Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc: Thực trạng và Giải Pháp
lượt xem 8
download
Bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích thực trạng trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam –Trung Quốc từ đó tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng giữa Việt Nam và quốc gia này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để khắc phục và cải thiện cán cân thương mại Việt Nam-Trung Quốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc: Thực trạng và Giải Pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o LUẬN VĂN THẠC SĨ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
- Hà Nội 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o LUẬN VĂN THẠC SĨ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 60310106 Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Trang Người hướng dẫn: TS Đinh Thị Thanh Bình
- Hà Nội 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Người cam đoan Nguyễn Thị Huyền Trang
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn Thạc sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn: TS Đinh Thị Thanh Bình. Cảm ơn cô đã luôn ủng hộ và tận tình giúp đỡ, góp ý chi tiết cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt bài nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế Quốc tế, cũng như các thầy cô trong trường Đại Học Ngoại Thương trong suốt hai năm qua đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức chuyên sâu hơn và các kinh nghiệm quý giá, làm nền tảng vững chắc cho bài nghiên cứu này của tôi. Do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như khả năng còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để giúp tôi hoàn thiện luận văn của mình với kết quả tốt nhất. Trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền Trang
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ................................................................................................................ 10 1.1. Cơ sở lý luận về thâm hụt cán cân thương mại ......................... 10 1.1.1. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế ........................................... 10 1.1.2. Cán cân thương mại ............................................................................. 16 1.1.3. Thâm hụt cán cân thương mại ............................................................. 22 1.2. Kinh nghiệm quốc tế về xử lý thâm hụt cán cân thương mại . 28 . 1.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ ........................................................................... 28 1.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ................................................................ 30 1.2.3. Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................... 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ..................................................... 34 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển mối quan hệ thương mại Việt NamTrung Quốc ...................................................................................... 35 2.1.1. Khái quát về mối quan hệ thương mại truyền thống giữa hai quốc gia 35 ........................................................................................................................ 2.1.2. Những bước tiến trong quan hệ song phương giữa hai nước ............. 36 2.1.3. Chính sách thương mại xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia ................ 40 2.2. Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 20102016 .................................................................................. 46
- iv 2.2.1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ........................................ 47 2.2.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc .......................................... 55 2.3. Thâm hụt thương mại Việt Nam – Trung Quốc ......................... 61 2.3.1. Tổng quan về cán cân thương mại của Trung Quốc .......................... 61 2.3.2. Tổng quan về cán cân thương mại của Việt Nam .............................. 65 2.3.3. Thâm hụt thương mại Việt Nam –Trung Quốc .................................. 71 2.3.4. Nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại Việt Nam Trung Quốc ............................................................................................................... 75 2.3.5. So sánh cán cân thương mại của Việt Nam Trung Quốc với cán cân thương mại của một số nước trong khu vực với Trung Quốc. .................... 79 2.3.6. Đánh giá nguy cơ của tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam Trung Quốc. ......................................................................................... 82 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ............... 85 3.1. Quan điểm chỉ đạo và định hướng của Chính phủ trong việc cải thiện cán cân thương mại Việt Nam –Trung Quốc ............................ 85 3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong việc cải thiện cán cân thương mại Việt Nam Trung Quốc ............................................................. 85 3.1.2. Định hướng của Chính phủ trong giai đoạn 20162020 ...................... 90 3.2. Bài học cho Việt Nam về việc cải thiện cán cân thương mại song phương với Trung Quốc. .............................................................. 91 3.3. Đề xuất các giải pháp cải thiện cán cân thương mại Việt Nam Trung Quốc .............................................................................................. 93 3.3.1. Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam ............... 93 3.3.2. Cải thiện cơ cấu hàng xuất nhập khẩu ............................................... 95 3.3.3. Phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp phụ trợ ............................. 96 3.3.4. Nhóm giải pháp khác ............................................................................ 98 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ Tiếng Anh Tiếng Việt Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ASEAN Asian Nations Á WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội TMQT Thương mại Quốc tế FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Asia Pacific Economic Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái APEC Cooperation Bình Dương Khu vực mậu dich tự do ASEAN ACFTA ASEANChina Free Trade Area Trung Quốc ITC International Trade Center Trung tâm thương mại quốc tế
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG: Bảng 1.1: Cán cân thương mại của Mỹ trong giai đoạn 20102015 29 ..... Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu Việt Nam Trung Quốc (20102016) 52 ....... Bảng 2.2: Nhóm hàng Trung Quốc nhập khẩu lớn nhất từ Việt Nam năm 2016 ........................................................................................................ 54 Bảng 2.3: Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 20112016 ........................................................................................................ 59 Bảng 2.4: Danh mục hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc (20112016) ..................................................................................................... 59 Bảng 2.5: Mức độ biến động cán cân thương mại của Trung Quốc (20102016) ..................................................................................................... 65 Bảng 2.6: Tình hình cán cân thương mại song phương của Việt Nam và một số nước năm 2016 ........................................................................... 75 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008 2015 ................................................................................................................. 87 BIỂU: Biểu đồ 2.1: Kim ngạch thương mại Việt NamTrung Quốc (1995 2015) .............................................................................................................. 38 Biểu đồ 2.2: Top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt nam (20102016) ..................................................................................................... 48 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam Trung Quốc (20102016) 51 ......................................................................................................................... Biểu đồ 2.4: Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc năm 2016 53 ......................................................................................................................... Biểu đồ 2.5: Kim ngạch nhập khẩu Việt NamTrung Quốc (2010 2016) ................................................................................................................ 56 Biểu đồ 2.6: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc (20052016) ..................................................................................................... 58
- vii Biểu đồ 2.7: Cơ cấu hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc năm 2015 ................................................................................................................. 60 Biểu đồ 2.8: Diễn biến cán cân thương mại của Trung Quốc (1995 2016) ................................................................................................................ 61 Biểu đồ 2.9: Cán cân thương mại của Trung Quốc với một số nước năm 2015 ........................................................................................................ 62 Biểu đồ 2.10: Diễn biến cán cân thương mại Trung Quốc (20102016) 64 ......................................................................................................................... Biểu đồ 2.11: Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam (20012016) . 66 . Biểu đồ 2.12: Tỷ trọng xuất khẩu cua 2 khu v ̉ ực kinh tế giai đoạn 20102016 ........................................................................................................ 67 Biểu đồ 2.13: Diễn biến Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 20102016 ........................................................................................................ 69 Biểu đồ 2.14: Cán cân thương mại giữa Việt Nam và với một số nước năm 2016 ........................................................................................................ 71 Biểu đồ 2.15: Diễn biến cân thương mại song phương Việt Nam Trung Quốc giai đoạn 19952016 ................................................................ 73 Biểu đồ 2.16: Thương mại Việt NamTrung Quốc giai đoạn 20102016 74 ......................................................................................................................... Biểu đồ 2.17: Cán cân thương mại CampuchiaTrung Quốc (2010 2016) ................................................................................................................ 80 Biểu đồ 2.18: Cán cân thương mại Lào –Trung Quốc (20102016) 81 ...... Biểu đồ 2.19: Mức độ thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam, Lào, Campuchia với Trung Quốc (20102016) ................................................... 82
- viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tác giả lựa chọn đề tài “Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc: Thực trạng và Giải Pháp” với mục tiêu làm rõ bức tranh về tình hình thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ đó xem xét cán cân thương mại giữa hai quốc gia để đánh giá mức độ thâm hụt thương mại của Việt Nam so với quốc gia láng giềng này. Theo đánh giá của tác giả, bài nghiên cứu đã đạt được các kết quả như sau: Chương 1: Trên cơ sở trình bày lý luận và thực tiễn về thâm hụt cán cân thương mại quốc tế, tác giả cũng dẫn chứng nguyên nhân xảy ra tình trạng thâm hụt thương mại ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc và kinh nghiệm xử lý tình trạng thâm hụt thương mại của một số quốc gia điển hình. Chương 2: Qua nghiên cứu thực trạng trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn 20102016 và đánh giá mức độ thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc so với một số n ước láng giềng khác như Lào và Campuchia. Tác giả đã chỉ nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt thương mại Việt NamTrung Quốc trong giai đoạn này là do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước còn nhiều bất cập và ngành công nghiệp phụ trợ của Việt nam còn yếu kém nên khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu đồng nghĩa với việc phải tăng cường nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất từ Trung Quốc. Chương 3: Từ những nguyên nhân của tình trạng thâm hụt đã trình bày trong chương 2, tác giả có để xuất các giải pháp cải thiện tình hình cán cân thương mại với Trung Quốc trong đó giải pháp quan trọng nhất là phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để tự chủ về yếu tố đầu vào, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc; cải thiện cơ cấu hàng hóa bằng cách tăng giá trị hàng công nghiệp chế tạo, giảm giá trị hàng nguyên liệu thô; nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu để thâm nhập thị trường Trung Quốc nhằm đẩy mạnh
- ix xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã có điểm mới so với các nghiên cứu cùng đề tài trước đây đó là ngoài phân tích thực trạng thương mại của Việt Nam Trung Quốc trong giai đoạn gần nhất (20102016), tác giả cũng tìm hiểu nguyên nhân thâm hụt của một số nước, so sánh với cán cân thương mại của một số quốc gia láng giềng trong khu vực, từ đó đánh giá mức độ nguy hiểm thâm hụt thương mại của Việt NamTrung Quốc và học hỏi tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Mặc dù vậy, luận văn vẫn còn một số điểm hạn chế. Trước hết là về khoảng thời gian nghiên cứu tương đối ngắn trong vòng 7 năm từ năm 20102016, thực tế tác giả cũng có sự so sánh trong 1 giai đoạn dài trước thời kỳ nghiên cứu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Hai là quan hệ thương mại giữa Việt Nam Trung Quốc còn nhiều phức tạp do thương mại biên giới phát triển mạnh nhưng trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tác giả chưa đề cập sâu về lĩnh vực thương mại biên giới này.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thương mại song phương, thâm hụt cán cân thương mại đối với một trong hai quốc gia là điều không tránh khỏi. Nếu cán cân thương mại song phương của nước này thặng dư thì nước kia sẽ thâm hụt và ngược lại do vậy đạt được sự cân bằng cán cân thương mại là điều rất khó. Nhưng thâm hụt thương mại trong bao lâu và ở mức độ thế nào thì được coi là không nguy hại cho nền kinh tế luôn là mối quan tâm của chính phủ các nước. Với Việt Nam, thâm hụt cao trong cán cân thương mại với Trung Quốc chính là điều kiện cho phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Do đó, dù có bị thâm hụt thương mại cao nhưng không phải là điều quá lo lắng khi thâm hụt với nước này được bù đắp bằng thặng dư từ nước khác và thực tế cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam cũng đã cải thiện rất nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã kéo dài và vượt mức 10% GDP của Việt Nam trong năm 2015 thì lại là vấn đề đáng báo động cho tình trạng nhập siêu quá lớn với tốc độ quá nhanh. Điều đó cho thấy Việt Nam đang gia tăng sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và không chủ động trong sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Thêm vào đó, thực tế thời gian qua cho thấy rất nhiều nông sản của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vì không đủ giấy tờ về kiểm dịch thực vật hay các chứng từ hàng hóa theo yêu cầu của hải quan. Trong khi đó, sản xuất xuất khẩu cũng đang phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc khiến cho Việt Nam không thể chủ động được giá đầu vào và tạo ra giá trị gia tăng thấp do chỉ thực hiện ở khâu lắp ráp thành phẩm, chưa chủ động được nguồn cung và chỉ là một mắc xích rất nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Như vậy có thể thấy, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm và giá trị thâm hụt thương mại với Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong nhiều năm qua. Mặc dù trên thực tế đã có nhiều bài nghiên cứu về
- 2 quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở giai đoạn trước năm 2011 hoặc phân tích một khía cạnh cụ thể trong thương mại giữa Việt Nam –Trung Quốc như thương mại biên giới và chưa có nghiên cứu nào thực sự làm rõ tình trạng thâm hụt thương mại và những nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã kéo dài và đáng báo động trong giai đoạn những năm gần đây, cụ thể từ năm 2010 đến 2016. Đây là giai đoạn cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam có chiều hướng tích cực nhưng cán cân thương mại song phương với Trung Quốc thì vẫn thâm hụt nghiêm trọng đặc biệt là năm 2015. Mặc dù năm 2016 cán cân thương mại Việt –Trung đã có dấu hiệu tích cực, giảm mức thâm hụt nhưng chưa đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tiễn, tác giả quyết định chọn đề tài “Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc: Thực trạng và Giải pháp” để làm rõ hơn về nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm gần đây (20102016), đồng thời so sánh với một số nước trong khu vực và cùng trình độ phát triển như nước ta để có sự đánh giá sâu hơn từ đó đề xuất các giải pháp khả thi cho vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu Khi lựa chọn đề tài này, tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu và thấy rằng thực tế đã có rất nhiều bài nghiên cứu trước đây về tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, những nguyên nhân và tác động của nó đến nền kinh tế một quốc gia kể cả trong nước và ngoài nước. Các tài liệu trong nước Đến nay đã có nhiều bài phân tích, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan tới vấn đề xuất nhập khẩu, nhập siêu, cán cân thương mại. Tuy nhiên, trong số những công trình nghiên cứu này, có những công trình tập trung nghiên cứu về một hoặc một số khía cạnh của cán cân thương mại hoặc một số yếu tố tác động tới cán cân thương mại và phương pháp tiếp cận cũng khác nhau. Bùi Trường Giang (2011), Phạm Thế Anh (2012), Tô Trung Thành (2014) đã nghiên cứu cán cân thương mại theo cách tiếp cận liên thời kỳ và sử dụng
- 3 phương pháp OLS để ước lượng mô hình, đi sâu phân tích tác động của nhiều biến số tới cán cân thương mại. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, chênh lệch tiết kiệm và đầu tư là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt thương mại tại Việt Nam trong nhiều năm.Tác giả đưa ra khuyến nghị thay đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, đồng thời bổ trợ thêm với một số chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách tỷ giá để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại tại Việt Nam một cách bền vững. Vũ Quốc Huy và Đoàn Hồng Quang (2012) đã chỉ ra rằng thâm hụt thương mại của một quốc gia có mối liên quan rõ rệt với những điều kiện kinh tế chung của quốc gia đó. Tăng trưởng có thể dẫn tới gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất và nguyên liệu nhập khẩu. Từ đó tìm hiểu bản chất và nguyên nhân của thâm hụt thương mại lớn và dai giẳng tại Việt Nam trong thời gian trước năm 2012 từ góc độ vĩ mô rộng lớn hơn của nền kinh tế và đưa ra những gợi ý về chính sách kinh tế để cải thiện khả năng cạnh tranh và cán cân thương mại của Việt nam. Nguyễn Thị Hà Trang và đồng sự (2011), trong bài nghiên cứu về “Thâm hụt tài khoản vãng lai: nguyên nhân và giải pháp” đã chỉ ra rằng thâm hụt tài khoản vãng lai có nguồn gốc chủ yếu từ thâm hụt cán cân thương mại, tức là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt thương mại ngày càng tăng là do cơ cấu kinh tế, mất cân đối vĩ mô giữa tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt ngân sách chính phủ, và việc sử dụng chưa hiệu quả của các dòng vốn nước ngoài. Nghiên cứu cũng cho rằng thâm hụt thương mại không phải luôn là yếu tố tiêu cực. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô mà thâm hụt thương mại là dấu hiệu tích cực hay ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Vũ Huyền My (2012) đã vận dụng mô hình Lực hấp dẫn trong thương mại (Gravity Model) để phân tích các yếu tố tác động đến cán cân thương mại trong đó chỉ tập trung và 2 nhóm yếu tố tác động đến cung và cầu bao gồm: Nhóm yếu tố về năng lực sản xuất và sức mua thị trường như GDP và dân số. Tác giả này đã đánh giá được một số yếu tố tác động đến thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng mặt tồn tại là chưa phân tích nhóm yếu tố hấp
- 4 dẫn thương mại như khoảng cách địa lý, chính sách thương mại giữa hai quốc gia trong khi đây là một trong các yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến tình hình trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dương Duy Hưng (2013) với đề tài nghiên cứu “cán cân thương mại Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, phân tích mối quan hệ giữa cán cân thương mại và công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với cán cân thương mại. Từ đó, nhận định việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá có thể tạo ra sự thâm hụt trong cán cân thương mại ở một số giai đoạn hay thời điểm nhất định nhưng việc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá không đồng nghĩa với việc đi kèm với nó là tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Peter Naray, Paul Baker, Trương Đình Tuyển, Đinh Văn Ân, Lê Triệu Dũng, và Ngô Chung Khanh (2009), trong “Báo cáo phân tích thâm hụt thương mại của Việt Nam và các điều khoản về cán cân thanh toán của WTO” đã trình bày những quan điểm cụ thể về tình hình thâm hụt thương mại của Việt Nam. Cụ thể, Thâm hụt thương mại tăng cao xuất phát từ việc cắt giảm nhanh chóng hàng rào bảo hộ kể từ khi hội nhập với ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN Trung Quốc, ASEAN Ấn Độ, ASEAN Hàn Quốc và đàm phán để trở thành thành viên của WTO vào năm 2007, là cơ sở để nhập khẩu tăng lên. Trong năm 2009, Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và nới lỏng chính sách tài khóa nhằm kích cầu trong nước. Các chính sách kinh tế vĩ mô này của Chính phủ đã giúp đạt được tăng trưởng kinh tế khá trong năm, lạm phát phát sinh ở mức thấp. Tuy nhiên, chính sách này đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu, được phản ánh trong cơ cấu nhập khẩu. Thông thường FDI tập trung vào ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu hoặc và các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính và du lịch. Tuy nhiên, gần đây FDI lại tập trung vào bất động sản, tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập khẩu, trong khi không tạo ra năng lực xuất khẩu trong tương lai. Điều này tạo ra bất cập với cán cân thương mại, và giải pháp là Việt Nam nên cố gắng thu hút FDI vào các
- 5 ngành sản xuất của nền kinh tế. Một lý do cơ bản khác dẫn tới bất cập của cán cân thương mại là sự mất cân đối lớn giữa tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam. Mặc dù mức đầu tư lớn là dấu hiệu tích cực nếu được tập trung vào các hoạt động sản xuất, nhưng trong điều kiện tiết kiệm quốc gia thấp, thì đầu tư lớn cũng đồng nghĩa với việc phải đi vay nước ngoài. Như vậy, trong số các tài liệu tác giả tìm hiểu, hầu hết đều nghiên cứu nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt thương mại ngày càng tăng là do cơ cấu kinh tế, mất cân đối vĩ mô giữa tiết kiệm và đầu tư, do chính sách kinh tế chưa phù hợp của chính phủ và việc sử dụng chưa hiệu quả của các dòng vốn nước ngoài. Các tài liệu nước ngoài Cho đến nay, ở hầu hết các nước có khá nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề cán cân thương mại một cách trực diện hoặc gián tiếp qua việc nghiên cứu tác động của những yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại. Tuy nhiên, các nghiên cứu này phần lớn thực hiện theo hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tình trạng cán cân thương mại với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là dựa trên phân tích đặc thù tính chất của từng nền kinh tế. John C.Hilke and Philip B.Nelson (1987) khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh quốc tế và tình hình thâm hụt thương mại tại Mỹ trong giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước đã nhận thấy rằng, sự gia tăng về thâm hụt thương mại tại nước này xuất phát từ những thay đổi về quy mô nền kinh tế chẳng hạn như tỷ giá hối đoái và sự tăng trưởng nền kinh tế Mỹ chứ không phải là do sự cạnh tranh trong các ngành kinh tế. Thực tế những thuận lợi và khó khăn của từng ngành chỉ hình thành nên cơ chế thương mại tại Mỹ trong giai đoạn này. Trong khi đó đến giai đoạn sau, David M.Goud và các cộng sự (1996) lại có quan điểm khác cho rằng, trong ngắn hạn cán cân thương mại phản ánh tình trạng nợ quốc tế (tức là ở vị thế đi vay hay cho vay) của một quốc gia, còn trong dài hạn nó thể hiện năng lực cạnh tranh của quốc gia đó. Thâm hụt thương mại
- 6 càng thấp thì năng lực cạnh tranh càng cao và tăng trưởng kinh tế vì thế cũng tăng theo. Mức độ thâm hụt cán cân thương mại lớn và liên tục là dấu hiệu của một nền tế yếu kém. Chính vì vậy, thâm hụt thương mại hay thặng dư thương mại phản ánh sự phân bổ hiểu quả đến đâu của các nguồn lực kinh tế và được coi là chỉ số quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế dài hạn của một quốc gia. Juan Marchetti và các đồng sự (Trung tâm dữ liệu và nghiên cứu kinh tế WTO) (2012) trong báo cáo “Trade Imbalances and Mutlilateral Trade Cooperation” cũng chỉ ra các nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại và các tác động của nó đến nền kinh tế nhưng tiếp cận ở một khía cạnh khác, ngoài nhân tố tỷ giá còn có các yếu tố liên quan đến kinh tế vĩ mô, cấu trúc nền kinh tế và các chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại của một quốc gia. Trong ngắn hạn, phá giá tiền tệ được dự đoán giúp cải thiện cán cân thương mại, và ngược lại nâng giá tiền tệ khiến cho cán cân thương mại trở nên xấu đi. Còn trong dài hạn, tác động của nhân tố này vẫn còn nhiều tranh cãi bởi trong điều kiện một nền kinh tế hoàn hảo thì biến động tỷ giá không ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại và mối quan hệ tích cực giữa cán cân thương mại với phá giá tiền tệ chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển. Trần Thị Anh Đào và Đinh Thị Thanh Bình (2014) đã áp dụng mô hình Dữ liệu Bảng (Fixed Effects & Random Effects) để đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến cán cân thương mại ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ở Châu Á trong giai đoạn 19912011, đặc biệt là các nước Đông Á (Hàn Quốc, Trung Quốc..) đã tận dụng những lợi thế của mình để thu hút FDI giúp tăng trưởng xuất khẩu, tạo chuỗi cung ứng toàn cầu. Kết quả nghiên cứu của các tác giả này cũng cho thấy, dòng vốn FDI sẽ làm cho tình trạng cán cân thương mại xấu đi trong ngắn hạn và sẽ sau đó sẽ cải thiện trong dài hạn do nhu cầu nhập khẩu các vật tư và máy móc phục vụ nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp FDI và tạo ra giá trị xuất khẩu sau một thời gian hoạt động.
- 7 Có thể thấy, dù là tài liệu nghiên cứu trong nước hay nước ngoài, và đối tượng lựa chọn để nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau với điều kiện kinh tế khác nhau, nhưng hầu hết các tài liệu nghiên cứu đều chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách chủ yếu là do chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, đầu tư, thương mại quốc tế có phù hợp và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó hay không. Từ đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng của thâm hụt thương mại là tiêu cực hay tích cực đối với nền kinh tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích thực trạng trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam –Trung Quốc từ đó tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng giữa Việt Nam và quốc gia này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để khắc phục và cải thiện cán cân thương mại Việt NamTrung Quốc. Để thực hiện mục đích này, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ chính sau: Hệ thống hóa lý luận cơ bản và kinh nghiệm quốc tế về cán cân thương mại và thâm hụt cán cân thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam và Trung Quốc nói chung và phân tích cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng trong giai đoạn gần nhất (20102016), làm rõ những nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn này. Tìm hiểu nguyên nhân thâm hụt thương mại của một số nước trên thế giới, so sánh mức độ thâm hụt thương mại của Việt Nam –Trung Quốc với cán cân thương mại của một số nước trong khu vực với Trung Quốc và tìm hiểu bài học kinh nghiệm hạn chế thâm hụt thương mại của một số quốc gia đã thành công trong khu vực. Trên cơ sở nghiên cứu chủ trương chính sách của chính phủ nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp
- 8 hạn chế thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài của Việt Nam với Trung Quốc, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Cán cân thương mại song phương Việt NamTrung Quốc trong giai đoạn 20102016 bởi giai đoạn này mức độ thâm hụt thương mại với Trung Quốc trở nên ngày càng trầm trọng và gia tăng sự phụ thuộc kinh tế Trung Quốc của Việt Nam, trong đó năm 2015 mức độ thâm hụt lớn nhất trong lịch sử quan hệ thương mại song phương với Trung Quốc. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được tác giả sử dụng để hoàn thành luận văn này là phương pháp Phân tích, tổng hợp với những thông tin và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế (Trademap.org, ITC); Tổng cục Thống kê và Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, Tổng cục Thống kê Trung Quốc. Nghiên cứu qua các tài liệu thứ cấp khác như các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài đăng tạp chí, các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm thu thập các cơ sở lý luận và thực tiễn về cán cân thương mại và thâm hụt cán cân thương mại nói chung. Tác giả cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây và tham khảo kinh nghiệm của một số nước để tăng cường cơ sở khoa học, hiểu biết cần thiết cho công việc nghiên cứu. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Tổng quan về thâm hụt cán cân thương mại Chương 2: Thực trạng thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 353 | 90
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Nội Bài
10 p | 157 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn