intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sở hữu vốn nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá được sự tác động của vốn sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam; dựa trên cơ sở kết quả tác động của vốn sở hữu nước ngoài, đề tài cố gắng đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ Việt Nam nhằm kiểm soát thị trường giúp hệ thống ngân hàng nội địa ngày càng phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sở hữu vốn nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1.   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM −−−−−−−−−−−−−−−−−−− CHÂU HẬU DOANH DOANH TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU VỐN NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2.   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM −−−−−−−−−−−−−−−−−−− CHÂU HẬU DOANH DOANH TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU VỐN NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015  
  3.   LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Tác động của sở hữu vốn nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trương Thị Hồng. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015 Học viên thực hiện Châu Hậu Doanh Doanh  
  4.   MỤC LỤC Trang Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục chữ viết tắt. Danh mục bảng, biểu, hình vẽ. Lời mở đầu. 1 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vốn sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt 5 động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 1.1. Vốn sở hữu nước ngoài. 5 1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 7 1.2.1. Phương pháp đo lường theo cách truyền thống. 8 1.2.2. Phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế. 10 1.2.3. Phương pháp đo lường hiệu quả căn cứ vào thị trường. 11 1.3. Tác động của vốn sở hữu nước ngoài vào hiệu quả hoạt động kinh 12 doanh của ngân hàng. 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu trước đây. 12 1.3.2. Mô hình nghiên cứu. 15 Kết luận chương 1. 19 Chương 2: Thực trạng về vốn sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam từ năm 2003 đến năm 20 2014. 2.1. Sự thâm nhập vốn nước ngoài trong ngành ngân hàng Việt Nam. 20 2.1.1. Các hình thức tham gia của vốn nước ngoài. 20 2.1.2. Các văn bản pháp luật quy định sự tham gia của vốn nước ngoài. 23  
  5.   2.2. Tổng quan hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam từ năm 25 2003 đến năm 2014. 2.2.1. Sự tăng trưởng của hệ thống NHTMCP Việt Nam. 25 2.2.1.1. Về số lượng ngân hàng. 25 2.2.1.2. Về tổng tài sản. 26 2.2.1.3. Về vốn điều lệ. 28 2.2.1.4. Về huy động và tín dụng. 30 2.2.2. Thực trạng về vốn sở hữu nước ngoài tại các NHTMCP Việt Nam. 31 2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. 33 2.2.3.1. Tỷ lệ ROA và ROE. 33 2.2.3.2. Tỷ lệ thu nhập từ lãi biên NIM. 35 2.2.3.3. Nợ xấu. 37 Kết luận chương 2. 39 Chương 3: Phân tích và kết quả tác động của sở hữu vốn nước ngoài 40 đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. 3.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu. 40 3.2. Mô tả biến dữ liệu. 42 3.2.1. Tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài. 42 3.2.1.1. MacroFP. 42 3.2.1.2. MicroFP. 43 3.2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 44 3.2.2.1. Tỷ lệ ROA. 44 3.2.2.2. Tỷ lệ CIR. 45 3.2.2.3. Thu nhập lãi thuần NII. 46 3.2.2.4. Thu nhập từ lãi biên NIM. 47  
  6.   3.2.3. Các biến kiểm soát. 47 3.2.3.1. Biến EquityTA. 47 3.2.3.2. Biến LiquidTA. 48 3.2.3.3. Biến LoanDepo. 48 3.2.3.4. Biến ShareGov. 48 3.2.3.5. Biến GDPGrow. 49 3.2.3.6. Biến CreGrow. 49 3.2.3.7. Biến CPI. 50 3.2.3.8. Biến PolicyInte. 50 3.2.3.9. Dự trữ bắt buộc. 51 3.3. Phân tích dữ liệu nghiên cứu. 51 3.3.1. Tóm tắt thống kê mô tả các biến. 51 3.3.2. Kiểm tra sự tương quan của các biến. 53 3.3.3. Kết quả hồi quy. 55 3.3.3.1. Kết quả hồi quy theo biến MicroFP. 55 3.3.3.2. Kết quả hồi quy theo biến MacroFP. 56 3.4. Nhận xét kết quả mô hình. 57 3.4.1. Kết quả tỷ lệ MicroFP. 57 3.4.2. Kết quả tỷ lệ MacroFP. 58 3.4.3. Kết quả tỷ lệ ShareGov. 59 3.4.4. Kết quả tỷ lệ CreGrow. 59 Kết luận chương 3. 60 Chương 4: Vận dụng tác động của sở hữu vốn nước ngoài nhằm nâng 61 cao hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.  
  7.   4.1. Hạn chế của bài nghiên cứu. 61 4.1.1. Về tính cập nhật số liệu nghiên cứu. 61 4.1.2. Về thời gian nghiên cứu. 61 4.1.3. Về mục tiêu nghiên cứu. 62 4.2. Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. 62 4.3. Một số kiến nghị về việc tác động của sở hữu vốn nước ngoài nhằm 64 nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. 4.3.1. Đối với chính phủ. 64 4.3.2. Đối với các NHTMCP. 64 Kết luận chương 4 66 Kết luận. 67 Danh mục tài liệu tham khảo. Phụ lục.  
  8.   DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ABB : Ngân hàng TMCP An Bình ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu BID : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CNNHNN : Chi nhánh ngân hàng nước ngoài CTG : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam DAB : Ngân hàng TMCP Đại Á DCB : Ngân hàng TMCP Đại Dương EAB : Ngân hàng TMCP Đông Á EIB : Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam FSI : Nhà đầu tư nước ngoài HD Bank : Ngân hàng TMCP Phát triển Tp.HCM HSBC : Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải KLB : Ngân hàng TMCP Kiên Long KPMG : Công ty trách nhiệm hữu hạn KPMG MBB : Ngân hàng TMCP Quân Đội MDB : Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông MHB : Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long MSB : Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam NAB : Ngân hàng TMCP Nam Á NHLD : Ngân hàng liên doanh NHNN : Ngân hàng 100% vốn nước ngoài NHTM : Ngân hàng thương mại  
  9.   NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước OCB : Ngân hàng TMCP Phương Đông PGB : Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Quốc Dân : Ngân hàng TMCP Quốc Dân SaigonBank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SCB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn SeABank : Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SGVF : Công ty tài chính Việt Société Générale SHB : Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội STB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TCB : Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam VAB : Ngân hàng TMCP Việt Á VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIB : Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VietCapital : Ngân hàng TMCP Bản Việt VNCB : Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam VPBank : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng : Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng TMCP VPBS Việt Nam Thịnh Vượng VPĐD : Văn phòng đại diện  
  10. Danh mục các bảng, biểu   DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang số Danh sách các CNNHNN, NHLD, NHNN tại Việt Nam (tính đến 2.1 20 ngày 31/12/2014). Tổng hợp quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước 2.2 24 ngoài so với vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam. 2.3 Số lượng các ngân hàng qua các năm tại Việt Nam. 26 Tổng tài sản của một số ngân hàng trong khu vực đến cuối năm 2.4 28 2012. 2.5 Mức vốn pháp định cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. 28 2.6 Một số thương vụ mua cổ phần của các NHTMCP Việt Nam. 32 2.7 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của một số NHTMCP Việt Nam. 32 Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ ROA, ROE của một số NHTMCP Việt 2.8 34 Nam giai đoạn 2011 - 2014. Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ NIM của một số NHTMCP Việt Nam 2.9 36 giai đoạn 2010-2014 3.1 Thông tin 24 NHTMCP Việt Nam. 40 3.2 Thống kê mô tả của các biến nghiên cứu. 51 3.3 Sự tương quan của các biến nghiên cứu. 53 3.4 Kết quả hồi quy theo biến MicroFP. 55 3.5 Kết quả hồi quy theo biến MacroFP. 56 DANH MỤC BIỂU Biểu Tên biểu Trang số Sự tăng trưởng tài sản của một số NHTMCP Việt Nam từ năm 2.1 27 2010-2014.  
  11. Danh mục các bảng, biểu   2.2 Vốn điều lệ của 24 NHTMCP Việt Nam từ năm 2006 - 2014. 30 2.3 Tăng trưởng tín dụng và huy động giai đoạn 2003-2014. 31 Tỷ lệ ROA, ROE trung bình của 24 NHTMCP Việt Nam giai 2.4 34 đoạn 2003-2014. Tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2004- 2.5 38 2014. Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2012- 2.6 38 2014. 3.1 Tỷ lệ MacroFP ở Việt Nam giai đoạn 2003-2013. 43 3.2 Tỷ lệ MicroFP của các ngân hàng mẫu giai đoạn 2003-2013. 44 Tỷ lệ CIR trung bình của các ngân hàng mẫu giai đoạn 2003- 3.3 46 2013. 3.4 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2003-2013. 50 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình Tên hình Trang số 1.1 Mối quan hệ của các biến trong mô hình hồi quy. 18  
  12. -1-   PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu. Ngay sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 1 , hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng đa dạng về các hình thức sở hữu, đặc biệt có nhiều ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường, tạo nên sức ép cạnh tranh lớn tới các ngân hàng trong nước, nguy cơ mất thị phần. Một trong những giải pháp được các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước lựa chọn là tiến tới hợp tác, thu hút vốn sở hữu nước ngoài. Trên thế giới, hình thức sở hữu vốn góp nước ngoài được nghiên cứu có nhiều tác động cả tích cực lẫn hạn chế đối với ngân hàng nội địa trong các nước đang phát triển. Cụ thể, sự hiện diện của vốn sở hữu nước ngoài được xem là nhân tố để cải thiện lợi thế chi phí so sánh có liên quan tới sản xuất và xử lý thông tin (Okuda & Suvadee, 2006). Sự góp vốn này cũng đem lại lợi ích ở cấp vĩ mô, đặc biệt tăng lợi nhuận của ngân hàng (Shen, Lu, Wu, 2009). Tuy nhiên, sở hữu nước ngoài và tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài nên được giới hạn bởi nhiều quy định cho phép hạn chế để bảo vệ các ngân hàng nội địa (Susanto, Rokhim, 2011). Theo lập luận của Kurniawan (2004) và Levine (1996) cho rằng, các ngân hàng lớn và có vốn sở hữu nước ngoài sẽ tiếp tục thâu tóm các ngân hàng tư nhân có quy mô nhỏ và có ảnh hưởng lớn đến thị trường ngân hàng trong tương lai. Ở Việt Nam, trong các năm gần đây, hình thức các ngân hàng có vốn sở hữu nước ngoài ngày càng nhiều và phổ biến. Mặc dù, nhiều trường hợp cho thấy rằng một số nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào ngân hàng nội địa, nhưng sau đó lại thoái vốn nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn. Do đó, việc nghiên cứu tác động của nguồn vốn sở hữu nước ngoài vào ngành công nghiệp ngân hàng trong                                                              1 Đối với cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam đồng ý cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 01/04/2007, với điều kiện ngân hàng nước ngoài là chủ đầu tư phải là ngân hàng thương mại có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin thành lập ngân hàng tại Việt Nam.  
  13. -2-   nước nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói riêng là cần thiết. Từ đó cho thấy rằng có nên hay chăng việc mở cửa thị trường ngân hàng, với sự tham gia của nhiều ngân hàng nước ngoài thông qua góp vốn vào các ngân hàng trong nước, đồng thời có thể giúp chính phủ Việt Nam điều chỉnh chính sách vốn nước ngoài với mục đích phát triển thị trường ngân hàng nội địa hiệu quả hơn. Đó cũng là lý do để tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của sở hữu vốn nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Bằng việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của 24 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, đề tài nhằm giải quyết cho 2 mục tiêu chính sau: - Đánh giá được sự tác động của vốn sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam; - Dựa trên cơ sở kết quả tác động của vốn sở hữu nước ngoài, đề tài cố gắng đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ Việt Nam nhằm kiểm soát thị trường giúp hệ thống ngân hàng nội địa ngày càng phát triển. 3. Phạm vi nghiên cứu. - Dữ liệu mẫu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá sự tác động của vốn sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 24 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, bao gồm: ABB, ACB, BID, CTG, DCB, EAB, EIB, KLB, MBB, MDB, MHB, MSB, NAB, PGB, STB, SCB, SeABank, SHB, TCB, VIB, VAB, VietCapital, VCB, VNCB. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2003 đến năm 2013. Đầu năm 2015, ngân hàng MHB đã thực hiện thành công việc sáp nhập vào ngân hàng BID nên các số liệu của MHB trong năm 2014 được báo cáo hợp nhất vào BID. Ngoài ra, ngân hàng DCB, VNCB đang thuộc diện vi phạm liên tục về quy định công bố thông tin tại Khoản 1, 2 Điều 7 và Khoản 3 Điều 10 của Thông tư 52/2012/TT-BTC ban  
  14. -3-   hành ngày 05/04/2012 của Bộ Tài Chính, trong đó, DCB xin tạm hoãn Đại hội đồng cổ đông thường niên sang tháng 6 năm 2015. Do đó, đề tài gặp hạn chế trong việc cập nhật số liệu mới nhất cho mô hình nghiên cứu. - Nguồn thu thập dữ liệu: Các số liệu tài chính như MicroFP, EquityTA, LiquidTA, LoanDepo, ShareGov, TotAsset sẽ được thu thập kết hợp phân tích, xử lý dữ liệu từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính qua từng năm của các ngân hàng trong dữ liệu mẫu nghiên cứu. Số liệu các biến vĩ mô như MacroFP, tốc độ tăng trưởng GDP, CPI, tốc độ tăng trưởng tín dụng Credit Growth, lãi suất, M2 sẽ được dựa vào bảng thống kê do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố, số liệu tổng hợp của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB. Số liệu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được thu thập từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra chọn mẫu: Đề tài bị hạn chế trong việc thu thập các báo cáo chi tiết của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Do đó, tác giả đề tài chỉ có thể dựa vào thông tin cung cấp từ 24 ngân hàng công bố trên các phương tiện truyền thông nên sẽ thực hiện nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu. - Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hằng năm của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, sau đó tác giả đề tài sẽ tổng hợp, xử lý số liệu phù hợp theo các biến tác động của mô hình. Ngoài ra, việc thu thập nguồn số liệu, thông tin từ các tạp chí chuyên ngành ngân hàng có uy tín như tạp chí Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tạp chí thị trường tiền tệ, tạp chí ngân hàng, các website của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB…cũng được sử dụng làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài. - Phương pháp phân tích hồi quy:  
  15. -4-   Đề tài sử dụng phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng GMM để đánh giá tác động của sở hữu vốn nước ngoài lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thể hiện qua mô hình như sau: 5. Nội dung đề tài. Đề tài được trình bày trong phạm vi 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vốn sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; - Chương 2: Thực trạng về vốn sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2014; - Chương 3: Phân tích và kết quả tác động của sở hữu vốn nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam; - Chương 4: Vận dụng tác động của sở hữu vốn nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam.  
  16. -5-   Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỐN SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Vốn sở hữu nước ngoài. Với việc đặt hai vấn đề về chính sách quản trị ngân hàng trong bài nghiên cứu “Tác động của việc tham gia ngân hàng nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trung Quốc”, bao gồm đầu tiên, có hay không sự ảnh hưởng tích cực của chính sách mở cửa đến ngành công nghiệp ngân hàng trong nước, nhằm giúp cho các nhà hoạch địch chính sách hiểu rõ hơn tác động của sự thâm nhập ngân hàng nước ngoài, từ đó xem xét Trung Quốc nên tiếp tục hay dừng việc mở cửa thị trường tài chính ngân hàng; vấn đề thứ hai đó là tỷ lệ phần trăm vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài có ảnh hưởng đến hiệu suất ngân hàng nội địa hay không nhằm đưa ra quyết định có cần thiết nới lỏng hoặc thậm chí loại bỏ các hạn chế tỷ lệ phần trăm cổ phần nước ngoài không, Shen, Lu và Wu (2009) đã định nghĩa vốn sở hữu nước ngoài theo 2 hình thức sau: - Đối với cấp độ ngành: Vốn sở hữu nước ngoài là tỷ lệ phần trăm của số lượng các ngân hàng trong nước với sự tham gia của các cổ đông nước ngoài trên tổng số các ngân hàng trong một nước. Tỷ trọng này được gọi là hệ số MacroFP. MacroFP được sử dụng để giải quyết vấn đề đầu tiên liên quan đến sự mở cửa của thị trường ngân hàng, nhằm đánh giá tác động của sự thâm nhập nguồn vốn nước ngoài đến ngành công nghiệp ngân hàng địa phương. Tác động tích cực có thể kể đến như chuyển giao công nghệ, đổi mới, phát triển sản phẩm, cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống giúp các ngân hàng trong nước nâng cao hiệu quả và lợi nhuận hoạt động. Ngược lại, việc cạnh tranh quá mức có khả năng dẫn đến sự bất ổn tài chính trong ngành ngân hàng. - Đối với cấp độ ngân hàng: Vốn sở hữu nước ngoài là tỷ lệ phần trăm cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào một ngân hàng, được gọi là hệ số MicroFP. MicroFP được sử dụng để giải quyết vấn đề thứ hai liên quan  
  17. -6-   đến sự ảnh hưởng của tỷ lệ phần trăm cổ phần các cổ đông nước ngoài, nhằm đánh giá hiệu quả của vốn sở hữu nước ngoài tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong nước. Mặc dù các nhà đầu tư ngoại có thể cung cấp những công nghệ mới, giới thiệu các kỹ năng quản lý tiên tiến, khái niệm quản trị mới (Liu và cộng sự, 2007), nhưng mục tiêu giữa FSI và ngân hàng địa phương là khác nhau. Ví dụ: FSI tập trung vào mục tiêu duy nhất tối đa hóa lợi nhuận, trong khi các ngân hàng nội địa có nhiều mục tiêu như phúc lợi xã hội, chính sách cho vay (Shen, Lu, Wu, 2009). Ngoài ra, xung đột văn hóa có thể dẫn đến thất bại trong việc phối hợp, hợp tác (Hawes và Chiu, 2007) Tương tự như trường hợp của Shen, Lu và Wu (2009), với việc sử dụng mẫu dữ liệu nghiên cứu là những ngân hàng có vốn sở hữu nước ngoài trên mức tỷ lệ 10% trong danh sách vốn sở hữu được công bố và có những ảnh hưởng nhất định đến quyết định điều hành trong quản trị ngân hàng, bài nghiên cứu của Susanto và Rokhim (2011) đã tiếp cận vốn sở hữu nước ngoài theo hai cấp độ ngành và ngân hàng nêu trên, cụ thể các tác giả đã sử dụng tỷ lệ FO thu được từ tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài trên tổng số cổ phiếu nhằm phản ánh mức độ kiểm soát sở hữu của bên nước ngoài. Đồng thời tác giả cũng xem xét tỷ lệ số lượng các ngân hàng nước ngoài trên tổng số lượng ngân hàng của hệ thống ngân hàng Indonesia để thực hiện nghiên cứu. Đối với các tác giả Claessens, Demirguc – Kunt và Huizinga (2001) lại sử dụng định nghĩa sự thâm nhập ngân hàng nước ngoài bằng tỷ lệ phần trăm của các ngân hàng nước ngoài trên tổng số ngân hàng trong một quốc gia, trong đó, một ngân hàng được xem là ngân hàng nước ngoài khi có cổ phần do người nước ngoài nắm giữ vượt quá 50% cấu trúc sở hữu. Trong khi đó, bài nghiên cứu của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999) sử dụng định nghĩa vốn sở hữu nước ngoài theo cấp độ ngân hàng để đánh giá hiệu quả của các ngân hàng trong nước ở các nước đang phát triển và cho rằng ngân hàng có tỷ lệ phần trăm cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài cao hơn thì sẽ có lợi nhuận cao  
  18. -7-   hơn các ngân hàng trong nước. Còn đối với các nước phát triển, lại cho kết quả ngược lại. Với việc định nghĩa tương tự như Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), Shen, Lu và Wu (2009) ở cấp độ ngân hàng, Lensink và Naaborg (2007) lại nhận thấy rằng sự gia tăng của MicroFP làm ảnh hưởng một cách tiêu cực đến hiệu suất ngân hàng, bất kể trình độ phát triển của quốc gia. Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết lợi thế sân nhà. Để đánh giá tác động của sở hữu vốn nước ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam được đầy đủ theo cả hai khía cạnh vĩ mô và vi mô, bài luận văn đã tiếp nối kết quả nghiên cứu của Shen, Lu và Wu (2009) để định nghĩa vốn sở hữu nước ngoài bằng cách sử dụng tỷ lệ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong một ngân hàng trên tổng số cổ phần của ngân hàng đó, ký hiệu là MicroFP, được dùng ở cấp độ ngân hàng. Đồng thời bài luận văn cũng xem xét sử dụng tỷ lệ số lượng các ngân hàng Việt Nam có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên tổng số các ngân hàng Việt Nam, ký hiệu là MacroFP, để dùng ở cấp độ ngành. 1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong hoạt động của NHTM, theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả hoạt động có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau: i. Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra, hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác; ii. Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng. Theo định nghĩa trong cuốn “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh- Việt” trang 255 của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh, hiệu quả hoạt động trong kinh tế được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”. Như vậy có thể hiểu hiệu quả là  
  19. -8-   mức độ thành công mà các doanh nghiệp hay ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó. Theo Mishkin (2007), để hiểu một ngân hàng đang hoạt động tốt như thế nào, chúng ta cần phải bắt đầu bằng cách nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mô tả của các nguồn thu nhập và các chi phí có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đo lường, đánh giá hiệu quả của một ngân hàng, tùy thuộc vào mục tiêu quan tâm của các cổ đông có thể phân ra ba phương pháp: phương pháp đo lường theo cách truyền thống, phương pháp đo lường theo cách kinh tế và phương pháp đo lường căn cứ vào thị trường (Beyond Roe, 2010). 1.2.1. Phương pháp đo lường theo cách truyền thống. Phương pháp này được áp dụng tương tự như các ngành công nghiệp khác, sử dụng các chỉ số Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) được sử dụng rộng rãi nhất. Ngoài ra, thu nhập từ lãi biên (NIM) cũng là một chỉ số trung gian được áp dụng nhằm đo lường hiệu quả của ngân hàng. - Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng trong năm chia cho bình quân tổng tài sản, dùng đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đơn vị vốn đầu tư vào công ty: (1.1) - Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đơn vị vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty, đây cũng là biện pháp được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả của ngân hàng:  
  20. -9-   (1.2) (1.3) (1.4) (1) (2) (3) (Theo phân tích Dupont các tỷ số tài chính) Trong đó: (1) thể hiện việc tăng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (2) thể hiện việc sử dụng hiệu quả tài sản hiện có (3) thể hiện việc gia tăng đòn bẩy tài chính - Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) là một chỉ số tài chính quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá hoạt động ngân hàng. Nó cho thấy được mối tương quan giữa chi phí với thu nhập của ngân hàng đó. Tỷ lệ này cho nhà đầu tư một cái nhìn rõ hơn về hiệu quả hoạt động của tổ chức; tỷ lệ càng nhỏ thì ngân hàng đó càng hoạt động hiệu quả. Trong đó, chi phí hoạt động gồm chi phí quản lý và chi phí cố định như lương, chi mua tài sản cố định… không bao gồm các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. (1.5) - Thu nhập từ lãi biên (NIM) là một sự ủy nhiệm của các chức năng trung gian cho khả năng tạo ra thu nhập trong ngân hàng (1.6) Trong đó:  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2