intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của các công ty cổ phần tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn nghiên cứu mẫu dữ liệu từ 173 công ty cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán trong năm 2009 đến năm 2011 và phân tích chúng (tổng cộng 519 mẫu quan sát).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của các công ty cổ phần tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT THỦY TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM. Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Dương Thị Bình Minh, cô đã hướng dẫn rất tận tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cũng như động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả các thầy cô vì những kiến thức cũng như kinh nghiệm từ những bài giảng mà các thầy cô đã truyền đạt trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Việt Thủy
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Việt Thủy
  4. DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thống kê mô tả ..................................................................................... 25 Bảng 3.2 Ma trận tương quan............................................................................... 27 Bảng 3.3 Biến bị loại ra khỏi phương trình 1 ...................................................... 31 Bảng 3.4 Hệ số hồi quy phương trình 1 ............................................................... 32 Bảng 3.5 Biến bị loại ra khỏi phương trình 2 ...................................................... 33 Bảng 3.6 Hệ số hồi quy phương trình 2 ............................................................... 33 Bảng 3.7 Biến bị loại ra khỏi phương trình 3 ...................................................... 36 Bảng 3.8 Hệ số hồi quy phương trình 3 ............................................................... 37
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt TTCK Thị trường chứng khoán SX-TM-DV Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Tobin Q Market value Giá trị thị trường ROA Return on assets Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROIC Return on invested capital Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn đầu tư CCC Cash conversion cycle Chu kỳ luân chuyển tiền DSO Days sales outstanding Số ngày hàng hóa quá hạn phải thu DSI Days sales in inventory Số ngày hàng hóa tồn kho DPO Days payables outstanding Số ngày quá hạn phải trả CR Current assets to Current Tỷ lệ tài sản lưu động trên Nợ ngắn hạn liabilities ratio CATAR Current assets to total assets ratio Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản CLTAR Current liabilities to total Tỷ lệ Nợ ngắn hạn trên tài sản assets ratio DTAR Total debts to total assets ratio Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
  6. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: ................................................................................................................... 7 NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VỚI KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY .................. 7 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 18 CHƯƠNG 2: ................................................................................................................. 19 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 19 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 19 2.2 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................ 19 2.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 20 2.4 Giả thiết nghiên cứu .............................................................................................. 20 2.5 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 23 CHƯƠNG 3: ................................................................................................................. 24 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 24 3.1 Thống kê mô tả ...................................................................................................... 25 3.2 Ma trận tương quan PEARSON ......................................................................... 27 3.3 Kết quả hồi quy OLS ............................................................................................ 31 3.4 Kiểm định thống kê ............................................................................................... 38 3.4.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (Phân tích phương sai)......................... 38 3.4.2 Kiểm định vấn đề đa cộng tuyến ...................................................................... 38 3.4.3 Kiểm định d của Durbin – Watson .................................................................. 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 40 CHƯƠNG 4: ................................................................................................................. 41 KẾT LUẬN, MỘT SỐ GIẢI PHÁP GỢI Ý VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ......... 41 4.1 Kết luận .................................................................................................................. 41 4.2 Một số đề xuất giải pháp ..................................................................................... 42 4.2.1 Đề xuất đối với quản trị vốn lưu động của công ty .......................................... 43
  7. 4.2.1.1 Xác định nhu cầu và sử dụng nguồn vốn lưu động hợp lý và linh hoạt ...... 43 4.2.1.2 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng ........................................................................................................ 44 4.2.1.3 Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho........................................ 45 4.2.1.4 Tổ chức tốt các hoạt động tiêu thụ và mua sắm của công ty : ..................... 47 4.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 47 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  8. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VỚI KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY. TÓM TẮT : Mục tiêu chính của nghiên cứu này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các công ty cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn nghiên cứu mẫu dữ liệu từ 173 công ty cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán trong năm 2009 đến năm 2011 và phân tích chúng (tổng cộng 519 mẫu quan sát). Trong nghiên cứu này, luận văn sử dụng các biến: Biến phụ thuộc : Chỉ số Tobin Q để đo lường giá trị thị trường của công ty Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) và tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) để đo lường lợi nhuận của các công ty Biến độc lập : Biến chu kỳ tiền mặt (CCC) được tính từ số ngày phải thu khách hàng (DSO), số ngày hàng hóa tồn kho (DSI) và số ngày thanh toán cho nhà cung cấp (DPO) đại diện cho các tiêu chuẩn quản trị vốn lưu động Tỷ số nợ trên tổng tài sản (total debts to total assets ratio - DTAR), tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (current liabilities to total assets ratio - CLTAR), và tỷ số tài sản lưu động trên tổng tài sản (current assets to total assets ratio- CATAR), tỷ số tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn (current assets to current liabilities ratio-CR) đại diện cho các thành phần của vốn lưu động. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa tiêu chuẩn quản lý vốn lưu động và lợi nhuận nhưng không có mối quan hệ đáng kể với các tiêu chí về giá trị thị trường của công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quản trị tốt vốn lưu động có thể tăng lợi nhuận của công ty thông qua việc giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và giảm tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (DTAR).
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vốn lưu động chuyển hóa thành nhiều hình thái khác nhau trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Để quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu tư vào các hình thái khác nhau để các hình thái có mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Nếu vốn lưu động không được cung cấp đầy đủ và kịp thời sẽ dẫn đến gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng đó là lợi nhuận. Hơn nữa, trong tình hình sản xuất kinh doanh có thể gặp những rủi ro, mất mát, hư hỏng, giá cả giảm mạnh, nếu doanh nghiệp không có lượng vốn đủ lớn sẽ khó đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh đầy quyết liệt. Vốn lưu động là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vốn lưu động là một chỉ số giúp các nhà đầu tư có các nhận định về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Công tác quản trị vốn lưu động là một phần quan trọng trong quyết định tài chính của công ty. Quản trị vốn lưu động tức là thực hiện các quyết định tài chính và đầu tư đối với nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Công tác quản trị vốn lưu động là một thành phần rất quan trọng của tài chính doanh nghiệp vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lợi nhuận của công ty (Rehman & Nasr 2007). Công tác quản trị vốn lưu động là huyết mạch của kinh doanh và nhiệm vụ chính của mỗi nhà quản lý là giữ cho nó được lưu thông và sử dụng dòng tiền để tạo ra lợi nhuận. Vốn lưu động trong kinh doanh được coi là huyết mạch trong cơ thể con người (Reddy & Patkar 2004). Các nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp có truyền thống tập trung vào việc nghiên cứu các quyết định tài chính dài hạn, đặc biệt là đầu tư, cấu trúc vốn, chính sách cổ tức…Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn là những thành phần quan trọng của tổng tài sản và cần được phân tích kỹ lưỡng.
  10. 2 Đề tài “Tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của các công ty cổ phần tại Việt Nam” phân tích các ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất thương mại dịch vụ tại Việt Nam bằng cách lấy mẫu của 173 doanh nghiệp SX-TM-DV trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3 năm 2009-2011 (gồm 21 doanh nghiệp dược phẩm, 30 doanh nghiệp thực phẩm, 28 doanh nghiệp thủy sản, 38 doanh nghiệp sản xuất và 56 doanh nghiệp vật liệu xây dựng). Nghiên cứu này hi vọng sẽ đóng góp để hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến nhu cầu về vốn lưu động của doanh, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích sự tác động của quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của các công ty cổ phần và đề một số giải pháp quản trị vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là: Thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của kỳ chuyển đổi tiền mặt với khả năng sinh lợi và giá trị thi trường của công ty. Số ngày thu tiền khách hàng Lợi nhuận của Số ngày tồn kho doanh nghiệp Số ngày thanh toán cho người bán Giá trị thị trường của doanh nghiệp Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động để tăng khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của các công ty. Các câu hỏi nghiên cứu :
  11. 3 1) Liệu có mối quan hệ giữa giá trị thị trường (Tobin Q) với các tiêu chuẩn quản trị và các thành phần vốn lưu động hay không ? 2) Có mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) với các tiêu chuẩn quản trị vốn lưu động và các thành phần vốn lưu động hay không ? 3) Có mối quan hệ giữa hoạt động tài chính (lợi nhuận trên vốn đầu tư) với các tiêu chuẩn quản trị vốn lưu động và các thành phần vốn lưu động hay không? 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định lượng OLS (phương pháp bình phương bé nhất) và mô hình hổi quy đa biến, sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS để phân tích các ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động lên giá trị thị trường và khả năng sinh lợi của các công ty SX-TM-DV tại Việt Nam. Ngoài ra phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng như phương pháp thống kê, phân tích định tính, phương pháp tổng hợp… 3.2 Mô hình nghiên cứu: Dựa trên 3 mô hình nghiên cứu của các tác giả : - Tác giả: Pouraghajan (Tháng 5 2012) Impact of Working Capital Management on Profitability and Market Evaluation: Evidence from Tehran Stock Exchange (chính) - Tác giả: Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur (2010) The relationship between working capital management and profitability: Evidence from the United States - Tác giả: Arunkumar O.N và T.Radharamanan (2012), Analysis of effects of working capital management on corporate profitability of Indian Manufacturing Firms
  12. 4 Biến phụ thuộc là : - “Giá trị thị trường” (market value-Tobin Q) - “Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản” (return on assets-ROA), - “Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn đầu tư” (return on invested capital-ROIC) Các biến độc lập là các thành phần của vốn lưu động như: - “Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt” (cash conversion cycle - CCC) : được tính bằng “số ngày thu tiền bình quân” + “số ngày tồn kho” - “số ngày thanh toán cho người bán”. - Tỷ số tài sản lưu động trên tổng tài sản (current assets to total assets ratio - CATAR). - Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (current liabilities to total assets ratio - CLTAR) - Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (total debts to total assets ratio - DTAR) - Tỷ số tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn (current assets to current liabilities ratio - CR) Các giả thuyết đặt ra : H1 : Có mối quan hệ giữa giá trị thị trường và các thành phần của vốn lưu động. H2 : Có mối quan hệ giữa ROA và các thành phần của vốn lưu động. H3 : Có mối quan hệ giữa ROIC và các thành phần của vốn lưu động. Lý do lựa chọn mô hình: Mô hình phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới; các biến được lựa chọn của 3 mô hình tương tự với nhau và việc thu thập số liệu hoàn toàn khả thi. 3.3 Thu thập số liệu - Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết – lấy từ trang web của các công ty chứng khoán.
  13. 5 - Nguồn dữ liệu từ Ngân hàng nhà nước, Tổng cục thống kê… - Phương pháp xử lý dữ liệu: tổng hợp, phân tích bằng Excel, SPSS. 4. Các kết quả nghiên cứu trước đây Nghiên cứu của Abbasali Pouraghajan (2012), Impact of Working Capital Management on Profitability and Market Evaluation:Evidence from Tehran Stock. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này, cho thấy không có mối quan hệ đáng kể giữa quản trị vốn lưu động và giá trị thị trường. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) có ý nghĩa thống kê đáng kể và và việc quản trị vốn lưu động có thể tăng lợi nhuận của công ty bằng cách giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (DTAR). Nghiên cứu của Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur (2010), The relationship between working capital management and profitability: Evidence from the United States. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận (đo lường thông qua lợi nhuận gộp) và kỳ thu tiền bình quân.Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và lợi nhuận. Vì thế, những phát hiện của nghiên cứu này khuyến nghị rằng các nhà quản trị có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ bằng việc giảm số ngày cho các khoản phải thu khách hàng. Trên cơ sở các kết quả của bài báo này, tác giả cũng khẳng định rằng lợi nhuận có thể tăng thêm nếu công ty quản trị vốn lưu động một cách hiệu quả hơn . Nghiên cứu của Huỳnh Phương Đông (2010), The relationship between working capital management and profitability: a Vietnam case . Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan phủ định mạnh mẽ giữa khả năng sinh lợi (đo lường bằng lợi nhuận gộp) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Do đó, nhà quản trị phải tạo ra giá trị thực cho cổ đông bằng cách công bố đầy đủ chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và duy trì các thành phần của nó ở mức tối ưu. Nghiên cứu của Arunkumar O.N và T.Radharamanan (2012), Analysis of effects of working capital management on corporate profitability of Indian
  14. 6 Manufacturing Firms. Nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ đồng biến giữa số ngày hàng tồn kho và số ngày phải trả với lợi nhuận doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng cho thấy lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện khi chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được rút ngắn, và khi tỷ lệ tài sản lưu động và nợ ngắn hạn bằng nhau . Kết quả nghiên cứu của Ioannis Lazaridis và Dimitrios Tryfonidis (2006), Relationship between working capital management and profitability of listed companies in the Athens stock exchange. Bài nghiên cứu cho thấy mối tương quan nghịch chiều giữa lợi nhuận (thông qua lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh) và chu kì chuyển đổi tiền măt được sử dụng như một phương pháp quản trị vốn lưu động hiệu quả. Vì vậy quản trị vốn lưu động có thể tạo ra lợi nhuận cho các công ty tại Athens bằng cách xử lý chính xác chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và giữ các thành phần (khoản phải thu, các khoản phải trả, hàng tồn kho) đến một mức tối ưu. 5. Nội dung nghiên cứu chính của luận văn Ngoài phần tóm tắt, mở đầu, kết cấu luận văn bao gồm bốn chương như sau: - Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của công ty. - Chương 2: Xây dựng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của công ty. - Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm mô hình cho các công ty SX- TM-DV ở Việt Nam (số liệu cho giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011) - Chương 4: Kết luận và đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm quản trị hiệu quả vốn lưu động.
  15. 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VỚI KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TY Quản trị vốn lưu động rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp bởi vì nó tác động trực tiếp đến khả năng thanh khoản và sinh lợi của công ty (Appuhami, 2008; Christopher và Kamalavalli, 2009; Dash và Ravipati, 2009; Deloof, 2003; Eljelly, 2004; Raheman và Nasr, 2007). Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng chỉ tiêu này để phân tích sự ảnh hưởng của các thành phần trong vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của công ty. Nội dung chính của những bài nghiên cứu này có thể được tóm tắt như sau: 1.1 Kết quả nghiên cứu của Pouraghajan (2012), “Impact of Working Capital Management on Profitability and Market Evaluation: Evidence from Tehran Stock Exchange” - Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động lên lợi nhuận và giá trị thị trường : Những bằng chứng trên thị trường chứng khoán Tehran”: Tóm tắt : Mục tiêu chính của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận và giá trị thị trường của các công ty cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán Tehran. Bài nghiên cứu sử dụng một mẫu 400 công ty niêm yết tại Tehran thị trường chứng khoán trong năm 2006 đến năm 2010. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các biến • Chỉ số Tobin Q để đo lường giá trị thị trường của công ty • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) và tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) để đo lường lợi nhuận của các công ty • Biến chu kỳ tiền mặt (CCC) được tính từ kỳ thu tiền bình quân (ACP), kỳ luân chuyển đổi hàng tồn kho (ICP) và kỳ thanh toán cho người bán (APP) đại diện cho các tiêu chuẩn quản trị vốn lưu động
  16. 8 • Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (total debts to total assets ratio - DTAR), tỷ lệ Nợ ngắn hạn trên tài sản (current liabilities to total assets ratio - CLTAR), và tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản (current assets to total assets ratio- CATAR) đại diện cho các thành phần của vốn lưu động Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa tiêu chuẩn quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của công ty nhưng không có mối quan hệ đáng kể với các tiêu chí về giá trị thị trường của công ty. Do đó kết quả của công trình nghiên cứu chỉ ra rằng quản trị vốn lưu động có thể tăng lợi nhuận của công ty thông qua việc giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tổng số nợ tổng tài sản. Các giả thuyết nghiên cứu : Để kiểm tra tác động của quản trị vốn lưu động trên lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp, bài nghiên cứu kiểm tra các giả thuyết như sau: Giả thuyết A: có mối quan hệ giữa giá trị thị trường (Tobin Q) với các tiêu chuẩn quản trị và các thành phần vốn lưu động. Giả thuyết B: có mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) với các tiêu chuẩn quản trị và các thành phần vốn lưu động. Giả thuyết C: có mối quan hệ giữa hoạt động tài chính (lợi nhuận trên vốn đầu tư) với các tiêu chuẩn quản trị và các thành phần vốn lưu động. Thiết kế nghiên cứu : Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu : Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ giá thị trường và các báo cáo tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên trang web của thị trường chứng khoán Tehran từ năm 2006- 2010 Phương pháp phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết : Phương pháp phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết được sử dụng là mô hình hồi quy đa biến và hệ số tương quan Pearson. Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 18. Và Microsoft Excel để xử lý và phân tích và kiểm định dữ liệu.
  17. 9 Đo lường biến nghiên cứu (1) TQit = β0 + β1CCCit + β2CACLRit + β3CATARit + β4CLTARit+ β5 DTARit+ ε (2) ROAit = β0 + β1CCCit + β2CACLRit + β3CATARit + β4CLTARit+ β5DTARit+ ε (3) ROICit = β0 + β1CCCit + β2CACLRit + β3CATARit + β4CLTARit+ β5DTARit+ ε
  18. 10 Bảng tính toán các biến sử dụng trong nghiên cứu Tên biến Phương pháp tính toán Biến phụ thuộc (Giá trị thi trường của vốn CP + Giá trị sổ Chỉ số Tobin Q sách của nợ)/ Tổng tài sản Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Tổng tài Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) sản Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ( ROIC) Lợi nhuận ròng / Tổng vốn cổ phần Biến độc lập Số ngày hàng hóa tồn kho (DSI) + số ngày hàng hóa phải thu (DSO) – Số ngày hàng hóa phải trả ( DPO). DSI = hàng tốn kho / giá vốn hàng bán*360 Chu kì chuyển đổi tiền mặt (CCC) DSO = khoản phải thu / doanh thu thuần*360 DPO = khoản phải trả / giá vốn hàng bán*360 Tỷ số tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn = tài sản lưu động / nợ ngắn hạn Current Assets to Current Liabilities Ratio ( CACLR) Tỷ số tài sản lưu động trên tổng tài sản Current Assets to Total Assets = tài sản lưu động / tổng tài sản Ratio (CATAR) Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản Current Liabilities to Total Assets = nợ ngắn hạn / tổng tài sản Ratio (CLTAR) Tỷ số tổng nợ/ tổng tài sản Total Debt to Total Assets Ratio = tổng nợ / tổng tài sản (DTAR) Kết quả nghiên cứu và phân tích : Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này, nói rằng các công ty nghiên cứu có thể tăng lợi nhuận của công ty bằng cách giảm chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) và Tỷ số tổng nợ / tổng tài (DTAR). Đối với phân tích hồi quy đa biến, thành phần của quản trị vốn lưu động trong nghiên cứu này bao gồm chu kỳ chuyển đổi tiền
  19. 11 mặt (CCC), tỷ số tài sản lưu động/trên nợ ngắn hạn (CR), tỷ số tài sản lưu động trên tổng tài sản (CATAR), tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (CLTAR), và tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (DTAR) có tác động không đáng kể với Tobin Q, bởi vì mức ý nghĩa thống kê > 5%. Hệ số R2 của mô hình bằng 0,09 có nghĩa rằng 9% thay đổi của biến Tobin Q có thể được mô tả bởi các biến độc lập. Như vậy, giả thuyết đầu tiên bị từ chối, cho thấy không có mối quan hệ đáng kể giữa quản trị vốn lưu động và giá trị thị trường. Tuy nhiên, giả thuyết thứ hai và thứ ba R 2 là 32% và 19% tương ứng, các mối tương quan của các biến độc lập (thành phần của vốn lưu động) với các biến phụ thuộc có mức ý nghĩa thấp hơn 1%. Do đó, giả thuyết 2 và 3 được chấp nhận, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) có ý nghĩa thống kê đáng kể và và việc quản trị vốn lưu động có thể tăng lợi nhuận của công ty bằng cách giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (DTAR). 1.2 Kết quả nghiên cứu của Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur (2010), “Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với khả năng sinh lời khi khảo sát các công ty niêm yết tại Mỹ - The relationship between working capital management and profitability: Evidence from the United States” Tóm tắt: Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu gồm 88 công ty Mỹ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán NewYork trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2005- 2007 đã được lựa chọn. Họ tìm thấy mối quan hệ thuận chiều mạnh giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và lợi nhuận, được đo lường thông qua lợi nhuận gộp. Theo đó, nhà quản trị có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bằng việc xử lý một cách đúng đắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tài khoản phải thu ở mức tối ưu. Nghiên cứu này đã đóng góp thêm tài liệu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận doanh nghiệp. Ngoài ra, để đảm bảo cho nhu cầu thanh toán, công ty phải duy trì một số dư tiền mặt hợp lý. Các quyết định về tín dụng thương mại, sản xuất và tiền mặt có liên
  20. 12 quan chặt chẽ với nhau trong việc quản trị vốn lưu động nhằm tạo ra một tổng thể tốt cho công ty. Phương pháp nghiên cứu & Kết quả nghiên cứu : Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu: AR = Kỳ thu tiền bình quân AP = Kỳ trả tiền bình quân INV = Kỳ luân chuyển hàng tồn kho CCC = chu kỳ chuyển đổi tiền mặt LnS = Qui mô công ty FD = Đòn bẩy tài chính FFA = Tỷ lệ tài sản tài chính cố định trên tổng tài sản Thông qua phương pháp thống kê mô tả, kiểm định tương quan và xây dựng mô hình hồi quy và phân tích tác động giữa các biến, tác giả đã rút ra kết luận về các quan sát như sau : - Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận (đo lường thông qua lợi nhuận gộp) và kỳ thu tiền bình quân. - Tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và lợi nhuận. Vì vậy, có vẻ như lợi nhuận hoạt động điều khiển nhà quản lý làm như thế nào trong việc quản lý các khoản phải thu khách hàng. Vì thế, những phát hiện của nghiên cứu này khuyến nghị rằng các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ bằng việc giảm số ngày cho các khoản phải thu khách hàng. Ngoài ra mối quan hệ nghịch biến giữa các khoản phải thu khách hàng và lợi nhuận của công ty cũng cho rằng các công ty lợi nhuận thấp sẽ theo đuổi việc giảm tài khoản phải thu khách hàng trong nổ lực giảm khoảng cách trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của họ. - Trên cơ sở các kết quả của bài báo này, tác giả cũng khẳng định rằng lợi nhuận có thể tăng thêm nếu công ty quản trị vốn lưu động một cách hiệu quả hơn .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2