Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng Basel II trong quản lý rủi ro ngân hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu chuẩn mực quốc tế về đo lường và tiêu chuẩn vốn Basel II, kinh nghiệm ứng dụng Basel II của các quốc gia trên thế giới; phân tích, đánh giá hệ thống quản lý rủi ro của BIDV, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, từ đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân phát sinh rủi ro, đánh giá hệ thống khắc phục rủi ro và phòng ngừa rủi ro của BIDV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng Basel II trong quản lý rủi ro ngân hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH [[ ; \\ NGUYỄN NGỌC MỸ ỨNG DỤNG BASEL II TRONG QUẢN LÝ RỦI RO NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HCM, Năm 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC MỸ ỨNG DỤNG BASEL II TRONG QUẢN LÝ RỦI RO NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) Chuyên ngành : Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. HCM, Năm 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những thông tin và nội dung trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn Tác giả đề tài: Nguyễn Ngọc Mỹ
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu .............................................................................................................. 1 2. Cơ sở hình thành đề tài............................................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 5 6. Các nghiên cứu có liên quan trước đó..................................................................... 5 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ BASEL II TRONG QUẢN LÝ RỦI RO .......... 7 1.1 Giới thiệu chung lịch sử hình thành và phát triển Ủy ban Basel và Hiệp ước vốn Basel ............................................................................................................................ 7 1.2 Những nội dung cơ bản về Cấu trúc khung đo lường và Các tiêu chuẩn vốn Basel II ........................................................................................................................ 8 1.2.1 Kết cấu nội dung Basel II ................................................................................... 8 1.2.2 Phạm vi áp dụng Basel II ................................................................................... 9 1.2.3 Nội dung cơ bản của Basel II ........................................................................... 10 1.2.3.1 Kết cấu của vốn ............................................................................................. 10 1.2.3.2 Ba trụ cột cơ bản của Cấu trúc khung sửa đổi Basel II ................................. 11 1.3 Những quy định của nhà nước Việt Nam về an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động ngân hàng ......................................................................................................... 21 1.3.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu................................................................................ 23 1.3.2 Công thức xác định tỷ lệ vốn an toàn ............................................................... 23 1.3.3 Cấu trúc vốn ..................................................................................................... 23 1.4 Kinh nghiệm ứng dụng Basel II tại các nước và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ ................................................................................................................ 25 1.4.1 Kinh nghiệm ứng dụng Basel II tại các nước................................................... 25 1.4.2 Lộ trình ứng dụng Basel II tại một số nước trên thế giới................................. 28
- 1.4.3 Khủng hoảng tài chính ở Mỹ ........................................................................... 30 1.5 So sánh đánh giá điểm cơ bản Basel II và Quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhà nước Việt Nam ............................................................................................. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI BIDV .. 37 2.1 Đánh giá hoạt động tín dụng của BIDV .............................................................. 37 2.1.1 Giai đoạn 1999 – 2003 ..................................................................................... 37 2.1.1.1 Kết quả hoạt động tín dụng ........................................................................... 37 2.1.1.2 Đánh giá những tồn tại và nguyên nhân ....................................................... 38 2.1.2 Giai đoạn 2004 – 2009 ..................................................................................... 41 2.1.2.1 Công tác hoạch định chiến lược và quản trị điều hành của Ban lãnh đạo. ... 41 2.1.2.2 Kết quả hoạt động tín dụng ........................................................................... 43 2.2 Đánh giá Hệ thống quản lý rủi ro tại BIDV ........................................................ 47 2.2.1 Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV ...................................................... 47 2.2.1.1 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng .................................................................. 47 2.2.1.2 Xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV .............................................................. 49 2.2.2 Hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp ................................................................... 53 2.2.3 Hệ thống quản lý rủi ro thị trường ................................................................... 54 2.3 Kết quả công tác quản lý rủi ro tín dụng ............................................................. 55 2.3.1 Nợ xấu .............................................................................................................. 55 2.3.2 Thực trạng tài sản đảm bảo và quản lý tài sản đảm bảo .................................. 57 2.3.3 Công tác trích lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng ............................................ 58 2.3.4 Công tác xử lý nợ xấu ...................................................................................... 59 2.3.5 Công tác thu hồi nợ xấu ngoại bảng................................................................. 60 2.3.6 Công tác xây dựng hệ thống văn bản, chính sách tín dụng .............................. 61 2.3.7 Đánh giá công tác ứng dụng các công cụ quản lý trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ................................................................................................................. 63 2.4 Một số rủi ro sai phạm chủ yếu ........................................................................... 67 2.4.1 Sai sót, vi phạm quy trình nghiệp vụ ............................................................... 67
- 2.4.2 Một số rủi ro sai phạm điển hình ..................................................................... 68 2.5 Đánh giá công tác chấn chỉnh khắc phục xử lý sau thanh tra và các chế tài xử lý ...... 69 2.6 Những khó khăn sẽ đối diện khi thực hiện Basel II đối với BIDV ..................... 69 2.6.1 Nội dung Basel II quá phức tạp........................................................................ 70 2.6.2 Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn ................................................... 71 2.6.3 Yêu cầu về vốn của Basel II khá cao ............................................................... 71 2.6.4 Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel II ................................... 72 2.6.5 Điều kiện đáp ứng của Basel II khá cao ........................................................... 72 2.6.6 Điều kiện hạ tầng cơ sở dữ liệu chưa đáp ứng được ........................................ 73 2.6.7 Thiếu hụt nguồn nhân lực sẵn sàng .................................................................. 73 2.6.8 Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập đáng tin cậy ....................... 74 2.6.9 Hệ thống giám sát cảnh báo của cơ quan giám sát hạn chế ............................. 75 2.7 Đánh giá khả năng thỏa mãn yêu cầu các trụ cột Basel II của BIDV ................. 76 2.7.1 Bài toán nguồn vốn chủ sở hữu huy động đạt mức yêu cầu vốn tối thiểu (hệ số CAR) theo chuẩn mực Basel II ................................................................................. 76 2.7.2 Bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao .......................................................... 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 80 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG CÁC CHUẨN MỰC BASEL II VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TẠI BIDV .............................................................................. 82 3.1 Các nội dung đề xuất vận dụng Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng của BIDV................................................................................................................... 82 3.1.1 Lộ trình áp dụng ............................................................................................... 83 3.1.1.1 Cơ sở xây dựng lộ trình áp dụng ................................................................... 83 3.1.1.2 Lộ trình đề xuất ............................................................................................. 85 3.1.2 Một số nội dung vận dụng Basel II vào hệ thống quản lý rủi ro tại BIDV ...... 86 3.1.2.1 Xây dựng hệ thống đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn kiểm soát cho vay theo ngành hẹp (Phụ lục 1) ............................................................................................... 86 3.1.2.2 Sắp xếp, xây dựng sản phẩm kinh doanh theo 8 hạng mục chuẩn của Basel II (Phụ lục 2) ................................................................................................................. 86
- 3.1.2.3 Thực hiện phân loại dư nợ cho vay theo chuẩn mực Basel II ....................... 88 3.1.2.4 Thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ........................................................... 92 3.1.2.4.1 Thực hiện thông tư 13 của ngân hàng nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ........................................................................................................................... 92 3.1.2.4.2 Thực hiện chuẩn mực về tiêu chuẩn vốn Basel II vào quản lý rủi ro tại BIDV giai đoạn 2010 – 2013 .................................................................................... 92 3.1.2.5 Xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II ..... 101 3.1.2.6 Xây dựng Ban kiểm soát nội bộ IRB theo chuẩn mực Basel II .................. 103 3.1.2.7 Quản lý rủi ro tác nghiệp dựa trên phương pháp sử dụng các dịch vụ về bảo hiểm rủi ro tác nghiệp ............................................................................................. 104 3.2 Một số giải pháp hỗ trợ tiến trình thực hiện...................................................... 107 3.2.1 Nhóm giải pháp thực hiện tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong hoạt động ngân hàng theo thông tư 13 của NHNN........................................................................... 107 3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ thực hiện triển khai Basel II...................................... 108 3.2.2.1 Đầu tư và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin ........................................ 108 3.2.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.......................................................... 109 3.2.2.3 Cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực mới Basel II . 110 3.2.2.4 Cải tiến quy trình quản trị rủi ro ................................................................. 110 3.2.2.5 Tăng cường và hoàn thiện chức năng của một số Phòng ban, đảm bảo yêu cầu của hệ thống vận hành Basel II ......................................................................... 112 3.2.2.6 Đầu tư nguồn lực tài chính và cam kết thực hiện của người đứng đầu cho việc ứng dụng Basel II ............................................................................................ 112 3.2.2.7 Tiếp tục thực hiện minh bạch hóa thông tin, tuân thủ tính thị trường ........ 113 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 115 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 118 PHẦN KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Các tiêu chuẩn kiểm soát đối với cho vay theo ngành hẹp Phụ lục 2 : Các hạng mục kinh doanh Phụ lục 3 : Phương pháp tiếp cận Chuẩn hóa Giản lược Phụ lục 4 : Tài sản “Có” rủi ro (theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN Việt Nam)
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADC - Acquisition, development Mua lại, phát triển và xây dựng and construction AMA - Advanced measurement Tiếp cận theo phương pháp đo approaches lường hiện đại BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CF - Commodities finance Tài trợ theo hàng hoá CRM - Credit risk mitigation Giảm thiểu rủi ro DPRR Dự phòng rủi ro EAD - Exposure at default Rủi ro không trả được nợ (dư nợ tại thời điểm không trả nợ) EL - Expected loss Tổn thất dự liệu (dự kiến) HVCRE - High Volatility Bất động sản thương mại có tỷ lệ commercial real estate biến động cao IPRE - Income Producing real Bất động sản sinh lợi estate IRB - approach Internal ratings- Tiếp cận dựa vào đánh giá nội bộ based approach LGD - Loss given default Tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trả được nợ M - Effective maturity Kỳ hạn hiệu lực MDB - Multilateral development Ngân hàng phát triển đa phương bank NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại OF - Object finance Tài trợ theo đối tượng PD - Probability of default Xác suất không trả được nợ PF - Project finance Tài trợ dự án PSE - Public sector entity Chủ thể công / cơ quan công quyền RRTN Rủi ro tác nghiệp RBA - Ratings Based approach Tiếp cận dựa vào các đánh giá
- RUF Revolving underwriting Hợp đồng bảo lãnh xoay vòng facility SL Specialised lending Cho vay theo ngành hẹp/cho vay cá biệt SME - Small and medium-sized Doanh nghiệp vừa và nhỏ enterprise SPE S- pecial purpose entity Các chủ thể có mục đích hoạt động đặc biệt QLRR Quản lý rủi ro UL Unexpected loss Tổn thất không dự liệu (ngoài dự kiến) DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 : Nội dung cấu trúc khung sửa đổi Basel II Biểu đồ 1.2 : Phạm vi áp dụng của Basel II Biểu đồ 1.3 : Tóm lược trụ cột 1 của Basel II – Các phương pháp xác định rủi ro Biều đồ 2.5 : Sơ đồ tổ chức BIDV Biểu đồ 2.6 : Mô hình tổ chức tại Hội sở chính của BIDV Biểu đồ 2.7 : Mô hình Quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Biểu đồ 2.8 : Quy trình thẩm định rủi ro tại BIDV
- DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH Phương trình 1.1 Tài sản có trọng số rủi ro Phương trình 1.2 Vốn tối thiểu yêu cầu Phương trình 1.3 Tỷ lệ vốn yêu cầu Phương trình 1.4 Tài sản điều chỉnh rủi ro tác nghiệp theo phương pháp chỉ số cơ bản BIA Phương trình 1.5 Tài sản điều chỉnh rủi ro tác nghiệp theo phương pháp chuẩn hóa TSA Phương trình 1.6 Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ Phương trình 3.7 Mô hình toán theo thông tư 13 về tỷ lệ an toàn vốn đề xuất áp dụng tại BIDV Phương trình 3.8 Mô hình toán theo Basel II đề xuất nâng cấp áp dụng tại BIDV Phương trình 3.9 Xác định LGD Phương trình 3.10 Xác định EAD đối với tín dụng hạn mức Phương trình 3.11 Xác định kỳ hạn hiệu lực M Phương trình 3.12 Xác định tài sản có trọng số rủi ro tín dụng đối với các khoản tín dụng công ty, tổ chức công và ngân hàng Phương trình 3.13 Xác định giá trị tài sản theo rủi ro bán lẻ Phương trình 3.14 Xác định giá trị tài sản được điều chỉnh theo rủi ro tín dụng đầu tư vào vốn chủ sở hữu Phương trình 3.15 Xác định vốn yêu cầu đối với rủi ro tác nghiệp
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Hệ số β trong phương pháp tiêu chuẩn hóa đối với rủi ro tác nghiệp Bảng 1.2 Hệ số Tài sản “Có” rủi ro Bảng 1.3 Hệ số chuyển đổi cam kết ngoại bảng Bảng 1.4 Kết quả khảo sát lần thứ 5 (QIS5) của Ủy ban Basel về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong đánh giá rủi ro tín dụng Bảng 1.5 Kết quả khảo sát lần thứ 5 của Ủy ban Basel về việc ứng dụng các phương pháp Basel II trong đánh giá rủi ro tác nghiệp các nước G10 Bảng 1.6 Khảo sát về việc ứng dụng Basel II ở các nước phải là thành viên của Hội đồng Basel Bảng 1.7 Thực tiễn áp dụng Basel II tại một số nước Châu Á Bảng 1.8 So sánh cơ bản giữa Basel II và Quy định của nhà nước về an toàn vốn tối thiểu Bảng 2.9 Kết quả hoạt động tín dụng BIDV 1999 – 2003 Bảng 2.10 Kết quả hoạt động tín dụng BIDV 2004 – 2008 Bảng 2.11 Tốc độ tăng trưởng và thị phần của BIDV Bảng 2.12 Kết quả kinh doanh BIDV 2004 – 2008 Bảng 2.13 Phân loại xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng nội bộ của BIDV Bảng 2.14 Mô tả xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV Bảng 2.15 Phân loại nhóm nợ theo điều 7 Quyết định 493 của BIDV Bảng 2.16 Nợ xấu 2004 – 2008 của BIDV Bảng 2.17 Thực trạng tài bảo đảm tại BIDV đến 31/12/2008 Bảng 2.18 Trích lập dự phòng rủi ro BIDV Bảng 2.19 Xử lý rủi ro tại BIDV giai đoạn 2004 – 2008
- Bảng 2.20 Vốn tự có của BIDV năm 2010 Bảng 3.20 Lộ trình áp dụng Basel II tại BIDV Bảng 3.21 Trọng số rủi ro đố với các khoản tín dụng theo ngành hẹp SL Bảng 3.22 Phân loại xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khoản tín dụng theo các ngành hẹp SL Bảng 3.23 Trọng số rủi ro đố với các khoản tín dụng theo ngành hẹp SL áp dụng riêng cho HVCRE Bảng 3.24 Danh mục loại hình bảo hiểm đề xuất phòng ngừa RRTN
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu Khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ đã tàn phá nặng nề hệ thống tài chính ở Mỹ, Sức tàn phá của cuộc khủng hoảng này đã làm sụp đổ hàng loạt tổ chức tài chính hàng đầu ở Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới này đã phải chịu mất 92 ngân hàng hoàn toàn bị phá sản, 34 ngân hàng bị mua lại (tính đến 24/7/2009). Dưới tác động dây chuyền của hệ thống tài chính, cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã nhanh chóng được xuất khẩu ra khỏi biên giới nước Mỹ và liên tiếp lan truyền ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế hùng mạnh từ Châu Âu đến Châu Á như Đức, Anh, Pháp, Nhật, Singapore v.v... Khủng hoảng xuất phát từ hệ thống tài chính và cũng tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính trên toàn thế giới, đẩy nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, tình trạng khát tín dụng, sụp đổ nhanh giá chứng khoán và mất giá tiền tệ xảy ra tràn lan trên thị trường các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới. Một lần nữa đã cho thấy hệ thống tài chính toàn cầu còn quá nhiều điểm yếu cơ bản trong công tác quản lý rủi ro và ngăn ngừa rủi ro hệ thống trên phạm vi rộng, đa quốc gia. Nhằm giải quyết những điểm yếu cơ bản của hệ thống tài chính ngân hàng toàn cầu đã bộc lộ trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, Ủy ban Basel đã nhóm họp vào cuối năm 2008 công bố Chiến lược toàn diện nhằm đối phó với khủng hoảng, trong đó nhấn mạnh việc giám sát và quản lý rủi ro của các ngân hàng, nội dung chính của Chiến lược này là tăng cường năng lực quản trị rủi ro theo các nguyên tắc của Basel II (đặc biệt là những rủi ro gắn với tài sản ngoại bảng và các danh mục đầu tư) đối với hệ thống các ngân hàng, các định chế trung gian tài chính, nhất là đối với các ngân hàng hoạt động kinh doanh rộng rãi trên toàn cầu. Trong những năm qua, trước yêu cầu phát triển kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã có những cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa khu vực dịch vụ tài chính ngân hàng. Do đó, việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng là hết sức cấp thiết, đặc biệt là qua bài học kinh nghiệm từ đợt khủng hoảng tài chính thế giới
- 2 năm 2008 vừa qua, mặc dù hệ thống tài chính Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều vì chưa hội nhập sâu rộng và hoàn toàn với hệ thống tài chính thế giới, trình độ phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam chưa tinh vi, chưa theo kịp trình độ phát triển của thế giới, vì vậy mức độ liên thông nối kết của hệ thống tài chính Việt Nam chưa mật thiết với hệ thống tài chính thế giới, nên Việt Nam đã tránh được các tác động thiệt hại của làn sóng khủng hoảng tài chính vừa qua. Vì vậy, việc vận dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam là rất cần thiết phải thực hiện, nhằm nâng cao năng lực hoạt động cũng như khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời khủng hoảng tài chính nếu có xảy ra trong tương lai. Dự kiến đến sau năm 2010 Việt Nam mới áp dụng Basel 2, nhưng Basel 2 đã có những ảnh hưởng lớn đối với hệ thống NHTM tại Việt Nam, nhất là đứng trước các yêu cầu quy định của nhà nước Việt Nam về quản lý rủi ro và an toàn trong hoạt động các tổ chức tài chính ngân hàng. Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng ngày càng có nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng phong phú, mới, phức tạp và đa dạng hơn, thì việc áp dụng Basel 2 là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM muốn hoạt động an toàn và bền vững. Mặc dù việc tiếp cận chuẩn mực của Ủy ban Basel đặt ra đòi hỏi rất cao về kỹ thuật và điều kiện áp dụng, tuy nhiên thực hiện được các chuẩn mực và thông lệ quốc tế đó sẽ giúp cho năng lực quản lý của ngân hàng được nâng lên, giảm thiểu rủi ro và đặc biệt là tạo lập được thương hiệu mạnh đối với ngân hàng đó. Chuẩn mực mà Ủy ban Basel đưa ra cũng không bắt buột và đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng có thể tự xác định thực trạng rủi ro hoạt động của mình theo từng lĩnh vực kinh doanh, từ đó xác định nhu cầu và điều kiện trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể để định hướng áp dụng phù hợp với hoạt động của ngân hàng đó, từ thấp đến cao, từng bước áp dụng đầy đủ các chuẩn mực Basel II. 2. Cơ sở hình thành đề tài Để giám sát vĩ mô hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng và của cả hệ thống tài chính nói chung, NHNN Việt Nam đã ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng của
- 3 các tổ chức tín dụng” (Quyết định 493), trong đó có quy định tại điều 7 về việc phân loại nợ theo hệ thống xếp loại đánh giá nội bộ, bước đầu khái niệm về xếp hạng tín dụng, phân loại nợ khách hàng đã được nhận thức một cách sâu rộng trong hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Và gần đây nhất là Thông tư số 13/2010/TT- NHNN ngày 20/5/2010 do NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, thông tư này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 01/10/2010. Thông qua thông tư này, Quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động các tổ chức tín dụng của Việt Nam ngày càng thể hiện tiến sát hơn với tiêu chuẩn chuẩn mực khuông khổ chung của thế giới (Basel I). Với sự phát triển của thị trường vốn và yêu cầu của hội nhập quốc tế, nguồn thông tin về các ngân hàng ngày càng công khai và minh bạch. Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường tài chính, các ngân hàng phải tăng vốn hoạt động để tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt động. Khi đó, với mức vốn lớn phải quản lý, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải quan tâm đặc biệt đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, càng mở rộng qui mô và loại hình dịch vụ thì ngân hàng càng phải chủ động trong việc đối mặt với rủi ro hoạt động. Trong khi đó, hoạt động ngân hàng tại Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại, hệ thống quản trị điều hành và quản trị kinh doanh của các NHTM còn nhiều yếu kém, các ngân hàng còn cần phải thường xuyên đánh giá thực trạng tình hình tài chính để kịp thời có biện pháp điều chỉnh và can thiệp cần thiết, qua đó có thể ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Để có thể phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả, cần thiết phải vận dụng thực hiện các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, phòng ngừa rủi ro một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời, các quy định pháp quy của nhà nước về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực thi hành vào ngày 01/10/2010 (theo thông tư 13), đây là điều kiện bắt buột các NHTM phải thi hành, đồng thời đây cũng là cơ sở tiền đề để cho các NHTM bước đầu vận dụng hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, vì việc áp dụng thông tư 13 của NHNN sẽ rất gần với chuẩn mực của Basel I - phiên bản đầu tiên quy định hệ thống quản lý
- 4 rủi ro hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Xuất phát từ bối cảnh và điều kiện yêu cầu nêu trên, đề tài “Ứng dụng Basel II trong quản lý rủi ro ngân hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)” là cơ sở lý luận nền tảng cần thiết để giúp BIDV triển khai thực hiện các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro ngân hàng. Bên cạnh đó, BIDV là ngân hàng đầu tiên tiên phong trong việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước, đây là cơ sở nền tảng, điều kiện tiền đề cho đề tài nghiên cứu có thể đi vào thực tế thực hiện nhu cầu nâng cao năng lực quản lý rủi ro ngân hàng của BIDV theo chuẩn mực quốc tế Basel II. 3. Mục tiêu nghiên cứu • Nghiên cứu chuẩn mực quốc tế về đo lường và tiêu chuẩn vốn Basel II, kinh nghiệm ứng dụng Basel II của các quốc gia trên thế giới. • Phân tích, đánh giá hệ thống quản lý rủi ro của BIDV, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, từ đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân phát sinh rủi ro, đánh giá hệ thống khắc phục rủi ro và phòng ngừa rủi ro của BIDV. • Nghiên cứu những khía cạnh Basel II phù hợp với thực trạng và trình độ quản lý hiện tại của BIDV, phân tích những thuận lợi và khăn khi BIDV triển khai thực hiện ứng dụng Basel II vào hệ thống quản lý vận hành hoạt động của mình. Xây dựng định hướng, lộ trình và giải pháp thực hiện ứng dụng Basel II vào hệ thống quản lý rủi ro của BIDV trong thời điểm hiện nay. • Vận dụng các mô hình Basel II, mô hình yêu cầu tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu theo thông tư 13 của NHNN, tính toán nhu cầu vốn tối thiểu của BIDV trong hoạt động. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Chuẩn mực quốc tế về đo lường và tiêu chuẩn vốn Basel II, Hệ thống quản lý rủi ro tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- 5 Phạm vị nghiên cứu Hệ thống quản lý rủi ro tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và thị trường tài chính tại Việt Nam, trên cơ sở phạm vi áp dụng của bộ chuẩn mực về đo lường và tiêu chuẩn vốn của Ủy ban Basel ban hành năm 2006. Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu của đề tài, đề tài chỉ giới hạn thực hiện nghiên cứu chuẩn mực liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn (trụ cột 1) và nội dung áp dụng các chuẩn mực đó đối với BIDV, đồng thời chỉ đi sâu nghiên cứu các nội dung ứng dụng về quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp. Riêng đối với chuẩn mực về quy trình giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng (trụ cột 2), chuẩn mực về quy tắc thị trường (trụ cột 3) và phương thức thực hiện, đề tài chỉ tạm dừng lại ở nêu nội dung chính, xin để lại cho các đề tài nghiên cứu chuyên hơn sau này. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết (Basel II, 2006), nghiên cứu bàn giấy kết hợp với phương pháp nghiên cứu nhóm chuyên gia. Nghiên cứu phân tích so sánh, đánh giá thực trạng và nghiên cứu tình huống ứng dụng đối với đối tượng nghiên cứu và xung quanh môi trường của đối tượng nghiên cứu. Hỗ trợ cho nghiên cứu là hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp được sử dụng có chọn lọc, sau khi đã được kiểm nghiệm đánh giá các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu và ứng dụng tại trường Đại học kinh tế TP. HCM và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Nguồn dữ liệu được chọn lọc thu thập chủ yếu tập trung tại BIDV và Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tại các báo cáo thường niên của BIDV và của NHNN Việt Nam, các tạp chí chuyên ngành uy tín như Tạp chí tài chính, Tạp chí ngân hàng, Tạp chí thị trường tiền tệ, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời báo kinh tế Việt Nam, đặc biệt là chuyên san Tạp chí Phát triển Kinh tế của trường Đại học Kinh tế TP. HCM, một số website của cơ quan nhà nước, chính quyền thành phố cũng được sử dụng là nguồn dữ liệu thứ cấp để đối chiếu so sánh với đữ liệu chính thức đưa vào đề tài. 6. Các nghiên cứu có liên quan trước đó “Ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam”, Chu Thị Hương Giang, 2009
- 6 “Ứng dụng hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Nguyễn Thị Thùy Linh, 2006 “Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại”, Trần Đình Định, NXB Tư pháp - Hà Nội, 2007. 7. Kết quả nghiên cứu của đề tài Trong phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của mình, đề tài dự kiến sẽ mang lại kết quả nghiên cứu như sau • Nghiên cứu phân tích các nội dung chuẩn mực quốc tế về đo lường và tiêu chuẩn vốn Basel II; • Phân tích các nội dung quy định của nhà nước Việt Nam về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động ngân hàng (thông tư 13); • Phân tích đánh giá thực trạng, những tồn tại và nguyên nhân của hệ thống quản lý rủi ro ngân hàng tại BIDV; • Nghiên cứu đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng Basel II đối với thực tiễn tình hình quản trị rủi ro ngân hàng tại BIDV, lộ trình áp dụng Basel II đối với BIDV; • Vận dụng các mô hình Basel II, mô hình xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do nhà nước Việt Nam quy định tính toán nhu cầu vốn tối thiểu trong hoạt động ngân hàng của BIDV.
- 7 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ BASEL II TRONG QUẢN LÝ RỦI RO 1.1 Giới thiệu chung lịch sử hình thành và phát triển Ủy ban Basel và Hiệp ước vốn Basel Ủy ban Basel được thành lập vào năm 1974 bởi thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm 10 nước (G10). Hiện nay, các thành viên của Ủy ban này gồm các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxemembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Các quốc gia được đại diện bởi ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của từng nước. Ủy ban được nhóm họp một năm 4 lần. Ủy ban có 25 nhóm kỹ thuật và một số bộ phận khác nhóm họp thường xuyên để thực hiện các nội dung công việc của Ủy ban. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel. Hội đồng thư ký gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Ủy ban không có tính pháp lý hay yêu cầu tuân thủ về việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban chỉ xây dựng, công bố những tiêu chuẩn và hướng dẫn giám sát hoạt động ngân hàng, đồng thời công bố các báo cáo thực tiễn hoạt động ngân hàng với kỳ vọng hướng các tổ chức ngân hàng áp dụng một cách phù hợp nhất với hệ thống quốc gia tại nước sở tại ngân hàng đó. Theo đó, Ủy ban khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn chung và không can thiệp kỹ thuật giám sát của các nước thành viên Ủy ban. Ủy ban báo cáo cho thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn của Ủy ban đưa ra bao quát các vấn đề tài chính. Một trong những mục tiêu quan trọng của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế với nguyên lý: (1) không ngân hàng nào được thành lập mà không
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 825 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 397 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 340 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 183 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn