Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của độ mở ư mại, độ mở tài chính và cơ chế điều hành tỷ giá lên lạm phát tại các quốc gia Châu Á
lượt xem 4
download
Nghiên cứu đề cập đến cuộc tranh luận giữa việc sử dụng chính sách dựa trên quy tắc so với chính sách tùy nghi trong chính sách tiền tệ. Một mối tương quan nghịch có ý nghĩa giữa lạm phát và độ mở ngụ ý rằng ngân hàng trung ương sẽ không có động cơ tạo ra lạm phát bất ngờ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của độ mở ư mại, độ mở tài chính và cơ chế điều hành tỷ giá lên lạm phát tại các quốc gia Châu Á
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- BÙI THỊ THÙY DUNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘ MỞ THƢƠNG MẠI, ĐỘ MỞ TÀI CHÍNH VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ LÊN LẠM PHÁT TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- BÙI THỊ THÙY DUNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘ MỞ THƢƠNG MẠI, ĐỘ MỞ TÀI CHÍNH VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ LÊN LẠM PHÁT TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa. Số liệu trong các bảng biểu và hình vẽ phục vụ cho việc phân tích có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng, được chính tác giả thu thập và xử lý. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả khác và đều có chủ thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Các nội dung và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 Tác giả Bùi Thị Thùy Dung
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT......................................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................................. 2 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ............................................................ 11 2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở thƣơng mại, độ mở tài chính và lạm phát............. 11 2.2 Các nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát ................................................. 15 2.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở thƣơng mại, độ mở tài chính, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát ................................................................................................................................ 18 3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................................. 22 3.2 Xây dựng mô hình ............................................................................................................................ 27 3.3 Dữ liệu và các thống kê mô tả .......................................................................................................... 29 3.1.1 Phân loại cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái .............................................................................. 29 3.1.2 Đo lường độ mở tài chính và độ mở thương mại ..................................................................... 32 3.4 Dự đoán sơ bộ dữ liệu ....................................................................................................................... 34 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 41 4.1 Kết quả ƣớc lƣợng ............................................................................................................................ 41 4.2 Kiểm định kết quả hồi quy với các chỉ số đo lƣờng “de facto” các biến Cơ chế điều hành tỷ giá và Độ mở tài khoản vốn ................................................................................................................................. 51 4.2.1 Kiểm định kết quả với chỉ số đo lường tính linh hoạt của cơ chế điều hành tỷ giá trên thực tế 51 4.2.2 Kiểm định kết quả với chỉ số đo lường độ mở tài khoản vốn trên thực tế ............................. 54 4.3 So sánh kết quả nghiên cứu qua các nhóm nƣớc theo mức thu nhập, độ mở và lạm phát......... 55
- CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 62 5.1 Kết luận của bài nghiên cứu ............................................................................................................ 62 5.2 Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo ............................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ Ý nghĩa Phương pháp ước lượng hai giai 2SLS Two-stage least squares đoạn tối thiểu AE Advanced Economies Các nền kinh tế phát triển Annual Report on Exchange rate Báo cáo thường niên về Các thỏa AREAER Arrangements and Exchange thuận tỷ giá và các hạn chế giao Restrictions dịch CC Capital Controls Kiểm soát vốn CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng Hướng dẫn từ Cục thống kê thương DOTS Direction of Trade Statistics mại EM Emerging Markets Thị trường mới nổi FE Fix Effects Hiệu ứng cố định Generalized Methods of GMM Mô hình GMM Moments High Capital Controls HCC Kiểm soát vốn mức độ cao HI High Inflation Lạm phát cao HTO High Trade Openness Độ mở thương mại lớn IMF International Monetary Fund Qũy tiền tệ quốc tế INF Inflation Lạm phát IT Inflation Targeting Lạm phát mục tiêu LCC Low Capital Controls Kiểm soát vốn mức độ thấp LI Low Inflation Lạm phát thấp
- LIC Low Income Country Nước thu nhập thấp LTO Low Trade Openness Độ mở thương mại thấp MCC Medium Capital Controls Kiểm soát vốn mức độ trung bình MI Medium Inflation Lạm phát trung bình MTO Medium Trade Openness Độ mở thương mại trung bình Nhóm quốc gia không sử dụng Non-IT Non-Inflation Targeting Lạm phát mục tiêu RE Random Effects Hiệu ứng ngẫu nhiên SEM Simultaneous Equation Model Mô hình ước lượng đồng thời TO Trade Openness Độ mở thương mại WB World Bank Ngân hàng Thế giới WDI World Development Indicators Chỉ số phát triển Thế giới WEO World Economic Outlook Triển vọng Kinh tế Thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Phân loại cơ chế điều hành tỷ giá theo pháp lý “de jure” 31 Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến đưa vào mô hình 34 Bảng 3.3 Tương quan giữa các biến trong mô hình 37 Bảng 4.1 Kết quả hồi quy: [1]-[8] 42 Bảng 4.2 Kết quả hồi quy (tiếp theo): [9]-[16] 46 Bảng 4.3 Danh sách biến sử dụng trong ước lượng Ordered Probit 49 Bảng 4.4 Phân loại các nước theo trình độ phát triển kinh tế 56 Kết quả nghiên cứu giữa các nhóm quốc gia theo trình độ phát Bảng 4.5 57 triển kinh tế Kết quả nghiên cứu giữa các nhóm quốc gia theo độ mở thương Bảng 4.6 58 mại Kết quả nghiên cứu giữa các nhóm quốc gia theo mức độ kiểm Bảng 4.7 59 soát vốn Bảng 4.8 Kết quả nghiên cứu giữa các nhóm quốc gia theo mức lạm phát 60 Kết quả nghiên cứu giữa các nhóm quốc gia theo chính sách Bảng 4.9 60 tiền tệ lạm phát mục tiêu
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Tên hình Trang Phân phối cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tại 21 quốc gia Hình 3.1 35 Châu Á giai đoạn 1999-2013 Lạm phát trung bình theo các nhóm cơ chế điều hành tỷ giá tại Hình 3.2 36 21 quốc gia Châu Á giai đoạn 1999-2013 Mối tương quan giữa lạm phát và độ mở thương mại tại 21 Hình 3.3 38 quốc gia Châu Á giai đoạn 1999-2013 Mối tương quan giữa lạm phát và chỉ số đại diện cho mức độ Hình 3.4 kiểm soát vốn “de jure” tại 21 quốc gia Châu Á giai đoạn 39 1999-2013 Mối tương quan giữa lạm phát và chỉ số đại diện cho độ mở Hình 3.5 39 các dòng vốn tại 21 quốc gia Châu Á giai đoạn 1999-2013
- 1 TÓM TẮT Một vấn đề quan trọng trong việc hoạch định chính sách tiền tệ là vấn đề “time inconsistency”, có thể hiểu là vấn đề thiếu nhất quan theo thời gian, mà ngân hàng Trung ương các nước đã và đang phải đối diện. Nghiên cứu này kiểm tra tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái lên lạm phát của 21 quốc gia châu Á từ 1999 đến 2013. Bằng việc sử dụng cả hai phương pháp “de jure” và “de facto”1, bài nghiên cứu nhận thấy việc tự do hóa tài khoản vốn cũng như việc chuyển từ các cơ chế điều hành tỷ giá khác sang cơ chế tỷ giá cố định có tác dụng làm giảm lạm phát tại các quốc gia nghiên cứu, nhất là các quốc gia thuộc nhóm các thị trường mới nổi với mức độ lạm phát trung bình và một cơ chế kiểm soát vốn nghiêm ngặt trong hiện tại. Tuy nhiên, bài nghiên cứu lại không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào ủng hộ chính sách mở cửa thương mại, xét trên khía cạnh làm giảm lạm phát. Từ khóa: Chính sách tiền tệ, Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái, Độ mở thương mại, Kiểm soát vốn, Lạm phát. 1 “De facto” là cách diễn đạt có nguồn gốc từ tiếng Latin có nghĩa là “actual” (trên thực tế - nếu được dùng như một tính từ) và có nghĩa “in practice” (trên thực tế - nếu được dùng như một trạng từ). Trong thuật ngữ liên quan đến chuyên ngành luật, thì cụm từ “de facto” thường dùng với nghĩa trái với từ “de jure” có nghĩa là “thành luật”. Trong bài nghiên cứu này, “de jure” được hiểu là một chính sách mà một quốc gia tuyên bố theo đuổi, có ý nghĩa về mặt pháp lý trong khi “de facto” là những gì thực sự diễn ra ở quốc gia đó.
- 2 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU Câu chuyện lạm phát từ lâu đã trở thành chủ đề được tranh luận và quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế toàn thế giới. Nếu như giảm phát, trong những năm gần đây, là mối quan ngại lớn cản trở sự phục hồi và phát triển của các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ hay Nhật Bản thì lạm phát cao thực sự là nỗi lo sợ của những quốc gia thuộc nhóm các thị trường mới nổi và đang phát triển – cũng chính là nhóm chiếm tỷ lệ lớn trong khu vực Châu Á xét về trình độ phát triển kinh tế. Một cách khách quan, lạm phát vẫn có thể đem đến mặt tích cực, đóng vai trò như một chất xúc tác cho sự tăng trưởng kinh tế nhưng vấn đề là điều này chỉ có thể đạt được khi lạm phát được giữ ở mức độ vừa phải. Trong khi đó, lạm phát cao thực sự là mối nguy hại khôn lường khi nó làm xói mòn giá trị thực tế của đồng tiền, làm suy giảm lòng tin của người dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đồng bản tệ của một quốc gia và từ đó kéo theo hàng loạt các hệ lụy khác. Do đó, trong những năm trở lại đây, chính phủ nhiều quốc gia đã bị đặt trước trình trạng buộc phải từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kinh tế để giữ sự ổn định trong giá cả tiêu dùng – đại diện qua chỉ số giá tiêu dùng CPI. Ở Việt Nam, ba năm trở lại đây, không phải tăng trưởng mà chính kiểm soát tốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mới được chọn là mục tiêu hàng đầu của nền kinh tế. Trong quá trình chèo lái con thuyền mang tên “Kinh Tế”, mỗi chính phủ đều đã đặt ra những mục tiêu vĩ mô của riêng mình và cũng đã thực hiện hàng hoạt các biện pháp khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu đó. Tuy nhiên, quá trình thực hiện lại phát sinh một vấn đề mà các nhà kinh tế học thường gọi là “time inconsistency”. Thuật ngữ “time inconsistency”, có thể được hiểu là tính bất nhất về thời gian hay còn gọi là vấn đề thiếu nhất quán theo thời gian, từ lâu đã được công nhận là một vấn đề trung tâm trong nền kinh tế vĩ mô quốc tế (Kydland và Prescott, 1977). Nói chung, “time inconsistency” chỉ trường hợp một cá thể kinh tế phải đối diện với
- 3 cùng một quyết định tại hai thời điểm khác nhau, mà quyết định tối ưu ở mỗi thời điểm một khác. Xét trên phương diện kinh tế, mà cụ thể là lĩnh vực tài chính, “time inconsistency” là vấn đề phát sinh do ngân hàng trung ương thường đi chệch lại với những mục tiêu chính sách thông báo trước đó và tham gia vào một chính sách tiền tệ mở rộng. Một ví dụ cụ thể cho vấn đề này, đó là giai đoạn giữa năm 2004, khi lạm phát của Việt Nam bắt đầu tăng lên cao hơn nhiều năm trước đó thì người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước tuyên bố rằng sẽ kiểm soát được tình trạng này và đảm bảo rằng lạm phát của cả năm là chỉ khoảng 7%. Để đạt được cam kết này thì Ngân hàng sẽ phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng không quá 25%2. Nhưng rốt cuộc, lạm phát cả năm 2004 là 9.5% và tốc độ tăng trưởng tín dụng theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là 32%. Năm tiếp theo, cũng cơ quan này cũng tuyên bố rằng sẽ kiểm soát lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng và kiểm soát tăng trưởng tín dụng không quá 25% 3 . Một lần nữa, lạm phát trong năm 2005 không thấp hơn tăng trưởng và tín dụng tăng ở mức 31%, cũng theo báo cáo của IMF. Câu chuyện trên là một minh họa cho hành động không đi đôi với lời nói của nhà làm chính sách và nếu vấn đề này cứ lập đi lập lại thì lý thuyết kinh tế gọi là sự bất nhất của chính sách tuỳ nghi (the time inconsistency of discretionary policy). Sự bất nhất này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chính sách kinh tế theo thời gian. Các nhà làm chính sách thường chọn cách chủ động can thiệp khi nền kinh tế gặp những vấn đề trục trặc như suy thoái, thất nghiệp hoặc lạm phát tăng. Và khi tiến hành việc can thiệp này thì các nhà làm chính sách cũng có quyền lựa chọn cho mình một chiến lược theo kiểu quy tắc (rules) hoặc tuỳ nghi (discretion). Chính sách theo qui tắc chính là việc chính phủ công bố một quy tắc hay công thức mô tả 2 Bài phỏng vấn Thống đốc NHNN Lê Đức Thuý “Lạm phát cả năm sẽ dừng ở mức 6%” đăng trên VnEpress ngày 17/8/2004 (Xem tại: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/lam-phat-ca-nam-se-dung-o-muc-6- 2679370.html) 3 Bài phỏng vấn Thống đốc NHNN Lê Đức Thuý “2005: Tiếp tục chính sách tiền tệ ổn định” đăng trên VnExpress ngày 10/2/2005. (Xem tại: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/2005-tiep-tuc- chinh-sach-tien-te-on-dinh-2677087.html)
- 4 phản ứng chính sách của mình qua các thời kỳ một cách nhất quán qua thời gian và không thể tự ý đảo ngược (Nguyễn Hoài Bảo, 2008). Ví dụ, chính phủ có thể cam kết rằng giá xăng trong nước sẽ được chính phủ bù lỗ và sẽ không tăng cho dù giá xăng dầu trên thế giới như thế nào. Ngược lại, một chính sách gọi là tuỳ nghi là khi chính phủ được quyền quyết định chính sách cho từng tình huống hay từng thời kỳ cụ thể và quyết định chính sách của thời kỳ này không liên hệ đến thời kỳ khác. Cũng là một ví dụ về giá xăng, nhưng trong trường hợp này chính phủ không cho biết biến động giá xăng trong nước như thế nào trong giai đoạn sắp tới mà tuỳ thụôc vào tình hình giá cả xăng dầu trên thế giới. Hai ví dụ trên có vẻ quen thuộc và gần gũi khi đây chính là những gì thực tế đang diễn ra trong chính sách quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam và rất được dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua. Chính sách tuỳ nghi, do vậy, có thể dẫn đến một vấn đề gọi là “time inconsistency”, cụ thể đó là một khi chính phủ công bố trước một chính sách thì công bố này sẽ tạo tác động kỳ vọng đến người dân. Sau khi người dân hình thành kỳ vọng thì chính phủ lại âm thầm thay đổi và không làm đúng như thông báo ban đầu của mình. Rõ ràng, trong tình huống này, nhà làm chính sách và dân chúng cùng đang tham gia vào một trò chơi chiến lược. Hành động của bên này tuỳ thuộc vào dự đoán bên kia sẽ làm gì. Bất kỳ một chính sách nào, kết quả của nó không những bắt nguồn từ mục tiêu mong muốn của chính phủ mà còn phụ thuộc vào phản ứng của người dân. Nếu kỳ vọng của người dân là khác với những gì chính phủ dự đoán thì tác động của chính sách có thể đi chệch với hướng ban đầu mà chính phủ dự tính. Nếu việc âm thầm thay đổi này của chính phủ lặp đi lặp lại thì lòng tin của người dân đối với chính phủ sẽ không còn, và điều này dẫn đến một hệ quả khác về mặt chính sách khi chính phủ không còn cơ hội xem kỳ vọng của dân chúng trong giai đoạn tiếp theo là xác định trước được nữa. Như vậy, có thể nói vấn đề thiếu nhất quán theo thời gian “time inconsistency” có nguy cơ dẫn đến một tỷ lệ lạm phát cao hơn mức lạm phát tối ưu. Thật vậy, hai tác giả Kydland và Prescott, chủ nhân của giải Nobel Kinh tế năm 2004 cho những đóng góp vào lý thuyết kinh tế về những vấn đề đã đề cập trên,
- 5 cũng chứng minh rằng, chính sách tiền tệ tuỳ nghi có thiên hướng tạo ra lạm phát của nền kinh tế cao hơn là chính sách tiền tệ theo qui tắc bởi vì hay gặp phải vấn đề của sự thiếu nhất quán theo thời gian. Tuy nhiên, đối với các nền kinh tế càng cởi mở thì sự mất giá trong tỷ giá hối đoái thực theo sau các chính sách tùy nghi như vậy là lớn hơn và điều này sẽ làm tăng chi phí cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Như vậy, sự cởi mở hơn của nền kinh tế có ý nghĩa như một cam kết ngầm, khiến các nhà hoạch định chính sách hạn chế và cẩn trọng hơn trong việc tham gia vào việc mở rộng chính sách tiền tệ bất ngờ (unexpected monetary expansion), qua đó sẽ có thể làm giảm lạm phát (Romer, 1993). Xem xét trên một góc độ khác, độ mở cửa thương mại cao hơn dẫn đến sự hội nhập với thế giới sâu hơn và làm tăng mức độ cạnh tranh đối với thị trường trong nước. Và một chính sách tiền tệ tùy nghi như vậy sẽ làm giảm mức độ khuyến khích ngân hàng trung ương tham gia cam kết vào các điều khoản liên quan đến lạm phát (Rogoff, 2003). Mối quan hệ giữa độ mở của nền kinh tế, mà cụ thể hơn là độ mở thương mại, độ mở tài chính và lạm phát luôn luôn là một vấn đề quan trọng của tài chính quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra sâu và rộng như hiện nay của nền kinh tế thế giới. Romer (1993) dẫn chứng rằng những quốc gia có độ mở càng thấp càng có nhiều động cơ tạo ra lạm phát bất ngờ và từ đó có thể hiểu, một mức độ mở cửa cao hơn đi kèm với lạm phát thấp hơn. Trong nghiên cứu này, Romer đã sử dụng phương pháp phân tích theo dữ liệu chéo (cross- sectional) trên nhiều quốc gia để kiểm định mối quan hệ giữa độ mở thương mại và lạm phát, và trong số các kết quả thu được, tác giả phát hiện ra mối tương quan nghịch giữa lạm phát và độ mở thương mại trong hầu hết các quốc gia nghiên cứu, ngoại trừ một số nước có nền kinh tế đã tương đối phát triển. Ngoài Romer (1993), mối quan hệ nghịch biến này cũng đã được phát hiện trong các nghiên cứu của Bowdler và Nunziata (2006), Gruben và McLeod (2004), Lane (1997), và Sachsida và cộng sự (2003). Tuy nhiên, trái ngược với những phát hiện trên, Narayan và cộng sự (2011) nhận thấy độ mở thương mại có tác động cùng chiều lên lạm phát (tức độ mở
- 6 thương mại tăng làm tăng lạm phát) trong khi Alfaro (2005) và Shambaugh & Klein (2010) lại không tìm thấy bất kỳ sự ảnh hưởng có ý nghĩa nào về tác động của độ mở thương mại lên lạm phát. Những bằng chứng đầy mâu thuẫn này đã khiến các nhà kinh tế học xem mối quan hệ giữa độ mở thương mại và lạm phát là một trong những “puzzles”4 của nền kinh tế vĩ mô quốc tế hiện nay (Temple, 2002). Mặc dù các tài liệu nghiên cứu có vẻ nghiêng về hướng xem xét độ mở kinh tế dựa trên độ mở thương mại nhiều hơn nhưng vai trò của các nhân tố tài chính cũng đã được chọn lọc để xem xét một cách cẩn thận. Tytell cùng Wei (2004) và Wagner (2002) lập luận rằng mức độ toàn cầu hóa tài chính cao hơn làm tăng độ co giãn của cầu giữa nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi này, đến lượt nó, tác động đến lượng cung, cầu hàng hóa và cuối cùng tác động tới giá cả tiêu dùng. Điều này thể hiện sự phù hợp trong triết lý của ngân hàng trung ương về việc làm giảm lạm phát thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ. Bằng chứng thực nghiệm của vấn đề trên cũng đã được Gruben và McLeod (2002) tìm thấy khi các tác giả này nghiên cứu hơn 100 quốc gia trong những năm 1990. Một trong những nhân tố tài chính được sử dụng phổ biến nhất để xem xét mức độ tác động của độ mở tài chính lên lạm phát chính là “kiểm soát vốn”. Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng tồn tại nhiều lập luận trái chiều. Dòng tiền được tự do luân chuyển giữa biên giới các quốc gia, có thể nói, là “linh hồn” của kinh tế thế giới hiện đại. Điều này, một mặt, giúp nguồn vốn được sử dụng hiệu quả nhất khi chúng có thể tạo ra nguồn vốn cho các khoản đầu tư mang lại lợi suất cao và đem đến công nghệ, cải tiến cùng với tăng trưởng nhưng mặt khác, đây cũng là “con dao hai lưỡi”. Những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến sau những thời kỳ kinh tế bùng nổ mạnh mẽ. Một số biện pháp kiểm soát vốn được sử dụng hiệu quả và đúng hoàn cảnh được cho là sẽ giúp ngăn chặn tình trạng đồng tiền bị định giá quá cao và các bong bóng tài chính. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, các biện pháp này cũng giúp cho người hoạch định chính sách có khoảng thời gian giải quyết những yếu kém của nền kinh tế và hạn chế tình trạng bán tháo trong cơn hoảng loạn. Tuy 4 Ở đây có thể hiểu là một câu đố chưa có lời giải thích rõ ràng
- 7 nhiên, diễn biến của các nền kinh tế như Venezuela và Argentina trong vài năm gần đây cho thấy kiểm soát dòng vốn trong thời gian kéo dài sẽ khiến nguồn lực bị phân bổ sai chỗ và không khuyến khích đầu tư, từ đó có thể ảnh hưởng lên hiệu suất của nền kinh tế và qua đó lên giá cả hàng hóa. Cũng giống như độ mở thương mại và tài chính, các nghiên cứu về tác động của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái lên lạm phát cũng tồn tại những lập luận khác nhau. Một mặt, các nghiên cứu cho thấy chế độ tỷ giá cố định giúp mang đến một cam kết rõ ràng thông qua việc “buộc” giá hàng hóa ở một mức thấp và từ đó tăng cường độ tin cậy của ngân hàng trung ương trong việc kiềm chế lạm phát. Mặt khác, việc này thường đem đến một sự khích lệ đối với ngân hàng trung ương trong việc tham gia vào các chính sách dân túy ngắn hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng chi phí đánh đổi là một mức lạm phát cao hơn (Tornell và Velasco, 2000). Kết quả từ các nghiên cứu gần đây của Bleaney và Francisco (2007), Giannellis và Koukouritakis (2013), Ghosh và cộng sự (2002), Husain và cộng sự (2005), Levy- Yeyatti và Sturzenegger (2001) và Shambaugh & Klein (2010) cũng tìm ra được những bằng chứng ủng hộ lập luận này. Vậy tại các nước Châu Á, mối quan hệ này diễn ra như thế nào? Có hay không sự tồn tại của vấn đề “time inconsistency” trong quá trình thực thi chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ và ngân hàng trung ương các nước? Và cuối cùng, có khác biệt nào trong tác động của độ mở nền thương mại, độ mở tài chính và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái giữa các nhóm quốc gia khác nhau (về trình độ phát triển kinh tế, độ mở thương mại, kiểm soát vốn và lạm phát) hay không? Để trả lời cho những câu hỏi trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính và cơ chế điều hành tỷ giá lên lạm phát tại các quốc gia Châu Á” nhằm xem xét ảnh hưởng của mối quan hệ bên ngoài của một quốc gia, đo lường bằng độ mở (thương mại và tài chính) và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái lên lạm phát tại 21 nền kinh tế Châu Á, giai đoạn 1999 – 2013. Vấn đề này đặc biệt thích hợp khi hai thập kỷ qua đã chứng kiến một số quốc gia
- 8 trên thế giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng đón nhận chính sách tự do hóa kinh tế bằng việc dỡ bỏ những rào cản trên thương mại và trên cả các dòng vốn trong khi nhiều nước trong số đó cũng đã thay đổi cơ chế tỷ giá hối đoái của họ do hậu quả của cuộc khủng hoảng tiền tệ cuối những năm 1990. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu trên thế giới, bằng cả hai phương pháp đo lường “de jure” và “de facto” cùng với nhiều mô hình hồi quy khác nhau, bài nghiên cứu được thực hiện chủ yếu với mục tiêu kiểm định mối quan hệ giữa độ mở thƣơng mại, kiểm soát vốn, chế độ tỷ giá hối đoái và lạm phát trong phạm vi các quốc gia nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2013. Qua đó, tác giả hy vọng có thể đưa ra được những giải thích hợp lý cùng với những gợi ý về mặt chính sách cho một số trường hợp cụ thể. Như phần lớn các nghiên cứu trước đây về vấn đề này, bài viết sử dụng cả phương pháp hồi quy theo dữ liệu chéo và kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng để đánh giá tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô. Phương pháp phân tích dữ liệu bảng được lập luận như là cách thức phù hợp nhất để giải quyết những vấn đề dạng này vì nó cho phép chúng ta phát hiện những thay đổi trong mối quan hệ giữa các biến qua thời gian. Thêm nữa, phương pháp này cũng có thể giúp chúng ta phát hiện được các hiệu ứng là điển hình của một số nước nào. Với những bằng chứng có được từ kỹ thuật này, tác giả kỳ vọng có thêm được nhiều thông tin hơn về mối tương quan giữa bộ ba lạm phát, độ mở thương mại và chế độ tỷ giá. Ngoài ba nhân tố chính đã được đề cập – độ mở thương mại, độ mở tài chính (mà đại diện ở đây là biến kiểm soát vốn) và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái – nghiên cứu còn đưa vào xem xét ảnh hưởng của một số biến kiểm soát khác như tốc độ tăng trưởng kinh tế, cung tiền và chi tiêu của chính phủ lên tình trạng lạm phát tại các quốc gia nghiên cứu. Đặc biệt lưu ý đến tính quán tính của lạm phát hay còn gọi là ảnh hưởng của lạm phát trong quá khứ lên mức lạm phát trong hiện tại – một trong ba nguyên nhân chính tác động đến lạm phát của một quốc gia, bên cạnh hai
- 9 nguyên nhân thường được đề cập rất nhiều là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy5. Lạm phát do quán tính (inertial inflation) hay lạm phát dự kiến (expected inflation) là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến nó sẽ tiếp tục trong tương lai. Tỷ lệ này được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay các loại thoả thuận khác. Và chính vì mọi người đều đưa tỷ lệ lạm phát dự kiến này vào mọi hoạt động của mình nên cuối cùng nó trở thành hiện thực. Một ví dụ cụ thể của hiện tượng lạm phát do quán tính là khi nền kinh tế bị lạm phát cao, mọi người có xu hướng chỉ giữ lại một lượng tiền mặt tối thiểu để chi tiêu hằng ngày, họ đem tiền đổi lấy các đồng tiền mạnh khác, vàng hay các loại hàng hoá để tích trữ giá trị, làm tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường, càng làm đồng tiền mất giá và tăng lạm phát. Cuối cùng, đề cập đến lạm phát không thể không nhắc đến “Lạm phát mục tiêu” – một trong những chính sách đã chứng minh được tính hiệu quả và ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn làm chính sách tiền tệ cho mình. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 1998, đã có một số ngân hàng trung ương trong khu vực áp dụng lạm phát mục tiêu. Gerlach và cộng sự (2012) trong quá trình nghiên cứu về lạm phát mục tiêu ở các nước Châu Á – Thái Bình Dương đã nhận thấy rằng khuynh hướng duy trì của lạm phát (inflation persistence) có xu hướng giảm tại các quốc gia thực hiện lạm phát mục tiêu. Tốc độ giảm phụ thuộc vào từng quốc gia, tuy nhiên đối với các nền kinh tế không áp dụng thì tình trạng lạm phát có vẻ duy trì lâu hơn. Nhìn chung, các tác giả kết luận rằng lạm phát mục tiêu đã thể hiện tốt các vai trò của nó ở các nước châu Á. 5 Lạm phát do cầu, còn được gọi là lạm phát cầu kéo (demand-pull inflation), xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi hoặc tổng cung tăng chậm hơn tổng cầu. Lạm phát do cung, còn được gọi là lạm phát chi phí đẩy (cost-push inflattion), xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc năng lực sản xuất của quốc gia bị giảm sút, trong cả hai trường hợp đều tạo ra áp lực tăng giá.
- 10 Trở lại với những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài, với kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng, tác giả sẽ lần lượt sử dụng nhiều mô hình hồi quy khác nhau, gồm có Pooled OLS, Random Effects và Fixed Effects. Mô hình Fixed Effects đặc biệt được sử dụng như nền tảng cho các phương trình hồi quy tiếp sau do những phù hợp mà nó đem lại (sẽ được trình bày rõ hơn trong phần kết quả nghiên cứu). Ngoài ra, để kiểm định tính quán tính của lạm phát và tính nội sinh của biến đại diện cho cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái, các ước lượng tương đối phức tạp hơn – GMM và Simultaneous equation system (SES) sẽ lần lượt được giới thiệu. Các phân tích trong bài nghiên cứu có một số ý nghĩa về mặt chính sách. Một mặt, các nghiên cứu đề cập đến cuộc tranh luận giữa việc sử dụng chính sách dựa trên quy tắc so với chính sách tùy nghi trong chính sách tiền tệ. Một mối tương quan nghịch có ý nghĩa giữa lạm phát và độ mở ngụ ý rằng ngân hàng trung ương sẽ không có động cơ tạo ra lạm phát bất ngờ. Mặt khác, một mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến này cho thấy việc sử dụng một chính sách nghiêng về bảo hộ để kiềm chế lạm phát. Do đó, các phát hiện này cũng đem đến những gợi ý cho chính sách thương mại. Phần còn lại của bài nghiên cứu này có bố cục như sau. Chương 2 tổng quan về một số nghiên cứu trước đây, trong khi Chương 3 nghiên cứu sẽ thảo luận về việc xây dựng dữ liệu, mô hình và cung cấp một số số liệu thống kê sơ bộ. Chương 4 trình bày các kết quả, đồng thời thực hiện thêm một số phân tích độ nhạy. Cuối cùng, Chương 5 trình bày kết luận của bài nghiên cứu này.
- 11 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Như đã giới thiệu sơ lược trong phần trước, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế (ở đây nói đến cả độ mở thương mại và tài chính), cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lạm phát đã cho ra những kết quả khác nhau và không kém phần tương phản. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm lại những kết quả nghiên cứu về vấn đề này một cách cụ thể hơn. 2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở thƣơng mại, độ mở tài chính và lạm phát Trước hết có lẽ cần đề cập đến nghiên cứu của Romer (1993), bởi lẽ đây chính là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề độ mở kinh tế và lạm phát, và những kết quả thu được từ nghiên cứu này thường được hầu hết các nghiên cứu tiếp sau sử dụng như là một giả thuyết để tham khảo, so sánh và đối chiếu trong các nghiên cứu của mình. Cụ thể, Romer sử dụng phương pháp hồi quy theo dữ liệu chéo trên nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn từ sau năm 1973 (sau thời kỳ hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đổ) để kiểm định mối quan hệ giữa độ mở nền kinh tế và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại một mối tương quan nghịch mạnh mẽ và bền vững giữa hai nhân tố này. Sau Romer, đã có nhiều nhà nghiên cứu tiến hành điều tra mối quan hệ thực nghiệm giữa độ mở thương mại và lạm phát bằng kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng, trong số đó có Sachsida (2003). Tác giả này cũng sử dụng phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng cho 152 nước trong giai đoạn 1950 – 1992. Với nghiên cứu này, Sachsida hồi quy mô hình chỉ gồm hai biến độ mở (thương mại và lạm phát), sử dụng các mô hình hồi quy “Fixed effects within”, “Random GLS”, “Effects between”, “ML
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn