Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận văn tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng thanh khoản cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ THANH THỦY TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ THANH THỦY TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là PGS.TS. Phạm Văn Năng. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. TP. HCM, tháng 03 năm 2017 Tác giả Hồ Thanh Thủy
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 2 1.6 Đóng góp của đề tài............................................................................................... 3 1.7 Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM ...................................... 4 2.1 Thanh khoản của Ngân hàng thương mại ............................................................. 4 2.1.1 Khái niệm thanh khoản.............................................................................. 4 2.1.2 Vai trò của thanh khoản đối với Ngân hàng thương mại .......................... 5 2.2 Rủi ro thanh khoản ................................................................................................ 5 2.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản .................................................................... 5 2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản......................................................... 6 2.2.3 Đo lường rủi ro thanh khoản ..................................................................... 7
- 2.2.4 Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản ............................................ 11 2.3 Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại ................................................. 12 2.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM ............................................. 12 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM ............................ 12 2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM .................. 14 2.4 Sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTM ........... 16 2.5 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................. 19 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 2008 – 2015 .......................................... 26 3.1 Tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 .......................... 26 3.1.1 Tăng trưởng tổng tài sản.......................................................................... 27 3.1.2 Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn ................................................... 30 3.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng giai đoạn 2008 – 2015 ........................................................................................................................... 38 3.2.1 Lợi nhuận ròng ........................................................................................ 38 3.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA ................................................. 41 3.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE ........................................... 44 3.3 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng ................. 46 3.3.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR.............................................................. 46 3.3.2 Tỷ lệ cho vay / huy động LDR ................................................................ 48 CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP ............................... 54 4.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 54 4.2 Mô tả biến và giả thuyết nghiên cứu được sử dụng trong mô hình .................... 55
- 4.2.1 Biến phụ thuộc......................................................................................... 55 4.2.2 Biến độc lập ............................................................................................. 56 4.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 62 4.3.1 Phân tích thống kê mô tả ......................................................................... 62 4.3.2 Phân tích ma trận tương quan .................................................................. 62 4.3.3 Phân tích hồi quy ..................................................................................... 62 4.3.4 Kiểm định vi phạm các giả định hồi quy ................................................ 63 4.4 Thu thập và xử lý số liệu ..................................................................................... 64 4.4.1 Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 64 4.4.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu ....................................................................... 65 4.5 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 65 4.5.1 Thống kê mô tả ........................................................................................ 65 4.5.2 Phân tích ma trận tương quan .................................................................. 66 4.5.3 Phân tích hồi quy ..................................................................................... 67 4.5.4 Kiểm định vi phạm các giả định hồi quy ................................................ 70 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................. 73 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCP VIỆT NAM ......................................................................................................................... 81 5.1 Kết luận chung về đề tài nghiên cứu ................................................................... 81 5.2 Đề xuất một số chính sách cho các NHTMCP Việt Nam ................................... 82 5.2.1 Kiểm soát khe hở tài trợ .......................................................................... 83 5.2.2 Kiểm soát nợ xấu ..................................................................................... 84 5.2.3 Mở rộng quy mô tài sản ngân hàng ......................................................... 85
- 5.2.4 Tăng cường nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao ................... 86 5.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 86 5.4 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1 FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định Phương pháp bình phương tối thiểu 2 GLS Generalized Least Square tổng quát 3 NHTM Ngân hàng thương mại 4 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 5 NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước 6 NIM Net Interest Margin Thu nhập lãi cận biên 7 NPL Non Performing Loans Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 8 OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương tối thiểu 9 REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên 10 ROA Return On Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở 11 ROE Return On Equity hữu 12 SIZE Size Quy mô ngân hàng 13 TCTD Tổ chức tín dụng
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Ký hiệu Tên Trang Bảng 2.1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây 23 Tốc độ tăng quy mô tổng tài sản của 24 NHTMCP Việt Bảng 3.1 27 Nam 2008 – 2015 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của 24 NHTMCP Việt Nam Bảng 3.2 30 2008 - 2015 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của 24 Bảng 3.3 34 NHTMCP Việt Nam 2008 - 2015 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của 24 NHTMCP Bảng 3.4 38 Việt Nam 2008 - 2015 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ của 24 NHTMCP Việt Nam Bảng 3.5 40 2008 – 2015 Bảng 3.6 Tỷ lệ ROA của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 - 2015 41 Bảng 3.7 Tỷ lệ ROE của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 - 2015 44 Tỷ lệ cho vay / huy động LDR của 24 NHTMCP Việt Bảng 3.8 48 Nam Bảng 4.1 Mô tả biến 55 Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả 65 Bảng 4.3 Kết quả ma trận tương quan 66 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo ROA 68 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo ROE 69 Bảng 4.6 Hệ số phóng đại phương sai VIF 70 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey 70 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định LM 71 Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất Bảng 4.9 72 tổng quát (GLS) Bảng 4.10 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 79
- DANH MỤC CÁC HÌNH Ký hiệu Tên Trang Biểu đồ tổng tài sản của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 – Hình 3.1 27 2015 Hình 3.2 Tổng tài sản của 24 NHTMCP Việt Nam năm 2015 29 Biều đồ thể hiện dư nợ cho vay của 24 NHTMCP Việt Hình 3.3 30 Nam 2008 – 2015 Biều đồ thể hiện vốn huy động của 24 NHTMCP Việt Hình 3.4 34 Nam 2008 – 2015 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín Hình 3.5 37 dụng hệ thống ngân hàng 2008 - 2015 Biều đồ lợi nhuận sau thuế của 24 NHTMCP Việt Nam Hình 3.6 38 2008 – 2015 Biều đồ trung bình ROA của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 Hình 3.7 43 – 2015 Biều đồ trung bình ROE của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 Hình 3.8 45 – 2015 Biều đồ hệ số CAR của hệ thống Ngân hàng Việt Nam Hình 3.9 46 2008 – 2015 Biều đồ tỷ lệ LDR trung bình của 24 NHTMCP Việt Nam Hình 3.10 50 2008 – 2015
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Vấn đề nghiên cứu Cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng nhà ở thứ cấp ở Mỹ không chỉ là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, mà còn kéo theo đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2010. Cuộc khủng hoảng này mang lại một thách thức rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, vì theo sau cuộc khủng hoảng là sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính. Các khoản nợ xấu khiến các ngân hàng ngày càng thua lỗ nặng và mất khả năng thanh toán. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận cũng như tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Mỹ, nhiều ngân hàng phải tiến hành sáp nhập hoặc tuyên bố phá sản vì không đủ khả năng thanh khoản hoặc thu hồi các khoản nợ. Rủi ro thanh khoản đã trở thành một trong những rủi ro nguy hiểm nhất và có tính lây lan dẫn đến sự đổ vỡ trong toàn hệ thống. Do đó, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là một trong những yếu tố quyết định đến sự an toàn cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Sau cuộc khủng hoảng, thanh khoản và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại được rất nhiều các ngân hàng thương mại tại Việt Nam quan tâm. Thời gian qua, đã có không ít ngân hàng vì thiếu hụt thanh khoản mà đánh mất một lượng khách hàng không nhỏ, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng dư thừa thanh khoản, nguồn vốn quá nhiều trong khi hoạt động tín dụng, đầu tư gặp khó khăn. Do đó vấn đề đặt ra là làm sao để tăng cao tính thanh khoản của các ngân hàng mà vẫn đạt được hiệu quả hoạt động mong muốn. Xuất phát từ vấn đề trên, luận văn chọn đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu, nhằm đánh giá thực trạng sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và đề
- 2 xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng thanh khoản cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là đo lường tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu cần trả lời ba câu hỏi sau: Thứ nhất, rủi ro thanh khoản có tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hay không? Thứ hai, nếu có thì mối quan hệ đó cùng chiều hay ngược chiều? Thứ ba, giải pháp nào hạn chế rủi ro thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: luận văn sử dụng bộ mẫu dữ liệu bảng của 24 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015 (dữ liệu năm). 1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh nhằm phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích các chỉ số thanh khoản và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015.
- 3 Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, lựa chọn các biến có liên quan nhằm xây dựng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để phân tích, đo lường sự tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt đông của các NHTMCP Việt Nam bằng phần mềm Eviews thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTMCP tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2015. 1.6 Đóng góp của đề tài Luận văn này góp phần vào kho tài liệu học thuật bằng việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng thời xem xét sự tác động của rủi ro thanh khoản lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này có thể hỗ trợ cải thiện tình hình quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro vỡ nợ, phá sản và gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.7 Kết cấu của đề tài Nội dung bài nghiên cứu bao gồm các chương sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTM Chương 3: Thực trạng tình hình hoạt động của các NHTMCP Việt Nam 2008 - 2015 Chương 4: Mô hình kiểm định tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Chương 5: Giải pháp và kiến nghị hạn chế rủi ro thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam
- 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 2.1 Thanh khoản của Ngân hàng thương mại 2.1.1 Khái niệm thanh khoản Có nhiều định nghĩa khác nhau về thanh khoản, có thể hiểu thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh (Trần Huy Hoàng, 2011). Theo định nghĩa của Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng: thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng đó để tài trợ tăng thêm tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị thiệt hại quá mức (Basel, 2008). Theo Trương Quang Thông (2010), một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi tài sản ấy thành tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Tương tự, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp cùng với thời gian huy động nhanh. Do đó, dựa trên cách tiếp cận cả về tài sản và nguồn vốn tác giả định nghĩa: “Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng”. Tóm lại, thanh khoản nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn. Tính thanh khoản có sự khác biệt với khả năng thanh toán của NHTM ở tính chất thời điểm. Ngân hàng vẫn còn khả năng thanh toán trong điều kiện có vốn để trang trải các khoản chi phí, nhưng nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ vào thời điểm đến hạn thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Như vậy, ngân hàng có thể mất thanh khoản trong khi vẫn có khả năng thanh toán.
- 5 2.1.2 Vai trò của thanh khoản đối với Ngân hàng thương mại Ngân hàng gặp nhiều tình huống có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản. Chủ yếu do một lượng lớn người gửi tiền rút các khoản tiết kiệm cùng một lúc, có thể dẫn đến việc ngân hàng phải bán tháo tài sản với chi phí cao để trả tiền cho nhà đầu tư – nếu họ không còn lựa chọn nào khác, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng đang gặp phải khó khăn thanh khoản. Nếu rủi ro thanh khoản không được ngăn chặn kịp thời có thể làm cho ngân hàng vỡ nợ. Sự thất bại của ngân hàng có thể là nguồn gốc gây nên bất ổn tài chính do hiệu ứng lan tỏa của hệ thống ngân hàng, làm mất niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải đảm bảo tính thanh khoản để không những đáp ứng nhu cầu của các khoản vay mới mà không cần phải thu hồi các khoản vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn mà còn đáp ứng các biến động hàng ngày hay mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời. Đồng thời đảm bảo lòng tin từ người gửi tiền. Thanh khoản kém hay chất lượng tài sản kém là yếu tố tạo nên những sự đổ vỡ của ngân hàng thương mại. 2.2 Rủi ro thanh khoản 2.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2008) định nghĩa như sau: “Rủi ro thanh khoản phát sinh từ việc ngân hàng không có khả năng đáp ứng sự suy giảm trong khoản phải trả hay tài trợ cho việc gia tăng trong tài sản. Khi một ngân hàng thiếu thanh khoản, nó không thể có đủ tiền bằng cách huy động vốn hoặc chuyển đổi các tài sản kịp thời, ở chi phí hợp lý, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận”. “Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá trị thấp” (Nguyễn Văn Tiến, 2010). “Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả
- 6 năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán” (Trần Huy Hoàng, 2011). “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, do không có khả năng chuyển đổi thành tiền, hoặc không có khả năng huy động, vay mượn để đáp ứng các hợp đồng đã cam kết trước đó” (Trương Quang Thông, 2010). Đây là loại rủi ro đặc trưng trong hoạt động của ngân hàng và rủi ro này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của ngân hàng. 2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản Valla và Escorbiac (2006) cho rằng rủi ro thanh khoản có thể đến từ bên tài sản nợ hoặc tài sản có, hoặc từ hoạt động ngoại bảng cân đối tài sản của NHTM. Theo Peter S.Rose (2001) thì rủi ro thanh khoản xuất phát từ những nguyên nhân sau: Ngân hàng huy động lượng lớn tiền gửi và dự trữ ngắn hạn từ cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức cho vay khác và sau đó chuyển chúng thành các khoản tín dụng dài cho những người đi vay. Do vậy, xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của các nguồn vốn. Dòng tiền thu hồi từ các khoản đầu tư không đủ để chi trả cho các khoản tiền gửi đến hạn. Nguyên nhân khác nữa là sự nhạy cảm của ngân hàng trước những thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất đầu tư tăng, người gửi tiền có xu hướng rút vốn của họ khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn. Đồng thời, người vay tiền có xu hướng tăng cường tiếp cận với các khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp vì lãi suất thấp hơn các nguồn vốn bên ngoài thị trường. Như vậy những thay đổi trong lãi suất tác động đồng thời cả nhu cầu người gửi tiền và nhu cầu vay vốn và cả hai đều gây ra tác động rất lớn tới trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến xu hướng hành động của người gửi tiền, người vay tiền, lãi suất đầu tư còn ảnh hưởng đến giá thị trường của các tài sản mà ngân hàng có
- 7 thể bán để tăng cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay vốn trên thị trường tiền tệ. Chiến lược quản trị thanh khoản của ngân hàng không phù hợp và kém hiệu quả. Chẳng hạn như việc ngân hàng nắm giữ các chứng khoán có tính thanh khoản thấp, nhu cầu chi trả vượt mức dự trữ của ngân hàng. 2.2.3 Đo lường rủi ro thanh khoản 2.2.3.1 Đo lường rủi ro thanh khoản thông qua cung cầu thanh khoản Theo Trần Huy Hoàng (2011), các ngân hàng thương mại đánh giá rủi ro thanh khoản thông qua trạng thái thanh khoản ròng NLP (net liquidity position). NLP = tổng cung thanh khoản – tổng cầu thanh khoản Trong đó, cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, bao gồm các khoản tiền gửi sẽ nhận được từ khách hàng (huy động vốn tiền gửi – nguồn cung thanh khoản chủ yếu), doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ, thu hồi các khoản tín dụng đã cấp, bán các tài sản đang kinh doanh và đã sử dụng hay vay mượn trên thị trường tiền tệ và phát hành các giấy tờ có giá. Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng, bao gồm các khoản tiền gửi mà khách hàng rút, các khoản cấp tín dụng cho khách hàng hay hoàn trả các khoản vay và trả lãi. Ngoài ra, cầu thanh khoản còn có chi phí quản lý, chi phí dịch vụ và các khoản mua lại các giấy tờ có giá, chi trả cổ tức. Nếu NLP = 0: trạng thái thanh khoản cân bằng. Trường hợp này khó có thể xảy ra trong thực tế. Nếu NLP >0: thặng dư thanh khoản. Xảy ra khi ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, sử dụng vốn không hiệu quả và thiếu khả năng tiếp cận thị trường.
- 8 Nếu NLP
- 9 cho vay trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư tài chính… Việc gia tăng dự trữ thanh khoản có thể đảm bảo nhu cầu thanh khoản trong tương lai nhưng lại xuất hiện chi phí vốn để nắm giữ tài sản ít khả năng sinh lời, từ đó làm suy giảm lợi nhuận ngân hàng. Nếu đầu tư vào tài sản khác thì có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng mang lại rủi ro cao hơn. 2.2.3.3 Đo lường rủi ro thanh khoản bằng các chỉ số thanh khoản. Bên cạnh phương pháp khe hở tài trợ, ngân hàng còn dùng các chỉ số thanh khoản sau đây để đánh giá rủi ro thanh khoản: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR – Capital adequacy Ratios) CAR = Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi ro quy đổi Mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào độ lớn vốn tực có của ngân hàng. Đối với những ngân hàng có vốn tự có lớn thì nó được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh hơn với hy vọng đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng rủi ro cũng sẽ cao hơn và ngược lại (Trần Huy Hoàng, 2011). Nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tạo dựng được một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình và vừa bảo vệ người gửi tiền. Trong nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông Nam Á, Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) cũng sử dụng hệ số CAR là một trong các chỉ tiêu để đo lường rủi ro thanh khoản. Chỉ số trạng thái tiền mặt Chỉ số trạng thái tiền mặt = (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD)/ Tổng tài sản Một tỷ lệ tiền mặt càng cao càng đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời, nhờ đó mà rủi ro thanh khoản càng thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống. Tỷ lệ này được dùng để đánh giá rủi ro thanh khoản trong các nghiên cứu của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012), Muhammad Kashif Razzaque Khan và Nadeem A.
- 10 Syed (2013), Ameira Nur Amila Binti Sohaimi (2013), Zaphaniah Akunga Maaka (2013). Chỉ số vốn tự có / tổng tài sản có Chỉ số này được đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Hệ số này càng cao càng đảm bảo khả năng thanh khoản, do đó rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng thấp (Trần Huy Hoàng, 2011). Vốn tự có chính là tấm đệm, là phòng tuyến cuối cùng để chống đỡ các rủi ro khác nhau của ngân hàng (Trương Quang Thông, 2012). Nghiên cứu của Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013), Ali Sulieman Alshatti (2015) đã sử dụng tỷ số này đại diện cho rủi ro thanh khoản trong nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chỉ số năng lực cho vay Chỉ số năng lực cho vay = Tổng dư nợ / Tổng tài sản có Phản ánh năng lực cho vay. Dư nợ càng cao, lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng càng nhiều, đồng thời rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng lớn. Do đó, ngân hàng nên cân đối khả năng cho vay của mình sao cho vừa đảm bảo khả năng thanh khoản vừa đảm bảo khả năng sinh lời. Ali Sulieman Alshatti (2015) đã sử dụng chỉ số năng lực cho vay là một yếu tố đại diện cho rủi ro thanh khoản trong nghiên cứu tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ số này còn được dùng để đánh giá rủi ro thanh khoản cho các NHTM tại Czech trong nghiên cứu của Vodova (2011). Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động LDR = Tổng các khoản cho vay/ Tổng các khoản tiền gửi Thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ càng thấp, tuy nhiên lại đem lại được lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng, và đương nhiên rủi ro thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 840 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 349 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn