intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của dự trữ ngoại hối đến nguồn cung tiền rộng tại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đưa ra lý do cho mối quan tâm về mục tiêu nghiên cứu đang thực hiện, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đồng thời đưa ra phương pháp nghiên cứu và tóm tắt trình tự cấu trúc bài luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của dự trữ ngoại hối đến nguồn cung tiền rộng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH _______________________________ HOÀNG ĐỨC MẠNH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI ĐẾN NGUỒN CUNG TIỀN RỘNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH _______________________________ HOÀNG ĐỨC MẠNH TÁC ĐỘNG CỦA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI ĐẾN NGUỒN CUNG TIỀN RỘNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng (Hướng nghiên cứu) Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang. Những thông tin và nội dung nêu trong bài đều dựa trên nghiên cứu thực tế. Các thông tin, số liệu đều trích dẫn có nguồn đáng tin cậy trong hiểu biết của tôi. TP.HCM, ngày 04 tháng 12 năm 2019 Tác giả Hoàng Đức Mạnh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................3 1.5. Cấu trúc của bài luận văn ...........................................................................3 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .......................................................................................................5 2.1. Các khái niệm...............................................................................................5 2.1.1 Dự trữ ngoại hối ....................................................................................5 2.1.2 Can thiệp ngoại hối ...............................................................................5 2.1.3 Cung tiền ................................................................................................6 2.1.4 Tác động của dự trữ ngoại hối đến nguồn cung tiền .........................7 2.2. Khung phân tích lý thuyết ..........................................................................8 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................12
  5. 2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới ..............................................................12 2.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................14 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU ........................................................................................................18 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................18 3.2. Định nghĩa biến nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu .........................19 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................24 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ..........................................................................24 4.2. Xác định độ trễ tối ƣu cho mô hình .........................................................24 4.3. Kiểm định phần dƣ các biến trong mô hình ...........................................26 4.3.1 Kiểm tra tự tƣơng quan phần dƣ ......................................................26 4.3.2 Kiểm định tính ổn định của mô hình ................................................27 4.3.3 Kiểm định phần dƣ White Test .........................................................28 4.4. Kiểm định nhân quả Granger ..................................................................28 4.5. Phân tích hàm phản ứng đẩy ....................................................................30 4.6. Phân tích phân rã phƣơng sai ..................................................................38 4.7. Thảo luận kết quả ......................................................................................39 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................42 5.1. Kết luận ......................................................................................................42 5.2. Hàm ý chính sách .......................................................................................43 5.3. Hạn chế nghiên cứu ...................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt ADF Augmented Dickey – Fuller Kiểm định ADF BM Broad money Cung tiền rộng CEIC CEIC Data Công ty dữ liệu data CEIC CPI Consumer Prices Index Chỉ số giá tiêu dùng CRED Bank credit to the domestic Tín dụng ngân hàng cho khu vực private sector tư nhân vay GDP Gross Domestic Product Tổng sản lượng quốc nội GSO General Statistics Office Tổng cục thống kê Việt Nam IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế NDA Net domestic assets Tài sản nội địa ròng NFA Net foreign assets Tài sản nước ngoài ròng NFAB Commercial banks’ net foreign Tài sản nước ngoài ròng của ngân assets hàng thương mại NFACB Center bank’s net foreign assets Tài sản nước ngoài ròng của ngân hàng trung ương NHNN State Bank Ngân hàng Nhà nước NHTM Commercial Bank Ngân hàng thương mại NHTW Central Bank Ngân hàng trung ương OTHER Other balance sheet components Những phần còn lại của bảng cân đối PP Phillips – Perron Kiểm định PP VAR Vector autoregression Tự hồi quy vectơ WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng cân đối của NHTW............................................................................8 Bảng 2.2: Bảng cân đối của các NHTM .....................................................................9 Bảng 2.3: Bảng cân đối của hệ thống ngân hàng ......................................................10 Bảng 2.4: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm .......................................................16 Bảng 3.1: Biến số, định nghĩa và nguồn dữ liệu .......................................................21 Bảng 3.2: Tóm tắt thống kê các biến.........................................................................23 Bảng 4.1: Kiểm định tính dừng các chuỗi biến .........................................................24 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ trễ ..........................................................................24 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư ...............................................26 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định phần dư White Test ....................................................28 Bảng 4.5: Kiểm định nhân quả Granger ...................................................................28 Bảng 4.6: Phản ứng tích luỹ bảng cân đối hệ thống NHTW từ NFACB ..................36 Bảng 4.7: Kết quả phân rã phương sai BM ...............................................................39
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Các thành phần ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền ......................................11 Hình 3.1: Các biến điều chỉnh Census X-12 trong Eviews 10 ..................................21 Hình 4.1: Kiểm định tính ổn định mô hình ...............................................................27 Hình 4.2: Phản ứng của GDP, CPI, NFACB, NFAB, CRED, OTHER từ NFACB .31 Hình 4.3: Phản ứng BM từ NFACB..........................................................................33 Hình 4.4: Phản ứng tích luỹ của BM từ NFACB ......................................................34 Hình 4.5: Phản ứng tích luỹ của CPI từ NFACB ......................................................34 Hình 4.6: Phản ứng tích luỹ của NFACB, NFAB, CRED, OTHER và BM trước cú sốc từ NFACB ...........................................................................................................35 Hình 4.7: Phản ứng tích luỹ từ thay đổi NFACB (tỷ lệ trên GDP danh nghĩa) ........38
  9. TÓM TẮT Bài viết thực hiện mô hình tự hồi quy vectơ (VAR) để tìm ra mối quan hệ tác động của tích luỹ dự trữ ngoại hối đến nguồn cung tiền rộng (đo lường bằng tài sản nước ngoài ròng của NHNN) tại Việt Nam giai đoạn từ quý 1/2000 đến quý 4/2018. Kết quả từ hàm phản ứng đẩy cho thấy nguồn cung tiền mở rộng dưới tác động tăng dự trữ ngoại hối. Thực hiện phân rã phương sai cũng cho thấy quá trình tích luỹ dự trữ ngoại hối của NHNN không phải là nguyên nhân chính đến mở rộng nguồn cung tiền, cho thấy NHNN thực hiện chưa hiệu quả để vô hiệu hoá can thiệp ngoại hối. Các giao dịch với nước ngoài có ảnh hưởng đến nguồn cung tiền, cho thấy cần quan tâm đến những tác động từ luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước. Ngoài ra, tăng dự trữ ngoại hối có tác động làm tăng lạm phát và giảm tăng trưởng của nền kinh tế. Từ khoá: Dự trữ ngoại hối, cung tiền rộng, can thiệp ngoại hối, tín dụng. ABSTRACT Using VAR model, the paper measures the impact of foreign exchange accumulation on the broad money supply (represented by the SBV's net foreign assets) in Vietnam during the period from 1/2000 to 4/2018. Results obtained from Generalized Impulse Response Function indicate that the money supply is expanding under the impact of increasing foreign exchange reserves. The the variance decomposition shows that the SBV's accumulation of foreign exchange reserves is not the main reason for the expansion of the money supply, reflect that sterilized intervention may not produce desirable effects. Foreign currency leads to an expansion of the money supply. Transactions with foreign countries affect the money supply, showing the need to consider the effects of foreign capital inflows into the country. In addition, the increase in foreign exchange reserves has the effect of increasing inflation and reducing the growth of the economy. Keywords: Foreign exchange reserve accumulation, broad money supply, foreign exchange interventions, credit.
  10. 1 CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cung tiền cùng với dự trữ ngoại hối là những yếu tố được quan tâm bởi các nền kinh tế trên thế giới, cả hai đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự ổn định của các nền kinh tế. Cung tiền là một trong những công cụ kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước nhằm duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô. Trong trường hợp cung tiền tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng thực sẽ gây ra lạm phát cao trong nền kinh tế, dẫn đến sự bất ổn đối với các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi. Dự trữ ngoại hối có vai trò phòng ngừa cho các khoản nợ ngoại tệ của một quốc gia. Ngoài ra dự trữ ngoại hối phục vụ nhiều mục đích khác như đảm bảo rằng cơ quan chính phủ có nguồn dự phòng nếu đồng tiền của quốc gia bị mất giá nhanh chóng hoặc trở nên mất khả năng thanh toán trước những cú sốc không mong muốn. Vào năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam thực hiện cam kết tự do hoá thị trường và mở cửa kinh tế. Luồng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Việt Nam, tạo sức ép tăng giá trị đồng nội tệ. Khi đó NHNN đã thực hiện các hoạt động can thiệp để duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, nguồn dự trữ của Việt Nam tăng liên tục, đạt đỉnh điểm năm 2008 là hơn 24 tỷ USD. Kéo theo đó là nguồn cung tiền mở rộng và mức lạm phát cuối năm 2008 tăng hơn 23% so với năm 2017. Vì vậy, khi NHNN Việt Nam tăng dự trữ ngoại hối liên tục với lượng lớn trong những năm gần đây. Như cuối quý 1/2019, dự trữ ngoại hối đạt mức 65,5 tỷ USD; tăng hơn 2,3 lần so với dự trữ ngoại hối cuối năm 2015. Và mức dự trữ tiếp tục gia tăng đến cuối quý 3/2019 đạt mức 71 tỷ USD và có thể tiếp tục tăng trong tương lai. Từ đó, đặt ra những lo ngại về tác động mở rộng cung tiền quá mức dẫn đến rủi ro tăng lạm phát cao, điều này có thể dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng không ổn định.
  11. 2 Các nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng Anh & Bùi Duy Phú (2013), Tô Trung Thành (2013), Pham & Le (2018) tại Việt Nam chỉ ra NHNN có vô hiệu hoá các can thiệp ngoại hối, đều phân tích tác động từ thay đổi tài sản nước ngoài ròng ảnh hưởng đến nguồn cung tiền cơ sở của NHNN; đo lường hiệu lực vô hiệu hoá can thiệp thay đổi dự trữ ngoại hối dựa trên mối quan hệ giữa thay đổi tài sản nước ngoài ròng và thay đổi tài sản nội địa ròng. Các nghiên cứu trên chưa quan tâm đến tác động của thay đổi tài sản nước ngoài ròng đến nguồn cung tiền rộng (tổng phương tiện thanh toán) được cho là có ảnh hưởng đến lạm phát. Trong nghiên cứu của Pham & Riedel (2012) phân tích thay đổi gia tăng dự trữ ngoại hối có mối quan hệ đến mở rộng nguồn cung tiền cơ sở, từ đấy đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng đến tăng trưởng nguồn cung tiền rộng; tuy nhiên nghiên cứu chỉ trình bày mối quan hệ giữa tài sản nước ngoài ròng của NHNN với nguồn cung tiền rộng, chưa thực hiện nghiên cứu định lượng phân tích tác động của tăng dự trữ ngoại hối đến gia tăng mở rộng nguồn cung tiền. Ngoài việc phân tích tác động của dự trữ ngoại hối đến nguồn cung tiền, tác giả bổ sung thêm một góc nhìn trong phân tích tác động thay đổi trong tài sản nước ngoài ròng đến nguồn cung tiền rộng dựa bảng cân đối của hệ thống ngân hàng thay vì chỉ sử dụng bảng cân đối của NHNN. Bên cạnh đó, tác giả phân tích kết quả từ thay đổi trong dự trữ ngoại hối của NHNN tác động đến gia tăng bao nhiêu trong nguồn cung tiền rộng, dù NHNN thực hiện biện pháp vô hiệu hoá can thiệp ngoại hối như phân tích các nghiên cứu trên tại Việt Nam. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu phân tích tác động của quá trình gia tăng tích luỹ dự trữ ngoại hối tác động đến nguồn cung tiền rộng. Câu hỏi nghiên cứu là “Tác động của dự trữ ngoại hối đến nguồn cung tiền rộng tại Việt Nam.”
  12. 3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là nguồn cung tiền rộng, tích luỹ dự trữ ngoại hối và các hoạt động can thiệp vô hiệu hoá của NHNN Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu trong nghiên cứu lấy trong giai đoạn từ quý 1/2000 đến quý 4/2018 tại Việt Nam để phân tích tác động của dự trữ ngoại hối đến nguồn cung tiền rộng. Do trong năm 2000, trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chính thức đi vào hoạt động, hình thành kênh thanh khoản cho thị trường và tạo thuận lợi cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu dùng phương pháp định lượng để phân tích tác động của quá trình gia tăng tích luỹ dự trữ ngoại hối đến mở rộng nguồn cung tiền rộng tại Việt Nam. Phương pháp thực hiện bằng mô hình tự hồi quy véctơ (VAR) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên nguồn cung tiền rộng, dựa trên bảng cân đối của hệ thống ngân hàng; gồm có thay đổi của các giao dịch với nước ngoài (bao gồm tài sản nước ngoài ròng được nắm giữ bởi NHNN và tài sản nước ngoài ròng tại các NHTM), thay đổi trong tín dụng cho khu vực tư nhân vay và thay đổi trong phần còn lại của bảng cân đối. 1.5. Cấu trúc của bài luận văn Ngoài phần danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và hình, tóm tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục. Bài thực hiện gồm có 5 chương, bao gồm: Chƣơng 1: Giới thiệu về đề tài. (Đã trình bày) Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu các nghiên cứu thực nghiệm. Trong chương này, tác giả đưa ra những lý thuyết phù hợp và tóm tắt các nghiên cứu trước về công cụ can thiệp thị trường ngoại hối, mối quan hệ giữa tài sản nước ngoài, nguồn cung tiền, tín dụng nội địa; ảnh hưởng từ mở rộng cung tiền dẫn đến những rủi ro lạm phát tiềm ẩn trên thế giới và Việt Nam; vai trò vô hiệu
  13. 4 hoá các can thiệp trong ổn định nền kinh tế vĩ mô; và cơ chế tạo ra nguồn cung tiền khi gia tăng tích luỹ dự trữ ngoại hối Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu và các biến trong nghiên cứu. Ở chương này, tác giả trình bày phương pháp thực hiện và nguồn thu thập dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu. Mô tả phương thức xử lý, tính toán các biến để đưa vào mô hình. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này tác giả thực hiện các kiểm định mô hình. Nêu lên kết quả và trình bày giải thích cho các kết quả nghiên cứu. Xem xét mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô (GDP, CPI) và các biến trong bảng cân đối hệ thống ngân hàng (NFACB, NFAB, CRED, OTHER), trong đó chủ yếu giải thích ảnh hưởng của tài sản nước ngoài ròng của NHNN lên nguồn cung tiền. Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Trong chương này, tác giả tổng kết các kết luận về mục tiêu nghiên cứu và các hạn chế của bài nghiên cứu. Dựa trên các kết luận, tác giả đưa ra hàm ý chính sách. Tác giả nêu lên những hạn chế trong thực hiện nghiên cứu của mình. Kết luận: Đưa ra lý do cho mối quan tâm về mục tiêu nghiên cứu đang thực hiện, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đồng thời đưa ra phương pháp nghiên cứu và tóm tắt trình tự cấu trúc bài luận.
  14. 5 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Các khái niệm 2.1.1 Dự trữ ngoại hối Trong Cẩm nang Cán cân Thanh toán Quốc tế, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối sẵn sàng sử dụng để can thiệp, thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của NHTW. Hầu hết các quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục vụ các mục tiêu cơ bản sau: thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá; duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính; là tài sản dự trữ để duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài; dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia. Nghiên cứu của Aizenman & Glick (2009) đưa ra những động cơ của tích luỹ dự trữ ngoại hối là để đáp lại nhu cầu phòng ngừa trước sự đảo chiều của dòng vốn vào hay bù đắp các rủi ro tài chính; giảm tác động từ các cú sốc thương mại đối với tỷ giá hối đoái thực và xuất khẩu; tránh phải phụ thuộc vào các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, và một số tổ chức tài chính quốc tế khác; hoặc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu bằng phá giá tiền tệ. 2.1.2 Can thiệp ngoại hối Can thiệp ngoại hối là một công cụ của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương tham gia trong vai trò là người can thiệp ảnh hưởng đến tốc độ lưu chuyển tiền tệ quốc gia. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, can thiệp vào thị trường ngoại hối để tăng tích luỹ dự trữ hay hỗ trợ các ngân hàng thương mại.
  15. 6 Mục đích chủ yếu của can thiệp ngoại hối là ngân hàng trung ương thường mong muốn ổn định tỷ giá hối đoái. Ngoài ra một vài nghiên cứu còn chỉ ra các mục tiêu của can thiệp như, theo Uribe & Toro (2005) thì các mục tiêu chính của can thiệp là để tránh sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo cách phù hợp để đạt được mục tiêu lạm phát; củng cố vị thế thanh khoản quốc tế của quốc gia bằng cách tích lũy dự trữ ngoại hối mà không ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu lạm phát hoặc khiến tỷ giá hối đoái lệch khỏi các giá trị cơ bản; kiểm soát sự biến động quá mức và đột ngột của tỷ giá hối đoái từ xu hướng gần đây của nó; và để tránh tạo ra những kỳ vọng về sự đánh giá cao hoặc thấp có thể dẫn đến sự sai lệch đáng kể của tỷ giá hối đoái so với các nguyên tắc cơ bản của nó. Archer (2005) thì cho rằng việc can thiệp ngoại hối bắt nguồn từ những mục đích để kiểm soát lạm phát và duy trì cân bằng bên trong; duy trì cân bằng bên ngoài và ngăn ngừa phân bổ sai nguồn lực hay duy trì khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng; phòng ngừa hay đối phó với bất ổn của thị trường. Nghiên cứu của Adler & Tovar Mora (2011) và Adler & Tovar (2014) trình bày các động cơ chính khi can thiệp vào thị trường ngoại hối để ảnh hưởng lên mức tỷ giá hối đoái; ảnh hưởng đến tăng giá (hay giảm giá) đồng tiền; ngăn cản các biến động tỷ giá hối đoái; gia tăng tấm đệm dự trữ cho động cơ phòng ngừa; và một số động cơ khác. Phạm Thị Hoàng Anh & Bùi Duy Phú (2013) cũng cho thấy NHNN can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm đạt các mục tiêu như: làm thay đổi tỷ giá; hạn chế sự biến động của tỷ giá; ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của quốc gia, ngoài ra NHNN còn can thiệp ngoại hối để đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô lớn như: kiểm soát lạm phát và duy trì cân bằng bên trong nền kinh tế; duy trì cân bằng bên ngoài và ngăn chặn sự phân bổ sai các nguồn lực hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế; ngăn chặn và giải quyết những biến động bất ổn của thị trường hay các cuộc khủng hoảng. 2.1.3 Cung tiền Cung tiền là tổng lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế tại một thời điểm cụ thể. Cung tiền thường được tính bằng tổng lượng tiền trong lưu thông và tiền gửi không kỳ hạn. Đánh giá và phân tích cung tiền giúp các nhà hoạch định chính sách trong
  16. 7 việc nên thực hiện tăng hay giảm cung tiền. Điều này rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh tế và tác động đến tăng trưởng nền kinh tế. Nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Trinh (2015) chỉ ra rằng quá trình tích luỹ dự trữ ngoại hối đã không phải là nguyên nhân chủ yếu làm tăng lạm phát mà là do can thiệp vô hiệu hoá không đạt được hiệu quả mong đợi, do đó ảnh hưởng đến tăng cung tiền và lạm phát. Trong nghiên cứu của Pham & Riedel (2012) cho thấy NHNN Việt Nam buộc phải thực hiện các can thiệp ngoại hối để giữ cho tỷ giá danh nghĩa trong biên độ của tỷ giá chính thức. Các can thiệp ngoại hối được vô hiệu hoá với cường độ và tần suất; cùng với các công cụ không đủ mạnh để loại bỏ ảnh hưởng tăng dự trữ ngoại hối đến nguồn cung tiền, dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao. Cũng như nghiên cứu của Pham & Le (2018) chỉ ra Việt Nam gia tăng tích luỹ dự trữ ngoại hối diễn ra liên tục sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng cho thấy vô hiệu hoá các can thiệp nếu không đạt hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến mở rộng cung tiền gia, kết quả là lạm phát tăng cao. 2.1.4 Tác động của dự trữ ngoại hối đến nguồn cung tiền Các quốc gia mới nổi thường có những ưu tiên trong việc ổn định tỷ giá hối đoái (Ghosh, Ostry & Chamon; 2016), trước sức ép từ các dòng vốn từ các quốc gia bên ngoài chảy vào trong nước. Để giữ ổn định tỷ giá hối đoái, NHTW sẽ thực hiện tung một lượng đồng nội tệ để mua vào lượng vốn ngoại tệ đổ vào. Ngoài ra, NHTW thực hiện tăng dự trữ ngoại hối bằng các can thiệp trên thị trường ngoại hối, khi đó một lượng lớn nội tệ được đưa ra để thu mua ngoại tệ. Những tác động trên khi NHTW tăng dự trữ ngoại hối dẫn đến gia tăng nguồn cung tiền. Filardo & Grenville (2012) và Tô Trung Thành (2013) đều cho thấy theo lý thuyết bộ ba bất khả thi; khi NHTW theo đuổi ổn định tỷ giá hối đoái khi đồng nội tệ được đánh giá cao trước dòng vốn ngoại tệ chảy vào, dự trữ ngoại hối sẽ tăng dẫn đến nguồn cung tiền cơ sở và tín dụng cho vay đều tăng theo.
  17. 8 Trong nghiên cứu của Bleaney & Devadas (2017), thay đổi cung tiền cơ sở tăng khi NHTW tăng dự trữ ngoại hối thể hiện qua thay đổi của tài sản nước ngoài ròng mà NHTW nắm giữ. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy nguồn cung tiền rộng thay đổi do ảnh hưởng từ thay đổi tài sản nước ngoài ròng nắm giữ bởi hệ thống ngân hàng. Tác động mở rộng cung tiền khi NHTW thực hiện tăng dự trữ ngoại hối thông qua nghiệp vụ thị trường mở, kể cả khi NHTW vô hiệu hoá các can thiệp của mình thì các NHTM với thanh khoản lớn hơn sẽ tăng cho vay tín dụng làm cho nguồn cung tiền rộng tăng lên. Ponomarenko (2019) cũng cho thấy khu vực phi ngân hàng thực hiện các giao dịch với các nền kinh tế bên ngoài, một dòng lớn ngoại tệ chảy vào trong nước. Các khu vực phi ngân hàng sẽ thực hiện các giao dịch với hệ thống ngân hàng, kết quả tài sản nước ngoài ròng của hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên cùng với một lượng lớn tiền nội tệ được đưa ra thị trường giao dịch trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra hệ thống NHTM có thể thực hiện các hoạt động tài chính và phi tài chính để tăng tài sản nước ngoài ròng, điều này cũng tạo thêm thanh khoản cho hoạt động cho vay tín dụng có ảnh hưởng đến mở rộng nguồn cung tiền. 2.2. Khung phân tích lý thuyết Bài nghiên cứu dùng khung phân tích lý thuyết của Ponomarenko (2019), cụ thể dựa vào bảng cân đối của hệ thống ngân hàng. Bảng cân đối được tính toán dựa trên bảng cân đối của ngân hàng trung ương và bảng cân đối của các ngân hàng thương mại. Đầu tiên, theo bảng cân đối của ngân hàng trung ương: CASH + LCBGOV + CAPCB = NFACB + CREDB Bảng 2.1: Bảng cân đối của NHTW Tổng tài sản Tổng nợ - Tài sản nước ngoài ròng (NFACB) - Tiền mặt trong lưu thông - Khoản cho ngân hàng thương mại (CASH)
  18. 9 vay (CREDB) - Khoản nợ của ngân hàng trung ương từ chính phủ (LCBGOV) - Nguồn vốn của ngân hàng trung ương (CAPCB) Kế tiếp, theo bảng cân đối của các ngân hàng thương mại: D + LPNBS + LBGOV + LCB + CAPB = NFAB + CREDPNBS + CREDGOV Bảng 2.2: Bảng cân đối của các NHTM Tổng tài sản Tổng nợ - Tài sản nước ngoài ròng (NFAB) - Các khoản tiền gửi (D) - Khoản cho khu vực tư nhân vay - Khoản nợ khác từ khu vực phi (CREDPNBS) ngân hàng (LPNBS) - Khoản cho chính phủ vay - Khoản nợ của ngân hàng thương (CREDGOV) mại từ chính phủ (LBGOV) - Khoản nợ của ngân hàng thương mại từ ngân hàng trung ương (LCB) - Nguồn vốn của ngân hàng thương mại (CAPB) Từ hai bảng cân đối từ NHTW và NHTM, thực hiện cân bằng tổng tài sản và tộng nợ có kết quả bảng cân đối của hệ thống ngân hàng như sau: CASH + D + LPNBS + LGOV + CAP = NFACB + NFAB + CREDPNBS + CREDGOV Trong đó, CREDB = LCB (Khoản cho ngân hàng thương mại vay = Khoản nợ của ngân hàng thương mại từ ngân hàng trung ương) được bù trừ cho nhau trong bảng cân đối của hệ thống ngân hàng bởi khoản nợ của các NHTM chính là khoản tài sản nẳm giữ bởi NHTW.
  19. 10 Bảng 2.3: Bảng cân đối của hệ thống ngân hàng Tổng tài sản Tổng nợ - Tài sản nước ngoài ròng của NHTW - Tiền mặt trong lưu thông (CASH) (NFACB) - Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm - Tài sản nước ngoài ròng của NHTM (D) (NFAB) - Khoản nợ khác từ khu vực phi ngân - Khoản tín dụng dành cho khu vực tư hàng (LPNBS) nhân (CREDPNBS) - Khoản nợ của hệ thống ngân hàng - Khoản vay dành cho chính phủ từ chính phủ (LGOV = LCBGOV + (CREDGOV) LBGOV) - Nguồn vốn của ngân hàng trung ương (CAP = CAPCB + CAPB) Theo kết quả từ bảng cân đối của hệ thống ngân hàng, xác định các thành phần thay đổi có ảnh hưởng đến tăng trưởng cung tiền: Δ(CASH + D) = (ΔNFACB + ΔNFAB) + ΔCREDPNBS + Δ(CREDGOV - LPNBS - LGOV - CAP)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0