thời tiến hành các kiểm định liên quan để lựa chọn phƣơng pháp phù hợp nhất làm mô hình kiểm định. - Ngoài ra với luận văn này, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ thống kê, phân tích, đánh giá số liệu về thực trạng hoạt động của ngân hàng để tiến hành nghiên cứu. Với phƣơng pháp nghiên cứu vừa nêu, cùng với bám sát vào mục tiêu đề ra, bài nghiên cứu sẽ tiến hành mô tả, đánh giá danh mục cho vay dựa trên mức độ đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động dựa trên lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Trên
  14. 4 cơ sở đó xem xét mối quan hệ giữa việc đa dạng hóa danh mục cho vay và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu thu thập số liệu từ các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017, sử dụng mô hình kinh tế lƣợng để kiểm định các mối quan hệ và mức độ ý nghĩa của các mối quan hệ này. Từ đó bài nghiên cứu sẽ đánh giá, giải thích mối quan hệ giữa đa dạng hóa danh mục cho vay và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trên cơ sở thực tế hoạt động của ngành trong giai đoạn nghiên cứu, làm cơ sở đƣa ra những đề xuất và định hƣớng hoạt động của ngành trong tƣơng lai. 1.5 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây Rất nhiều các tài liệu thực nghiệm đƣợc thực hiện về đa dạng hóa liên quan đến hoạt động và rủi ro của ngân hàng tập trung vào hiệu quả của sự đa dạng hóa theo khu vực địa lý và sản phẩm của ngân hàng. Tuy nhiên cũng đã có nhiều tác giả trên thế giới có hƣớng nghiên cứu nhằm vào việc đa dạng hóa các ngành nghề cho vay khi xây dựng danh mục cho vay và tác động của nó lên lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi đó các nghiên cứu thực nghiệm đƣợc thực hiện ở Việt Nam là không nhiều, chƣa đƣợc chuyên sâu và còn các khoảng trống cần đƣợc khai thác cho thực tiễn hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Nghiên cứu tiêu biểu đầu tiên về mối quan hệ giữa danh mục cho vay và lợi nhuận ngân hàng đƣợc thực hiện bởi Acharya và cộng sự (2004). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 105 ngân hàng Italia trong giai đoạn 1993 – 1998 và phân tích ảnh hƣởng của việc đa dạng hóa ngành cho vay của ngân hàng đối với hiệu quả hoạt động (ROA) và rủi ro (đo lƣờng bằng giá trị nợ xấu). Để đánh giá mức độ tập trung vốn vay của các ngân hàng, các tác giả sử dụng thƣớc đo truyền thống Hirschman Herfindahl Index (HHI). Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố đa dạng hóa có tác động không đáng kể đến lợi nhuận khi rủi ro thấp nhƣng có tác động tƣơng đối tích cực khi rủi ro tiếp cận mức độ vừa phải. Từ nghiên cứu này, các tác giả đƣa ra quan điểm rằng việc đa dạng hoá chỉ đƣợc chứng minh là có đóng góp tích cực cho lợi nhuận khi các khoản vay có rủi ro vừa phải.
  15. 5 Đại diện ngân hàng Deutsche Bundesbank, Hayden và cộng sự (2006) xem xét mức độ đa dạng hóa ngành nghề và địa lý (đo bằng HHI) ảnh hƣởng đến lợi nhuận (ROA) của 983 ngân hàng Đức trong giai đoạn dữ liệu 1996 – 2002. Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số VaR (value at risk) đại diện cho rủi ro, nó mô tả tổn thất tối đa có thể mong đợi giả định thị trƣờng diễn ra bình thƣờng và đây là một kỹ thuật thống kê thƣờng đƣợc sử dụng để ƣớc tính rủi ro danh mục đầu tƣ của ngân hàng. Những phát hiện chung của nghiên cứu cho thấy không có lợi ích gì từ đa dạng hóa, bất kể sự đa dạng về địa lý hay ngành nghề. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy khả năng sinh lợi của các ngân hàng có xu hƣớng gia tăng trong trƣờng hợp đa dạng hóa ngành ở mức độ rủi ro vừa phải. Do đó, kết quả đƣợc cho rằng trùng khớp với mô hình của Acharya và cộng sự (2004), rằng ý nghĩa của việc đa dạng hoá phụ thuộc mạnh mẽ vào mức độ rủi ro cơ bản của danh mục cho vay và chỉ có lợi trong các kịch bản rủi ro trung bình. Nhóm nghiên cứu Chen và cộng sự (2013) đã thực hiện một nghiên cứu để phân tích tác động của việc tập trung các khoản vay theo ngành tại 16 ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 2007 - 2011 thông qua cách sử dụng các khoản vay dƣới chuẩn nhƣ một chỉ số đo lƣờng rủi ro. Phát hiện của nghiên cứu này là các ngành đƣợc cân bằng rủi ro bởi các giá trị beta tƣơng ứng qua đó nắm bắt đƣợc những thay đổi trong rủi ro có hệ thống khi xây dựng biện pháp tập trung (HHI). Khác với Acharya và cộng sự (2004), nhóm nghiên cứu Chen tìm thấy một mối quan hệ đồng biến đáng kể giữa việc tập trung vốn vay và rủi ro ngân hàng, điều này diễn ra đồng thời với lợi ích của sự đa dạng hoá danh mục cho vay đem lại những ảnh hƣởng tích cực cho lợi nhuận ngân hàng. Berger và cộng sự (2010) trƣớc đó đã thực hiện một nghiên cứu tƣơng tự trên thị trƣờng ngân hàng Nga. Dữ liệu của họ bao gồm 1.292 ngân hàng trong khoảng thời gian năm 1999 – 2006. Họ sử dụng một bộ các chỉ số bao gồm các khoản nợ xấu, độ lệch tiêu chuẩn của thu nhập hàng quý và khoản dự phòng rủi ro làm thƣớc đo cho rủi ro, trong khi lợi nhuận trên tài sản đƣợc áp dụng nhƣ một tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác
  16. 6 giả đã sử dụng chỉ số HHI để đo mức độ tập trung danh mục cho vay. Kết quả hồi quy tìm thấy một mối quan hệ không đơn điệu giữa mức độ đa dạng hóa và lợi nhuận của ngân hàng. Hơn nữa, một ngân hàng có danh mục vay vốn tập trung đƣợc xác định có lợi hơn và ít rủi ro hơn cho đến một ngƣỡng nhất định. Trái ngƣợc với ngành ngân hàng Italia và ý tƣởng của tác giả Winton (1999), bằng chứng từ thị trƣờng ngân hàng Nga cho thấy lợi thế từ đa dạng hóa có xu hƣớng tăng lên ở mức độ rủi ro cao hơn. Một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện bởi Benjamin M. Tabak, Dimas M.Fazio và Daniel O.Cajueiro (2010) đã phân tích khả năng giảm rủi ro đối với sự đa dạng hóa của 96 NHTM tại Brazil trong khoảng thời gian 2003 – 2009. Những phát hiện của họ chỉ ra rằng mức độ tập trung vốn vay cao hơn, nhìn chung sẽ phần nào dẫn tới sự gia tăng lợi nhuận và đồng thời giảm rủi ro vỡ nợ. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyên môn hóa trong cho vay cải thiện hiệu quả tài chính tổng thể cho các NHTM của Brazil ở mức độ tƣơng đối. Gần đây nhất, các tác giả Sigve Aarflot và Lars Arnegård (2017) đã kiểm định hiệu quả của đa dạng hóa danh mục cho vay theo ngành đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng khi đo bằng lợi nhuận trên tài sản. Bằng cách sử dụng một tập dữ liệu duy nhất bao gồm các khoản vay của 112 ngân hàng tại Na Uy trong giai đoạn 2004 – 2013. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng sự lựa chọn chiến lƣợc đa dạng hóa của các ngân hàng có ảnh hƣởng đáng kể đến lợi nhuận và những phát hiện này phù hợp với quan điểm của Diamond (1984) và những ngƣời khác trong lý thuyết ngân hàng truyền thống, những ngƣời dựa trên các biện pháp khuyến khích giám sát và cải thiện hiệu quả hoạt động, khi các ngân hàng trở nên đa dạng hơn. Kết luận nhóm nghiên cứu đƣa ra cho thấy rõ ràng khi yếu tố tập trung vốn cho vay tăng lên dƣờng nhƣ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên dƣờng nhƣ trùng khớp với quan điểm của lý thuyết tài chính doanh nghiệp về đa dạng hóa, rằng các doanh nghiệp nên tập trung hoạt động để mang lại hiệu quả cao hơn. Trong số các nghiên cứu vừa đƣợc nêu, chỉ có nghiên cứu của nhóm Sigve Aarflot và Lars Arnegård
  17. 7 (2017) tại ngân hàng Na Uy và nhóm Chen cùng cộng sự (2013) tại ngân hàng Trung Quốc đã tìm ra đƣợc mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Có một xu hƣớng rõ ràng là các ngân hàng chuyên môn hóa hoạt động đƣợc đánh giá tốt hơn so với các ngân hàng với danh mục cho vay đa dạng hơn. Hơn nữa, hiệu quả của các chiến lƣợc đa dạng hóa khác nhau ở một góc độ nào đó vẫn phụ thuộc vào mức độ rủi ro cơ bản. 1.6 Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc xem nhƣ một nguồn tài liệu tham khảo, một gợi ý chính sách giúp các nhà quản trị ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đánh giá đƣợc tình hình tập trung danh mục cho vay tại Việt Nam hiện đang nhƣ thế nào và qua đó đề ra định hƣớng hành động – chủ động đa dạng hay tập trung các danh mục này để tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. 1.7 Bố cục bài nghiên cứu Bố cục của bài nghiên cứu phù hợp với quy trình nghiên cứu định lƣợng, đƣợc chia làm 5 chƣơng:  Chƣơng 1: Giới thiệu  Chƣơng 2: Cơ sở lý luận  Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu  Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu  Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý
  18. 8 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Rõ ràng hiện tại ta có thể thấy chức năng và tầm quan trọng to lớn của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế. Do vậy một khi hệ thống ngân hàng yếu kém và hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Và việc cơ cấu danh mục cho vay của các ngân hàng sao cho hợp lý là điều tất yếu khi mà những rủi ro ảnh hƣởng đến danh mục cho vay ngân hàng ngày càng trở nên hiển hiện hơn. Lịch sử thế giới cũng chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 bắt nguồn từ việc cho vay tập trung và hậu quả dẫn đến là rất đáng phải xem xét. Trong chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã vạch ra định hƣớng nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các mục tiêu với những nền tảng, công cụ cần thiết chuẩn bị. Với các phần tiếp theo sau của luận văn, tác giả sẽ bám sát định hƣớng đề ra và từng bƣớc đạt đến mục tiêu ban đầu đề ra.
  19. 9 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Cơ sở lý luận về danh mục cho vay của ngân hàng thƣơng mại 2.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay Gắn liền với hoạt động của ngân hàng, cho vay là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay sẽ bù đắp các khoản chi phí nhƣ chi phí tiền gửi, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí dự phòng, chi phí thuế các loại,... Theo đó cho vay đƣợc hiểu là hành vi cho ngƣời khác sử dụng một khoản tiền nhất định với nguyên tắc hoàn trả sau một thời hạn xác định thỏa thuận với số tiền lớn hơn số tiền ban đầu, trong số tiền này có phần tiền gốc ban đầu và phần lãi vay cũng là phần thu nhập để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay đƣợc nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế thực hiện nhƣ cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính hay cả các cá nhân. Trong đó ngân hàng đƣợc biết nhƣ là một tổ chức chuyên sâu vào lĩnh vực cho vay với quy mô lớn và lực lƣợng khách hàng đông đảo nhất. Tại Việt Nam theo thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam quy định về việc cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng, thì cho vay đƣợc định nghĩa là: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”. Từ những cơ sở vừa nêu, một cách tổng quát, hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động kinh doanh thông qua sự chuyển giao tạm thời một lƣợng giá trị từ phía ngân hàng sang phía ngƣời đi vay, với sự cam kết hoàn trả cả gốc và lãi từ phía ngƣời đi vay vào một thời điểm xác định trong tƣơng lai khi khoản vay đáo hạn. Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng cũng càng tăng nhanh và theo đó phạm vi cho vay cũng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nƣớc có ngành ngân hàng phát triển trên thế giới. Cho vay của
  20. 10 các ngân hàng đã mở rộng từ cho vay ngắn hạn đến cả cho vay trung dài hạn, thực hiện trên nhiều khu vực địa lý khác nhau, hƣớng đến các đối tƣợng khách hàng vay vốn cũng đã dạng hơn, dựa trên cơ sở có bảo đảm bằng đa dạng các loại tài sản hay không đƣợc bảo đảm, đồng thời đƣợc tiến hành trên nhiều ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế. Với bất kỳ thị trƣờng ngân hàng nào, khi một ngân hàng đƣợc thành lập và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thƣờng xuyên của nó là cho ai vay và cho vay vào đâu. Càng về sau, vấn đề đặt ra thêm nữa cho các ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc cho ai vay, mà cho vay lợi tức có cao không và an toàn không. Nhƣ vậy những lo ngại của ngân hàng khi giải ngân đồng vốn ra khỏi hệ thống của mình sao cho hợp lý luôn đƣợc các ngân hàng cân nhắc và xem xét rất kỹ để qua đó đạt đƣợc những thị phần chắc chắn, đi kèm vấn đề an toàn của vốn và khả năng sinh lời hiệu quả. 2.1.2 Danh mục cho vay 2.1.2.1 Khái niệm danh mục cho vay Nghiên cứu về danh mục cho vay đã đƣợc thực hiện rất nhiều tại các nƣớc trên thế giới, theo đó thì các khái niệm về danh mục cho vay cũng đã đƣợc rất nhiều học giả, tổ chức đƣa ra. Sau đây bài nghiên cứu sẽ tổng hợp lại một số nhận định tiêu biểu để từ đó rút ra định nghĩa tổng quát nhất làm cơ sở nghiên cứu cho mình. Trƣớc tiên bắt đầu với khái niệm mang tính tổng quát hơn về danh mục đầu tƣ. Theo từ điển tài chính thì một danh mục đầu tƣ là một nhóm các tài sản nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền và tài sản tƣơng đƣơng tiền, có thể bao gồm các tài sản có khả năng giao dịch, nhƣ bất động sản, tác phẩm nghệ thuật và đầu tƣ tƣ nhân. Danh mục đầu tƣ đƣợc tổ chức trực tiếp bởi nhà đầu tƣ hoặc đƣợc quản lý bởi các chuyên gia tài chính. Nhà đầu tƣ nên xây dựng danh mục đầu tƣ phù hợp với khả năng chịu rủi ro và mục tiêu đầu tƣ của mình. Các nhà đầu tƣ cũng có thể có nhiều danh mục đầu tƣ cho nhiều mục đích khác nhau. Khái niệm danh mục đầu tƣ cũng xuất hiện rất nhiều trong công trình nghiên cứu của Markowitz (1952) liên quan đến lý thuyết danh mục đầu tƣ và đƣờng cong hiệu quả. Markowitz đã sửa dụng các công cụ toán học để mô tả quá trình lựa chọn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2