intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế, thực nghiệm tại 19 quốc gia mới nổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sử dụng phương pháp fixed effects (FEM), GMM và GLS nhằm đo lường tác động tuyến tính và phi tuyến tính của nợ nước ngoài lên tăng trưởng. Kết quả thu được từ việc hồi quy bằng các phương pháp trên là nợ nước ngoài có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế tại 19 nước mới nổi ở mức nợ thấp nhưng khi nợ nước ngoài tăng vượt quá ngưỡng thì nó lại có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế, thực nghiệm tại 19 quốc gia mới nổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------  ---------- PHẠM NGUYỄN HOÀI BẢO TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC NGHIỆM TẠI 19 QUỐC GIA MỚI NỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------  ---------- PHẠM NGUYỄN HOÀI BẢO TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỰC NGHIỆM TẠI 19 QUỐC GIA MỚI NỔI Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Thị Hải Lý Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế, thực nghiệm tại 19 quốc gia mới nổi” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Hải Lý. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. TP.HCM, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Nguyễn Hoài Bảo
  4. MỤC LỤC .............................................................................................................................. Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị TÓM TẮT .................................................................................................................. 1 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 2 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ...................................... 5 2.1 Các khái niệm về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: .............................. 5 2.1.1 Khái niệm Nợ nước ngoài: Có rất nhiều định nghĩa về nợ nước ngoài ...................................................................................................... 5 2.1.2 Tăng trưởng kinh tế ............................................................................... 5 2.1.3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế .......................... 6 2.2 Giá trị tới hạn của nợ đối với tăng trưởng kinh tế: ........................................ 8 2.3 Những chỉ tiêu nhằm đánh giá mức độ an toàn của nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp ................................................................ 10 2.4 Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm của các nhà kinh tế học trên thế giới về mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng kinh tế .............................. 13 2.4.1 Các lý thuyết và quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. ....... 13
  5. 2.4.2 Các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới về tác động giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế .............. 15 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 27 3.1 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 27 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 28 3.3 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 29 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 38 4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................ 38 4.2 Ma trận hệ số tương quan............................................................................. 39 4.3 Mô hình tuyến tính: ...................................................................................... 42 4.4 Mô hình phi tuyến ........................................................................................ 46 4.5 Mô hình hồi quy biến giả nợ ........................................................................ 46 4.6 Mô hình Spline ............................................................................................. 49 4.7 Kiểm tra tính vững ( Robust) ....................................................................... 52 4.7.1 Hồi quy không có biến đầu tư ............................................................. 53 4.7.2 Hồi quy với dữ liệu tính trung bình mười năm.................................... 54 4.8 Kết luận chung của phần kết quả ................................................................. 55 5. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 59 Tài Liệu Tham Khảo ............................................................................................... 63 Phụ Lục .................................................................................................................... 67
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ Tiếng Việt FEM Fixed effects method Phương pháp tác động cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Phương pháp bình phương bé GLS Generalized least squares nhất GMM General Method of Moments HIPCs Highly Indebted Poor Countries Các nước nghèo có mức nợ cao IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế TFP Total Factor Productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá mức an toàn của nợ nước ngoài đối với quốc gia thu nhập thấp (nguồn IMF) ............................................................................................. 11 Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của World Bank ( nguồn: World Bank) ......................................................................................................................... 12 Bảng 2.3: Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hện giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế .................................................................................................... 23 Bảng 3.1: Các nước trong mẫu nghiên cứu ............................................................... 27 Bảng 3.2: Ngưỡng nợ giả .......................................................................................... 36 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả ................................................................................. 38 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 40 Bảng 4.3: Bảng hệ số nhân tố phóng đại trường hợp Debt/exports .......................... 41 Bảng 4.4: Bảng hệ số nhân tố phóng đại trường hợp Debt/GDP .............................. 42 Bảng 4.5: Kết quả mô hình tuyến tính và phi tuyến của nợ trên xuất khẩu (debt/exports) ............................................................................................................ 44 Bảng 4.6: Kết quả mô hình tuyến tính và phi tuyến của nợ trên GDP (Debt/GDP) . 45 Bảng 4.7: Kết quả mô hình hồi quy biến giả nợ ....................................................... 47 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình Spline ............................................................... 51 Bảng 4.9: Kết quả mô hình hồi quy không có biến đầu tư ....................................... 53 Hình 4.10: Kết quả hồi quy với dữ liệu tính trung bình mười năm .......................... 55 Bảng 4.11: Bảng kết quả ngưỡng nợ ......................................................................... 56 Bảng 4.12: Mức thay đổi của tốc độ tăng trưởng khi nợ tăng gấp đôi .................... 57 Bảng 4.13: Tổng kết kết quả ngưỡng nợ và mức thay đổi của tốc độ tăng trưởng khi nợ tăng gấp đôi. ......................................................................................................... 58
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1: Đường cong Laffer của nợ .......................................................................... 7 Hình 2.2: Mối liên hệ giữa “threshold effect” của nợ và tăng trưởng ...................... 10 Hình 4.1 Debt to Exports .......................................................................................... 48 Hình 4.2 Debt to GDP ............................................................................................... 49
  9. 1 TÓM TẮT Trong luận văn, tác giả nghiên cứu những tác động tuyến tính và phi tuyến tính của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của 19 nước mới nổi là: Bangladesh, Brazil, China, Colombia, Hungary, India, Indonesia, Malaysia, Mexico, Morocco, Nigeria, Pakistan, Peru, Philippines, South Africa, Thailand, Turkey, Venezuela, Vietnam thông qua việc sử dụng bộ dữ liệu bảng động (dynamic panel data) của 19 nước mới nổi trên trong giai đoạn từ 1999-2013. Từ đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn của mình. Luận văn sử dụng phương pháp fixed effects (FEM), GMM và GLS nhằm đo lường tác động tuyến tính và phi tuyến tính của nợ nước ngoài lên tăng trưởng. Kết quả thu được từ việc hồi quy bằng các phương pháp trên là nợ nước ngoài có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế tại 19 nước mới nổi ở mức nợ thấp nhưng khi nợ nước ngoài tăng vượt quá ngưỡng thì nó lại có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra ngưỡng nợ nước ngoài an toàn của 19 quốc gia mới nổi là 56% trên xuất khẩu và 33,12% trên GDP. Và việc tăng gấp đôi nợ nước ngoài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng 0.7% đối với chỉ tiêu Debt/GDP và 3.51% đối với chỉ tiêu Debt/exports.
  10. 2 1. GIỚI THIỆU: Trong những thập kỉ qua, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia cũng như nhiều nhóm quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà kinh tế vẫn chưa thống nhất được rằng, nợ nước ngoài có vai trò thúc đẩy hay kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Một số nhà kinh tế ủng hộ việc vay nợ nước ngoài vì cho rằng việc vay nợ nước ngoài sẽ làm tăng nguồn lực khả dụng cho nền kinh tế trong một thời kì nhất định, từ đó làm tăng chi tiêu và tạo ra cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao mà không phải giảm tiêu dùng trong nước. Đồng thời, chính nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài này, giúp cho nhiều quốc gia khắc phục tình trạng chậm phát triển và chuyển sang phát triển bền vững. Tuy nhiên, nợ nước ngoài cũng có mặt bất lợi bởi nếu nó không được phân bổ hiệu quả sẽ không tạo ra được nguồn tiền để trả nợ. Bên cạnh đó, do nợ nước ngoài gắn liền với các yếu tố tỷ giá, chi phí sử dụng nợ, lạm phát, ... nên khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ suy giảm so với ngoại tệ vay nợ dẫn đến quy mô nợ và gánh nặng trả nợ ngày càng lớn có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế. Thực tế ở các nước cho thấy việc vay nợ và sử dụng nợ kém hiệu quả dẫn đến tình trạng chìm đắm trong khủng hoảng nợ. Những nhà kinh tế học không ủng hộ việc vay nợ như Todd J.Moss & Hanley S.Chaing (2003) lập luận rằng khi nợ quá nhiều, thông qua việc trả nợ vay, các khoản trả nợ cao có thể cản trở tăng trưởng do việc trả nợ sẽ lấy đi nguồn ngoại hối cần thiết cho việc nhập khẩu tư liệu sản xuất của quốc gia. Nguồn dự trữ ngoại tệ giảm do được sử dụng để trả nợ sẽ làm giảm khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính bên ngoài gây bất lợi đến tăng trưởng. Như vậy, nợ nước ngoài có ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới? Ảnh hưởng của nợ nước ngoài lên các quốc gia liệu có giống nhau hay không? Thực tế, có nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, tác động của nợ nước ngoài đối với các nước có thu nhập thấp có thể khác các nước thị trường kinh tế mới nổi, vì hầu hết các nước có thu nhập thấp không tiếp cận được với các thị
  11. 3 trường vốn quốc tế. Đồng thời, do sự khác biệt trong cấu trúc nền kinh tế giữa hai nhóm quốc gia này nên nợ nước ngoài ảnh hưởng đến tăng trường kinh tế cũng có thể thông qua nhiều kênh khác nhau. Do vậy, khó có thể nói liệu nợ nước ngoài có tác động tích cực hay tiêu cực, thúc đẩy hay kìm hãm tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới là như nhau. Trong bài luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu về tác động của nợ lên tăng trưởng kinh tế tại nhóm các quốc gia mới nổi để thấy được rõ những tác động của của nợ lên tăng trưởng tại nhóm nước này như thế nào. Bởi đối với các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, nguồn vốn từ nước ngoài nói chung và nợ nước ngoài nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Những năm gần đây, nền kinh tế của các quốc gia luôn bị đe dọa bởi các cuộc khủng hoảng tiền tệ, mà việc vay nợ nước ngoài luôn gắn với các rủi ro tài chính. Chính vì vậy, các quốc gia cần nắm rõ tác động của nợ nước ngoài đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế để hoạch định những chính sách quản lý hoạt động vay nợ nước ngoài một cách hiệu quả nhất. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế, thực nghiệm tại 19 quốc gia mới nổi”. Để tìm hiểu sâu hơn về tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế, tác giả đặt ra hai câu hỏi: _ Nợ nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia mới nổi hay không? _ Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia mới nổi trên là mối quan hệ gì? Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua việc phân tích, nghiên cứu mối quan hệ của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại 19 quốc gia mới nổi để rút ra nhận xét và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài đối với các quốc gia mới nổi. Để thực hiện nghiên cứu của mình, tôi thu thập dữ liệu từ 19 quốc gia mới nổi là Bangladesh, Brazil, China, Colombia, Hungary, India, Indonesia, Malaysia,
  12. 4 Mexico, Morocco, Nigeria, Pakistan, Peru, Philippines, South Africa, Thailand, Turkey, Venezuela, Vietnam. Thời gian thu thập dữ liệu từ 1999 – 2013. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp fixed effects (FEM), phương pháp Generalized Least Squares (GLS) và phương pháp Generalized method of moments (GMM). Cấu trúc của luận văn gồm những phần quan trọng sau: Phần 2: Khung lý thuyết và tổng quan những nghiên cứu trước đây. Trong phần này, tôi sẽ trình bày lý thuyết và sơ lược những nghiên cứu trước đây về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Phần 3: Phương pháp nghiên cứu. Trong phần này tôi trình bày về dữ liệu nghiên cứu, mô hình, và phương pháp nghiên cứu. Phần 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Trong phần này tôi trình bày kết quả đạt được và kết luận cho kết quả nghiên cứu. Phần 5: Kết Luận
  13. 5 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1 Các khái niệm về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: 2.1.1 Khái niệm Nợ nước ngoài: Có rất nhiều định nghĩa về nợ nước ngoài Theo Từ điển thuật ngữ về ngân hàng và tài chính của Nhà xuất bản Peter Collin, tái bản năm 1997, Nợ nước ngoài là khoản vay nợ của một quốc gia từ một quốc gia khác, nói cách khác, chủ nợ thường trú ở nước ngoài và con nợ thường trú trong nước. Như vậy, nợ nước ngoài bao gồm các khoản nợ trên thị trường nợ nội địa nhưng chủ nợ là những người không cư trú nội địa. Theo World Bank, nợ nước ngoài là: khoản nợ của quốc gia được cho vay từ người không cư trú nội địa. Khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, hàng hóa, dịch vụ. Các khoản nợ bao gồm nợ công, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và các tổ chức khác. Tóm lại: nợ nước ngoài là tổng các khoản nợ của quốc gia từ người cho vay ở nước ngoài (người cho vay không cư trú nội địa) bao gồm các ngân hàng thương mại, chính phủ hoặc các tổ chức tài chính quốc tế. Những khoản vay đó, kể cả lãi suất thường phải trả bằng ngoại tệ mà khoản vay được thực hiện. 2.1.2 Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI). Quá trình tăng trưởng thể hiện sự tăng trưởng của các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, công nghệ, quản lý, quan hệ, thị trường... Tăng trưởng kinh tế bao hàm cả tăng trưởng theo chiều sâu, số lượng và chất lượng, ngắn hạn và dài hạn…Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã lượng hóa được tác động của các nguồn lực tăng trưởng thông qua các mô hình như mô hình tái sản xuất giản đơn của C.Mác, tái sản xuất mở rộng của V.I.Lênin, mô hình các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của W.Rostow hoặc Solow hoặc hàm sản xuất của Cob Douglas.
  14. 6 Tăng trưởng kinh tế có nhiều mô hình khác nhau như tăng trưởng kinh tế theo hướng nội sinh hay hướng ngoại sinh hoặc kết hợp cả hai mô hình, tùy vào điều kiện của từng quốc gia mà sử dụng chiến lược tăng trưởng kinh tế khác nhau. Tóm lại, tăng trưởng kinh tế là quá trình tích lũy giá trị gia tăng của một nền kinh tế từ các nguồn lực trong và ngoài nước. Nó được thúc đẩy bằng các yếu tố nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản, công nghệ… 2.1.3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế: Các lý thuyết về kinh tế cho rằng mức vay nợ nước ngoài hợp lý ở các nước đang phát triển sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia ở giai đoạn đầu phát triển với lượng vốn nhỏ hơn sẽ có những cơ hội đầu tư với tỷ suất hoàn vốn cao hơn so với các nền kinh tế phát triển. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao mức nợ tích lũy cao quá mức hợp lý lại có thể dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Sự lý giải tốt nhất có thể xuất phát từ lý thuyết “Debt overhang”1. Theo Krugman (1988)2 định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự kiến để chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết này cho rẳng nếu nợ của một quốc gia trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của quốc gia đó thì các chi phí dự tính để chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Do các nhà đầu tư sẽ lo sợ rằng khi quốc gia đó sản xuất càng nhiều thì sẽ bị các nước đánh thuế nặng hơn để chi trả cho các khoản nợ nước ngoài, vì vậy, các nhà đầu tư thường không bỏ các chi phí đầu tư hiện tại để thu về sản lượng cao hơn trong tương lai. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Lý thuyết “debt overhang” còn đi đến kết quả rộng hơn, đó là mức nợ nước ngoài quá cao sẽ làm giảm các ưu đãi của chính phủ cho các hoạt động cải tổ cơ cấu và tài khóa do việc củng cố tình hình tài khóa quốc gia có thể làm tăng áp lực trả nợ cho nước ngoài. Những bất lợi này đối với công cuộc cải tổ đang là mối quan ngại 1 “Debt overhang” tạm dịch là việc vay nợ quá mức dẫn đến việc đầu tư sẽ không hiệu quả 2 Krugman, Paul, 1988, “Financing vs. forgiving a debt overhang: Some analytical issues,” NBER Working Paper No. 2486 (Cambridge, Massachusetts: National Bureau of Economic Research).
  15. 7 lớn ở các nước có thu nhập thấp, nơi mà việc cải cách cơ cấu là cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, “debt overhang” cũng đồng thời kìm hãm đầu tư và tăng trưởng do gây ra sự lo ngại về các quyết định của chính phủ. Khi quy mô nợ tăng lên, khó có thể chắc rằng chính phủ sẽ viện tới những chính sách gì để giải quyết các khoản nợ phải trả. Thực tế, người ta cho rằng chính phủ có thể dùng các công cụ tác động đến đầu tư để chi trả các khoản nợ (theo Agenor và Montiel 1996)3. Từ lập luận này, ta xem xét đến đường cong Laffer về nợ ở Hình 2.1, cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Phần dốc lên của đường cong, ta thấy dung lượng của nợ càng tăng thì khả năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, ta lại thấy dung lượng nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Hình 2.1: Đường cong Laffer của nợ (Nguồn: Catherine Pattillo, Helene Poirson, and Luca Ricci, “ External Debt and Growth” (2004) IMF Working Paper Rearch Department.)4 3 Agenor, P.R and Montiel P., 1996. Development Macroeconomics, Princeton, New Jersey: Princeton University pres 4 Catherine Pattillo, Helene Poirson, and Luca Ricci, (2004). What are the channels through which External Debt affects Growth? IMF Working Paper African and Pacific Departments
  16. 8 Đỉnh đường cong Laffer của nợ là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư và các hoạt động khác. Điểm này còn có liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Do đó, ở mức nợ hợp lí, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng. Nếu, tổng nợ tích lũy lớn sẽ cản trở tăng trưởng. 2.2 Giá trị tới hạn của nợ đối với tăng trưởng kinh tế: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm cho nợ công tăng lên đáng kể tại hầu hết các nước đã và đang phát triển hiện nay. Sự gia tăng đó liệu có đạt đến mức độ mà tại đó nó có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế? Nếu nợ vượt qua ngưỡng, có thể tác động để tăng trưởng mạnh mẽ được hay không? Nếu nợ giữ ở mức độ cao trong thời gian dài thì điều gì sẽ xảy ra? Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nợ nước ngoài sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng cho đến một ngưỡng nợ nhất định, gọi là “threshold level”(tạm dịch là ngưỡng nợ). Tuy nhiên khi vượt quá ngưỡng này, nợ bắt đầu tác động ngược chiều đến tăng trưởng. Theo nghiên cứu của Pattillo và các cộng sự (2011)5 đã tìm ra các kết quả cho thấy mối quan hệ phi tuyến dạng đường cong Laffer của nợ cũng như mối liên hệ giá trị tới hạn “threshold level” giữa dung lượng nợ nước ngoài và tăng trưởng. Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu cho 93 nước đang phát triển trong giai đoạn 1969-1998, ông đã chứng minh ảnh hưởng của nợ nước ngoài tác động ngược chiều đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người tại tỷ lệ giá trị hiện tại ròng của nợ trên xuất khẩu là 160-170% và trên GDP là 35-40%. Dung lượng nợ lớn vượt ngưỡng có thể ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng do tác động xấu đến tích lũy vốn sản xuất và tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP – hay còn gọi năng suất sử dụng vốn). Pattillo và các cộng sự (2004) đã áp dụng mô hình tăng trưởng cho 61 nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Trung Đông trong giai đoạn 1969-1998. Kết quả cho thấy khi nợ tăng gấp đôi thì sẽ làm giảm 1% tăng 5 Catherine Pattillo, Helene Poirson, and Luca Ricci, (2011). External Debt and Growth. IMF Working Paper African and Pacific Departments
  17. 9 trưởng, thông qua việc làm giảm cả tăng trưởng tích lũy vốn sản xuất bình quân đầu người và tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp (hiệu quả sử dụng vốn). Theo Cohen (1993)6, mối quan hệ giữa giá trị của nợ và đầu tư có thể được mô tả tương tự như đường cong nợ Laffer: khi tổng nợ tăng cao hơn mức “ngưỡng nợ”, các khoản chi trả dự kiến cho nợ nước ngoài sẽ giảm. Điều này hàm ý rằng sự tăng lên trong giá trị của nợ sẽ làm cho số tiền chi trả cho nợ tăng lên cho đến mức “ngưỡng nợ”, tức là phía bên trái đường cong Laffer. Còn ở phía bên phải, giá trị nợ tăng lên thì số tiền dự kiến cho việc trả nợ của quốc gia đó giảm đi tương đối. Từ đó, người ta dự đoán có một đường cong Laffer mô tả mối tương quan giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra đó chính là mối quan hệ “threshold effect” giữa mức nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, nợ nước ngoài có mối quan hệ hình chữ U ngược với tăng trưởng kinh tế (hình 2.2). Khi các nước bắt đầu vay nợ, các khoản nợ này có xu hướng tác động tích cực đến tăng trưởng. Khi tỷ lệ nợ tăng lên quá điểm A, việc vay nợ tăng sẽ cản trở tăng trưởng mặc dù nợ đóng góp dương trong tăng trưởng, tình hình của nền kinh tế lúc này sẽ tồi tệ hơn trước khi nước đó vay nợ. Ở đây, điểm A được coi là điểm thể hiện “mức nợ tối đa hóa tăng trưởng”. Mức nợ tại điểm B là mức nợ mà tại đó tăng trưởng bắt đầu mang giá trị âm, tình hình nền kinh tế lúc này sẽ rơi vào tình trạng suy thoái. Như vậy, từ những nghiên cứu của những tác giả trên, ta thấy ở đây có sự tồn tại của ngưỡng nợ, đây là điểm tới hạn. 6 Cohen, Daniel, 1993, “Low Investment and Large LDC Debt in the 1980s,” American Economic Review, Vol. 83, No. 3 (June), pp. 437–49
  18. 10 Hình 2.2: Mối liên hệ giữa “threshold effect” của nợ và tăng trưởng Nguồn: Catherine Pattillo, Helene Poirson, and Luca Ricci, (2011). External Debt and Growth. IMF Working Paper African and Pacific Departments 2.3 Những chỉ tiêu nhằm đánh giá mức độ an toàn của nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp. Mặc dù chưa có chỉ tiêu đầy đủ để đánh giá mức độ an toàn của nợ nước ngoài đối với từng quốc gia nhưng để đánh giá được mức độ an toàn của nợ nước ngoài, các nhà kinh tế cũng đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu nhằm xác định được mức độ ảnh hưởng của nợ đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia có thu nhập thấp. Từ đó, họ đưa ra những tiêu chí chung nhất để đánh giá mức an toàn của nợ nước ngoài. Theo quan điểm của IMF chỉ tiêu đánh gia mức an toàn của nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá ròng của nợ và tỷ lệ thanh toán nợ. Một chính sách nợ yếu đồng nghĩa với an toàn về nợ, một chính sách nợ mạnh đồng nghĩa với kém an toàn về nợ.
  19. 11 Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá mức an toàn của nợ nước ngoài đối với quốc gia thu nhập thấp (nguồn IMF) Gánh nặng nợ theo tiêu chuẩn DSF PV của nợ (%) Tỷ lệ thanh toán nợ (%) Xuất khẩu GDP Thu ngân Xuất khẩu Thu ngân sách sách An toàn 100 30 200 15 30 Trung bình 150 40 250 20 35 Kém an 200 50 300 25 40 toàn _ Tỷ lệ PV của nợ/xuất khẩu: được tính bằng tỷ số phần trăm giữa hiện giá của nợ nước ngoài và các nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Chỉ tiêu này liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu. _ Tỷ lệ PV của nợ/GDP: được tính bằng tỷ số phần trăm giữa hiện giá của nợ nước ngoài và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực. Chỉ tiêu này liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu nhập trong nước. _ Tỷ lệ PV của nợ/Thu ngân sách: được tính bằng tỷ số phần trăm giữa hiện giá của nợ nước ngoài và các nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Chỉ tiêu này liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ thu ngân sách nhà nước. _ Tỷ lệ thanh toán nợ/xuất khẩu: được đo lường bằng tỷ số phần trăm giữa giá trị trả nợ hàng năm bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi nợ và thu từ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đây chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ bằng ngoại tệ của các quốc gia vay nợ trong ngắn hạn. _ Tỷ lệ thanh toán nợ/thu ngân sách: được đo lường bằng tỷ số phần trăm giữa giá trị trả nợ hàng năm bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi nợ và thu từ ngân sách nhà nước. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ bằng nguồn thu ngân sách.
  20. 12 _Tỷ lệ thanh toán nợ/xuất khẩu và tỷ lệ thanh toán nợ/thu ngân sách được IMF đưa vào nhằm đánh giá tính vững của nợ. Một quốc gia đảm bảo khả năng thanh khoản đòi hỏi tỷ lệ thanh toán nợ/xuất khẩu thấp hơn 15% và tỷ lệ thanh toán nợ/thu ngân sách thấp hơn 10%. Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá mức an toàn của nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp của IMF, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đưa ra các tiêu chi đánh giá mức độ nợ của quốc gia vay nợ. Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của World Bank ( nguồn: World Bank) Chỉ số Mức độ bình Mức độ khó Mức độ trầm thường khăn trọng 1. Tỷ lệ % tổng số nợ nước ngoài ≤ 30% 30-50% ≥ 50% so với GDP 2. Tỷ lệ % tổng số nợ nước ngoài ≤ 165% 165-200% ≥ 200% so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ 3. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với ≤ 18% 18-30% ≥ 30% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 4. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với ≤ 2% 2-4% ≥ 4% GDP 5. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả lãi so với ≤ 12% 12-20% ≥ 20% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Dựa vào các chỉ số trên, các tổ chức tài chính quốc tế có thể đánh giá mức độ nợ và khả năng trả nợ của các quốc gia. Đồng thời các chỉ số này cũng là cơ sở để
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2