intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này hướng đến mục tiêu phân tích rõ vai trò của quản lý thuế tác động đến gánh nặng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Hiểu được gánh nặng chi phí tuân thủ thuế của DN có thể gia tăng hay giảm nhẹ tùy thuộc vào chất lượng quản lý thuế là rất cần thiết để cơ quan thuế có thể lựa chọn điều chỉnh biện pháp quản lý thuế phù hợp để khuyến khích tuân thủ tự nguyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ----------------------- ĐINH THỊ HƯƠNG LÝ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ VÀ QUY ĐỊNH THUẾ ĐẾN CHI PHÍ TUÂN THỦ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ----------------------- ĐINH THỊ HƯƠNG LÝ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ VÀ QUY ĐỊNH THUẾ ĐẾN CHI PHÍ TUÂN THỦ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP. HCM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt CPTT: Chi phí tuân thủ DN: Doanh nghiệp ĐTNT: Đối tượng nộp thuế GTGT: Giá trị gia tăng KBNN: Kho bạc Nhà nước KKQM: Kê khai qua mạng MST: Mã số thuế NNT: Người nộp thuế QĐ: Quy định QĐT: Quy định thuế QL: Quản lý QLT: Quản lý thuế QPPL: Quy phạm pháp luật TNCN: Thu nhập cá nhân TP.: Thành phố TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt TTHT: Tuyên truyền hỗ trợ UBND: Ủy ban nhân dân XNK: Xuất nhập khẩu Tiếng Anh OECD: (Organization for Economic Co-operation and Development) Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ITD: (International Tax Dialogue) Đối thoại thuế quốc tế WB: (World Bank) Ngân hàng thế giới VIF: (Variance inflation factor) nhân tố phóng đại phương sai OLS: Ordinary least square) phương pháp bình phương tối thiểu thông thường ( KPMG: là một trong bốn công ty lớn nhất thế giới chuyên về lĩnh vực kiểm toán, tư vấn thuế và tư vấn quản lý; trụ sở chính đặt tại Thụy Sĩ. IV-estimator: (Instrumental variables estimator) : Ước lượng sử dụng biến công cụ.
  4. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ và làm thất thoát nguồn thu Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu Hình 4.1: Hao phí thời gian (trung bình năm) theo quy mô doanh nghiệp Hình 4.2: So sánh thời gian hao phí dùng cho mục đích tuân thủ thuế của DN có hoặc không sử dụng tư vấn, kế toán thuế thuê ngoài Hình 4.3: Đánh giá về quản lý thuế của cơ quan thuế Hình 4.4: Đánh giá về quy định thuế Hình 4.5: So sánh kết quả đánh giá quản lý thuế và quy định thuế
  5. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài này là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng. Luận văn này không sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013 Tác giả Đinh Thị Hương Lý
  6. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí tuân thủ thuế và các nhân tố tác động đến gánh nặng tuân thủ thuế.............................................................6 1.1 Cơ sở lý luận về chi phí tuân thủ thuế ......................................................... …7 1.1.1 Chi phí hành chính thuế ..........................................................................7 1.1.2 Chi phí tuân thủ thuế ................................................................................8 1.1.3 Thành phần của chi phí tuân thủ thuế ......................................................8 1.1.4 Lợi ích tuân thủ thuế...............................................................................10 1.1.5 Chi phí tuân thủ thuế ròng ....................................................................11 1.1.6 Kết luận qua các nghiên cứu về chi phí tuân thủ ...................................11 1.2 Ảnh hưởng của quy định thuế đến chi phí tuân thủ ..................................12 1.2.1 Tính đơn giản, dễ hiểu ............................................................................14 1.2.2 Tính minh bạch, công bằng ....................................................................15 1.2.3. Tính rõ ràng, nhất quán .......................................................................16 1.2.4. Cụ thể hóa về thành phần biểu mẫu, thời hạn khai nộp thuế, và thời gian lưu trữ hồ sơ ..........................................................................................................16 1.2.5. Tần suất thay đổi của Luật thuế, quy định thuế ...................................17 1.2.6. Thời gian áp dụng khi có thay đổi về quy định thuế .............................18 1.2.7. Tham khảo ý kiến doanh nghiệp ...........................................................18 1.3 Ảnh hưởng của quản lý thuế đến chi phí tuân thủ ....................................19 1.3.1. Việc thông tin, tuyên truyền các quy định thuế ....................................20 1.3.2. Các hình thức cung cấp dịch vụ công của cơ quan thuế ......................20 1.3.3. Tính rõ ràng, chính xác trong trả lời của công chức thuế ...................21 1.3.4. Tính đúng thời hạn như cam kết trong trả kết quả của công chức thuế ........................................................................................................................22 1.3.5. Tính nhất quán, không có mâu thuẫn trong câu trả lời của các công chức thuế .......................................................................................................................22 1.3.6. Yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan thuế .......................................23 1.3.7. Tính công bằng, chuẩn xác trong quyết định hành chính của cơ quan thuế ........................................................................................................................23 1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu .......................................23 1.4.1 Nghiên cứu nước ngoài .........................................................................23
  7. 1.4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................................25 1.5 Kết luận chương ..............................................................................................28 Chương 2: Khái quát bộ máy hành thu của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................................................................................29 2.1 Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục thuế TP.HCM .....................................29 2.2 Kết quả thu ngân sách của Cục thuế TP.HCM giai đoạn 2008 - 2012 ...........30 2.3 Nỗ lực cải cách thuế của Cục thuế TP.HCM giai đoạn 2008 - 2012 ..............30 2.3.1. Công tác TTHT ......................................................................................30 2.3.2. Công tác quản lý NNT, hoàn thuế .........................................................33 2.3.3. Công tác vận động NNT kê khai qua mạng ...........................................34 2.3.4. Công tác hiện đại hóa thu nộp NSNN ...................................................35 2.3.5. Một số mặt tồn tại, hạn chế ...................................................................35 2.4 Kết luận chương ........................................................................................37 Chương 3: Mô hình nghiên cứu ..................................................................38 3.1 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .....................................................38 3.1.1 Mô hình nghiên cứu ...............................................................................38 3.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................40 3.1.3 Các loại số liệu cần thu thập cho nghiên cứu ........................................40 3.2. Quy trình khảo sát ....................................................................................40 3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ..............................................................40 3.2.2. Xác định kích thước mẫu và thang đo ...................................................43 3.2.3. Gởi phiếu khảo sát.................................................................................45 3.2.4. Nhận kết quả trả lời ...............................................................................45 3.3 Xử lý dữ liệu ..............................................................................................46 3.4 Kỹ thuật phân tích dữ liệu .........................................................................46 3.5 Kết luận chương ........................................................................................47 Chương 4: Kết quả nghiên cứu ...................................................................48 4.1. Phân tích thống kê .....................................................................................48 4.1.1. Hao phí thời gian trong chi phí tuân thủ thuế của DN .........................48 4.1.2. Chi phí tuân thủ thuế so với ngành nghề kinh doanh của DN ..............52 4.1.3. Chi phí tuân thủ thuế so với thời gian kinh doanh của DN ...................53 4.1.4. Chi phí tuân thủ thuế so với quy mô của DN .......................................53 4.1.5 Thống kê mô tả kết quả đánh giá về quản lý thuế và quy định thuế ......54 4.2 Kiểm định sơ bộ ........................................................................................58 4.2.1. Kết quả kiểm định bằng hồi quy tương quan riêng phần từng biến quan sát .........................................................................................................................58 4.2.2. Kết quả kiểm định bằng hồi quy thành phần ........................................59 4.3. Kiểm định bằng biến đại diện trung bình không trọng số và trung bình có trọng số ..................................................................................................................65 4.3.1. Biến đại diện trung bình không trọng số ..............................................65 4.3.2. Biến đại diện trung bình có trọng số ....................................................66 4.3.3. Biến tỷ lệ ...............................................................................................66 4.3.4. Kiểm định bằng biến đại diện ...............................................................69
  8. 4.4. Thảo luận. .................................................................................................71 4.4.1. Quản lý thuế có tác động đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp 71 4.4.2. Quy định thuế không tác động đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp ...................................................................................................................72 4.4.3. Chi phí tuân thủ thuế có tác động và có ý nghĩa với các đánh giá về quản lý thuế cũng như các đánh giá về quy định thuế .........................................72 4.4.4. Một số đặc điểm riêng của doanh nghiệp cũng có tác động và có ý nghĩa đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp ........................................................73 4.5. Kết luận chương .......................................................................................74 Chương 5: Những đề xuất và kết luận .......................................................75 5.1 Đề xuất các giải pháp cơ bản ....................................................................75 5.1.1 Liên quan đến thành phần chính sách thuế ...........................................75 5.1.2 Liên quan đến thành phần quản lý thuế .................................................76 5.1.3 Nâng cao mức đánh giá về quản lý thuế và quy định thuế từ cảm nhận của NNT ................................................................................................................78 5.2 Thành công và hạn chế của nghiên cứu ....................................................79 5.2.1 Thành công của nghiên cứu ...................................................................79 5.2.2 Hạn chế của nghiên cứu .........................................................................80 5.3 Kết luận - Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................81 5.3.1 Kết luận .................................................................................................81 5.3.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam Bảng 4.1: Chi phí tuân thủ thuế so với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 4.2: Chi phí tuân thủ thuế so với thời gian kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 4.3: Chi phí tuân thủ thuế so với quy mô của doanh nghiệp Bảng 4.4: Chi phí tuân thủ thuế so với doanh thu (quy đổi %) Bảng 4.5: Kết quả đánh giá về quản lý thuế Bảng 4.6: Kết quả đánh giá về quy định thuế Bảng 4.7: Kết quả kiểm định bằng hồi quy tương quan riêng phần Bảng 4.8: Mô hình hồi quy thành phần
  10. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 2.1: Danh sách đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thuế TP. HCM Phụ lục 2.2: Kết quả thu Ngân sách Cục thuế TP.HCM từ năm 2008 đến năm 2012 Phụ lục 3.1 Phiếu khảo sát Phụ lục 3.2: Mã hóa các thang đo tác động của quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp Phụ lục 4.1: Kết quả hồi quy riêng phần từng biến độc lập Phụ lục 4.2: Kết quả kiểm định nhân tử phóng đại phương sai Phụ lục 4.3: Tương quan giữa các biến độc lập Phụ lục 4.4: Ví dụ minh họa về biến đại diện Phụ lục 4.5: Kết quả hồi quy chi tiết theo biến đại diện và kiểm tra sót biến (Ramsey test)
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để tạo nguồn thu ngân sách nhằm thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Thuế là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, bất kể quốc gia phát triển hay đang phát triển. Để thu thuế, xã hội phải hao tốn khoản chi phí cho việc vận hành hệ thống thuế. Khoản chi phí này được chia cho hai bên: chi phí hành chính thuế do Ngân sách nhà nước chi trả, và chi phí tuân thủ thuế do người nộp thuế (NNT) gánh chịu. Chi phí tuân thủ thuế không phải là bản thân số thuế phải nộp, mà là khoản chi phí phát sinh của NNT trong nỗ lực tuân thủ các quy định thuế. Do đó, chi phí tuân thủ thuế còn được coi là một loại chi phí ẩn của thuế. Chi phí tuân thủ thuế không thể bị xóa bỏ hoàn toàn nếu thuế vẫn tiếp tục tồn tại. Hay nói cách khác, chi phí tuân thủ thuế là một khoản hao phí mà NNT bắt buộc phải trả trong quá trình hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tuân thủ thuế của mình. Tuy nhiên, chi phí tuân thủ của NNT không cố định mà có xu hướng tăng cao hoặc giảm bớt giảm tùy thuộc vào NNT, tùy thuộc vào pháp luật thuế và việc quản lý thuế của cơ quan thuế. Về phía người nộp thuế, chi phí tuân thủ sẽ cao hay thấp tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành hoặc lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động và các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp (ví dụ thuế trực thu so với thuế gián thu). Về phía chính quyền, chi phí tuân thủ của người nộp thuế sẽ tăng cao hoặc giảm bớt phụ thuộc vào quy định thuế và việc quản lý thuế của cơ quan thuế. Một hệ thống thuế tốt cần phải đảm bảo duy trì chi phí tuân thủ thuế cần thiết ở mức tối thiểu nhằm đạt được sự tuân thủ của NNT (OECD, 2001b).
  12. 2 Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã tiến hành các cải cách cơ bản về hệ thống thuế trong nhiều năm qua. Song song với các cải cách chính sách thuế, phương pháp quản lý thuế cũng được chuyển đổi từ “định hướng kiểm soát” sang “định hướng khách hàng”, các dịch vụ và hỗ trợ người nộp thuế được chú trọng và nâng chất đã giúp tăng cường tuân thủ tự nguyện, giảm chi phí tuân thủ của người nộp thuế. Vì quản lý thuế không chỉ ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ của NNT mà còn ảnh hưởng đến gánh nặng chi phí tuân thủ, vấn đề đặt ra là việc quản lý thuế theo “định hướng khách hàng" như nước ta thực hiện thời gian qua được NNT đánh giá như thế nào? Việc cải cách hành chính về quản lý thuế thực sự đã góp phần giảm chi phí tuân thủ của NNT hay chưa? Có thể định lượng cụ thể là bao nhiêu? Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ấy, cùng với sự động viên, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô khoa Tài chính công, tác giả mạnh dạn nghiên cứu “Tác động quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài để bảo vệ học vị Thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng đến các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu thứ nhất: Xác định các biến đánh giá có ý nghĩa thống kê của quản lý thuế và quy định thuế tác động đến chi phí tuân thủ thuế. Định lượng cụ thể mức tác động của quản lý thuế đến chi phí tuân thủ của NNT Mục tiêu thứ hai: Đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý thuế, nhằm nâng cao sự tuân thủ tự nguyện của NNT, giảm chi phí tuân thủ của NNT nói riêng và của tổng thể ngành thuế nói chung.
  13. 3 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: Giai đoạn 1: Dựa trên cơ sở lý thuyết thu thập được, tác giả xây dựng bộ thang đo định lượng về chi phí tuân thủ thuế của NNT và thang đo Likert đánh giá quản lý thuế và quy định thuế. Tham khảo ý kiến chuyên gia và một số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các DN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng mẫu điều tra khoảng n = 500 và tiến hành các bước phân tích sau: - Làm sạch dữ liệu, loại bỏ quan sát cá biệt trước khi tiến hành các bước phân tích; - Thống kê mô tả một số biến quan sát liên quan đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp; - Phân tích tác động riêng phần của từng biến quan sát, sau đó phân tích tác động từng thành phần quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp; từ đó điều chỉnh mô hình nghiên cứu phù hợp bằng cách xây dựng biến đại diện để xử lý hiện tượng nội sinh; - Phân tích hồi quy tuyến tính logarit thông qua biến đại diện để định lượng mối quan hệ nhân quả và nhân quả đảo ngược giữa quản lý thuế và quy định thuế đến chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Phương trình hồi quy được được ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS). Do phương sai thay đổi là một vấn đề liên quan đến việc ước tính chi phí tuân thủ thuế, tác giả có sử dụng các kỹ thuật và kiểm định gồm: Điều chỉnh hiện tượng phương sai thay đổi (heterokedasticity robust); sử dụng nhân tố phóng đại phương sai (VIF) để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến; sử dụng biến đại diện (proxy variables) để kiểm soát hiện tượng nội sinh; sử dụng kiểm định Ramsey để kiểm tra hiện tượng bỏ sót biến trong hàm hồi quy.
  14. 4 Tất cả các bước phân tích trên đều được xử lý thông qua phần mềm thống kê Stata 11.1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian và chi phí nên tác giả chỉ nghiên cứu các dữ liệu thu thập liên quan đến một số DN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thuộc sự quản lý thuế của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh và các Chi cục thuế trực thuộc, thời điểm nghiên cứu là năm 2013, dữ liệu thu thập được thuộc năm tài chính 2012. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế của DN dưới sự quản lý thuế của cơ quan thuế; không bao gồm các khoản chi phí tuân thủ dưới sự quản lý của cơ quan hải quan; không bao gồm gánh nặng thủ tục hành chính liên quan đến các khoản phải nộp cho người lao động như quỹ phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, .... 5. Ý nghĩa của đề tài Chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp là một khoản chi phí ẩn của thuế. Chi phí tuân thủ càng cao, doanh nghiệp càng có xu hướng hoạt động phi chính thức, làm giảm mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, giảm nguồn thu vào Ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, đề tài này hướng đến mục tiêu phân tích rõ vai trò của quản lý thuế tác động đến gánh nặng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Hiểu được gánh nặng chi phí tuân thủ thuế của DN có thể gia tăng hay giảm nhẹ tùy thuộc vào chất lượng quản lý thuế là rất cần thiết để cơ quan thuế có thể lựa chọn điều chỉnh biện pháp quản lý thuế phù hợp để khuyến khích tuân thủ tự nguyện.. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn, kết quả nghiên cứu đạt được hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào tài liệu tham khảo cho cơ quan thuế trong quá trình cải cách hành chính và quản lý thuế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 6. Kết cấu của luận văn Gồm 5 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí tuân thủ thuế và các nhân tố tác động đến gánh
  15. 5 nặng tuân thủ thuế; Chương 2: Khái quát doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và bộ máy hành thu của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh; Chương 3: Mô hình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Đề xuất giải pháp - Kết luận và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo
  16. 6 Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí tuân thủ thuế và các nhân tố tác động đến gánh nặng tuân thủ thuế; Thuế xuất hiện từ khá lâu, nhưng khoa học về thuế chỉ xuất hiện vào khoảng những năm cuối thế kỷ XVII. Các nhà kinh tế học đều tập trung lý giải xung quanh vấn đề phân chia gánh nặng thuế của đất nước, tính công bằng của thuế, phương pháp thu thuế, đối tượng nào chịu thuế và đối tượng nào không chịu thuế. Adam Smith (1723-1790) là một trong những người đặt nền móng về lý thuyết thuế. Lý thuyết thuế của Adam Smith ra đời trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh và được đặc trưng bởi “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Theo ông, nếu thuế khoá nặng nề quá mức thì trật tự xã hội sẽ bị xáo trộn và hoạt động của các lực lượng thị trường sẽ bị suy yếu. Do vậy, lý thuyết của Adam Smith tập trung giải thích sự cần thiết của thuế khoá, tính công bằng và phân chia gánh nặng thuế trong xã hội. Những nguyên tắc chung về tính thuế mà Adam Smith đã đưa ra là: - Các công dân của một nước phải đóng thuế để hỗ trợ chính phủ, mỗi người tùy theo khả năng và với sự cố gắng tối đa của bản thân (Công bằng). - Phần đóng góp về thuế mà mỗi người phải nộp phải chắc chắn và không được áp đặt một cách độc đoán. Thời điểm nộp, cách thức nộp, và số phải nộp - tất cả phải rõ ràng và đơn giản đối với NNT, cũng như với bất cứ người nào khác (Chắc chắn). - Mọi loại thuế phải được thu đúng hạn và theo một thể thức thuận lợi nhất cho NNT (Tiện lợi). - Mọi loại thuế phải được tính toán như thế nào để cho nhân dân chỉ phải đóng ít nhất, tiền thuế được sử dụng hiệu quả khi trở thành Ngân sách công (Hiệu quả). Theo Evans (2003), thật thú vị khi lưu ý rằng trong bốn nguyên tắc chung về tính thuế của Adam Smith, có hai nguyên tắc liên quan toàn bộ đến chi phí tuân thủ thuế
  17. 7 (chắc chắn, tiện lợi) và một nguyên tắc liên quan một phần đến chi phí tuân thủ thuế (hiệu quả). Như vậy, chi phí tuân thủ thuế là gì? Chi phí này có tác động gì, ảnh hưởng gì đến NNT? Liệu các quy định về thuế, hoặc việc thực hiện quản lý thuế của cơ quan thuế có tác động đến chi phí tuân thủ của NNT hay không? 1.1 Cơ sở lý luận về chi phí tuân thủ thuế Trong một đánh giá toàn diện gần đây về các nghiên cứu đối với chi phí tuân thủ thuế, Evans (2003) cung cấp một định nghĩa rõ ràng và rộng của các điều khoản liên quan đến chi phí thuế: "Hệ thống thuế hiện đại có khả năng áp đặt một gánh nặng lên NNT, và đặc biệt đối với NNT kinh doanh nhỏ. Gánh nặng bao gồm ba yếu tố. Yếu tố đầu tiên là bản thân các loại thuế, cho dù đó là thuế tính trên lợi nhuận, tính trên sản phẩm hay tính trên thu nhập từ tiền lương, tiền công. Yếu tố thứ hai là chi phí hiệu quả (gọi cách khác là gánh nặng thiệt hại hay gánh nặng quá sức) liên quan đến biến dạng thị trường do thuế gây ra. Và yếu tố cuối cùng là chi phí vận hành của hệ thống thuế: chi phí của chính phủ dành cho việc quản lý và thu thuế (thường được gọi là "chi phí hành chính") (cuối cùng cũng sẽ do NNT chịu), và các chi phí của NNT dùng cho việc tuân thủ (hoặc đôi khi không tuân thủ) với nghĩa vụ thuế (thường được gọi là "chi phí tuân thủ") ". Qua định nghĩa này, ta thấy chi phí tuân thủ thuế là một phần của chi phí vận hành hệ thống thuế (Phần còn lại của chi phí vận hành của hệ thống thuế là chi phí hành chính thuế). Theo Sanford (1972)1, chi phí tuân thủ thuế được coi là một loại chi phí ẩn của thuế. 1.1.1 Chi phí hành chính thuế Là các nguồn lực của chính phủ dành cho việc quản lý và thực thi các quy định về 1 Trích dẫn theo Evans (2003)
  18. 8 thuế. Cụ thể gồm: Chi Ngân sách của cơ quan thuế; chi phí phát sinh bởi cơ quan khác trong việc cung cấp thông tin; án phí và các chi phí khác liên quan đến giải quyết tranh chấp; thiệt hại theo lãi suất của các khoản thuế bị chiếm dụng hợp pháp (do có độ trễ kéo dài trong quá trình thu nộp thuế) (Sandford và cộng sự, 1989). 1.1.2 Chi phí tuân thủ thuế Khác với chi phí hành chính thuế do Ngân sách Nhà nước chi trả, chi phí tuân thủ thuế là chi phí "phát sinh của NNT, hoặc các bên thứ ba – như là một phần chi phí trong quá trình kinh doanh, nhằm đáp ứng yêu cầu tuân thủ thuế với một cấu trúc và mức thuế nhất định" (Sandford và cộng sự, 1989, trang 10). Hay nói cách khác, chi phí tuân thủ thuế là chi phí phát sinh của NNT trong việc tuân thủ các quy định thuế - ngoài việc thanh toán thuế của mình. 1.1.3 Thành phần của chi phí tuân thủ thuế Tùy theo mục đích nghiên cứu, thành phần của chi phí tuân thủ sẽ được phân biệt như: • Chi phí bắt buộc (chi phí trong việc tuân thủ các nghĩa vụ theo luật định) và chi phí tự nguyện (NNT có thể lựa chọn sử dụng chi phí tư vấn thuế nhiều hơn để giảm thiểu nghĩa vụ thuế). (Johnston, 19632; Pope và cộng sự, 1991) • Chi phí phát sinh thường xuyên, chi phí phát sinh không thường xuyên hoặc chi phí chỉ phát sinh một lần (có thể phát sinh do sự thay đổi về lập pháp hoặc những thay đổi của NNT). (Allers, 1994; Evans và cộng sự, 2002; Rametse và Pope, 2002). • Chi phí nội bộ và chi phí thuê ngoài (Smulders và cộng sự, 2012). 2 Trích dẫn theo Evans (2003)
  19. 9 Theo Evans (2003) thành phần của chi phí tuân thủ là một lĩnh vực luôn có nhiều tranh luận, tuy nhiên có thể xác định một số chi phí cốt lõi không thể phủ nhận gồm: • Tiền lương nhân viên hoặc thời gian hao phí để hoàn thành các hoạt động liên quan đến thuế. Ví dụ, thời gian mà người kinh doanh dùng để nắm bắt kiến thức thích hợp để về pháp luật thuế như thuế TNCN, thuế GTGT…; hoặc thời gian để ghi chép hóa đơn và cập nhật thông tin dữ liệu để có thể hoàn thành tờ khai thuế; • Chi phí bằng tiền để đảm bảo hoàn thành các hoạt động thuế (thông thường là khoản phí trả cho dịch vụ thuế mua ngoài) • Chi phí phát sinh khác trong việc hoàn thành các hoạt động thuế, bao gồm máy vi tính, phần mềm máy vi tính, tem thư, xăng xe để di chuyển từ trụ sở NNT đến cơ quan thuế và ngược lại. Bên cạnh một số chi phí cốt lõi không thể phủ nhận nêu trên, còn một số chi phí khác cần được xem xét, ví dụ tổn hại về tâm lý hoặc chi phí xã hội. Tổn hại về tâm lý - do NNT bị căng thẳng, lo lắng trong việc cố gắng tuân thủ nghĩa vụ thuế của mình, hoặc đối mặt với quy định và yêu cầu của cơ quan thuế. Mặc dù tổn hại về tâm lý đã được công nhận là một thành phần của chi phí tuân thủ, nhưng bị coi là quá khó để đo lường và vì vậy, chưa có nghiên cứu nào định lượng thành công các thiệt hại về tâm lý, mặc dù nghiên cứu trong lĩnh vực này hiện đang diễn ra. Tương tự, chi phí xã hội cũng được coi là khó có thể định lượng (và do đó có xu hướng bị bỏ qua trong các nghiên cứu). Một ví dụ về chi phí xã hội cụ thể: khi có thay đổi theo hướng tăng thuế suất thuế GTGT (từ 5% lên 10%) đối với một mặt hàng nào đó, dẫn đến một số người kinh doanh ngừng nhập loại hàng này (nhằm mục đích khai thuế được đơn giản). Khách hàng phải đi xa hơn - tìm cửa hàng khác để tiếp tục mua hàng hóa, và có thể phải trả nhiều tiền hơn do cạnh tranh giảm.
  20. 10 Nghiên cứu của Smulders và cộng sự (2012) phân tích thành phần của chi phí tuân thủ thuế bao gồm chi phí nội bộ, theo định nghĩa của Turner và cộng sự (1998) có nghĩa là, các chi phí thu nộp và hạch toán thuế tính trên sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc tiền lương tiền công của người lao động cùng với các khoản chi phí để trau dồi, bổ sung kiến thức để hoàn thành công việc thu, nộp và hạch toán thuế; và chi phí thuê ngoài, chủ yếu là phí tư vấn, kế toán thuế của các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thuế chuyên nghiệp (còn gọi là đại lý thuế) (Coolidge và cộng sự, 2009). Pope và Jabbar (2008) phân tích chi phí tuân thủ thuế gồm ba thành phần chính, cụ thể là chi phí bằng tiền, hao phí về thời gian và tổn hại về tâm lý của NNT (Sandford và cộng sự, 1989; Pope và cộng sự, 1991). Chi phí bằng tiền bao gồm các khoản chi cho dịch vụ tư vấn, kế toán thuế thuê ngoài, các chi phí liên quan đến hướng dẫn thuế, sổ sách, thông tin liên lạc và các chi phí phát sinh khác. Hao phí về thời gian của NNT chủ yếu là lưu giữ hồ sơ cho các mục đích thuế, hoàn thành tờ khai thuế, cung cấp thông tin chi tiết về thuế đến tư vấn, kế toán thuế thuê ngoài cũng như thời gian giao dịch với cơ quan thuế. Tổn hại về tâm lý - do NNT bị căng thẳng, lo lắng trong việc cố gắng thực hiện nghĩa vụ tuân thủ thuế của mình. Tuy nhiên, như đã nêu trên tổn hại về tâm lý bị coi là quá khó để đo lường và chưa có nghiên cứu nào định lượng thành công các tổn hại về tâm lý. 1.1.4 Lợi ích tuân thủ thuế Tuân thủ thuế không chỉ gây ra chi phí, mà còn có thể mang đến lợi ích (Sandford và cộng sự, 1989). Ba loại lợi ích mà tuân thủ thuế mang lại đã được nhận diện và được xác lập trong lý thuyết về tuân thủ thuế gồm: (1) lợi ích dòng tiền, (2) lợi ích quản lý, (3) lợi ích giảm số thuế phát sinh phải nộp (Sandford và cộng sự, 1989; Pope, 1993b; Trần-Nam và cộng sự, 2000; Trần Nam, 2001; Lignier, 2009a).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2