intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tái cấu trúc chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá đúng đắn thực trạng về chi thường xuyên xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó rút ra được những kết quả đạt được và tồn tại cần hoàn thiện trong thời gian tới; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chi thường xuyên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tái cấu trúc chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ĐẶNG THỊ HẠNH TÁI CẤU TRÚC CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học PGS,TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG TP.Hồ Chí Minh, năm 2011
  2. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................................................................................... 4 1.1. Chi thường xuyên .............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm ................................................................................... 4 1.1.2 Đặc điểm.................................................................................. 4 1.1.3. Phân loại chi thường xuyên: ...................................................... 5 1.1.4. Vai trò chi thường xuyên: .......................................................... 6 1.2. Chi thường xuyên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ............ 8 1.2.1. Chi thường xuyên và sự phát triển của xã hội: .......................... 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................................................ 14 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân số và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương: ............................................................................. 14 2.2. Thực trạng chi thường xuyên của tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 – 2010 ........................................................................................................ 18 2.2.1. Chi thường xuyên trong tổng thu ngân sách:............................ 18 2.2.2 Chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách: ............................ 19 2.3. Xu hướng chi thường xuyên giai đoạn 1997-2010: ........................ 21
  3. 2.3.1. Chi thường xuyên trong công tác giáo dục – đào tạo và trình độ dân trí: ................................................................................................ 21 2.3.2. Chi thường xuyên trong hoạt động tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: .......................................................................................... 24 2.3.3. Chi quản lý hành chính ............................................................ 26 2.3.4. Chi sự nghiệp kinh tế ............................................................... 27 2.3.5 Chi đảm bảo xã hội ................................................................... 36 2.3.6 Chi thường xuyên khác .............................................................. 38 2.5. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và những tồn tại trong quản lý chi thường xuyên ở tỉnh Bình Dương: ...................................... 43 2.5.1. Những kết quả đạt được: .......................................................... 43 2.5.2. Những tồn tại: .......................................................................... 45 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHI THƯỜNG XUYÊN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................................................................ 55 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ năm 2011-2015. .............................................................................................. 55 3.1.1. Mục tiêu chủ yếu: ..................................................................... 55 3.1.2. Mục tiêu cụ thể: ........................................................................ 55 3.1.3. Định hướng phát triển ngành tài chính: ................................... 57 3.2. Các giải pháp đối với tỉnh Bình Dương nhằm nâng cao vai trò của chi thường xuyên đối với quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh giai đoạn 2011-2015. ......................................................................................... 57 3.2.1. Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí và sử dụng các khoản chi thường xuyên. .................................................... 57
  4. 3.2.2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát quá trình xây dựng và thực hiện dự toán: ............................................................................................... 59 3.2.3. Động viên, thu hút rộng rãi các nguồn vốn xã hội thông qua xã hội hóa và có cơ chế quản lý, kiểm soát quá trình xã hội hóa: .......... 60 3.2.4. Phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với những ưu tiên chiến lược về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo; đảm bảo công bằng phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ................................................................................................ 62 3.2.5. Tăng cường kiểm soát chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp ở các cơ quan đơn vị: .............. 64 3.3. Kiến nghị đối với Trung ương: ....................................................... 66 3.3.1. Hoàn thiện quy trình lập dự toán chi thường xuyên: ............... 66 3.3.2. Bổ sung, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn định mức thu, chi: .......... 67 3.3.3. Đổi mới cơ chế quản lý chi thường xuyên: .............................. 68 KẾT LUẬN ................................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Tài chính là mạch máu của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và mở đường cho sự phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, là công cụ sắc bén để nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, thực hiện chức năng và nhiệm vụ duy trì quyền lực nhà nước – là công cụ điếu tiết vĩ mô nền kinh tế, cung cấp kinh phí để đầu tư các ngành then chốt, tạo môi trường cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển, đầu tư chống ô nhiễm môi trường, tài trợ cho các hoạt động xã hội, chống lạm phát … Do vậy, việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nước đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả không chỉ là trách nhiệm riêng của cơ quan tài chính mà là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan đơn vị đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước. Bình Dương là tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Với lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, gần thành phố Hồ Chí Minh, đất đai bằng phẳng, nền đất thuận lợi trong xây dựng cơ bản với suất đầu tư thấp; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua, con người Bình Dương cần cù, năng động. . .Tất cả đã tạo điều kiện cho Bình Dương kết hợp nhuần nhuyễn những nhân tố ''Thiên thời – Địa lợi - Nhân hòa'' để vượt khó đi lên, trở thành một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện. Kinh tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng “tăng tỷ trọng dịch vụ, ổn định tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp”, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp dân cư không ngừng được nâng cao. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 13,6%/năm (2005-2010), GDP bình quân đầu người đạt 27,4 triệu đồng… Để
  6. đạt được những kết quả to lớn ấy thì vai trò của chi ngân sách nhà nước là rất quan trọng, trong đó có chi thường xuyên. Để tìm hiểu vai trò của chi thường xuyên trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tái cấu trúc chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Dương” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá đúng đắn thực trạng về chi thường xuyên xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó rút ra được những kết quả đạt được và tồn tại cần hoàn thiện trong thời gian tới. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chi thường xuyên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn thực trạng chi thường xuyên trong quá quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Về thời gian: Lấy mốc thời gian từ năm 1997 đến năm 2010, kể từ khi tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập. 4. Những đóng góp chủ yếu của luận văn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu hữu ích giúp các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Bình Dương có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao vai trò của chi thường xuyên đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là
  7. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích - so sánh, tổng hợp. Nguồn số liệu thứ cấp gồm số liệu thống kê về phát triển kinh tế- xã hội và chi ngân sách nhà nước giai đoạn 1997-2010; các báo cáo về tổng kết giai đoạn 1997-2010, tổng kết chương trình, dự án… của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp tỉnh Bình Dương. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Chi thường xuyên và phát triển kinh tế-xã hội. Chương 2: Thực trạng của chi thường xuyên trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Dương. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chi thường xuyên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.
  8. Chương 1: CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Chi thường xuyên 1.1.1. Khái niệm Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội. Đây là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai mà có tính chất tiêu dùng hiện tại nhằm bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, đảm bảo sự ổn định xã hội, là khoản chi có tính phí tổn, không có khả năng hoàn trả hay thu hồi. Nhìn chung đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý nhà nước và điều hành xã hội một cách thường xuyên của nhà nước như: Quốc phòng, an ninh, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam. 1.1.2 Đặc điểm - Chi thường xuyên chủ yếu là các khoản chi liên quan đến con người (lương, phụ cấp…) và các khoản chi cho nghiệp vụ quản lý nên nó không làm gia tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia (địa phương). - Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà
  9. được thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững. - Nguồn vốn chi thường xuyên chủ yếu từ thu ngân sách dưới hình thức thuế, phí, lệ phí. 1.1.3. Phân loại chi thường xuyên: 1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất kinh tế: chi thường xuyên bao gồm 04 khoản chi sau: - Khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: tiền lương; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân. - Khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin tuyên truyền liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi sửa chữa thường xuyên; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành. - Khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định và xây dựng nhỏ gồm: sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn vá các công trình cơ sở hạ tầng; chi mua tài sản vô hình; mua sắm tài sản dùng chi công tác chuyên môn. - Các khoản chi thường xuyên khác. 1.1.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cụ thể sau: - Chi sự nghiệp: Các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp tạo thành một bộ phận chi quan trọng của tài chính nhà nước và thực chất đây là những khoản chi cho các dịch vụ
  10. và hoạt động xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí của dân cư. Chi sự nghiệp không mang tính chất sản xuất nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nền sản xuất xã hội và phát huy tác dụng lâu dài đối với sản xuất. Góp phần nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của các thành phần dân cư. Khoản chi sự nghiệp từ ngân sách nhà nước gồm nhiều nội dung chi và được cấp cho nhiều ngành hoạt động khác nhau, bao gồm chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp văn hóa – xã hội. - Chi quản lý nhà nước Chi quản lý nhà nước bắt đầu từ sự tồn tại của nhà nước và phù hợp với chức năng đặc điểm của nhà nước. Đây là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở, hoạt động của Đảng Công sản Việt Nam và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội. - Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội Quốc phòng và an ninh thuộc vào lĩnh vực tiêu dùng xã hội. Đây là những hoạt động đảm bảo sự tồn tại của nhà nước và cần thiết phải cấp phát tài chính cho các nhu cầu về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội từ ngân sách nhà nước Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội phải căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi nước, hàng năm ngân sách phải dành ra một phần kinh phí đáng kể để duy trì, củng cố lực lượng quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, nếu khoản chi quốc phòng an ninh quá lớn trong khi nền kinh tế chậm phát triển thì sẽ dẫn đến hạn chế sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 1.1.4. Vai trò chi thường xuyên:
  11. Chi thường xuyên thực chất là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội, gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước và thể hiện thông qua hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp trong nền kinh tế xã hội. 1.1.4.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng: Những khoản chi này không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng hết sức cần thiết nhẳm ổn định duy trì bộ máy quản lý nhà nước các cấp, đảm bảo ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. Hoạt động của các đơn vị hành chính thuộc hệ thống chính quyền các cấp là hiện thân của thể chế một quốc gia, đóng vai trò giữ vững kỷ cương chính trị, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội. Nếu quốc gia nào có thể chế tốt, trong sạch và vững mạnh thì quốc gia đó sẽ là môi trường tốt của người dân trong việc hưởng thụ các dịch vụ hành chính, là môi trường tốt cho các tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động của mình. Do vậy, cải cách hành chính, giảm thiểu thủ tục rườm rà, bộ máy trong sạch, năng lực và vững mạnh là mục tiêu mà các cơ quan hành chính nhà nước cần phải đạt tới để trở thành những lực lượng tiến bộ, xứng đáng vai trò quản lý nhà nước, thúc đẩy cải cách kinh tế, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng. Chi thường xuyên liên quan đến đội ngũ công chức nhà nước, đảm bảo một khối lượng tiền mặt rất lớn liên quan đến giá cả cung cầu của xã hội. Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa rất to lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn ngân sách để chi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của người dân vào vai trò quản lý và điều hành của nhà nước. 1.1.4.2. Cung cấp các dịch vụ công cho xã hội:
  12. - Các khoản chi về giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, sự nghiệp nông, lâm, ngư, thủy lợi và các sự nghiệp kinh tế khác… để cung cấp các dịch vụ công cho xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, sức khỏe cho nhân dân và nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Chiều cao, cân nặng trung bình ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong, tỷ lệ suy dinh dưỡng, tuổi họ trung bình của người dân, tỷ lệ trẻ đi học, số lượng đại học trên vạn dân… qua thời gian thể hiện chất lượng cuộc sống, trình độ phát triển của mỗi quốc gia và các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là nơi để nuôi sống, phục vụ và cung ứng dịch vụ cho dân chúng nhằm duy trì hoặc hạn chế các chỉ số này. Trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống, văn hóa tinh thần, môi trường và thể chế là những mục tiêu mà các đơn vị hành chính sự nghiệp phải hướng tới để đạt đến một quốc gia phát triển toàn diện, cân đối và bền vững. Vai trò của nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội được cụ thể hóa ở các đơn vị sự nghiệp công lập ở các ngành. Nguồn lực ngân sách để phục vụ cho cộng đồng chủ yếu lấy từ lĩnh vực sản xuất vật chất thông qua nguồn thuế hàng năm, phí, lợi tức từ đầu tư doanh nghiệp nhà nước…Ở các nước đang phát triển, nguồn lực xã hội thường tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế, chưa chú trọng và cũng không đủ sức để đầu tư cho giáo dục, y tế, phát triển hệ thống an sinh xã hội. Và như thế nguồn lực cần huy động thêm từ dân chúng, từ đầu tư tư nhân thông qua các nguồn thu từ phí dịch vụ, các cơ sở ngoài công lập. Tuy nhiên vai trò của nhà nước là chủ lực trong việc phát triển các hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị công lập nhằm giải quyết các nhu cầu, dịch vụ cơ bản của người dân, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Hay nói khác đi, nhà nước có trách nhiệm phải cân đối giữa sự phát triển kinh tế của quốc gia và vấn đề chăm lo đời sống và hệ thống an sinh xã hội cho người dân. Từ đó các chỉ số về phát triển xã hội sẽ ngang tầm với các chỉ số phát triển kinh tế đảm bảo sự hài hòa trong tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. 1.2. Chi thường xuyên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
  13. Chi thường xuyên cần thiết để đảm bảo quá trình tái sản xuất được kết hợp với sức lao động có chất lượng cao. Sự phát triển của sản xuất và khoa học kỹ thuật luôn đòi hỏi ở người lao động phải có một trình độ văn hóa, chuyên môn nhất định. Do đó, sự tham gia của nhà nước trong cấp phát tài chính cho chi thường xuyên mang ý nghĩa kinh tế và xã hội. Ý nghĩa kinh tế của khoản chi này thể hiện ở chỗ nó tác động đến quá trình tái sản xuất mở rộng và quá trình tạo ra thu nhập quốc dân. Thực hiện các khoản chi thường xuyên sẽ tạo ra các điều kiện để nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật và sức khỏe của người lao động, phát triển sản xuất và đó là cơ sở để nâng cao năng suất lao động và hiệu suất công tác. Xét về ý nghĩa xã hội, khoản chi thường xuyên cho những mục tiêu nhất định góp phần nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của các tầng lớp dân cư. Bên cạnh các khoản thu nhập từ lao động, mỗi dân cư đứng về phía là thành viên của xã hội họ còn nhận được thu nhập do các hoạt động phúc lợi và dịch vụ do dân cư mang lại. Chính các khoản thu nhập phúc lợi này đã giảm bớt sự chênh lệch về trình độ dân trí cũng như thu nhập của các thành viên trong xã hội. 1.2.1. Chi thường xuyên và sự phát triển của xã hội: Tiến bộ xã hội mà trung tâm là vấn đề phát triển con người được xem là tiêu thức đánh giá mục tiêu cuối cùng của phát triển. Sự phát triển của xã hội thường được xem xét trên các khía cạnh chính sau đây: 1.2.1.1 Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người: Việc đáp ứng nhu cầu về phát triển con người là mục tiêu cơ bản nhất của quá trình phát triển. Nó bao gồm các nhu cầu xã hội cơ bản và những nhu cầu xã hội chất lượng cao trên các lĩnh vực chủ yếu như: nhu cầu mức sống vật chất, nhu cầu giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe, nhu cầu việc làm. Các chỉ tiêu cụ thể của từng lĩnh vực bao gồm: Thứ nhất, các chỉ tiêu phản ánh mức sống: nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ calori tối thiểu bình quân trên một ngày đêm của con
  14. người đảm bảo khả năng sống và làm việc bình thường, có xét đến cơ cấu nam, nữ, trong lượng cơ thể cũng như điều kiện khí hậu, môi trường. Để đảm bảo nhu cầu hấp thụ calori ở mức tối thiểu, con người cần một khoản thu nhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực phẩm. Như vậy, chỉ tiêu mức GNI/người là thước đo chính thể hiện việc đảm bảo nhu cầu hao phí vật chất cho dân cư mỗi quốc gia. Chỉ tiêu GNI/người càng cao chứng tỏ khả năng lớn để nâng cao mức sống vật chất cho con người. Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng phản ánh mức sống vật chất như mức lương thực bình quân đầu người, tỷ lệ phụ thuộc lương thực nhập khẩu, tỷ lệ cung cấp calori bình quân đầu người một ngày đêm so với nhu cầu tối thiểu. Thu nhập bình quân đầu người là điều kiện vật chất cơ bản để phát triển con người. Tuy vậy, điều quan trọng hơn là việc phân phối mức thu nhập đó cho người dân như thế nào? Điều này có liên quan đến những chỉ tiêu khác về phát triển xã hội. Thứ hai, nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí. Liên hợp quốc đã đưa ra những chỉ tiêu đánh giá về trình độ dân trí và giáo dục như: Tỷ lệ người lớn biết chữ (tính cho những người từ 15 tuổi trở lên) có phân theo giới tính, khu vực; Tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học; Số năm đi học trung bình (tính cho những người từ 7 tuổi trở lên); Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách hoặc so với GDP. Kinh tế càng phát triển thì các chỉ tiêu này ngày càng tăng lên. Thứ ba, nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe, bao gồm: Tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới sinh; Tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng một năm hoặc trong thời gian 5 năm; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng; Tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản được tính bằng số bà mẹ chết trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch; Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế.
  15. Thứ tư, nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm bao gồm: tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Các nước đang phát triển thường có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn mức trung bình thế giới. Tốc độ tăng dân số cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng lao động lớn hơn so với khả năng tăng trưởng việc làm tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Một tốc độ tăng trưởng dân số ngày càng thấp thể hiện xu thế của sự phát triển và kéo theo đó là tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm đi. Các chỉ tiêu trên còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập dân cư. Tuy vậy, nó còn phụ thuộc vào chính sách và sự quan tâm của Chính phủ đối với các vấn đề này. Vì vậy, có nhiều nước có mức thu nhập thấp nhưng lại có sự tiến bộ lớn trong lĩnh vực xã hội, một vài chỉ tiêu còn đạt được tương đương với mức của các nước phát triển, trong khi đó nhiều nước có mức thu nhập cao hơn nhưng lại không đạt được các chỉ tiêu xã hội tương ứng. 1.2.1.2. Chỉ tiêu nghèo đói và bất bình đẳng: Ngoài chỉ tiêu phát triển con người, một vấn đề quan trọng nằm trong tiêu thức đánh giá sự phát triển xã hội là các chỉ tiêu liên quan đến nghèo đói và bất bình đẳng. Đây là vấn đề phụ thuộc, một mặt vào tổng khả năng thu nhập của nền kinh tế; mặt khác vào chính sách phân phối và phân phối lại nhằm điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội theo hướng bảo vệ người nghèo cũng như giải quyết vấn đề công bằng xã hội. Ngoài việc đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế, vấn đề bất bình đẳng về xã hội hiện nay được các nước và mọi tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm. Những tiêu thức và chỉ tiêu chủ yếu trong lĩnh vực này là: Mức độ phân biệt đối xử với phụ nữ và vấn đề bạo lực trong gia đình; Mức độ thực hiện dân chủ cộng đồng dân cư trong việc tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ; Tính minh bạch của hệ thống tài
  16. chính ở các cấp địa phương; Mức độ trong sạch quốc gia thể hiện thực trạng tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực của tầng lớp quan chức Chính Phủ; … Thông thường ở các nước phát triển, những chỉ tiêu thể hiện tính bình đẳng xã hội đạt được khá cao trong khi đó các nước đang phát triển còn phải phấn đấu nhiều cho sự bình đẳng và công bằng xã hội.
  17. Kết luận chương 1 Chi thường xuyên mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội và gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Tuy các khoản chi này không trực tiếp sản xuất vật chất nhưng hết sức cần thiết nhằm duy trì bộ máy quản lý Nhà nước các cấp, đảm bảo ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. Trong đó, các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có tính chất tạo tích lũy đặc biệt, có thể không có hoặc có tác động nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng lại có tác động tích cực, quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai, các khoản chi sự nghiệp khác chứa đựng nhiều yếu tố xã hội liên quan đến nhiều chính sách khác nhau trong nền kinh tế, là một yếu tố khách quan và thể hiện tính ưu việt của một xã hội. Hàng năm, ngân sách nhà nước chi một số lượng khá lớn các nguồn tài chính cho lĩnh vực không sản xuất, lượng chi này được phân thành hai bộ phận cơ bản: một bộ phận vốn được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của dân cư trong lĩnh vực phát triển văn hóa xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp với thu nhập của dân cư và làm nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận xác định cho các nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của nhà nước. Bằng các khoản chi thường xuyên, nhà nước thể hiện sự quan tâm của mình đối với nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đồng thời bằng chính các khoản chi này nhà nước thực hiện chức năng văn hóa, giáo dục, quản lý, an ninh quốc phòng.
  18. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân số và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương: Bình Dương là tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ, nằm về phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, là một trong 7 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, có diện tích tự nhiên là 2.695,22 km2, dân số đến trung bình năm 2009 là 1.497.117 người, mật độ dân số trung bình 555 người/ km2. Với địa hình tương đối bằng phẳng, nềm địa chất ổn định, phổ biến là những dãy phù sa cổ bồi đắp, nối tiếp nhau với độ dốc từ 3 – 150. Mặc dù Bình Dương được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Sài Gòn ở phía Tây và sông Đồng Nai ở phía Đông nhưng do địa hình có độ cao trung bình từ 6m – 60m nên đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt và ngập úng ngoại trừ một vài vùng trũng dọc theo sông Sài Gòn và Đồng Nai. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lơi cho việc xây dựng hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự hình thành các khu đô thị, các khu công nghiệp, cụm sản xuất cùng với quá trình khai thác khoáng sản với quy mô lớn đã làm biến đổi bề mặt địa hình khu vực, làm mất đi những đường nét tự nhiên, gây tác động tiêu cực như thúc đẩy quá trình rửa trôi bề mặt và xâm thực bào mòn các bề mặt sườn. Bình Dương có 6 loại nhóm đất chính gồm đất phèn, đất phù sa, đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá và sông hồ. Trong đó, đất xám
  19. chiếm hơn 50%, đất đỏ vàng chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hóa đặc thù. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng. Theo thống kê, tốc độ gia tăng dân số qua các năm có xu hướng giảm theo thời gian, từ 1,14% vào năm 2005, 1,08 % vào năm 2006 và 1,056 xuống 1,011% và 1,004% từ năm 2007 đến năm 2009. Mật độ dân số tăng từ 410 người/km2 vào năm 2008, đến năm 2009 tăng lên 555 người/km 2. Tình hình dân số của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000-2010 được thống kê trong Bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1 : Dân số trung bình tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000-2010. Đơn vị tính: Người Phân theo thành thị, nông Phân theo giới tính Năm Tổng số thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2000 779.420 376.861 402.559 235.866 543.554 2001 845.528 408.824 436.704 255.575 589.953 2002 909.988 439.991 469.997 274.740 635.248 2003 973.093 461.839 511.254 293.451 679.642 2004 1.037.067 496.565 540.502 312.381 724.686 2005 1.109.318 526.589 582.729 333.756 775.562 2006 1.203.676 576.340 627.336 361.725 841.951 2007 1.307.000 625.813 681.187 392.320 914.680 2008 1.402.659 674.793 727.866 420.545 982.114 2009 1.512.514 727.511 785.003 452.956 1.059.558 2010 1.619.930 778.051 841.879 512.908 1.107.022 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2009, 2010.
  20. Có thể thấy dân số tỉnh Bình Dương tăng liên tục và tương đối nhanh, nhất là từ 2005 trở lại đây và gia tăng chủ yếu là tăng cơ học. Sự gia tăng dân số cơ học của Bình Dương là do di dân tự do và di chuyển lực lượng lao động. Là một tỉnh trong vùng trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương luôn tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tư và ngày càng thu hút thêm lực lượng lao động từ các địa phương khác chuyển đến (bình quân mỗi năm có trên 20.000 người). Bên cạnh những mặt tích cực thì việc di dân tự do và sự di chuyển của lực lượng lao động theo mùa vụ đã phần nào gây khó khăn cho việc đảm bảo những dịch vụ xã hội cơ bản, làm gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên và gia tăng các tệ nạn xã hội. * Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai đoạn 1986 -1990 tăng trưởng kinh tế bình quân là 4,55%/năm. Song giai đoạn 1991 - 1996 bình quân tăng lên 8,6%/năm, đến giai đoạn 1997- 2010 bình quân tăng 15,49 %/năm. Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh Bình Dương từ 1997 – 2010. 20% 17,7 18% 15,8 15,4 15,0 15,5 14,9 16% 14% 15,5 15,5 15,0 14,4 13,0 12% 12,4 10,3 10% 11,0 8% 6% 4% 2% 0% 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2009, 2010.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1