intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

75
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất phát từ cơ sở lý luận chung về FDI, tác giả đi sâu phân tích thực trạng thu hút và sử dụng FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, từ đó xác định những quan điểm và đề xuất những giải pháp nhằm thu hút FDI tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ THANH GIANG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ THANH GIANG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lưu Thị Kim Hoa Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Đỗ Thanh Giang, là học viên cao học khoá 20 của trường Đại học kinh tế Tp. HCM, chuyên ngành Kinh tế chính trị. Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, những số liệu và trích dẫn trong luận văn là khách quan, trung thực. Tp. HCM Ngày 15 tháng 07 năm 2014 Tác giả Đỗ Thanh Giang
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Đóng góp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ....................................................... 4 7. Kết cấu nội dung của luận văn ........................................................................... 5 CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) .......................................................................................................................... 6 1.1. Các khái niệm cơ bản và tính tất yếu khách quan của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ............................................................................................................... 6 1.1.1. Các khái niệm cơ bản, đặc điểm và các hình thức FDI ...................... 6 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc thu hút và sử dụng FDI trong phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................... 13 1.2. Một số lý thuyết cơ bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ............................ 17 1.2.1. Lý luận của V.I.Lênin về đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................... 17 1.2.2. Lý thuyết của Dunning - Đại học Needs (Anh) .............................. 20 1.2.3. Lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” với „cú huých từ bên ngoài” của P.A.Samuelson (Mỹ) .................................................................................. 22 1.3. Vai trò của FDI trong phát triển kinh tế - xã hội ......................................... 24 1.3.1. Vai trò của vốn FDI đối với các nhà đầu tư ..................................... 24 1.3.2. Vai trò của FDI đối với các nước nhận đầu tư ................................. 25
  5. 1.4. Tác động tích cực và tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội………………………………………………………………………………...28 CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI TẠI TP.HCM THỜI GIAN QUA .................................................................................................................... 34 2.1. Tổng quan tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn TP. HCM thời gian qua .......................................................................................................................................... 34 2.2. Thực trạng thu hút vốn FDI theo ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 38 2.3. Thực trạng thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................... 41 2.4. Những tác động tích cực của việc thu hút vốn FDI tại TP.HCM thời gian qua ................................................................................................................................... 43 2.4.1. Bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thành phố ........................................................................................................... 43 2.4.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố theo hướng hiện đại.........................................................................................................................45 2.4.3. Thúc đẩy việc chuyển giao kỹ thuật - công nghệ mới, hiện đại vào Thành phố ....................................................................................................... 47 2.4.4. Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống ngƣời dân thành phố ........................................................................ 49 2.4.5. Góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho kinh tế Thành phố........................................................................................................................51 2.5. Những tác động tiêu cực của FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua ..................................................................................................................... 53 2.5.1. Nhập khẩu công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường..............53 2.5.2. Hoạt động rửa tiền và chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.........55 2.5.3. Một số doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố có biểu hiện chiếm dụng vốn, đất đai gây lãng phí nguồn lực ...................................................57
  6. CHƢƠNG 3 - ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN FDI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 ................................................ 61 3.1. Quan điểm và định hướng thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 ..................................................................................... 61 3.1.1. Quan điểm thu hút vốn FDI vào Thành phố trong thời gian tới............................................................................................................... 61 3.1.2. Định hướng thu hút vốn FDI trên địa bàn Thành phố ................... 63 3.2. Giải pháp thu hút vốn FDI trên địa bàn TP. HCM đến năm 2020 ....... 65 3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và cải tiến thủ tục hành chính quan đến thu hút vốn FDI trên địa bàn Thành phố ............................................ 65 3.2.2. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để thu hút vốn FDI .................................. 67 3.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật để thu hút vốn FDI............. 68 3.2.4. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư ........................................................................................................... 71 3.2.5. Tăng cường thu hút kỹ thuật – công nghệ cao trong các doanh nghiệp FDI tạo sự lan toả cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố ............................... 74 3.2.6. Chống chuyển giá trong quá trình thu hút vốn FDI ....................... 75 3.2.7. Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình thu hút FDI vào Thành phố.......................................................................................................................78 3.3. Những kiến nghị đối với Nhà nước nhằm thu hút vốn FDI trên địa bàn Tp. HCM .......................................................................................................................... 81 3.3.1. Giữ vững ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội để thu hút FDI .... 81 3.3.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến thu hút vốn FDI........... 82 3.3.3. Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh và phát huy lợi thế từ thu hút FDI ........................................................................... 83 KẾT LUẬN............................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2. c + v: chi phí sản xuất TBCN 3. CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 4. CNTB: chủ nghĩa tư bản 5. FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6. FII: Đầu tư gián tiếp nước ngoài 7. GDP: tổng thu nhập quốc nội 8. HDI: chỉ số phát triển con người 9. IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế 10. ISO: tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 11. KCX, KCN: khu chế xuất, khu công nghiệp 12. KT-XH: kinh tế - xã hội 13. m: giá trị thặng dư 14. NCKH: Nghiên cứu khoa học 15. P’: Tỷ suất lợi nhuận 16. Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 17. USD: đô la Mỹ 18. VNĐ: Việt Nam đồng 19. WAIPA: Tổ chức xúc tiến Đầu tư Thế giới 20. WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới 21. XHCN: Xã hội chủ nghĩa 22. UNCTAC: Tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Dòng vốn FDI trong thập niên cuối thế kỷ XX (1991-2000)……..15 Bảng 1.2. Tỷ lệ tăng, giảm FDI toàn cầu qua các năm (2002-2012)…………16 Bảng 2.1. Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được cấp phép trên địa bàn Tp. HCM (phân theo năm cấp phép)………………………………………….35 Bảng 2.2. Số dự án FDI được cấp phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2012)………………………….................39-40 Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2012)……………..41-42 Bảng 2.4. Vốn đầu tư trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2005 – 1012 phân theo khu vực kinh tế (theo giá hiện hành)…………………………………………43 Bảng 2.5. Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn TP. HCM phân theo khu vực kinh tế………………………………………………………………………………44 Bảng 2.6. Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Tp. HCM qua các năm…...46 Bảng 2.7. Lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Tp. HCM giai đoạn 2008- 2012………………………………………………………….50 Bảng 2.8. Trị giá xuất khẩu hàng hoá tại TP. HCM giai đoạn 2009 – 2012 (phân theo khu vực kinh tế)………………………………………………………….52
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng, đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực trong đó có đầu tư quốc tế và các lĩnh vực liên quan đến đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước, xây dựng nền sản xuất hiện đại, vững mạnh phục vụ cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có khả năng hỗ trợ và kích thích phát triển năng lực cho các ngành khác, tiến tới đổi mới toàn bộ xã hội. Ngày 07/04/2009, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP “Về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới”, nhằm thu hút mạnh mẽ FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của đất nước. Trong thời gian qua việc thu hút và sử dung FDI trên địa bàn thành phố luôn đạt mức cao so với cả nước, nguồn vốn FDI đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, tuy nhiên nguồn vốn FDI vào Thành phố cũng còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định, chứa đựng những nhân tố thiếu bền vững. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là cần có các biện pháp thích hợp để thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI trên địa bàn
  10. 2 thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó để phát triển bền vững kinh tế- xã hội. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020”, nhằm đưa ra những giải pháp để thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn Thành phố. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thu hút và sử dụng vốn FDI dưới những góc độ khác nhau, trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài mà tác giả được tiếp cận bao gồm: - Trần Văn Lợi, 2008. “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020”. Luận án tiến sĩ kinh tế. Khoa Kinh tế - Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nghiên cứu tác động tích cực, tiêu cực của FDI đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển và một số giải pháp để khắc phục. - Ngô Thị Hải Xuân, 2011 (Chủ nhiệm đề tài). “Những giải pháp chiến lược khắc phục tình trạng mất cân đối trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”. Đề tài NCKH cấp Bộ. Báo cáo vào tháng 11 năm 2011. Nhóm tác giả đã đề cập những hạn chế và mất cân đối trong hoạt động FDI ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp khắc phục. - Nguyễn Xuân Trung, 2012. “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam giai đoạn 2011 – 2020”. Luận án Tiến sĩ Kinh tế học. Mã số 62.31.05.01. Thông qua việc phân tích một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam liên quan đến: cân đối vĩ mô; bảo vệ môi trường và chuyển giao công nghệ; Sự tác động lan tỏa, liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước…, tác
  11. 3 giả đã làm sáng tỏ một số mặt tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác được tác giả nghiên cứu và kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn, được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo. Các công trình nghiên cứu nói trên là những tài liệu rất cần thiết, giúp cho tác giả kế thừa để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu của tác giả được tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị, tác giả đi sâu phân tích tác động của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của Tp. HCM, từ đó đề xuất những quan điểm và định hướng để thu hút nguồn vốn FDI đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố. 3. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ cơ sở lý luận chung về FDI, tác giả đi sâu phân tích thực trạng thu hút và sử dụng FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, từ đó xác định những quan điểm và đề xuất những giải pháp nhằm thu hút FDI tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực FDI Phạm vi nghiên cứu của đề tài đề cập đến những vấn đề liên quan đến hoạt động FDI tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đi sâu phân tích thực trạng việc thu hút và sử dụng FDI trên địa bàn Thành phố từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực năm 1988 tại Việt Nam nói chung và Tp. HCM nói riêng, đặc biệt là từ giai đoạn năm 2000 trở lại đây. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp để thu hút FDI tại Thành phố đến năm 2020.
  12. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau như: - Phương pháp phân tích – tổng hợp: nhằm phân tích rõ thực trạng của FDI trên địa bàn thành phố, từ đó tổng hợp rút ra những đóng góp tích cực và những mặt hạn chế của thu hút FDI tại Tp. HCM, để đề ra những định hướng và giải pháp nhằm thu hút vốn FDI tại Thành phố trong thời gian tới. - Phương pháp đối chiếu – so sánh: trên cơ sở các số liệu thu thập được tác giả đã đối chiếu, so sánh tình hình thu hút và sử dụng FDI trên địa bàn Thành phố thời gian qua, từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở khoa học cho việc đề ra những giải pháp để thu hút FDI trong thời gian tới. - Phương pháp thống kê, khảo sát: tác giả đã thu thập các số liệu thống kê của Cục Thống kê Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động- thương binh và xã hội, Hội doanh nghiệp Thành phố và khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố, để có số liệu cập nhật sát với thực tế làm cơ sở để nghiên cứu và thực hiện đề tài. 6. Đóng góp và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài - Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về FDI bao gồm: những khái niệm cơ bản, đặc điểm và những hình thức FDI; các lý thuyết cơ bản về FDI; vai trò của FDI trong phát triển kinh tế - xã hội và tính hai mặt của FDI. - Đề tài đi sâu phân tích thực trạng của việc thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua chỉ ra những đóng góp tích cực và những mặt hạn chế của việc thu hút FDI trên địa bàn Thành phố. - Đề xuất những quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong thời gian tới.
  13. 5 - Đề tài đã có những đóng góp nhất định về thực tiễn làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các địa phương trong cả nước nhằm đưa ra những biện pháp để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, làm tư liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học nghiên cứu lĩnh vực liên quan đến FDI. 7. Kết cấu nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1 - Cơ sở lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) Chƣơng 2 - Thực trạng thu hút vốn FDI tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua Chƣơng 3 - Định hƣớng và giải pháp thu hút vốn FDI tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
  14. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) 1.1. Các khái niệm cơ bản và tính tất yếu khách quan của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 1.1.1. Các khái niệm cơ bản, đặc điểm và các hình thức FDI  Các khái niệm cơ bản về FDI: Đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra năng lực vốn lớn hơn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Trên bình diện doanh nghiệp, đầu tư là việc di chuyển vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lại một khoản tiền lớn hơn. Theo điều 3 Luật Đầu tư được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12.12. 2005 thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Hoạt động đầu tư được phân loại theo những tiêu chí khác nhau tùy theo mục đích của việc phân loại đầu tư: + Phân loại đầu tư theo tính chất của đầu tư có: hoạt động đầu tư phát triển; hoạt động đầu tư chuyển dịch mà không làm thay đổi giá trị của nó. + Phân loại theo hình thức sở hữu vốn có: đầu tư của nhà nước, đầu tư của tư nhân hoặc đầu tư của các tổ chức tài chính. + Phân loại theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư có: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Các quan điểm về FDI: + Theo Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO (World Trade Organization): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ
  15. 7 một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư), cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. + Theo Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF (International Monetary Fund): FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác, nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp để thu lợi nhuận. + Theo điều 3 Luật Đầu tư 2005 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Từ những quan điểm trên, có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức hợp tác kinh doanh quốc tế, với những đặc thù riêng về sự can thiệp của chủ đầu tư nước ngoài vào quá trình kinh doanh, sản xuất, về tính chất lâu dài của dự án, về sự gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ, được điều chỉnh bằng một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, rõ ràng và đòi hỏi chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân theo quy định luật đầu tư của nước sở tại.  Những đặc điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài: - Vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài phải đạt một lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng nước, qua đó để họ có quyền được trực tiếp tham gia
  16. 8 quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư: các nước phương Tây nói chung, quy định lượng vốn này phải chiếm trên 10% cổ phần xí nghiệp nước ngoài thì mới được xem là đầu tư trực tiếp. Có nước quy định là 25%. Ở nước ta, Luật đầu tư nước ngoài quy định vốn tối thiểu của bên nước ngoài phải chiếm ít nhất là 30% tổng số vốn pháp định. đối với phần góp vốn USD phải thanh toán bằng VNĐ theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng Việt Nam. - Về quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào mức góp vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì doanh nghiệp đó hoàn toàn do nhà đầu tư nước ngoài điều hành, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý. Đối với các doanh nghiệp Liên doanh, việc điều hành công ty do Hội đồng quản trị, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất là công dân Việt Nam. - Về chia lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp. Lãi, lỗ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định, sau khi đã trừ đi thuế lợi tức và các khoản đóng góp cho nước sở tại theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển lợi nhuận thu được về nước theo quy định hiện hành của nước nhận đầu tư.  Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: + Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do một bên hay các bên nước ngoài góp vốn với một bên hay các bên nước nhận đầu tư để thành lập nên doanh nghiệp mới gắn với việc hình thành pháp nhân mới. + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn.
  17. 9 + Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BCC) là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư mà không thành lập pháp nhân mới. + Hình thức BOT (hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) + Hình thức BTO (hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh) + Hình thức BT (hợp đồng xây dựng – chuyển giao) Đối với Việt Nam, Luật Đầu tư 2005 đã quy định 5 hình thức FDI cơ bản, đó là: + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc quyền sỡ hữu của nhà đầu tư nước ngoài lập tại Việt Nam, tự tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức truyền thống và phổ biến của FDI. Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú trọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Hình thức này phổ biến ở quy mô đầu tư nhỏ nhưng cũng rất được các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án quy mô lớn. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ thường thành lập một công ty con của công ty mẹ xuyên quốc gia. Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài có ưu điểm là nước chủ nhà không cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, do độc lập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và để cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề người
  18. 10 lao động. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước chủ nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tư nước ngoài và không có lợi nhuận. + Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo luật pháp của nước chủ nhà; các bên liên doanh sẽ chịu trách nhiệm lẫn nhau trong phạm vi phần góp vốn của mình vào liên doanh. Hình thức doanh nghiệp liên doanh tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng địa điểm đầu tư phải ở nước sở tại. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp liên doanh phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh của nước sở tại, bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, mức độ hoàn thiện pháp luật, trình độ của các đối tác liên doanh của nước sở tại... Hình thức doanh nghiệp liên doanh có những ưu điểm là góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ được nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế nhưng lại được chia sẻ rủi ro; có cơ hội để đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm; tạo cơ hội cho người lao động có việc làm và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài; Nhà nước của nước sở tại dễ dàng hơn trong việc kiểm soát được đối tác nước ngoài. Về phía nhà đầu tư, hình thức này là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả, tạo thị trường mới, góp phần tạo điều kiện cho nước sở tại tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là thường dễ xuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do các bên có thể có sự khác nhau về chế độ chính trị, phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp. Nước sở tại thường rơi vào thế bất lợi do tỷ lệ góp vốn thấp, năng lực, trình độ quản lý của cán bộ tham gia trong doanh nghiệp liên doanh yếu. + Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): là văn bản được ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (các bên tham gia) trong đó quy định trách nhiệm và
  19. 11 phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà. Hình thức đầu tư này có ưu điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, công nghệ; tạo thị trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của nước sở tại, thu lợi nhuận tương đối ổn định. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước sở tại không tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý; công nghệ thường lạc hậu; chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời như thăm dò dầu khí. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân riêng và mọi hoạt động BCC phải dựa vào pháp nhân của nước sở tại. Do đó, về phía nhà đầu tư, họ rất khó kiểm soát hiệu quả các hoạt động BCC. Tuy nhiên, đây là hình thức đơn giản nhất, không đòi hỏi thủ tục pháp lý rườm rà nên thường được lựa chọn trong giai đoạn đầu khi các nước đang phát triển bắt đầu có chính sách thu hút FDI. Khi các hình thức 100% vốn hoặc liên doanh phát triển, hình thức BCC có xu hướng giảm mạnh. + Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT - Hợp đồng “xây dựng – kinh doanh – chuyển giao” (BOT): là các văn bản mà nước chủ nhà ký với nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định đủ thu hồi vốn lãi. Khi hết hạn công trình sẽ được nhà đầu tư chuyển giao cho nước chủ nhà mà không đòi bồi hoàn. - Hợp đồng “xây dựng – chuyển giao – kinh doanh” (BTO): là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
  20. 12 - Hợp đồng “xây dựng – chuyển giao” (BT): là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Các hình thức BOT, BTO, BT có các đặc điểm cơ bản: một bên ký kết phải là Nhà nước; lĩnh vực đầu tư là các công trình kết cấu hạ tầng như đường sá, cầu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy sản xuất, điện, nước...; bắt buộc đến thời hạn phải chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước. Ưu điểm của các hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự án kết cấu hạ tầng, đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài, làm giảm áp lực vốn cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, nước sở tại sau khi chuyển giao có được những công trình hoàn chỉnh, tạo điều kiện phát huy các nguồn lực khác để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hình thức BOT có nhược điểm là độ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro chính sách; nước chủ nhà khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lý, công nghệ. + Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp Khi thị trường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp (FII) được khai thông, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở nước sở tại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích hình thức đầu tư này. Ở đây, về mặt khái niệm, có vấn đề ranh giới tỷ lệ cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua - ranh giới giúp phân định FDI với FII. Khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán nước sở tại, họ tạo nên kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Tuy nhiên, khi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu vượt quá giới hạn nào đó cho phép họ có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp thì họ trở thành nhà đầu tư FDI. Luật pháp Hoa Kỳ và nhiều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2