intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của giá dầu đến cán cân thương mại - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu thế giới và cân bằng cán cân thương mại thông qua cách tiếp cận đồng liên kết tại Việt Nam trong giai đoạn 1999-2014. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của giá dầu đến cán cân thương mại - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
  3. Lời cam đoan Tôi cam đoan luận văn Thạc Sĩ kinh tế với đề tài " Tác động của giá dầu đến cán cân thương mại - nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam" là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Tường Vi
  4. MỤC LỤC Phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các hình Danh mục các bảng Danh mục phụ lục TÓM TẮT ..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................2 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................2 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................2 1.3. Mục tiêu đề tài ..................................................................................................3 1.4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................3 1.5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 1.7. Bố cục luận văn ................................................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI .............................................................................................................................5 2.1. Cán cân thương mại dưới góc độ xuất nhập khẩu ............................................5 2.2. Cán cân thương mại theo cách tiếp cận mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm 6 2.2.1. Quan hệ cán cân thương mại đối với đầu tư và tiết kiệm...........................6 2.2.2. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ............................................7 2.3. Vai trò của giá dầu đối với cán cân thương mại ...............................................7 2.4. Các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa giá dầu và cán cân thương mại .........................................................................................................................10 2.4.1. Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài ....................................................10
  5. 2.4.2. Các nghiên cứu của tác giả trong nước ....................................................12 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................15 3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................15 3.2. Các biến nghiên cứu .......................................................................................16 3.3. Dữ liệu nghiên cứu và trình tự thực hiện ........................................................17 3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................17 3.3.2. Thống kê mô tả dữ liệu.............................................................................18 3.3.3. Trình tự thực hiện .....................................................................................19 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................21 4.1. Tổng quan về cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2014 .............21 4.1.1. Tổng quan .................................................................................................21 4.1.2. Tình hình cán cân thương mại với một số đối tác thương mại ................23 4.1.3. Nguyên nhân thâm hụt thương mại của Việt Nam ...................................25 4.1.3.1. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu ................................................................26 4.1.3.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu ...............................................................27 4.1.3.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam .............................30 4.1.4. Tổng quan thị trường xăng dầu Việt Nam ...............................................34 4.1.4.1.Thị trường xăng dầu Việt Nam và vai trò của Nhà Nước...................34 4.1.4.2. Tình hình xuất khẩu dầu thô Việt Nam..............................................37 4.1.4.3. Tình hình nhập khẩu xăng dầu Việt Nam ..........................................42 4.1.4.4. Cán cân thương mại đối với xuất nhập khẩu xăng dầu Việt Nam .....44 4.2. Kết quả phân tích ban đầu ..............................................................................47 4.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị .........................................................................47 4.2.2. Kiểm định đồng liên kết ...........................................................................48 4.2.2.1. Xác định độ trễ tối ưu ........................................................................48 4.2.2.2. Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johasen .........................48 4.2.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình VAR ................................................50 4.3.3.1. Kiểm định tính ổn định của mô hình VAR ........................................50 4.2.3.2. Kiểm định tự tương quan phần dư .....................................................51 4.3. Kết quả phân tích mô hình VAR ....................................................................52
  6. 4.3.1. Phân tích phản ứng xung ..........................................................................52 4.3.1.1. Phản ứng xung của TB trường hợp xuất hiện cú sốc tăng bất ngờ của các biến ...........................................................................................................52 4.3.1.2 Phản ứng xung của TB trường hợp xuất hiện cú sốc tăng bất ngờ của các biến (có sự thay đổi trật tự của các biến nghiên cứu) ...............................55 4.3.1.3. Phân tích phản ứng xung với cú shock giảm .....................................59 4.3.2. Phân rã phương sai ...................................................................................61 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................64 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên Tiếng Việt Tên Tiếng Anh ADF Kiểm định ADF Augemented Dickey- Fuller AIC Tiêu chuẩn Akaike Akaike Information Criterion ARDL Mô hình phân phối trễ tự hồi quy Autoregressive Distributed Lag ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số Error Correction Model EU Liên minh châu Âu European Union FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment GDP Thu nhập quốc dân Gross Domestic Product GSO Tổng cục thống kê Việt Nam ICOR Tỉ số vốn- sản lượng tăng thêm Incremental Capital Output ratio IEA Cơ quan năng lượng thế giới International Energy Agency IFS Thống kê tài chính International Financial Statistics IMF Quỹ tiền tệ thế giới International Monetary Fund MVA Giá trị gia tăng công nghiệp Manufacturing value added ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Organization for tế Economic Cooperation and Development
  8. OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu Organization of Petroleum lửa Exporting Countries REER Tỷ giá hối đoái thực Real effective exchange rate SVAR Mô hình tự hồi quy vector cấu trúc Structural Vector Autoregression VAR Mô hình tự hồi quy vector Vector Autoregression VECM Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số Vector Error Correction Model WB Ngân hàng thế giới World Bank WDI Chỉ số phát triển thế giới World Development Indicator WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization ADF Kiểm định ADF Augemented Dickey- Fuller AIC Tiêu chuẩn Akaike Akaike Information Criterion ARDL Mô hình phân phối trễ tự hồi quy Autoregressive Distributed Lag ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations Viết tắt Tên tiếng việt CCTM Cán cân thương mại TTCN Tiểu thủ công nghiệp N hoặc NK Nhập khẩu X hoặc XK Xuất khẩu
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Khung lý thuyết ..........................................................................................10 Hình 4.1 CCTM một số quốc gia trong khu vực Châu Á giai đoạn 2005-2013 .......22 Hình 4.2 CCTM Việt Nam với một số đối tác giai đoạn 1999-2014 ........................23 Hình 4.3 Cơ cấu mặt hàng XK theo nhóm (trung bình) giai đoạn 1999-2013 .........26 Hình 4.4 Giá trị hàng XK nhóm giai đoạn 1999-2013..............................................27 Hình 4.5 Cơ cấu mặt hàng NK theo nhóm (trung bình) giai đoạn 1999-2013 .........28 Hình 4.6 Giá trị mặt hàng NK nhóm giai đoạn 1999-2013.......................................29 Hình 4.7 Cơ cấu nhóm ngành hàng XK Việt Nam ...................................................33 Hình 4.8 Cơ cấu ngành hàng công nghiệp chế biến XK ...........................................33 Hình 4.9 Sản lượng dầu thô XK Việt Nam giai đoạn từ 1999 – 2014 (triệu tấn) .....37 Hình 4.10 Kim ngạch XK dầu thô Việt Nam giai đọan 1999-2014 (tỷ USD) ..........39 Hình 4.11 Cơ cấu XK dầu thô theo nước năm 2014 .................................................42 Hình 4.12 Sản lượng xăng dầu các loại NK giai đoạn 2007 – 2014 (triệu tấn) ........43 Hình 4.13 Kim ngạch NK xăng dầu các loại giai đoạn 2007 – 2014 (tỷ USD) ........43 Hình 4.14 Cơ cấu thị trường NK xăng dầu Việt Nam năm 2014 .............................44 Hình 4.15 Sản lượng XK so với NK xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2007-2014 ......45 Hình 4.16 Kim ngạch XK so với NK xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2007-2014 .....45 Hình 4.16 Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình VAR (với bước trễ là 6) ...51 Hình 4.17 Kết quả phân tích phản ứng xung với cú shock tăng theo trật tự (4.1) ....53 Hình 4.18a Kết quả phân tích phản ứng xung với cú shock tăng trật tự (4.2) ..........57 Hình 4.18b Kết quả phân tích phản ứng xung với cú shock tăng trật tự (4.3) ..........57 Hình 4.18c Kết quả phân tích phản ứng xung với cú shock tăng trật tự (4.4) ..........58 Hình 4.18d Kết quả phân tích phản ứng xung với cú shock tăng trật tự (4.5) ..........58 Hình 4.18e Kết quả phân tích phản ứng xung với cú shock tăng trật tự (4.6) ..........59 Hình 4.19 Kết quả phân tích phản ứng xung với cú shock giảm theo trật tự (4.1) ...59
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................18 Bảng 3.2 Các chỉ số thông kê của bộ dữ liệu nghiên cứu .........................................19 Bảng 4.1 Mức thâm hụt thương mại Việt Nam so với GDP giai đoạn 1999-2014 ..22 Bảng 4.2 GDP và MVA của Việt Nam và các quốc gia ...........................................32 Bảng 4.3 Cân đối nhập – xuất xăng dầu so với tổng thâm hụt CCTM giai đoạn 2007-2014..................................................................................................................46 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị .............................................................47 Bảng 4.5 Kết quả xác định độ trễ tối ưu ...................................................................48 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định đồng liên kết (không có xu hướng) .............................49 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định đồng liên kết (có xu hướng) ........................................50 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư (với bước trễ là 6) ...........52 Bảng 4.9 Kết quả phân rã phương sai cho biến TB ..................................................62
  11. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2013 Phụ lục 2: Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình VAR (với số bước trễ là 7) Phụ lục 3: Kết quả kiểm định đồng liên kết (số bước trễ là 7) Phụ lục 4: Kết quả phân rã phương sai
  12. 1 TÓM TẮT Nghiên cứu này là một các tiếp cận mới nhằm đánh giá ảnh hưởng của giá dầu lên tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam trong những năm gần đây. Tác giả chọn phân tích giá dầu thế giới vì đa s ố nguồn nguyên liệu xăng dầu sử dụng trong nước đều qua nhập khẩu, Việt Nam tuy có xuất khẩu nhưng sản phẩm chỉ dừng lại ở mức dầu thô. Do vậy, trong những năm gần đây khi giá dầu thế giới có nhiều biến động ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tình trạng cân bằng cán cân thương mại. Để đánh giá nhận định trên là đúng hay không, tác giả tiến hành kiểm định ảnh hưởng các cú shock giá dầu thế giới lên cân bằng cán cân thương mại Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1999 – 2014. Thông qua cách tiếp cận đồng liên kết, kết quả nghiên cứu cho thấy giá dầu có ảnh hưởng đến cán cân thương mại, nhưng ảnh hưởng ít và không kéo dài. Từ khóa: giá dầu, cán cân thương mại, tỷ giá, sản lượng công nghiệp.
  13. 2 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cân bằng cán cân thương mại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Việt Nam đã đ ối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại trong thời gian dài từ những năm 1992 cho đến năm 2010, từ năm 2011 mới bắt đầu có thặng dư cho đến nay. Tuy nhiên mức độ thặng dư rất thấp và theo nhiều chuyên giá đánh giá khả năng trở lại tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong những năm tới là rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nhập siêu này? Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nhằm tìm ra câu trả lời tốt nhất cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy hiện nay các bài nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung phân tích nhiều vào ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như tỷ giá hối đoái, thu nhập quốc dân đến cán cân thương mại. Bên cạnh các yếu tố vĩ mô còn có nhiều yếu tố khác có thể tác động đến cán cân thương mại Việt Nam chẳng hạn như giá dầu thế giới vì đa số xăng dầu tiêu thụ trong nước đều được nhập khẩu. Nghiên cứu về ảnh hưởng giá dầu đến nền kinh tế ở các nước trên thế giới đã có rất nhiều, nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có bài viết nào thật sự đi sâu về vấn đề này. Vì vậy để kiểm tra xem giá dầu có phải là yếu tố tác động đến cán cân thương mại Việt Nam hay không tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động giá dầu đến cán cân thương mại – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam”. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Việc xác định nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại của Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, vì thâm hụt thương mại phản ảnh nhiều mất cân đối trong nền kinh tế và chỉ khi nào xác định chính xác nguyên nhân gây ra thâm hụt thì mới có thể đưa ra các giải pháp hợp lý để đưa cán cân thương mại về trạng thái cân bằng. Như đã phân tích, Vi ệt Nam là một nước nhập khẩu xăng dầu và chiếm trung bình 10% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước mỗi năm. Tuy có xuất khẩu nhưng sản phẩm của Việt Nam chỉ là dầu thô chưa qua xử lý. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều có liên quan nhiều đến xăng dầu, do đó việc xác định xem giá cả xăng dầu thế
  14. 3 giới có phải là yếu tố góp phần gây nên thâm hụt cán cân thương mại hay không là rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam. 1.3. Mục tiêu đề tài Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu thế giới và cân bằng cán cân thương mại thông qua cách tiếp cận đồng liên kết tại Việt Nam trong giai đoạn 1999-2014. Cụ thể là: - Kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa các biến nghiên cứu và - Tìm ra hướng quan hệ giữa mất cân bằng cán cân thương mại và cú sốc giá dầu tại Việt Nam trong giai đoạn 1999-2014. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên như trên, luận văn hướng đến các đối tượng nghiên cứu như sau: - Trị giá xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam; - Giá dầu thế giới; - Tỷ giá thực VND/USD; - Giá trị sản lượng công nghiệp. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Luận văn đi vào nghiên cứu tác động của các cú shock giá dầu lên cân bằng cán cân thương mại Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2014. Trọng tâm luận văn chủ yếu phân tích tác động của giá dầu, tỷ giá, sản lượng công nghiệp đến cán cân thương mại Việt Nam mà không bao hàm tất cả các yếu tố gây nên thâm hụt cán cân thương mại. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên bài nghiên cứu gốc Hassan và Zaman (2012) tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận đồng liên kết để kiểm định mối quan hệ giữa giá dầu và các biến nghiên cứu khác lên cán cân thương mại. Tuy nhiên để phù hợp với chuỗi dữ liệu nghiên cứu tại Việt Nam là chuỗi dữ liệu thời gian không dừng, không có đồng liên kết, tác giả sử dụng mô hình Vector tự hồi quy (VAR) thay vì sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) hay mô hình sửa lỗi đồng liên kết (VECM) như bài nghiên cứu gốc.
  15. 4 1.7. Bố cục luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo luận văn được chia là 5 chương - Chương 1: Mở đầu - Chương 2: Tổng quan lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa giá dầu và cán cân thương mại - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và các hàm ý chính sách
  16. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Cán cân thương mại hay còn gọi là cán cân mậu dịch, thành phần chủ yếu trong tài khoản vãng lai, đây là thu ật ngữ để chỉ chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. Một thâm hụt trong cán cân thương mại tiêu biểu một giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu. Ngược lại, thặng dư thương mại phản ánh giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu. 2.1. Cán cân thương mại dưới góc độ xuất nhập khẩu Dưới góc độ xuất nhập khẩu, cán cân này phản ánh những khoảng thu chi về xuất nhập khẩu hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nư ớc đó đã thu đư ợc từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu và ngược lại, khi cán cân thương mại thâm hụt điều này có nghĩa là nư ớc đó đã thu được từ xuất khẩu ít hơn phải trả cho nhập khẩu. Cán cân thương mại (TB) = Giá trị xuất khẩu (X) – Giá trị nhập khẩu (M) Cán cân thương mại thặng dư khi (X-M) > 0; ngược lại, cán cân thương mại thâm hụt khi (X-M) < 0. Nhiều quan điểm nghiên cứu cho rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng chính đến cán cân thương mại bao gồm: - Lạm phát; - Thu nhập quốc dân; - Tỷ giá hối đoái; - Các biện pháp hạn chế của chính phủ. Ảnh hưởng của lạm phát: Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch thì cán cân thương m ại sẽ thâm hụt nếu các yếu tố khác không đổi. Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài, trong khi xuất khẩu sang nước khác lại sụt giảm. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân: Nếu thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, cán cân thương mại sẽ thâm hụt nếu
  17. 6 các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng tăng nhất là đối với các hàng hóa nhập khẩu. Để minh họa có thể xem xét nghiên cứu của Singh (2002) về trường hợp của Ấn Độ, nghiên cứu chỉ ra rằng hệ số tương quan giữa thu nhập quốc dân thực của Ấn Độ với cán cân thương mại nước này là (-1,87) nếu cố định các yếu tố ảnh hưởng khác. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nước khác thì cán cân thương m ại sẽ thâm hụt nếu các yếu tố khác bằng nhau, hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên đắt hơn đối với nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh, kết quả nhu cầu hàng hóa đó sẽ giảm. Để minh họa, Qnafowora’s (2003) kiểm định ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá thực với cán cân thương mại. Nghiên cứu của Qnafowora’s điều tra ba nước ASEAN là Malaysia, Indonesia và Thái Lan trong thương mại song phương với Hoa Kỳ và Nhật Bản bằng cách sử dụng mô hình sửa lỗi đồng liên kết (Vector Error Correction Model (VECM)). Kết quả cho thấy trong dài hạn tỷ giá thực tế ảnh hưởng tích cực lên cán cân thương mại trong các trường hợp, khi cố định các yếu tố khác, hệ số tương quan được tìm thấy như sau: Indonesia – Nhật Bản (+0,351), Indonesia – US (+0,243), Malaysia – Nhật Bản (+1,252), Malaysia – US (+0,644), Thái Lan – Nhật Bản (+1,082) và Thái Lan – US (+1,665). Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ: nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng nước ngoài tăng lên trên thực tế, nếu không có trả đũa thương mại, cán cân thương mại sẽ được cải thiện. Ngoài thuế nhập khẩu, các chính phủ còn có thể sử dụng hạn ngạch nhập khẩu để cắt giảm nhập khẩu hướng đến cải thiện cán cân thương mại. 2.2. Cán cân thương mại theo cách tiếp cận mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm 2.2.1. Quan hệ cán cân thương mại đối với đầu tư và tiết kiệm Theo lý thuyết kinh tế học dưới góc độ đầu tư và tiết kiệm, thâm hụt thương mại (thành phần chính gây thâm hụt tài khoản vãng lai) là do sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Chúng ta sử dụng một đẳng thức cơ bản trong kinh tế học nói lên quan hệ giữa thâm hụt thương mại, mức tiết kiệm và đầu tư như sau: TB = S – I
  18. 7 Trong đó, TB (trade balance) là mức thâm hụt/ thặng dư của cán cân thương mại, S (domestic savings) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (investment) là đầu tư. Đẳng thức cơ bản này cho thấy rõ mối quan hệ giữa thâm hụt cán cân thương mại (nhập siêu) với mức tiết kiệm và đầu tư trong nước. Cũng theo đẳng thức này, vấn đề của thâm hụt cán cân thương mại không nằm ở chính sách thương mại, mà có nguồn gốc ở các vấn đề kinh tế vĩ mô. 2.2.2. Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại chính là thâm hụt ngân sách nhà nước, để thấy được mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại, ta viết lại đẳng thức ở trên như sau: TB = Sp + Sg – I = (Y – T – C) + (T – G) – I Trong đó, Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân, Sg là chênh lệch giữa thu ngân sách (T) và chi tiêu của chính phủ (G). Con số chênh lệch giữa thu (T) và chi ngân sách (G) chính là thâm hụt ngân sách. Từ đẳng thức trên, ta thấy việc tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân sẽ cải thiện thâm hụt thương mại. Việc tăng đầu tư và tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn tới thâm hụt thương mại (nguyên nhân chính làm thâm hụt tài khoản vãng lai). Và như v ậy, nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì rất có thể chính thâm hụt ngân sách sẽ dẫn tới thâm hụt thương mại nói riêng và tài khoản vãng lại nói chung. Một trong những nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế, đó là vấn đề thâm hụt kép: vừa thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, lại vừa thâm hụt ngân sách chính phủ cũng lớn. Hiện nay, theo các báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) thì dường như Việt Nam đang gặp phải vấn đề thâm hụt kép. 2.3. Vai trò của giá dầu đối với cán cân thương mại Theo nghiên cứu của Kilian et al., (2009) và Le and Chang (2013), mức độ ảnh hưởng cũng như khoảng thời gian thay đổi của cán cân thương mại khi giá dầu tăng tại các nước nhập khẩu dầu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra các cú shock và phương thức truyền dẫn các cú shock này. Các cú shock giá dầu trước đây phần lớn là do các sự kiện địa lý chính trị, quân sự hay nhu cầu tiêu thụ dầu gia tăng đột ngột dẫn đến sự chuyển dịch mạnh mẽ tài chính từ các nước nhập khẩu dầu sang các
  19. 8 nước xuất khẩu. Ngoài ra, với sự phát triển của kỹ thuật mới để khai thác đá phiến tại Bắc Mỹ và một số nơi khác cũng là nguyên nhân gây nên biến đổi mạnh mẽ giá dầu trong thời gian gần đây. Nhu cầu về năng lượng dầu không co giãn theo giá trong ngắn hạn do năng lực sản xuất, tiêu thụ và dự trữ không thể điều chỉnh trong ngắn hạn, đều này dẫn đến khi giá dầu tăng cao chi phí nhập khẩu dầu tại các nước cũng tăng lên đáng kể. Qua thời gian, cân bằng cán cân thương mại sẽ được điều chỉnh thông qua sự thay đổi của các nhân tố chi phí, tỷ giá và sự thay đổi trong sản xuất, tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Cũng theo nghiên cứu của Kilian et al., (2009) và Le and Chang (2013), giá dầu biến động làm thay đổi giá cả, khối lượng hàng hóa dịch vụ giao dịch và thay đổi các danh mục đầu tư ra bên ngoài. Dầu tăng giá khiến cho giá thành sản xuất cao hơn do giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu tăng, đồng thời với sự không linh hoạt của vòng quay vốn và các chính sách về tiền lương cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất trực tiếp. Giá cả hàng hóa trong nước tăng, trong khi tiền lương không thay đổi sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát. Để giữ cho lạm phát không leo thang nhà nước cần phải điều chỉnh thông qua thị trường tiền tệ bằng cách tăng lãi su ất.Những điều chỉnh này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tếvà cán cân thương mại quốc gia đó. Cụ thể lúc này đồng tiền tăng giá sẽ đẩy mạnh nhập khẩu và giảm xuất khẩu, từ đó dẫn đến cán cân thương mại ngày càng thâm hụt. Tiếp cận theo một cách nhìn khác, khi giá dầu tăng thu nhập sẽ chuyển từ các nước nhập khẩu dầu sang các nước xuất khẩu dầu. Tại các nước nhập khẩu dầu lúc này, nếu chính phủ vẫn muốn duy trì mức độ chi tiêu thì phải giảm các khoản tiết kiệm.Vay nợ nước ngoài là cách để chính phủ bù đắp cho khoản giảm tiết kiệm để vẫn đảm bảo ổn định trong hoạt động đầu tư của nền kinh tế. Tuy nhiên tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi giá dầu liên tục tăng hay tăng quá mạnh sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ về khả năng thu hồi các khoản vay của họ trong tương lai. Trường hợp xấu có thể xảy ra chính là dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước. Với hai cách nhìn nhận trên, có thể thấy rằng khi giá dầu tăng có thể gây ra tình trạng thâm hụt kép tại các nước nhập khẩu dầu.
  20. 9 Ảnh hưởng giá dầu đến toàn bộ nền kinh tế được tóm tắt như sau: khi xảy ra cú sốc giá dầu tăng sẽ làm tăng giá năng lượng, dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Khi chi phí sản xuất tăng sản lượng đầu ra sẽ giảm từ đó làm giảm GDP. Giá dầu tăng gián tiếp làm biến động tỷ giá thông qua dòng ngoại tệ từ nhập khẩu dầu thay đổi cũng như từ sụt giảm lượng hàng hóa xuất khẩu ra thế giới. Hàng xuất khẩu giảm vì chi phí sản xuất tăng cao, giá thành sản phẩm tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới. Nhập khẩu tăng giá, xuất khẩu lại giảm góp phần gia tăng thâm hụt cán cân thương mại và giảm GDP quốc gia. Khi mất cân đối cán cân thương mại xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người nhân nhiều mặt như tỷ lệ thất nghiệp tăng, lạm phát tăng, an sinh xã h ội sụt giảm, chất lượng cuộc sống đi xuống, và nặng hơn sẽ gây nên tình trạng phát triển không bền vững. Ngoài ra khi giá dầu tăng cao làm mất cân đối cán cân thương mại của một nước thì có thể cũng sẽ xảy ra với một nước khác, nếu mất cân đối xảy ra trên diện rộng sẽ tạo nên khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vì vậy, Chính phủ cần đẩy mạnh nghiên cứu, khai thác các nguồn năng lượng mới thay thế để giảm sự phụ thuộc vào giá dầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2