intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Ứng dụng mô hình CGE trong quản lý tài nguyên và chính sách môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

46
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn trình bày việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình CGE trong quản lý tài nguyên và chính sách môi trường. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Ứng dụng mô hình CGE trong quản lý tài nguyên và chính sách môi trường

  1. Luận văn thạc sĩ Trang 1 Ngành: Kinh tế TNTN&MT CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1.1. Thực trạng việc quản lý tài nguyên môi trường ở Việt Nam Hiện nay Việt nam vẫn là một nước đang phát triển, một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh đô hộ và tàn dư của các cuộc chiến tranh để lại vẫn còn rất nặng nề. Hệ thống khung pháp luật chưa hoàn chỉnh, các chính sách về các lĩnh vực cũng đang được Nhà nước rất quan tâm nghiên cứu. Trong các lĩnh vực được quan tâm trong đó có lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường đang được đề cập nhiều để đưa ra những chính sách phù hợp với điều kiện thực tế phát triển đất nước. Ở đây tác giả xin được đi sâu vào lĩnh vực tài nguyên nước và sau đây là tóm lược hiện trạng ngành nước của Việt Nam trong điều kiện dân số, sự tăng trưởng và thay đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Mục này tập trung vào cách tiếp cận Quản lý Tài nguyên Nước Tổng hợp (QLTNNTH) để quản lý, và có những thay đổi tổ chức cần thiết đối với ngành nước để Việt Nam có thể nắm bắt và đi theo cách tiếp cận mới này. Nó nêu ra mối quan hệ tổng thể và những vấn đề liên quan cần phải được đưa vào một chương trình cải tổ ngành. 1.1.2. Bối cảnh phát triển Việt Nam hiện đang là nước đông dân số thứ 5 trên thế giới. Năm 2009, dân số Việt Nam là trên 86 triệu người – dự báo sẽ đạt đến con số 100 triệu người trong vòng 20 năm tới và sẽ ổn định quanh mức 120 triệu người vào giữa thế kỷ này. Tuy nhiên, mặc dù cứ một năm dân số lại tăng 1 triệu người, tốc độ tăng dân số đã giảm đáng kể trong thập niên 90 của Thế kỷ 20 vừa qua. Khoảng một phần ba dân số hiện nay đang sinh sống ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình, gần 21% ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và 15% ở lưu vực sông Đồng Nai. Phân bố dân cư đang có sự chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị và đến các vùng kinh tế mới. Trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2005, dân số thành thị tăng Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  2. Luận văn thạc sĩ Trang 2 Ngành: Kinh tế TNTN&MT từ 15 triệu lên 22,4 triệu đã tạo nên một áp lực lớn cho đầu tư cơ sở hạ tầng và làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Trên phạm vi toàn quốc, luôn có một lượng người di cư đều đặn từ Bắc vào Nam. Có bốn vùng chủ yếu thu hút làn sóng di cư: vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, và các tỉnh Tây Nguyên. Trong vòng 20 năm tới, lượng dân số gia tăng trên sẽ đòi hỏi một lượng nước từ 4 đến 4,5 triệu m³ ngày đêm, hay 8–9 triệu m³/ngày đêm nếu tính cả nhu cầu cho các hoạt động sản xuất công nghiệp đi kèm – gấp đôi khả năng cấp nước hiện tại. Các trung tâm đô thị cũng đang thải ra ra lượng nước thải rất lớn, trong khi đó, trên toàn quốc chỉ vài phần trăm lượng nước thải này được xử lý trước khi đưa vào nguồn nước thiên nhiên. Khối lượng đầu tư cần thiết để đáp ứng các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MTTNK) của Việt Nam về cấp nước và vệ sinh nông thôn và đô thị tới năm 2020 ước tính là 600 triệu USD mỗi năm – gấp gần 4 lần đầu tư hàng năm trong hơn 10 năm qua. Khoản đầu tư trong quá khứ, đặc biệt là cho khu vực đô thị, chủ yếu là từ nguồn vốn ODA (gần 85% trong số 1 tỷ USD được đầu tư). Rõ ràng một trong những áp lực lớn nhất đến tài nguyên nước và ngành nước là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, và thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Sự phát triển mạnh kinh tế dẫn đến việc tiêu thụ ngày càng nhiều nguồn tài nguyên, đòi hỏi một nguồn nước tốt hơn, tạo ra sự tập trung dân số lớn, và quan trọng hơn cả là tạo ra lượng nước thải bị ô nhiễm cùng các chất thải khác. Nền kinh tế đã và đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,5% và Dự báo trong hai năm tới đạt 6,4% – 6.7%. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, sản phẩm của kinh tế của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi sau mỗi thời gian 10 năm. Trong vòng 10 năm qua, GDP đã tăng gần gấp 3 lần. Các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng trưởng mạnh. Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng có mức tăng trưởng cao nhưng với mức tăng thấp hơn. Cơ cấu tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn quốc rất không đồng đều. Ví dụ, lưu vực sông Đồng Nai có mức phát triển nhanh hơn mức trung bình của cả nước, trong khi các lưu vực khác như sông Mã và Trà Khúc, lại là những lưu vực rất Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  3. Luận văn thạc sĩ Trang 3 Ngành: Kinh tế TNTN&MT nghèo, với cơ cấu kinh tế tương tự với cơ cấu kinh tế của Việt Nam 15–20 năm trước. Ba lưu vực sông đóng góp trên 70% vào GDP của Việt nam là lưu vực sông Hồng-Thái Bình (25%), ĐBSCL (17%), và lưu vực sông Đồng Nai (28%). Tỉ trọng của Nhóm lưu vực sông Đông Nam bộ là 10%. Điều này cho thấy cơ cấu tăng trưởng kinh tế rất không đồng đều. Quan trọng là Việt nam cần nhận thức được sự khác biệt trên và cần ưu tiên phát triển tài nguyên nước để hỗ trợ cho cả người dân và phát triển kinh tế. Bước tiến của Việt nam vào một nền kinh tế thị trường vẫn trong giai đoạn quá độ. Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn chiếm phần lớn trong nền kinh tế. Quá trình cải tổ các DNNN hay quá trình ‘cổ phần hóa” diễn ra chậm chạp trong những năm gần đây và đóng góp của các DNNN chiếm khoảng 39% cho cả GDP và đầu ra ngành công nghiệp và 35% tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm không phải là dầu mỏ. Khu vực các DNNN thường hoạt động kém hiệu quả hơn so với khu vực ngoài quốc doanh. Điển hình gần đây là việc thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của Tập Đoàn Công nghiệp Tầu thuỷ Việt Nam (VINASHIN), việc Kinh doanh thua lỗ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ..Việc đối xử thiên vị đối với các DNNN đã khiến khu vực ngoài quốc doanh mất đi nhiều cơ hội tăng trưởng. Các DNNN cũng sở hữu một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất cả nước. Việc tiếp tục cải tổ các DNNN là rất cần thiết, vì nó sẽ tạo ra “sân chơi công bằng” giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Chính phủ Việt Nam rõ ràng kỳ vọng tốc độ của cải tổ kinh tế sẽ được tiếp tục duy trì trong tương lai, điều này sẽ tạo nên áp lực lớn hơn cho tài nguyên nước. Trong các quy hoạch các ngành, chỉ đối với phát triển thủy điện tài chính mới không là vấn đề. Tất cả các quy hoạch các ngành khác dường như quá tham vọng và phần lớn không có nguồn vốn. Thủy điện là ngành có ảnh tác động lớn đến tài nguyên nước ở nhiều lưu vực sông. Trong những năm gần đây, phát triển thuỷ điện diễn ra nhanh và sẽ tiếp tục đà phát triển này. Sơ đồ Tổng quan VI ngành điện là quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng trong giai đoạn 2006–2015, trong quy hoạch có đưa ra kế hoạch xây dựng Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  4. Luận văn thạc sĩ Trang 4 Ngành: Kinh tế TNTN&MT thêm 26 hồ chứa, trong đó một số hồ chứa đang được xây dựng. So với các nước trên thế giới, Việt Nam là nước có tiềm năng thuỷ điện tương đối nhỏ - tối đa là 85.000 GWh/năm, so với 130.000 GWh/năm của Nhật Bản, 320.000 GWh/năm của Ấn Độ và 1.300.000 GWh/năm của Trung Quốc. Vào năm 2010, khoảng 50% tiềm năng kỹ thuật và kinh tế trên toàn quốc đã được triển khai. Tuy nhiên, vào năm 2025, tỉ lệ này dự định sẽ tăng lên 83%, một tỉ lệ rất cao, góp phần đưa Việt nam thành quốc gia có tỉ lệ tận dụng tiềm năng thủy điện ở mức cao nhất. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đưa ra một danh mục các dự án đầu tư. Các dự án liên quan đến nước được tài trợ từ ngân sách quốc gia với tổng kinh phí là 78.000 tỉ đồng trong đó các dự án thuỷ điện chiếm đến 64%. Các dự án phòng chống thiên tai chiếm 14%, đô thị 10%, nước sạch và vệ sinh nông thôn 9%, tưới 3%. Một phần kinh phí bổ sung 32.500 tỉ đồng vốn đầu tư được lấy từ nguồn trái phiếu chính phủ, và toàn bộ kinh phí này được dành cho các công trình thuỷ lợi. Các dự án ODA cam kết ước tính có tổng giá trị là 677 triệu USD. Khoảng 90% các dự án có liên quan đến cấp nước đô thị, vệ sinh và cải thiện môi trường, còn lại là cho ngành thủy lợi. 1.1.3. Đánh giá đối với ngành nước Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các con sông quốc tế mà Việt Nam chia sẻ với các nước khác. Tổng lượng nước mặt trung bình năm của Việt Nam là khoảng 830 tỉ m3 và hơn 60% lượng nước này phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ. Sáu lưu vực phụ thuộc vào dòng chảy từ các nước khác là sông Cửu Long, có gần 95% tổng lượng nước đến trung bình năm là từ các nước thượng lưu sông Mê Công; sông Hồng -Thái Bình có gần 40% lượng nước mặt đến từ phần lưu vực nằm trong lãnh thổ Trung Quốc; lưu vực sông Mã và Cả, có gần 30 % và 22% tương ứng, lượng nước đến từ Lào; và lưu vực sông Đồng Nai có gần 17% lượng nước đến từ Campuhica. Sông Bằng Giang-Kỳ Cùng cũng chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam và sau đó lại chảy về lại Trung Quốc. Dòng chảy mặt trên lưu vực sông Sê San và Srê Pốk trên lãnh thổ Việt nam chiếm 75% và 50% tổng lượng nước toàn lưu vực. Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  5. Luận văn thạc sĩ Trang 5 Ngành: Kinh tế TNTN&MT Gần 57% tổng lượng nước của cả nước là của lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% trên sông Hồng -Thái Bình, và hơn 4% trên lưu vực sông Đồng Nai. Mùa khô có ảnh hưởng lớn đến dòng chảy và lượng nước. Mùa khô thường kéo dài từ 6 đến 9 tháng và kéo dài nhất ở các lưu vực sông Miền trung Việt Nam. Lượng nước tự nhiên đến vào mùa khô chiếm 20–30% tổng lượng nước cả năm. Lượng trữ nước của các hồ chứa và lượng nước chuyển ra ngoài lưu vực vào mùa khô có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với lượng nước hiện có vào mùa khô. Nếu giả thiết rằng các hồ chứa trữ đầy vào mùa mưa và sẵn sàng để sử dụng trong mùa khô thì lượng trên sông vào mùa khô sẽ được cải thiện lên mức từ 23% và 46% so với tổng lượng cả năm. Trên lưu vực sông Đồng Nai, dung tích trữ hiện tại gấp đôi lượng nước đến thiên nhiên vào mùa khô. Báo cáo hiện trạng sử dụng hai chỉ số chính để phản ánh thực trạng về lượng nước hiện có và áp lực lên nguồn nước của lưu vực sông. Chỉ số thứ nhất là lượng nước tính trên đầu người. Tổng lượng nước mặt của Việt Nam tính trên đầu người là 9.856m3/năm, nhưng tỉ lệ này khác nhau nhiều giữa các lưu vực. Theo tiêu chuẩn quốc tế tổng lượng nước trên đầu người khoảng 1.700m3/năm được xem là đáp ứng đủ nhu cầu, với lượng nước bình quân đầu người từ 1.700m3/năm đến 4.000m3/năm được xem là thiếu nước không thường xuyên hoặc thiếu nước cục bộ. Với dân số và mức độ phát triển hiện tại, theo tiêu chuẩn này, cho thấy lưu vực sông Đồng Nai và Nhóm lưu vực sông Đông Nam Bộ (NLVSĐNB) đều đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước không thường xuyên và cục bộ, trong khi các sông Hồng, Mã và sông Côn đang tiệm cận mức độ thiếu nước này. Chỉ số thứ 2 là đánh giá về phần trăm lượng nước bị khai thác so tổng lượng nước trung bình năm của một lưu vực sông. Tiêu chuẩn quốc tế về “căng thẳng do khai thác nguồn nước” đề ra, mức độ căng thẳng trung bình bắt đầu với ngưỡng khai thác là 20%, và mức căng thẳng cao là trên 40%. Với mức độ sử dụng hiện tại, các lưu vực sông Mã, Hương và ở trong tình trạng căng thẳng trung bình về nguồn nước (giữa 20% và 40%), và sông Đồng Nai cũng đang ở giới hạn này. Tất cả các sông khác đều đang có mức căng thẳng thấp. Tuy nhiên, vào mùa khô, sáu trong số Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  6. Luận văn thạc sĩ Trang 6 Ngành: Kinh tế TNTN&MT 16 lưu vực được xếp loại là “căng thẳng trung bình” và 4 lưu vực khác được xếp loại “căng thẳng mức độ cao” (sông Mã, , Hương và Đồng Nai). Mức độ căng thẳng cao nhất chính là NLVSĐNB, với hơn 75% lượng mùa khô bị khai thác, và sông Mã với gần 80%. Các tỉ lệ trên cho thấy các hoạt động khai thác nước quá mức đã và sẽ tạo nên mức độ rất không bền vững cho các lưu vực. Trên phạm vi cả nước, gần 82% tổng lượng khai thác nước mặt hiện tại là dùng cho tưới, 11% cho thuỷ sản, 5% cho công nghiệp và 3% cho đô thị. Trong đó có 3 lưu vực, lượng nước tưới chiếm hơn 90% lượng nước sử dụng. Lưu ý là thủy điện không được tính là đối tượng sử dụng nước vì thuỷ điện nhìn chung không “tiêu hao” nguồn nước, mặc dù nó có thể làm thay đổi đáng kể chế độ dòng chảy và đôi khi còn chuyển nước từ sông này sang sông khác. Hiện tại, lượng nước đang được sử dụng hang năm cho tất cả các much đích khoảng 80,6 tỉ m3. Đến năm 2020 tổng lượng nước sử dụng sẽ tăng lên khoảng 120 tỉ m3, tức tăng thêm 48%. Trong đó, nước cho tưới sẽ tăng 30%, công nghiệp tăng gần 190%, đô thị 150% và nước cho nuôi trồng thủy sản 90%. Dự báo nhu cầu nước sẽ tăng đáng kể trên các lưu vực sông Trà Khúc, Côn, Ba, NLVSĐNB, Sê San và Srê Pốk. Dân số gia tăng đi cùng với sự gia tăng sử dụng nước sẽ làm thay đổi lượng nước hiện tại và làm thay đổi mức “căng thẳng” ở các lưu vực sông. Dự báo dân số tới năm 2020 cho thấy lưu vực sông Đồng Nai sẽ tiến gần tới mức thiếu nước nghiêm trọng nếu xét về tổng lượng nước hàng năm. Các lưu vực Sông Hồng, Mã và Côn sẽ ở ngang hoặc dưới mức thiếu nước. Các lưu vực còn lại sẽ có đủ nước cho nhu cầu cộng đồng trên cơ sở lượng nước trung bình năm. Tính cả dự báo sử dụng nước trong tương lai vào mùa khô tới năm 2020 trong chỉ số khai thác nguồn nước cho thấy lưu vực NLVSĐNB trên ngưỡng 100%, điều này có nghĩa là sử dụng nước dự báo sẽ vượt xa tổng lượng nước sẵn có trên lưu vực trong mùa khô. Lưu vực sông Mã sẽ ở mức 100% và sông Côn đang tiến đến mức này. Các sông Hồng, Ba, Đồng Nai, Hương và Trà Khúc sẽ nằm trong khu vực chịu căng thẳng cao về nước. Các lưu vực khác sẽ nằm trong khu vực căng thẳng trung bình về nước, trong Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  7. Luận văn thạc sĩ Trang 7 Ngành: Kinh tế TNTN&MT khi chỉ có lưu vực sông Sê San và Thạch Hãn sẽ không chịu áp lực về nước, mặc dù các lưu vực này cũng có thể sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nước cục bộ. Chương này đã chỉ ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ở Việt Nam khi cần đáp ứng các nhu cầu sử dụng trong tương lai, đặc biệt là vào mùa khô, và sự căng thẳng về nước sẽ đặt lên các sông. Các lưu vực NLVSĐNB, Đồng Nai, Mã, Côn và sông Hương bị ảnh hưởng rất nặng nề. Áp lực về nước cũng dẫn đến việc tập trung khai thác nguồn nước dưới đất để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên sự hiểu biết về tài nguyên nước dưới đất trên lãnh thổ Việt Nam còn hạn chế. Tổng dung tích hữu ích của các hồ chứa hiện tại ở Việt nam là khoảng 37 tỷ m3 (khoảng 4,5% tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm). Trong đớ, trên 45% nằm ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Gần 22% thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Cả, Ba, và Sê San ở mức tương ứng 5% và 7%. Việt Nam có dung tích chứa tính trên đầu người là 440 m3/người. Đây là tỉ lệ khá cao so với nhiều nước khô hạn như Ethiopia, Ấn Độ và Pakistan nhưng lại thấp so với Mỹ và Úc (trên 5.000 m3/người), và Trung Quốc (2.200 m3/người). Chỉ có 3 lưu vực sông có hồ chứa có thêm mục tiêu phòng lũ đó là lưu vực sông Hồng – Thái Bình, Mã, và sông Hương. Do vị trí địa lý và địa hình, Việt nam là một trong các nước chịu đựng nhiều thiên tai nhất. Thực tế là khoảng 50% dân cư sinh sống ở ven biển sẽ đối mặt với thiên tai. Hơn 80% dân số của đất nước sống ở các vùng chịu rủi ro do các tác động trực tiếp của thiên tai. Việt Nam hứng chịu nhiều loại thiên tai và các hậu quả gây nên như thiệt hại về người, tài sản đã gây nhiều trở ngại, cản trở con người thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Lũ lụt gây nên những khó khăn lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Trung trong khi đó nhờ hệ thống đê kè, lũ lụt ở Đồng bằng sông Hồng đã phần nào được kiểm soát. Lũ quét xảy ra trên khắp cả nước. Bão thường xuyên tấn công Việt nam nhưng nhiều hơn là khu vực Miền trung Việt nam có tổng “tiềm năng nước dưới đất” vào khoảng 63 tỉ m3/năm. Lượng nước phân bổ trên đầu người hàng năm là từ 3.770 m3/người/năm ở vùng tây bắc, và thấp ở mức 84 m3/người/năm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các tầng chứa Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  8. Luận văn thạc sĩ Trang 8 Ngành: Kinh tế TNTN&MT nước có trữ lượng lớn là vùng cát và sỏi không cố kết chủ yếu tìm thấy ở vùng sông Hồng, và ở vùng Đông Nam bộ và châu thổ sông Mê Công, và các đồng bằng ven biển. Các tầng chứa nước này tương đối gần với mặt đất, nên việc khai thác nước dưới đất là tương đối rẻ và hiệu quả, nhưng đồng thời cũng khiến cho nước dưới đất dễ bị ô nhiễm. Nước dưới đất cung cấp tới 55% lượng nước sinh hoạt của người dân Việt nam (trên 23% lượng nước dưới đất được bơm từ các giếng khoan sâu, và hơn 23% được bơm bằng tay hay giếng xây). 34% dân số đô thị và xấp xỉ 65% dân số nông thôn sống phụ thuộc vào nguồn nước dưới đất, phần lớn dân số nông thôn phụ thuộc vào các giếng xây thủ công. Các khu vực khai thác nước dưới đất tập trung đang gây nên mối lo ngại. Ở Hà Nội, mực nước dưới đất đang rút xuống 1m mỗi năm ở một số khu vực, và đã giảm tổng cộng là 30 m. Ở một số khu vực ở thành phố Hồ Chí Minh, mực nước dưới đất suy giảm 30 m, và ở một số khu vực khác ở Đồng bằng Cửu Long, mực nước dưới đất hạ thấp đáng kể. Vấn đề khai thác quá mức nước dưới đất đang diễn ra ở các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên, tại đây mực nước dưới đất hạ giảm tới 2,5 m/năm. Hệ sinh thái tự nhiên của Việt nam bao gồm một số lượng phong phú các cánh rừng đẹp và đa dạng, các vùng đầm lầy, sông và các rặng san hô, có đến gần 10% tổng số loài thú có vú và chim toàn cầu. Nguồn nước ngọt và đa dạng sinh học biển của Việt Nam đang bị đe doạ do ô nhiễm nước sinh hoạt và công nghiệp, do việc xây dựng đập và cơ sở hạ tầng, do việc nạo vét, do các phương thức đánh bắt cá hủy diệt, do nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt quá mức. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng lưu ý chỉ số bền vững môi trường của Việt Nam năm 2005 là 42,3 - xếp hàng thứ 8 trong số các nước ASEAN, sau cả Myanmar, Lào và Campuchia. Trong số 146 nước được đánh giá, Việt nam xếp hạng thứ 127, thấp hơn rất nhiều nước láng giềng như Thái Lan (thứ 73), Campuchia (thứ 68) và Lào (thứ 52). Việt nam có nguồn nước ngọt và đất ngập nước ven biển phong phú. Các nguồn tài nguyên này phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long và dọc theo 3.260 km ven biển. Các đánh giá hiện tại cho thấy có 1 triệu hecta đất ngập Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  9. Luận văn thạc sĩ Trang 9 Ngành: Kinh tế TNTN&MT nước, chủ yếu tập trung ở vùng cửa sông và xung quanh một số đầm phá, với hơn 100.000 ha của 12 đầm phá trải dài từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận. Danh mục kiểm kê đất ngập nước châu Á có liệt kê trên 25 khu vực đất ngập nước ở Việt nam đáp ứng tiêu chuẩn của “Đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế”. Mặc du như vậy, chỉ có hai khu vực đất ngập nước được công nhận là khu vực RAMSAR – Xuân Thủy ở Đồng bằng sông Hồng và khu vực Bàu Sấu mới hình thành thuộc vườn quốc gia Cát Tiên. Nhìn chung, một lưu vực sẽ có khoảng 40% đến 50% diện tích là rừng, 20% đến 30% là đất nông nghiệp, dưới 3% là đất ở, khoảng 5% là đất chuyên dụng và 20% đến 30% đất sử dụng cho các mục đích khác. Là một phần của lưu vực, độ che phủ của rừng có diện tích lớn nhất ở lưu vực sông Gianh (72%), sông Sê San (62%) và sông Bằng Giang- Kỳ Cùng (55%), cho thấy có sự đóng góp đáng kể của rừng vào quá trình bảo đảm bền vững của các lưu vực sông và điều tiết lại sự phân phối dòng chảy sông trong năm. Một dòng sông khỏe mạnh, bao gồm cả lòng dẫn, đáy sông, bờ sông và môi trường sống, hỗ trợ và duy trì một tập hợp các loài sinh vật thủy sinh. Ba chỉ số được sử dụng trong Báo cáo Hiện trạng giúp xem xét các tác động của phát triển đến sức khỏe của sông. Phần lượng được lấy đi từ sông có ý nghĩa rất quan trọng và nó cho biết mức độ “căng thẳng” của một con sông. Ở phần trên Báo cáo đã nêu ra 4 lưu có mức độ căng thẳng cao trong mùa khô và mức độ căng thẳng này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Phần diện tích lưu vực nằm phía trên các đập lớn cho thấy mức độ nào thì dòng chảy mặt trên lưu vực không bị ảnh hưởng bởi các đập lớn. Ở phần diện tích thượng lưu các đập lớn, dòng chảy dường như còn tương đối “tự nhiên” về mặt thời gian và tính biến động. Ba lưu vực có các giá trị của chỉ số vào khoảng 80% hoặc hơn là – lưu vực sông Gianh, Bằng Giang – Kỳ Cùng và Thu Bồn – và 5 lưu vực khác trên 50%. Lưu vực có giá trị chỉ số thấp nhất (tức là sông có dòng chảy tự nhiên nhỏ nhất) là sông Ba (27%). Phần chiều dài của các đoạn sông lớn trong một lưu vực nằm ở thượng lưu của một công trình chắn sông (đập, đập dâng hoặc đập tràn) chỉ ra rằng liệu việc chuyển dịch của các loài cá/thủy sinh Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  10. Luận văn thạc sĩ Trang 10 Ngành: Kinh tế TNTN&MT có bị hạn chế và vận tải thủy có bị gây cản trở không. Phần lớn dọc chiều dài của các sông trên đều có công trình chắn vĩnh viễn. Những sông lớn như sông Hương. Dòng chính của hai lưu vực sông lớn như Hương và Ba có giá trị của chỉ số gần 100%, có nghĩa là các hệ thống sông này bị chắn bởi các công trình gần cửa sông, và đồng nghĩa với việc sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến thông thủy của sông, đến đường đi và vòng đời của cá. Nước mặt của tất cả các sông không đáp ứng các tiêu chuẩn ô nhiễm hữu cơ cho nước uống. Nồng độ BOD5 trung bình của hầu hết các con sông gấp từ 1,2 đến 2 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam loại A. Các giá trị nồng độ cao được kiểm tra thấy ở lưu vực các sông Trà Khúc, Gianh, Đồng Nai, Hồng - Thái Bình và Cửu Long trong khi các giá trị thấp nhất đo được ở sông Côn, Srê Pốk và sông Ba. Có một số điểm nóng trên các đoạn sông chạy qua khu dân cư, ở đây nồng độ BOD5 trung bình vượt xa tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm hữu cơ thường nằm trong giới hạn tiêu chuẩn loại B (trừ các điểm nóng). Trong khi có ít số liệu để xác định mức độ ô nhiễm của các kim loại nặng, nước mặt của tất cả các lưu vực sông thường đáp ứng tiêu chuẩn về nước uống. Biến đổi khí hậu được xem là yếu tố làm thay đổi dòng chảy mặt hiện tại và chế độ mưa. Mô phỏng mô hình khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường đang sử dụng cho thấy lượng mưa trung bình hàng năm sẽ tăng khoảng 5%, trong đó lượng mưa sẽ tăng nhiều ở miền Bắc hơn so với miền Nam. Hầu hết các mô hình cho thấy, trung bình lượng mưa tăng cao hơn lượng bốc hơi do nhiệt độ tăng, kết quả người ta dự đoán lượng dòng chảy trung bình sẽ tăng, khoảng 50 mm/năm (xấp xỉ lượng tăng 5%). Hầu hết lượng mưa tăng trung bình hàng năm được dự đoán sẽ diễn ra vào các tháng vốn đã mưa nhiều trong năm, chỉ có lượng nhỏ mưa tăng thêm vào mùa khô. Các báo cáo gần đây của UNDP và Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi nước biển dâng do hậu quả của biến đổi khí hậu. Trong một kịch bản với mực nước biển dâng thêm 1 m, các đánh giá cho thấy Việt Nam sẽ mất 5% đất, 11% dân số sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, sản xuất nông nghiệp sẽ giảm 7%, và GDP giảm 10%. Nước Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  11. Luận văn thạc sĩ Trang 11 Ngành: Kinh tế TNTN&MT biển dâng ở một số khu vực sẽ gây nên hậu quả rất lớn. Nước biển dâng thêm 1m sẽ làm ngập hơn 11.000 km2 ở lưu vực sông Cửu Long, tức là 38% diện tích đất của lưu vực. Một số tỉnh cũng sẽ mất gần một nửa diện tích đất. Tháng 12/2007, Chính phủ ra Quyết định số 60/2007/NQ-CP giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc xây dựng Chương trình Mục Tiêu Quốc Gia (CHTMTQG) về Thích nghi biến đổi khí hậu, nhằm tìm kiếm tài trợ quốc tế cho Chương trình, và trình lên Thủ tướng Chính phủ trong quý hai năm 2008. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho biết sẽ soạn thảo một đề xuất về việc giảm thiểu các tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu và đệ trình Chính phủ vào phiên họp thứ tư quốc hội khóa 12. Theo đề xuất, các dự án thích nghi biến đổi khí hậu và giảm thiệu tác động trong giai đoạn 2011 -2015 sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. 1.1.4. Nhìn nhận hiện trạng ngành nước Về cấp nước và vệ sinh: Với tốc độ gia tăng dân số hàng năm tại đô thị là 2,18% so với 0,93% ở khu vực nông thôn. Lượng cấp nước đô thị trung bình là 80-90 lít/người/ngày; ở các thành phố lớn là 120-130 lít/người/ngày (mục tiêu quốc gia là 120-150). Nguồn nước cấp chủ yếu là nước mặt, chiếm khoảng 70%. Tuy nhiên, khoảng 60% dân số sống hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước dưới đất. Nhìn chung, các công ty nước sạch đều là các công ty quốc doanh và có khoảng 13.442 cán bộ làm việc. Tỉ lệ nhân viên ngành cấp nước trên 1000 điểm cấp là gần gấp 2,5 lần so với tỉ lệ tốt nhất ở một nước đang phát triển (5 nhân viên trên 1000 điểm cấp). Tỉ lệ hoạt động của ngành cấp nước (tỉ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu hoạt động) là 0,64, cao hơn mức hoạt động trung bình của 25% các cơ sở cấp nước hàng đầu ở các nước đang phát triển. Năm 2002 toàn bộ hoạt động cấp nước đều dựa trên doanh thu tính theo thể tích, theo đó một công ty sẽ thu mức phí tối thiểu cố định, và 45% sử dụng tính giá nước lũy tiến. Hầu hết các công ty đều đảm bảo cấp nước 14 đến 20 tiếng/ngày, và chỉ có 3 hay 4 thành phố chỉ có khả năng cấp nước 8-10 tiếng/ngày. Tỉ lệ cấp nước không đo đếm từ 14% đến 76% với mức trung Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  12. Luận văn thạc sĩ Trang 12 Ngành: Kinh tế TNTN&MT bình là 35%. Hiện tại chỉ có khoảng 50% mạng lưới phân phối nước đáp ứng về chất lượng nước. Mạng lưới các hệ thống vệ sinh và tiêu nước ở các khu vực đô thị hiện chưa được điều tra. 11 trong số 16 lưu vực không có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Các khu vực đô thị có thể áp dụng phí vệ sinh nước ở mức 10% của giá nước nước sạch. Tuy nhiên, nếu như các công ty cấp nước đứng ra thu phí thì quỹ thu lại được nộp vào ngân sách tỉnh hoặc thành phố. 60% các bệnh viện có nhà máy xử lý chất hải nhưng chỉ có 18% các nhà máy này hoạt động hiệu quả và hầu hết nước thải bệnh viện được thải trực tiếp vào hệ thống nước thải đô thị. Diện phủ cấp nước và vệ sinh tăng lên là một ưu tiên chính của Chính phủ và là một nội dung quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo. Năm 2005, có trên 60 triệu dân sinh sống ở nông thôn. Khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh là một vấn đề lớn của dân nghèo nông thôn Việt Nam. Trong số 20% người nghèo nhất, chỉ có 22% được tiếp cận nước sạch so với 78% của số 20% những người giàu nhất. Về vệ sinh, trong số 20% số người nghèo nhất chỉ có 2% được tiếp cận điều kiện vệ sinh so với tỉ lệ 20% ở người giàu. Tỷ lệ phủ trên toàn quốc của hệ thống cấp nước và vệ sinh nông thôn (theo tiêu chuẩn truyền thống của Bộ NN&PTNT) ước tính xấp xỉ 66% và tỉ lệ nhà vệ sinh đạt yêu cầu là 50%; khoảng 70% các trường học, nhà trẻ và mẫu giáo, 58% trạm y tế xã và 17% chợ nông thôn được sử dụng nước sạch và có nhà vệ sinh đạt yêu cầu. Tuy nhiên, nếu áp dụng tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y Tế, khoảng 25% dân số nông thôn có nước sạch trong nhà và một tỉ lệ thấp hơn có khả năng tiếp cận điều kiện vệ sinh. Nói một cách khác, cuối năm 2006 có khoảng 21 triệu người sống ở nông thôn không được tiếp cận với nước “hợp vệ sinh” và 42 triệu người không được tiếp cận nước sạch. Quy hoạch Cấp nước và vệ sinh nông thôn trong khuôn khổ CHTMTQG II đang triển khai nhờ với sự hỗ trợ mạnh mẽ của quốc tế. Chương trình phản ánh nhu cầu cần tập trung cao độ hơn nữa đến vệ sinh, cần hướng mục tiêu bao cấp hơn nữa cho người nghèo, và chú trọng hơn đến tính bền vững, cải thiện hoạt động và bảo dưỡng Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  13. Luận văn thạc sĩ Trang 13 Ngành: Kinh tế TNTN&MT các công trình cấp nước và vệ sinh và tiếp tục phân cấp thực hiện. Ngân sách dự kiến cho CHTMTQG II là 22.600 tỉ đồng. Vốn ngân sách Nhà nước là 14%, chính phủ địa phương 10%, huy động trong dân 36%, các khoản vay ưu đãi 25%, và từ phía các nhà tài trợ là 15%. Đối với các mục tiêu quản lý tiểu ngành, nước sạch được chia thành 2 nhóm: cấp nước đô thị (bao gồm sản xuất công nghiệp và dịch vụ) của các đô thị loại V và cao hơn, dưới sự quản lý của Bộ Xây dựng; và cấp nước nông thôn (các thị trấn nhỏ với dân số từ 2.000 đến 4.000 cho đến các làng nhỏ), dưới sự quản lý của Bộ NN&PTNT. Tài nguyên nước và bảo vệ nguồn nước thuộc trách nhiệm của Bộ TNMT. Tiêu chuẩn và chất lượng nước sạch do Bộ Y Tế quản lý. Việc quy định giá nước sạch sẽ do Bộ Xây dựng và Bộ Tài Chính hướng dẫn nhưng người ra quyết định là UBND các tỉnh. Mục tiêu của chính phủ Việt Nam là phấn đấu 100% dân số đô thị có nước sạch ở mức 120-150 lít/người/ngày vào năm 2020. Tổng nhu cầu nước được ước tính trên 7 triệu m3/ngày đêm năm 2010 và trên 12 triệu m3/ngày đêm năm 2020, chi phí ước tính là 30.275 tỉ đồng vào năm 2010 và 37.500 tỉ đồng năm 2020. Cơ cấu tổ chức của ngành CNVSNT khá phức tạp. Một Ủy ban chỉ đạo quốc gia và một văn phòng thường trực đóng tại Bộ NN&PTNT với cơ cấu tương tự ở cấp tỉnh sẽ cùng phối hợp với CTMTQG. UBND các tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nguồn nước và điều phối việc phân phối đưa chương trình CHTMTQG tới các địa phương. Bộ Y Tế chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn nước sạch và nhà xí vệ sinh, các quy định về sử dụng phân bắc làm phân bón, và giám sát quá trình thực hiện. Cung cấp hỗ trợ ngành trong CTMTQG II là một thay đổi đáng kể về cách tiếp cận đối với các nhà tài trợ trong chương trình và mục đích là nhằm điều phối tạo sự hài hòa giữa các nhà tài trợ, điều chỉnh và giảm chi phí giao dịch, phù hợp với Tuyên bố Hà Nội về Hiệu quả Tài trợ . Về Lũ và các thiên tai: Việt Nam là một trong các nước thường xuyên đối mặt với rủi ro, trong đó thiên tai hàng năm đã cướp đi rất nhiều sinh mạng, phá hủy tàu thuyền, nhà cửa và ruộng lúa. Thiệt hại trung bình hàng năm do thiên tai ở các lưu vực chủ yếu rơi vào Miền Trung Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  14. Luận văn thạc sĩ Trang 14 Ngành: Kinh tế TNTN&MT Việt Nam, đặc biệt là trên các lưu vực sông Thạch Hãn, Thu Bồn & Vũ Gia và sông Hương nơi thiệt hại hàng năm chiếm từ 6 đến 8,4% GDP của lưu vực. Đối với hầu hết các lưu vực, các biện pháp công trình không thể được thực hiện một cách toàn diện. Lũ quét đã làm gần 50 người chết mỗi năm. Việc giải quyết vấn đề này là hết sức khó khăn và phụ thuộc vào quản lý sử dụng đất, cảnh báo và sự sẵn sàng của cộng đồng hơn là dựa vào bất kỳ biện pháp công trình nào. Tuy nhiên, Việt Nam khó có thể thực hiện các biện pháp phi công trình để quản lý rủi ro thiên tai và đây được xem như là một thất bại lớn. Một cách tiếp cận tổng hợp trong quản lý rủi ro thiên tai cần bao gồm cả các biện pháp công trình và phi công trình xuyên ngành, quy hoạch phát triển nhằm đối phó với thiên tai có xem xét đến cách tiếp cận Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào Cộng đồng (CBDRM). Một dự án gần đây ở vùng hay chịu thiên tai – tỉnh Quãng Ngãi (thuộc lưu vực sông Trà Khúc) đã trình diễn cách tiếp cận này, và các số liệu báo cáo từ khi thực hiện và các đánh giá độc lập đã đề xuất cách tiếp cận này là một mô hình tốt cho các vùng hay có nguy cơ thiên tai ở Việt Nam. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, người ta ít chú ý đến tính ổn định lâu dài của bờ biển trước thiên tai. Tác động của việc thảm thực vật bị phá dỡ, đặc biệt là việc phá rừng ngập mặn, là điều ai cũng rõ. Việc khai thác quá mức cát trên sông cho mục đích phát triển cũng làm suy giảm các quá trình tạo cát tự nhiên cho bờ biển và làm giảm khả năng chống chịu xói mòn. Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm tăng ảnh hưởng của thiên tai và khiến con người chú trọng hơn vào các giải pháp phi công trình. Ngược lại, việc giải quyết các rủi ro thiên tai theo cách này sẽ đạt được nhiều mục tiêu thích nghi biến đổi khí hậu. Có một mạng lưới phòng chống thiên tai hoạt động hiệu quả được cơ cấu chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, hầu hết các cán bộ có trách nhiệm phòng chống lụt bão lại là cán bộ kiêm nhiệm – bên cạnh nhiệm vụ chính của họ - nên trong thực tế không có cơ quan cụ thể nào hỗ trợ các hoạt động này, một cơ quan đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác. Ở cấp tỉnh, cũng tồn tại các vấn đề tương tự. Năm 2007, Chiến lược quốc gia về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai tới năm 2020 đã được phê duyệt và hiện đang được thực hiện. Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  15. Luận văn thạc sĩ Trang 15 Ngành: Kinh tế TNTN&MT Về Giao thông thủy: Đường thủy nội địa có lợi thế là chi phí thấp hơn so với các phương thức vận chuyển khác, và có thể chuyên chở hàng hóa quá cỡ và quá trọng tải trên một quãng đường dài. Nhược điểm của loại hình vận tải này là tốc độ chậm, phụ thuộc vào thời tiết và điều kiện thủy văn, và không thể cung cấp dịch vụ “lấy tận nơi, giao tận chỗ”. Sông Đồng Nai có 43% giá trị vận tải thủy, tiếp theo là sông Hồng - Thái Bình (32%), và sông Cửu Long (17%). Ba lưu vực trên chiếm 92% giá trị vận tải thủy cả nước. Phần thượng lưu của hầu hết các con sông khác không phù hợp với các hoạt động vận tải thủy lớn. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương, đặc biệt là người dân tộc, vẫn phụ thuộc nhiều vào vận tải thủy để làm sinh kế. Ở phía hạ lưu sông, tĩnh không các cầu đường bộ thường thấp và trên nhiều con sông, hồ chứa, đập và đập ngăn mặn thường gây cản trở cho giao thông thủy. Có nhiều tác động môi trường từ các hoạt động vận tải thủy, như tràn dầu. Luật Đường thủy Nội địa điều chỉnh vấn đề giao thông thủy và Cục Đường Sông thuộc Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông thủy. Hệ thống biển báo luồng lạch vận tải thuỷ của Việt nam đã được Uỷ hội Sông Mê Công áp dụng như một hệ thống báo luồng lạch cho giao thông thủy hạ lưu sông Mê Công. Về Công nghiệp và làng nghề: Tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp ước tính khoảng 3.760 triệu m3/năm, với gần một nửa được sử dụng cho công nghiệp ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình. 25% cấp nước công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, 7% ở lưu vực SDNB và 10% ở lưu vực sông Cửu Long. Một lượng lớn nước dưới đất được sử dụng trong công nghiệp. Vào năm 2015, lượng nước sử dụng trong công nghiệp sẽ tăng gấp đôi với dự báo lượng tăng lớn nhất ở lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai, NLVSĐNB, Cửu Long, và Thu Bồn & Vũ Gia. Khu vực NLVSĐNB có giá trị lãi suất kinh tế trong sử dụng nước là 441.000 đồng/m3 và lưu vực sông Đồng Nai là 393.000 đồng/m3. Tuy nhiên, giá trị trung bình toàn quốc là (13,3 Đô la/m3) thấp hơn so với các nước khác. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước nhiều nhất là ‘các cơ sở sản xuất phân bón và nitơ, bột giấy, giấy và bìa các tông và các hoá chất cơ bản, ngoài các cơ sở Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  16. Luận văn thạc sĩ Trang 16 Ngành: Kinh tế TNTN&MT sản xuất phân bón và nitơ. Mặc dù có 154 khu công nghiệp và các khu chế xuất, chỉ có 43 nhà máy xử lý nước thải tập trung. Khoảng một nửa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nằm ngoài các khu công nghiệp, có rất ít hoặc không có hệ thống xử lý nước thải. Ước tính năm 2006 có 2.803 doanh nghiệp công nghiệp trên phạm vi toàn quốc đã thải ra trên 155 triệu m3 nước thải/năm hay 850.000 m3/ngày. Lượng nước thải này tương đương với 340 bể bơi Olympic chứa nước chưa được xử lý thải ra hàng ngày. Việc quản lý trực tiếp phần lớn các cơ sở trên là chính phủ. Khu vực quốc doanh đóng góp xấp xỉ 40% GDP của Việt nam. Nhiều bộ liên quan vừa sở hữu vừa quản lý các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất nước. Trong giai đoạn 5 năm 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trung bình 15,7%/năm; tuy nhiên giá trị gia tăng chỉ là 10,3%. Đổi mới công nghệ ở Việt nam diễn ra chậm chạp hơn nhiều các nước láng giềng. Quyết định số 64/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt kế hoạch xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, cuối giai đoạn 1 chỉ có 63% các điểm đen trên danh mục được xử lý. Nghị định 67/2003 sử dụng phí ô nhiễm nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường do nước thải nhằm mục đích sử dụng nước sạch một cách tiết kiệm và tạo nguồn thu cho Quỹ bảo vệ Môi trường. Tuy nhiên phí này không được áp dụng đồng bộ và không phải tất cả các tỉnh thành đều tham gia. Tương tự quá trình xây dựng mức phí không mang tính thực tiễn. Sản xuất làng nghề thủ công đã chứng kiến sự phát triển ấn tượng, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình, nơi có 60% làng nghề trên cả nước. Các làng nghề được xem như một biện pháp quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển, nơi có 75% dân số Việt nam sinh sống. Thu nhập trung bình đầu người ở các làng nghề cao gấp 5 lần ở những làng làm nông nghiệp. Số làng nghề ước tính trên 2.000 năm 2002, chiếm 2,5% tổng số làng ở nông thôn, cung cấp trên 10 triệu việc làm và thu hút 29% lực lượng lao động nông thôn. Ước tính 40.500 doanh nghiệp đóng trên các làng nghề, khoảng 80% là kinh doanh hộ gia đình với 1 đến 3 nhân công. Làng nghề là nơi ẩn chứa các rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp cao và gây ô nhiễm, đặc biệt là ở các làng công nghiệp thủ công quy mô nhỏ nơi không có công nghệ kiểm soát Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  17. Luận văn thạc sĩ Trang 17 Ngành: Kinh tế TNTN&MT ô nhiễm, không có bảo hộ lao động và không có xử lý nước thải. Hầu hết các hộ gia đình trong làng sử dụng nhà và vườn làm nơi sản xuất và thải trực tiếp nước thải vào môi trường xung quanh nơi ở hay vào sông và nguồn nước dưới đất xung quanh. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp không chỉ nước mặt (trong kênh, hồ, ao, sông), mà cả nước dưới đất, ảnh hưởng đến nguồn nước uống của làng. Ô nhiễm nguồn nước từ các làng nghề là một vấn đề hết sức nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Quản lý làng nghề gần đây được giao cho Bộ NN&PTNT, và hình thành một mục tiêu trong CNVSNT thuộc CTMTQG II. Trong Bộ NN&PTNT có Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối chịu trách nhiệm trực tiếp về các làng nghề. Cục đang phối hợp với nhiều Bộ khác để xây dựng phương hướng, đặc biệt khi nhiều làng nghề có mối liên quan với các hoạt động công nghiệp mà Bộ NN&PTNT không có kinh nghiệm xử lý. Về Thuỷ điện: Ba lưu vực sông quan trọng nhất trong sản xuất thuỷ điện là lưu vực sông Hồng- Thái Bình, Đồng Nai, và sông Sê San. Thuỷ điện ở lưu vực sông Hồng-Thái Bình và Đồng Nai sẽ chiếm 28% và 23% tương ứng công suất thuỷ điện của cả nước. Lưu vực sông Sê San sẽ đóng góp khoảng 14% tổng côn suất thuỷ điện. Các trạm thuỷ điện nhỏ chiếm 11% tổng sản lượng. Lưu ý rằng thuỷ điện “nhỏ” không hẳn đã tác động nhỏ đến song, nhiều hệ thống thuỷ điện nhỏ có quy mô khá lớn. Tổng công suất lắp của hệ thống điện trên toàn quốc dự kiến tới năm 2025 là 181.754 MW, bao gồm 18% từ thuỷ điện, 67% từ nhiệt điện (than) và 8% từ nhà máy tuốc bin khí, 6% từ điện hạt nhân và 1% từ nhà máy chạy dầu diesel. Lượng điện tăng chủ yếu là ở lưu vực sông Hồng-Thái Bình, nơi sản lượng điện dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần. Khu vực NLVSĐNB sẽ đóng góp khoảng gần 16% toàn bộ công suất thuỷ điện của cả nước trong tương lai, với nguồn nước được chuyển nước từ sông Đồng Nai. Phát triển thủy điện nhỏ trên toàn quốc sẽ chiếm khoảng 15% tổng công suất. Dự kiến đến năm 2025, tỉ lệ sử dụng tiềm năng thuỷ điện sẽ tăng lên 83%, một tỉ lệ rất cao. Việt Nam có tiềm năng thủy điện tương đối ít, và tới năm 2025 Việt Nam sẽ là nước tận dụng gần hết tiềm năng thủy điện của mình. Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  18. Luận văn thạc sĩ Trang 18 Ngành: Kinh tế TNTN&MT Hợp tác quốc tế với các nước khác là rất quan trọng trong việc đáp ứng các dự báo về nhu cầu năng lượng và việc phát triển thủy điện ở Lào, Cămpuchia và Trung Quốc dự kiến sẽ đóng góp đáng kể vào nguồn điện ở Việt Nam. Việt Nam dự kiến nhập khẩu khoảng 6.000 MW từ thủy điện vào năm 2025. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về quản lý chung và phát triển ngành năng lượng. Cơ quan điều phối điện của Việt Nam (ERAV) đã được thành lập trong Bộ Công Thương với nhiệm vụ cấp phép hoạt động, điều tiết thị trường năng lượng, thiết lập giá điện và thẩm định các Kế hoạch phát triển năng lượng tỉnh. Điện lực Việt Nam (EVN) là một tập đoàn nhà nước của Bộ Công thương có nhiệm vụ vận hành, chuyển tải/phân phối và bán điện. EVN lập hầu hết các dự án năng lượng lớn, mặc dù khu vực tư nhân vẫn có thể tham gia vào ngành này. Sơ đồ tổng quan Ngành điện VI có mục tiêu thỏa mãn nhu cầu trong giai đoạn từ 2006 đến 2015. Chính quyền các tỉnh cũng lập quy hoạch phát triển các thủy điện quy mô nhỏ. Những quy hoạch này được các UBND phê duyệt, sau khi ERAV đã thẩm định, và nhà đầu tư sẽ tìm kiếm nhà thầu thiết kế, thi công và vận hành. Báo cáo về Các vấn đề và lựa chọn của dự án đã thảo luận một số mâu thuẫn giữa các Tỉnh về các dự án tiềm năng. Việc vận hành tất cả các nhà máy thủy điện hòa vào lưới điện quốc gia sẽ dưới sự điều hành của một Ủy ban nằm trong EVN. Về Tưới: Vì tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP toàn quốc sẽ giảm, ngành nông nghiệp dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức khiêm tốn. Tưới là ngành sử dụng nước lớn nhất – trên 66 tỉ m3/năm, chiếm trên 80% tổng lượng nước sử dụng dự tính. Lưu vực sông Cửu Long và Hồng – Thái Bình chiếm gần 70% lượng sử dụng đó. Lưu vực sông Cửu Long có lượng nước tưới sử dụng trên đầu người lớn nhất, trên 1.600 m3/người/năm. Hầu hết các lưu vực đều có lượng nước tưới nhỏ hơn 1.000 m3/người/năm. Lúa là cây trồng chủ yếu, chiếm 82% diện tích được tưới. Tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh trong vòng 14 năm qua là nhờ quá trình thâm cạnh tăng vụ - còn lại đầu tư vào các công trình tưới mới hay cải tạo các công trình cũ rất ít. Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  19. Luận văn thạc sĩ Trang 19 Ngành: Kinh tế TNTN&MT Trên hầu hết các lưu vực sông, đóng góp của nông nghiệp vào GDP đã giảm từ 80- 90% xuống còn 30-50%, mặc dù đây vẫn là hoạt động kinh tế chủ đạo. Sự suy giảm trong nông nghiệp không có nghĩa là ngành nông nghiệp đang bị thu hẹp. Lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm 32% ở lưu vực sông Hương (cũng là lưu vực có tỉ trọng GDP nông nghiệp thấp nhưng tỉ lệ dùng nước cao), khá cao là lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, tới 82%. Lợi nhuận ở lưu vực sông Gianh là 1.000 đồng/m3 nước sử dụng trong khi ở lưu vực sông Sê San là 14.000 đồng/m3. Lưu vực sông Thạch Hãn và Đồng Nai có lợi nhuận cao hơn, trong khi các lưu vực sông Mã, Thu Bồn – Vũ Gia, Cửu Long và sông Ba có giá trị lợi nhuận tương đối thấp. Hóa chất nông nghiệp được sử dụng với tỉ lệ cao và trên diện tích đất rộng. Một nghiên cứu về sử dụng hóa chất cho thấy hầu hết các loại thuốc trừ sâu đang sử dụng đều có độc tính cao, mức độ phơi nhiễm đối với người rất cao, chi phí đắt nhưng hiệu quả lại thập. Hầu hết nông dân đều hiểu biết rất ít về việc sử dụng thuốc trừ sâu và nhiều người đang phải gánh chịu các vấn đề về nhiễm độc thuốc trừ sâu. Bộ NN&PTNT có trách nhiệm chính về quản lý tưới. Cục bảo vệ thực vật phê duyệt việc sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ. Bộ NN&PTNT kiểm soát 12 tổng công với 317 công ty. Hiện tại có 110 công ty quản lý và khai thác công trình thủy lợi, với hơn 22.500 nhân viên. Ba trong số 110 công ty này chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ NN&PTNT (công ty thủy nông Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, và Dầu Tiếng), các công ty còn lại trực thuộc tỉnh. Tỉ lệ cán bộ trên 100 hecta được tưới dao động trong khoảng 0,2 ở đồng bằng sông Cửu Long đến 10,5 ở đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng cũng có số cán bộ tưới tiêu cao nhất làm việc trong một công ty thủy nông, nhưng dịch vụ tưới lại không được cung cấp đảm bảo. Số lượng nhân viên thấp nhất trong một công ty thủy nông là 118 ở vùng Tây Nguyên. Các thực nghiệm về Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM) cho thấy PIM có thể giúp cải thiện đáng kể hiệu quả quản lý tưới. Tuy nhiên, việc triển khai PIM vẫn còn rất chậm. Cho mãi đến gần đây, các hộ nông dân vẫn phải trả thủy lợi phí để trang trải ít nhất một phần chi phí vận hành và bảo dưỡng đi kèm với việc cung cấp dịch vụ tưới của công ty thủy nông và Hội những người sử dụng nước. Mặc dù khoản phí này không đủ Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
  20. Luận văn thạc sĩ Trang 20 Ngành: Kinh tế TNTN&MT để đáp ứng các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng, nhưng chúng vẫn là nguồn thu đáng kể trong ngân sách của các công ty thủy nông. Cho đến năm 2008, phí này bị bãi bỏ. Về Nuôi trồng Thủy sản và nghề cá: Ngành thủy sản ở Việt Nam đang trên đà phát triển, và được Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ bởi nhằm giúp xóa đói giảm nghèo. Ngành cung cấp khoảng 1/2 lượng đạm động vật cho bữa ăn của người dân. Dựa trên tổng doanh thu, ngành được xếp là ngành xuất khẩu quan trọng thứ 3 của Việt Nam. Hơn 3 triệu người tham gia trực tiếp vào sản xuất và gần 10% dân số kiếm sống từ nghề cá. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng trung bình là 12%/năm từ năm 1990, đóng góp hơn 40% cho tổng sản phẩm thủy sản. Về sản xuất thủy sản, thủy sản nước ngọt vẫn chiếm ưu thế với 65-70%. Hộ gia đình cũng chiếm ưu thế trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, năm 2001 nuôi trồng thủy sản là nghề chính của 4,3% hộ gia đình và là nghề nghiệp chính của 5,1% lực lượng lao động. Hầu hết ngư dân và những người tham gia sản xuất nuôi trồng thủy sản đều là những người sản xuất nhỏ – 77% các hộ gia đình có nuôi trồng thủy sản trên diện tích ao hồ dưới 0,1 ha và 7% trên diện tích ao hồ từ 0,1 ha đến 0,2 ha. Gần đây các hợp tác xã nghề cá cũng được thành lập. Nguồn thu nhập lớn nhất từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có được từ đồng bằng sông Cửu Long, nơi có từ 60% đến 70% hộ gia đình tham gia vào một hình thức nuôi trồng thủy sản nào đó, thu hút hơn 600.000 lao động. Nuôi tôm cũng thu hút hơn một nửa số lao động nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất thủy sản trên các lưu vực khác nhau đáng kể - từ 15.300 VNĐ/m3 nước sử dụng ở lưu vực sông Côn, xuống còn 3.800 VNĐ/m3 nước sử dụng ở đồng bằng sông Cửu Long. Sông Trà Khúc có giá trị lợi nhuận cao nhất trên diện tích nuôi trồng thủy sản, ở mức 198 triệu đồng/ha, và lưu vực sông Cửu Long 93 triệu đồng/ha. Các yêu cầu về an toàn thực phẩm đang nổi lên như là các rào cản đối với sản phẩm thủy sản trong nước tiếp cận thị trường quốc tế đã định hình lại đáng kể cơ cấu của ngành. Trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động nghề cá thuộc về Bộ NN&PTNT. Bộ chịu trách nhiệm quy định tổng sản lượng đánh bắt cho phép; các biện pháp bảo vệ có liên quan đến môi trường biển; khoanh vùng, giám sát và nghiên cứu; và quản lý cấp giấy Học viên: Bùi Xuân Trường Lớp 17K
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2