Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm giảm tình trạng SHC trong hệ thống NHTM và hạn chế tác động tiêu cực của SHC.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỨC MẬU TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN VIỆC TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 60.31.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS DAVID O. DAPICE TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Mậu
- ii TÓM TẮT Giai đoạn 2006-2011 chứng kiến sự tăng trưởng mang tính bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam về cả số lượng và vốn. Cùng với sự tăng trưởng là việc gia tăng sở hữu chéo trong ngành ngân hàng với việc hàng loạt các ngân hàng thương mại nhà nước lẫn cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp phi nhà nước tham gia sở hữu các ngân hàng. Trục trặc của hệ thống ngân hàng liên tục phát sinh, bộc lộ với việc các ngân hàng thương mại dùng sở hữu chéo để lách, không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Sử dụng lý thuyết ủy quyền thừa hành (principal agent), luận văn đã chỉ ra ngân hàng là doanh nghiệp đặc thù có quan hệ xung đột ủy quyền thừa hành lớn nhất và vì vậy cần phải được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý nhà nước. Do đó NHNN - cơ quan giám sát ngân hàng ở Việt Nam đã ban hành các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động với năm nội dung giám sát chính. Đó là các nội dung giám sát về vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, giới hạn góp vốn cổ phần và đầu tư, đảm bảo khả năng chi trả, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Việc tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội nhưng sẽ tạo ra phí tổn cho các ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng có động cơ để hình thành cấu trúc sở hữu chéo nhằm lách các quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Số liệu thống kê tổng hợp và các nghiên cứu tình huống cho thấy chỉ trong một thời gian ngắn (2006-2011) sở hữu chéo đã hình thành rất phức tạp trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ nhất, các tổng công ty, tập đoàn nhà nước, tư nhân có sở hữu ngân hàng. Thứ hai, các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần cũng sở hữu các ngân hàng. Tác động tiêu cực của sở hữu chéo đã được chỉ ra từ việc phân tích các số liệu thống kê và các nghiên cứu tình huống. Đó là việc sở hữu chéo giúp: (i) NHTM tăng vốn ảo, vô hiệu hóa các quy định về vốn pháp định của các NHTM; (ii) NHTM cấp vốn cho người có liên quan, từ đó vô hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng; (iii) NHTM vẫn có thể tham gia đầu tư chứng khoán vì vậy vô hiệu hóa quy định giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần nhằm tách bạch hoạt động NH đầu tư ra khỏi hoạt động của NH thương mại; (iv) NHTM có thể chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thông qua việc chuyển nợ xấu sang các công ty con, công ty liên kết. Từ đó vô hiệu hóa quy định về báo cáo chất lượng tín dụng và trích dự phòng rủi ro.
- iii Trên cơ sở của các phân tích này, luận văn đã đề ra ba nhóm khuyến nghị. Thứ nhất, cần tách bạch sở hữu và giám sát đối với các NHTMNN. Theo đó, NHNN cần được độc lập trong việc giám sát các NHTMNN, qua đó mà xoá bỏ được các ngoại lệ trong việc giám sát các NHTMNN. Đồng thời, cần giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các NHTMNN. Thứ hai, giảm sở hữu chéo trong khu vực ngân hàng. Đối với các NHTMMNN và các DNNN, việc thoái vốn sẽ thực hiện thông qua tổ chức trung gian. Đối với các NHTMCP, việc thoái vốn sẽ thực hiện thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A). Thứ ba, thông qua kỷ luật thị trường về công bố thông tin, tăng cường giám sát cổ đông lớn và tăng cường chế tài đi kèm để hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo. Theo đó, cần định nghĩa lại về người có liên quan. Thêm vào đó, cần hạ thấp tỷ lệ sở hữu ngân hàng phải công bố thông tin (từ mức hiện hành 5% xuống 1%). Việc mở rộng diện công bố thông tin về đối tượng và tỷ lệ nắm giữ sẽ giúp cơ quan giám sát ngân hàng có thông tin đầy đủ hơn về cấu trúc sở hữu của mỗi ngân hàng. Đồng thời, chế tài xử lý với các trường hợp vi phạm tỷ lệ sở hữu ngân hàng của cổ đông hay nhóm cổ đông hoặc công bố thông tin cần được nâng cao. Sau cùng, nhằm giảm tác động tiêu cực của sở hữu chéo, NHNN cần thực hiện việc giám sát các cổ đông tổ chức: (i) đang nắm giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng hoặc (ii) là người có liên quan, hoặc là công ty liên kết của một nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phần của một NHTM như các tổ chức tín dụng.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i TÓM TẮT ......................................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT............................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................... viii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................ ix CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH ................................................................. 1 1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam ................................................................................. 1 1.1.1 Tăng trưởng về số lượng ................................................................................... 1 1.1.2 Tăng vốn của hệ thống NHVN ......................................................................... 1 1.1.3 Sự hình thành và gia tăng sở hữu chéo ............................................................. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách.............................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.4 Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 5 KHUNG PHÂN TÍCH ..................................................................................................... 5 2.1. Mối quan hệ sở hữu – điều hành ............................................................................. 5 2.1.1. Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần ................................................................... 6 2.1.2. Chi phí ủy quyền của nợ .................................................................................. 7 2.2. Các quy định bảo đảm an toàn hoạt động đối với các NHTM ở VN ...................... 8 2.2.1 Vốn của NHTM ................................................................................................ 8 2.2.2 Giới hạn tín dụng .............................................................................................. 9 2.2.3 Giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần ................................................................... 10 2.2.4 Đảm bảo khả năng chi trả ............................................................................... 10 2.2.5 Phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro ................................................................. 10
- v 2.3. Vấn đề SHC giữa các NH và giữa DN với NH ..................................................... 11 2.3.1 SHC trên thế giới ............................................................................................ 11 2.3.2 SHC ở Việt Nam ............................................................................................. 13 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 18 SỞ HỮU CHÉO CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG .................................... 18 3.1 Thực trạng cấu trúc sở hữu của các NHTM ........................................................... 18 3.1.1 Sở hữu chéo của các NHTMNN ..................................................................... 18 3.1.2 SHC giữa DNNN và NHTM .......................................................................... 20 3.1.3 SHC giữa NH với NH và giữa DN với NH trong các NHTMCP. .................. 24 3.1.4 SHC của ACB, Eximbank và STB ................................................................. 24 3.2 Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM .................... 25 3.2.1 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMNN ........................... 25 3.2.2 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMCP ............................ 27 CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 37 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ..................................................... 37 4.1 Các khuyến nghị nhằm tách bạch sở hữu và giám sát đối với NHTMNN ............. 37 4.1.1 Tách bạch sở hữu và giám sát ......................................................................... 37 4.1.2 Xóa bỏ ngoại lệ trong việc tuân thủ khung giám sát ...................................... 37 4.1.3 Giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN ............................................. 38 4.2 Các khuyến nghị nhằm giảm SHC ......................................................................... 38 4.2.1 Đối với các DNNN và các NHTMNN đang sở hữu các NHTMCP ............... 38 4.2.2 Đối với các NHTMCP .................................................................................... 39 4.3 Các khuyến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo ...................... 39 4.3.1. Định nghĩa lại khái niệm người có liên quan từ ba mối quan hệ ................... 42 4.3.2 Quy định về công bố thông tin........................................................................ 42 4.3.3 Chế tài ............................................................................................................. 42 4.3.4 Giám sát cổ đông tổ chức sở hữu ngân hàng .................................................. 43 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 46 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 50
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT AMC : Công ty Quản lý Tài sản BKS : Ban Kiểm soát BCTC : Báo cáo tài chính CAR : (Capital Adequacy Ratio) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CEO : (Chief Executive Officer) Tổng Giám đốc DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước HĐQT : Hội đồng quản trị KTT : Kế toán trưởng NCTH : Nghiên cứu tình huống NH : Ngân hàng NHVN : Ngân hàng Việt Nam NHTM : Ngân hàng Thương mại NHTMNN : Ngân hàng Thương mại Nhà nước NHTMCP : Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHNN : Ngân hàng Nhà nước P.TGĐ : Phó Tổng Giám đốc SHC : Sở hữu chéo TGĐ : Tổng Giám đốc TV.BKS : Thành viên Ban Kiểm soát TV. HĐQT : Thành viên Hội đồng Quản trị VN : Việt Nam DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG Ngân hàng Mã NH 1 NHTMCP An Bình ABB An Binh Bank 2 NHTMCP Á Châu ACB Asia Commercial Bank 3 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam AGRB Agribank
- vii 4 NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam BIDV BIDV 5 NHTMCP Bảo Việt BVB Bao Viet Bank 6 NHTMCP Công Thương Việt Nam CTG VietinBank 7 NHTMCP Đại Á DAB DaiA Bank 8 NHTMCP Đại Dương DCB OceanBank 9 NHTMCP Đông Á EAB DongA Bank 10 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu EIB Eximbank 11 Ngân hàng TMCP Bản Việt GDB Gia Dinh Bank 12 NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu GB GP Bank 13 NHTMCP Nhà Hà Nội HBB Habubank 14 NHTMCP Phát triển TP.HCM HDB HDBank 15 NHTMCP Kiên Long KLB Kien Long Bank 16 NHTMCP Bưu điện Liên Việt LVB LienVietBank 17 NHTMCP Quân đội MBB MBBank 18 NHTMCP Phát triển Mê Kông MDB Mekong Development Bank 19 NH Phát triển Nhà ĐBSCL MHBB MHB Bank 20 NHTMCP Hàng Hải MSB MaritimeBank 21 NHTMCP Nam Á NAB Nam A Bank 22 NHTMCP Bắc Á NASB North Asia Bank 23 NHTMCP Nam Việt NVB Nam Viet Bank 24 NHTMCP Phương Đông OCB ORICOMBANK 25 NHTMCP Xăng dầu Petrolimex PGB PG Bank 26 NHTMCP Phương Nam PNB Southern Bank 27 SCB sáp nhập SCB Saigon Commercial Bank 28 NHTMCP Đông Nam Á SEAB SeaBank 29 NHTMCP Sài Gòn Công thương SGB SAIGONBANK 30 NHTMCP Sài Gòn – Hà nội SHB SH Bank 31 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín STB Sacombank 32 NHTMCP Đại Tín TB Trust Bank 33 NHTMCP Kỹ thương TCB Techcombank 34 NHTMCP Tiên Phong TPB Tien Phong Bank 35 NHTMCP Việt Á VAB Viet A Bank 36 NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB Vietcombank 37 NHTMCP Quốc Tế VIB VIBBank 38 NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng VPB VPbank 39 NHTMCP Việt Nam Thương tín VTTB VietBank 40 NHTMCP Phương Tây WEB Western Bank x NHTMCP Đệ Nhất FCB Ficombank y NHTMCP Sài Gòn SCB z NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa TNB Vietnam Tin Nghia Bank
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Tam giác quan hệ ủy quyền – thừa hành ................................................................ 6 Hình 2.2 SHC giữa NHTMNN và DNNN ........................................................................... 13 Hình 2.3 SHC giữa hai NHTM ............................................................................................ 15 Hình 2.4 SHC giữa NH – doanh nghiệp .............................................................................. 16 Hình 3.1 Cơ cấu sở hữu của các NHTMNN ........................................................................ 19 Hình 3.2 SHC giữa DNNN và NHTM ................................................................................ 21 Hình 3.3 Thành ủy và UBND TP.HCM sở hữu NHTM ...................................................... 22 Hình 3.4 Cơ cấu SHC giữa ACB, Eximbank, Sacombank và một số NHTMCP nhỏ ........ 23 Hình 3.5 SHC giữa NHTMNN và DNNN ........................................................................... 26 Hình 3.6 ACB đầu tư cho ACBS thông qua NH Đại Á ....................................................... 28 Hình 3.7 SHC giữa ACB và 3 NHTMCP: Đại Á, Kiên Long và Việt Nam Thương Tín ... 29 Hình 3.8 SHC giữa Geleximco, EVN và ABB .................................................................... 31 Hình 3.9 Hợp nhất ba NH .................................................................................................... 33
- ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2005 ........................................................ 50 Phụ lục 2 Quy định về vốn pháp định của các NHTM ........................................................ 50 Phụ lục 3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro hiện hành ............................................................ 51 Phụ lục 4 Sở hữu chéo giữa ACB, Đại Á, Kiên Long và Việt Nam Thương Tín ............... 51 Phụ lục 5 Hệ thống Ngân hàng Việt Nam .......................................................................... 52
- 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH Hệ thống ngân hàng (NH) là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế. Trong một nền kinh tế mà thị trường chứng khoán chưa phát triển như Việt Nam (VN), hệ thống NH đóng vai trò then chốt trong việc tài trợ vốn cho nền kinh tế. NH nhận tiền gửi từ các nguồn nhàn rỗi, thẩm định rủi ro và tài trợ vốn cho các dự án của các cá nhân, doanh nghiệp (DN) trong nền kinh tế. Một hệ thống NH hoạt động hiệu quả góp phần to lớn vào việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Giai đoạn 2006-2011 đã chứng kiến sự tăng trưởng mang tính chất bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHVN). 1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam 1.1.1 Tăng trưởng về số lượng Năm 1990, Pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành. Theo tinh thần của Pháp lệnh này, hệ thống NHVN chính thức hình thành. Tại thời điểm 1990 toàn hệ thống chỉ có 4 NH Thương mại Nhà nước (NHTMNN) là NH Công thương VN, NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, NH Ngoại thương VN và NH Đầu tư và Phát triển VN. Bắt đầu từ 1991, hệ thống NHVN tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng. Các NH thương mại cổ phần (NHTMCP) nông thôn và đô thị liên tục được thành lập. Số lượng NH trong hệ thống, bao gồm NHTMNN và NHTMCP, đã tăng từ 4 vào năm 1990 lên 8 vào năm 1991, rồi 45 vào năm 1993, và 56 vào năm 1997 (chi tiết xem trong Phụ lục 1). Giai đoạn từ 1997 đến 2005, số lượng NH thương mại (NHTM) trong hệ thống tương đối ổn định. Từ năm 2006, ngành NH chứng kiến hàng loạt NHTMCP được chuyển đổi từ các NHTMCP nông thôn cùng với 3 NHTMCP được mới thành lập là Tiên Phong, Liên Việt và Bảo Việt (chi tiết xem trong Phụ lục 5). 1.1.2 Tăng vốn của hệ thống NHVN Cùng với sự gia tăng số lượng là vốn của các NHTM tăng lên mạnh mẽ. Với việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam, ngành NHVN cần sẵn sàng cạnh tranh với các NH nước ngoài. Vì vậy, nhằm tăng cường khả năng tài chính của hệ
- 2 thống NH, Chính phủ đã ban hành quy định về lộ trình tăng vốn pháp định của các NHTM (chi tiết trong Phụ lục 2)1. 1.1.3 Sự hình thành và gia tăng sở hữu chéo Giai đoạn 2005 -2007, chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán VN, trong đó cổ phiếu NH trong thời kỳ này trở thành loại cổ phiếu được ưa chuộng hàng đầu. Cổ đông của các NH đồng lòng tăng vốn với kỳ vọng bán lại được cổ phiếu mới để hưởng thặng dư. Các đợt phát hành cổ phần nhằm tăng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP diễn ra hàng năm. Sự hứng khởi của thị trường chứng khoán và các quy định về vốn pháp định của NHTM đã làm vốn của mỗi NH và toàn hệ thống tăng lên nhanh chóng (chi tiết xem Phụ lục 5). Quá trình tăng vốn nhanh chóng của các NHTMCP trong thời gian ngắn đi cùng với gia tăng sở hữu chéo (SHC) trong ngành NH với hai loại hình chính là NH sở hữu NH và doanh nghiệp (DN) sở hữu NH. Cùng thời gian này (2005), nhiều tổng công ty nhà nước được tổ chức thành tập đoàn và thực hiện chức năng kinh doanh đa ngành, trong đó có ngân hàng. Chủ trương này từ chính phủ là cơ sở để hàng loạt tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia sở hữu ngân hàng. Tại kỳ họp tháng 5 và tháng 6 năm 2012, trong Đề án Tái cơ cấu do Chính phủ trình Quốc hội thì chức năng kinh doanh đa ngành của các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn được giữ. Sở hữu chéo hiện đang phổ biến trong khu vực ngân hàng Việt Nam và kéo theo một số tác động tiêu cực. Một số báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước đã có cảnh bảo về tình trạng này2 nhưng bức tranh cụ thể về SHC vẫn chưa được đúc kết. Các trục trặc của hệ thống NHTM dần bộc lộ rõ từ năm 2008 qua các vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động, cụ thể là về vốn, giới hạn tín dụng, thanh khoản và nợ xấu. Điều này xảy ra trong khi hệ thống các quy định bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục xây dựng, nâng cao và đã dần tiệm cận với chuẩn mực quốc tế theo khuyến nghị Basel. Các vi phạm quy định an toàn hoạt động của các NHTM đã được NHNN nắm bắt, ví dụ như “[n]hóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các TCTD rất lớn làm rủi ro hệ thống rất cao nếu một NH gặp khó khăn hoặc đổ vỡ”, “bằng nhiều kỹ thuật khác nhau không ít đối tượng không tuân thủ các quy định an toàn hoạt động tín dụng” và “[v]iệc kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý vấn đề sở hữu chéo rất 1 Nghị định 141. 2 “Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NH VN giai đoạn 2011- 2015”.
- 3 khó khăn do thiếu bằng chứng pháp lý”3. Tuy nhiên những bằng chứng cụ thể vẫn không được đưa ra một cách rõ ràng và hơn thế nữa là cũng chưa xác định được liệu những hành vi này có phạm luật hay không. Vấn đề chính sách cần nghiên cứu ở đây là việc SHC giúp cho các NHTM lách các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động thời gian qua. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm giảm tình trạng SHC trong hệ thống NHTM và hạn chế tác động tiêu cực của SHC. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Các NHTM VN hiện có cấu trúc sở hữu chéo lẫn nhau và với các DN phi NH như thế nào? Cơ cấu sở hữu chéo có ảnh hưởng như thế nào đến việc không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động? 1.3 Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung vào phân tích cấu trúc sở hữu của 37 NHTMCP và 5 NHTMNN để phân tích, đánh giá việc tuân thủ khung giám sát của các NHTM trong giai đoạn 2006 - 2011. 1.4 Cấu trúc luận văn Chương 1 trình bày tổng quan về hệ thống NH Việt Nam, những trục trặc mà các NHTM đang gặp phải, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách của luận văn. Chương 2 trình bày khung phân tích trong đó bao gồm mối quan hệ sở hữu – điều hành (principal agent), chi phí ủy quyền của vốn cổ phần (agency cost of equity) và chi phí ủy quyền của nợ (agency cost of debt). Tiếp theo luận văn trình bày những trục trặc nảy sinh từ mối quan hệ ủy quyền trong lĩnh vực NH và việc giám sát NHTM nhằm hạn chế tác động tiêu cực của mối quan hệ ủy quyền. Đồng thời khung phân tích về SHC được trình bày trong chương này sẽ giải thích cho việc các NHTM không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động. Chương 3 sử dụng số liệu thống kê tổng hợp và các nghiên cứu tình huống (NCTH) 3 “Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NH VN giai đoạn 2011- 2015” , đã dẫn
- 4 để trình bày hiện trạng SHC trong hệ thống NHVN cũng như phân tích tác động tiêu cực của SHC trong việc các NHTM không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động. Và sau cùng, Chương 4 đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm tách bạch sở hữu và giám sát đối với NHTMNN, giảm SHC và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo.
- 5 CHƯƠNG 2 KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Mối quan hệ sở hữu – điều hành Như đã trình bày trong Chương 1, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các NHTMNN và NHTMCP. NH là một tổ chức tài chính trung gian, huy động vốn để cho vay. Do vậy, trục trặc từ mối quan hệ người sở hữu – người điều hành (sau đây gọi là mối quan hệ ủy quyền), theo đó người gửi tiền ủy thác cho NH để đầu tư tiền của mình, luôn hiện hữu. Vấn đề này có thể gây ra các tổn hại cho người gửi tiền. Vì NH là một DN nên một xung đột lợi ích nữa nảy sinh giữa bên ủy quyền là chủ sở hữu và bên được ủy quyền là người quản trị và điều hành. NHTMNN do nhân dân sở hữu, từ đó nảy sinh hai xung đột. Thứ nhất, chính phủ đại diện cho người dân sở hữu NH nhưng có khi Chính phủ không hành động vì lợi ích của người dân. Thứ hai, hội đồng quản trị và ban điều hành, những người được Chính phủ ủy quyền, không phải luôn hành động vì lợi ích của chính phủ. Đối với các NHTMCP, mối quan hệ ủy quyền nảy sinh hai vấn đề khác. Thứ nhất, cổ đông lớn gây ảnh hưởng tới việc điều hành NH do đó mà làm tổn hại lợi ích của cổ đông thiểu số. Thứ hai, do mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và ban điều hành, ban điều hành của NH có thể hành động không vì lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên trong NHTMCP ở Việt Nam, các cổ đông lớn dù trực tiếp hay gián tiếp luôn tham gia điều hành NH. Vì vậy, trục trặc nảy sinh do xung đột giữa cổ đông lớn và ban điều hành không nhiều. Jensen và Meckling (1976) đã định nghĩa “Quan hệ người sở hữu – người điều hành (agency relationship) là một hợp đồng theo đó một hay nhiều người (người sở hữu) thuê một người khác (người điều hành) thay mặt họ thực hiện một số dịch vụ và được phép đưa ra quyết định có liên quan”. Hình 2.1 mô tả mối quan hệ ba chiều giữa cổ đông, người quản lý và chủ nợ-người gửi tiền trong hoạt động của NHTM.
- 6 Hình 2.1: Tam giác quan hệ ủy quyền – thừa hành Người quản lý Cổ đông Chủ nợ/Người gửi tiền Nguồn: Tác giả tự vẽ theo Lý thuyết uỷ quyền - thừa hành Để người điều hành thực hiện việc ủy quyền, người sở hữu phải trả công cho họ. Giả định rằng mỗi cá nhân luôn hành động nhằm tối đa hóa lợi ích của mình, vì vậy không phải lúc nào người điều hành cũng hành động vì lợi ích cao nhất của người sở hữu. Người sở hữu vì vậy sẽ phải thiết kế các động cơ khuyến khích thích hợp (appropriate incentives) và phải mất chi phí giám sát (monitoring expenditure) nhằm hạn chế hoạt động gây tổn hại lợi ích cho mình từ người điều hành. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, người điều hành sẽ chấp nhận tiêu tốn các nguồn lực khác hoặc chịu chi phí ràng buộc (bonding cost) để đảm bảo với người sở hữu rằng mình sẽ không có những hành động gây tổn hại cho họ hoặc chấp nhận đền bù thiệt hại nếu mình thực hiện các hành động gây thiệt hại cho người sở hữu. Do trong hầu hết các mối quan hệ giữa người sở hữu người điều hành luôn phát sinh chi phí giám sát và chi phí ràng buộc, đồng thời luôn có sự khác biệt về lợi ích của các bên nên phúc lợi của người sở hữu không được tối đa hóa. Do đó, những mâu thuẫn về lợi ích này còn gây ra mất mát sau cùng (residual loss) cho lợi ích của người sở hữu. Tổng của chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và mất mát sau cùng gọi là chi phí ủy quyền (agency cost) do chúng xuất phát từ mối quan hệ ủy quyền giữa người sở hữu và người điều hành. Xét về cơ cấu vốn của doanh nghiệp, chi phí ủy quyền bao gồm chi phí ủy quyền của cổ phần (agency cost of equity) và chi phí ủy quyền của nợ (agency cost of debt). 2.1.1. Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần phát sinh khi người điều hành - người quản lý thực hiện các quyết định kinh doanh trên cơ sở cân nhắc lợi ích của mình thay vì lợi ích cao nhất của người chủ sở hữu. Các hoạt động kinh doanh này thậm chí còn không thuộc ngành nghề
- 7 kinh doanh cốt lõi (core business) của DN hoặc sẽ làm cho DN phát triển cao hơn mức tối ưu. Bằng việc thực hiện các hành động này, người quản lý sẽ tự gia tăng quyền hạn cho mình thông qua việc được sử dụng và định đoạt nhiều nguồn lực hơn, làm tăng thu nhập do tiền lương và thưởng của người quản lý thường gắn với doanh số, hay giảm rủi ro mất việc. Trong hoạt động của NHTM, do việc người sở hữu-cổ đông không giám sát được các hoạt động của người điều hành (nhà quản lý NH), dẫn đến việc người quản lý NH có thể lựa chọn các dự án rủi ro để cho vay nhằm hưởng lợi ích cá nhân thay vì lựa chọn các dự án an toàn. Cổ đông lớn thậm chí có thể yêu cầu tổng giám đốc NH cho vay, đầu tư theo chỉ định hay dựa trên quan hệ của họ mà đúng ra các quyết định này phải dựa trên tính khả thi của dự án và năng lực tài chính quản trị của người vay vốn. Cổ đông và nhiều người khác sẽ gánh chịu thiệt hại nếu các hành động rủi ro này gây ra tổn thất. 2.1.2. Chi phí ủy quyền của nợ Chi phí ủy quyền của nợ phát sinh từ mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ nợ và cổ đông. Trong một công ty có vay nợ bên ngoài, cổ đông có quyền quyết định việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ dựa vào hiệu quả các dự án đầu tư được tài trợ một phần hay toàn bộ bằng vốn vay. Lựa chọn các dự án an toàn để đầu tư, cổ đông đảm bảo tốt hơn nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên sự lựa chọn này chủ yếu mang lại giá trị cho chủ nợ khi hiệu quả thu được từ dự án, thường không quá cao do dự án an toàn ít rủi ro, mà theo luật định lại luôn được ưu tiên hoàn trả cho chủ nợ suất sinh lợi đòi hỏi. Cổ đông chỉ nhận phần giá trị còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ nợ. Nếu dự án đầu tư có suất sinh lợi cao, cổ đông có nhiều giá trị còn lại sau khi trả nợ hơn, từ đó nảy sinh vấn đề cổ đông luôn muốn lựa chọn các dự án rủi ro cao để có suất sinh lợi cao. Trong kịch bản tốt, cổ đông vẫn chỉ phải trả cho chủ nợ gốc và lãi vay theo hợp đồng, nhưng phần giá trị còn lại của họ lại lớn hơn nhiều so với trường hợp họ lựa chọn dự án an toàn để tiến hành đầu tư. Ngược lại, trong trường hợp dự án thất bại, cổ đông vẫn có thể lựa chọn việc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và chuyển giao quyền kiểm soát công ty cho chủ nợ, theo nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn. Như vậy, trong công ty có vay nợ tồn tại một xung đột về lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ do cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp nhưng được quyền sử dụng vốn vay bên ngoài. Tỷ lệ vốn vay so với vốn chủ sở hữu càng cao, thiệt hại của vấn đề này càng lớn.
- 8 NHTM với hoạt động chủ yếu là đi vay để cho vay. Nguồn vốn vay chủ yếu của NH chính là tiền gửi trong nền kinh tế. Lượng tiền huy động từ dân cư và tổ chức của NHTM luôn lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ của NH. Do đó giám sát hoạt động của NHTM là chức năng, nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý giám sát NH tại mỗi quốc gia. 2.2. Các quy định bảo đảm an toàn hoạt động đối với các NHTM ở VN Như đã đề cập ở Chương 1, luận văn sẽ nghiên cứu việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NHTM. Những quy định này là cần thiết để kiểm soát xung đột lợi ích trong các mối quan hệ ủy quyền - thừa hành. Quy định hiện hành của VN về bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM gồm các nội dung giám sát về vốn, giới hạn tín dụng và giới hạn đầu tư góp vốn cổ phần, tỷ lệ khả năng chi trả và việc phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro. Các nội dung giám sát sẽ được lần lượt trình bày dưới đây. 2.2.1 Vốn của NHTM Vốn điều lệ của NHTM do cổ đông đóng góp. Đây chính là phần trách nhiệm hữu hạn của cổ đông nhằm chia sẻ rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của NH. Do trục trặc lớn nảy sinh từ vấn đề chi phí ủy quyền của nợ trong hoạt động của các NH, nên ở nhiều nước có quy định về mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) đối với NHTM, theo đó vốn điều lệ của NHTM phải lớn hơn vốn pháp định. Vốn của NH là nguồn tài chính dự phòng bù đắp rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Từ năm 2011, theo quy định của Chính phủ VN4, vốn pháp định của NHTMCP hoặc NHTMNN không được thấp hơn 3000 tỷ đồng. Hướng tới chuẩn mực giám sát quốc tế theo Hiệp ước Basel, bên cạnh quy định về vốn điều lệ tối thiểu, NHNN đã đưa ra quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (capital adequacy ratio - CAR) gồm CAR riêng lẻ và CAR hợp nhất. Theo quy định hiện hành 5, tài sản có được chia thành nhiều loại với mức độ rủi ro khác nhau từ 0% đến 250%. Các tài sản đầu tư an toàn có hệ số rủi ro 0% trong khi các khoản đầu tư rủi ro nhất có hệ số 250% gồm các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán hoặc kinh doanh bất động sản. Đồng thời vốn tự có cũng được chia thành vốn cấp 1và vốn cấp 2 với các thành phần được định nghĩa 4 Nghị định 141, đã dẫn. 5 Thông tư số 13.
- 9 cụ thể. Theo quy định này, từ tháng 10 năm 2010, CAR của các NHTM phải đạt 9%. Quy định trước đây là chỉ là 8%,6 với các phân chia sơ bộ về tài sản và vốn tự có. Nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng xấu từ hoạt động của công ty con, NHNN đã quy định về tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đối với các NHTM.7 2.2.2 Giới hạn tín dụng Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống mang lại lợi nhuận chính cho các NHTM. Do NH dùng tiền gửi huy động từ nền kinh tế để cho vay lại các khách hàng, nguyên tắc đầu tiên quan trọng của hoạt động này là vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Từ nguồn tiền trả nợ của người vay, NH hoàn trả tiền gửi và lãi cho người gửi tiền. Nếu người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, NH gặp khó khăn. Do đó, giám sát hoạt động tín dụng là một trong các nội dung chính của cơ quan giám sát NH mà ở VN là NHNN. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên chất lượng nợ xấu là cho vay theo quan hệ. Quyết định cấp tín dụng không dựa trên tính khả thi của phương án vay vốn mà dựa trên mối quan hệ giữa bên cho vay và đi vay. Khi rủi ro xảy ra, người chịu tổn thất sau cùng là người gửi tiền và cổ đông. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp dù đã rất nỗ lực nhưng do hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thiệt hại từ các nguyên nhân khách quan, người vay vốn vẫn không trả nợ được cho NH. Điều này gây rủi ro lớn cho NH vì tổ chức này luôn phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền gốc và lãi đúng hạn cho người gửi tiền. Theo quy định hiện hành8 NHTM phải xác định rõ một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, các đối tượng không được cấp tín dụng, những trường hợp không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cho vay ưu đãi, các đối tượng hạn chế cấp tín dụng. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay một khách hàng là không quá 15% vốn tự có của NHTM và tổng dư nợ cho vay tối đa với một nhóm khách hàng có liên quan là 25% vốn tự có của NH. Khoản đầu tư trái phiếu do DN phát hành cũng được tính gộp vào dư nợ tín dụng. Các NHTM không được cấp tín dụng cho DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà NHTM nắm quyền kiểm soát. 6 Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN. 7 Thông tư 13, đã dẫn. 8 Luật các tổ chức tín dụng 2010. Điều 4 khoản 28, Điều 126, 127, 128 và 129.
- 10 2.2.3 Giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần Hoạt động đầu tư, góp vốn cổ phần thuộc lĩnh vực hoạt động NH đầu tư, không phải là ngành nghề kinh doanh cốt lõi của NHTM. Để hạn chế trục trặc từ vấn đề chi phí ủy quyền của vốn cổ phần, khung giám sát hiện hành quy định NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con để thực hiện các hoạt động kinh doanh NH đầu tư, cho thuê tài chính và bảo hiểm.9 Đồng thời Luật các tổ chức tín dụng10 cũng quy định tỷ lệ góp vốn tối đa vào mỗi công ty và tổng mức góp vốn, mua cổ phần của NHTM 11. Các NHTM không được góp vốn, mua cổ phần của NHTM là cổ đông, thành viên góp vốn của chính NHTM đó. Các khoản đầu tư, góp vốn cổ phần này của NHTM phải loại ra khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. 2.2.4 Đảm bảo khả năng chi trả NHTM huy động tiền gửi để cho vay. Do sự sai biệt kỳ hạn của tiền gửi và các khoản cho vay, kỳ hạn của tiền gửi thường ngắn hơn kỳ hạn của khoản cho vay, nên NHTM luôn chịu rủi ro thanh khoản. NHTM duy trì thanh khoản nhằm mục đích đảm bảo tiền gửi cho người gửi tiền. Vì vậy, NHNN quy định các NHTM phải luôn đảm bảo khả năng chi trả12. Tỷ lệ giữa tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả cho ngày hôm sau tối thiểu bằng 15%. Tỷ lệ giữa tổng tài sản có đến hạn trong 7 ngày tiếp theo và tổng nợ đến hạn thanh toán trong vòng 7 ngày tối thiểu bằng 1.13 Ngoài ra NHNN cũng quy định tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tối đa là 30%14. Cũng từ năm 2010, NHNN quy định tỷ lệ cho vay trên tổng huy động của các NHTM tối đa là 80%.15 2.2.5 Phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro Khi hoạt động kinh doanh gặp rủi ro, quỹ dự phòng rủi ro cùng với vốn tự có là hai lá chắn tài chính của NHTM. NHNN quy định, ít nhất mỗi quý một lần, các NHTM thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của 9 Luật các tổ chức tín dụng 2010 - Điều 103 10 Luật các tổ chức tín dụng 2010 11 Thông tư 13 - Điều 16 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 - Điều 130, đã dẫn. 12 Luật các tổ chức tín dụng 2010 - Điều 130 13 Thông tư số 13, đã dẫn 14 Thông tư số 15/2009/TT – NHNN 15 Thông tư số 13, đã dẫn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn