Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tổng quát cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch cho Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam dựa trên nền tảng phát triển của công nghệ xác thực, góp phần đảm bảo an toàn trong giao dịch ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG PHẠM THẾ BẢO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XÁC THỰC TRONG GIAO DỊCH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG PHẠM THẾ BẢO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XÁC THỰC TRONG GIAO DỊCH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Công cụ và Thị trường tài chính) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM TỐ NGA TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. TP. HCM, ngày 20 tháng 09 năm 2019 Tác giả Đặng Phạm Thế Bảo
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát. ................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. ...................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .............................................................. 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................ 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... 3 1.6 Ý nghĩa của đề tài. ...................................................................................... 3 1.7 Kết cấu của luận văn. ................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XÁC THỰC TRONG GIAO DỊCH TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .... 5 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. .................... 5 2.1.1 Thành lập. ............................................................................................... 5 2.1.2 Địa bàn hoạt động. .................................................................................. 5 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh. .......................................................................... 6
- 2.1.4 Mô hình tổ chức. ..................................................................................... 6 2.1.5 Nhân sự. .................................................................................................. 8 2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh. ............................................................. 8 2.2 Vấn đề ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Eximbank. .......... 8 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 15 3.1 Tổng quan về hoạt động ngân hàng. ......................................................... 15 3.1.1 Hoạt động ngân hàng. ........................................................................... 15 3.1.2 Rủi ro trong hoạt động ngân hàng. ......................................................... 16 3.1.3 Sự an toàn trong giao dịch ngân hàng. ................................................... 17 3.2 Xác thực và các công nghệ xác thực. .......................................................... 18 3.2.1 Xác thực................................................................................................ 18 3.2.2 Công nghệ xác thực. .............................................................................. 19 3.2.2.1 Phương pháp xác thực trực quan. .......................................................... 19 3.2.2.2 Phương pháp xác thực điện tử. ................................................................ 20 3.2.2.3 Công nghệ xác thực sinh trắc học .......................................................... 23 3.3 Lược khảo một số nghiên cứu liên quan ................................................... 32 3.4 Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 32 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ XÁC THỰC TRONG GIAO DỊCH TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM. . 37 4.1 Các phương pháp xác thực được triển khai tại Eximbank. ........................ 37 4.1.1 Dịch vụ ngân hàng tại quầy. .................................................................. 37 4.1.2 Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking). ................................................ 38 4.1.3 Dịch vụ thanh toán thẻ. ......................................................................... 40 4.2 Tình hình ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Eximbank. .... 43 4.2.1 Công nghệ xác thực bằng chữ ký tay. .................................................... 43 4.2.2 Công nghệ xác thực giao dịch E-Banking. ............................................. 43 4.2.3 Công nghệ xác thực dấu vân tay. ........................................................... 48 4.3 Đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ xác thực giao dịch tại Eximbank. .......................................................................................................... 51
- 4.3.1 Thành công ........................................................................................... 51 4.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. ...................................................................... 51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP .......................... 55 5.1 Kết luận. ................................................................................................... 55 5.2 Khuyến nghị giải pháp.............................................................................. 56 5.2.1 Khuyến nghị Eximbank ........................................................................ 56 5.2.1.1 Đẩy mạnh công tác tư vấn, tiếp thị khách hàng...................................... 57 5.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin. ............................................. 58 5.2.1.3 Xây dựng, củng cố nguồn nhân lực. ...................................................... 59 5.2.1.4 Hoàn thiện quy trình, quy chế. .............................................................. 60 5.2.1.5 Đẩy mạnh công tác truyền thông khách hàng. ....................................... 61 5.2.2 Khuyến nghị cơ quan nhà nước.............................................................. 61 5.3 Hạn chế của đề tài. ................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATM : Máy rút tiền tự động. CMND : Chứng minh nhân dân. CP : Cổ phần. Eximbank : Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. KH : Khách hàng. NHTM : Ngân hàng thương mại. NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần. NHNN : Ngân hàng nhà nước. OTP : Mật khẩu dùng một lần. PIN : Mã số nhận dạng cá nhân. TCTD : Tổ chức tín dụng. TMCP : Thương mại cổ phần. VN : Việt Nam
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Tên bảng biểu Trang Bảng 3.1 Tóm lược Công nghệ sinh trắc học ứng dụng trong ngân hàng 30 Bảng 4.1 Tóm tắt các hình thức xác thực tại Eximbank 42 Bảng 4.2 Số lượng KH đăng ký E-Banking theo loại hình xác thực 46 Bảng 4.3 Hạn mức giao dịch trên E-Banking 47 Bảng 4.4 Biểu phí áp dụng dịch vụ Chứng thư số Viettel-CA 48 Bảng 4.5 Số lượng KH đăng ký dịch vụ xác thực dấu vân tay 49 Bảng 4.6 Số lượng KH đăng ký dịch vụ dấu vân tay theo hình thức 50
- DANH MỤC HÌNH Số hình Tên hình Trang Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank 7 Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản Eximbank giai đoạn 2011-2018 11 Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận trước thuế Eximbank giai đoạn 2011-2018 11 Biểu đồ 2.3 Tổng Huy động vốn Eximbank giai đoạn 2011-2018 11 Biểu đồ 2.4 Tổng Dư nợ cho vay Eximbank giai đoạn 2011-2018 11 Hình 3.1 Một số thể loại sinh trắc học 24 Hình 3.2 Sơ đồ hoạt động của hệ thống sinh trắc học 25 Hình 4.1 Lưu đồ xử lý giao dịch trên E-Banking 44
- TÓM TẮT Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các hoạt động tài chính toàn cầu ngày càng được số hóa, các ngân hàng thương mại không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng phải đối mặt với những thách thức từ tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là vấn đề gian lận danh tính. Vì thế, việc xác thực chính xác giao dịch của khách hàng trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng mà ngân hàng cần quan tâm. Điều này không những hạn chế rủi ro cho ngân hàng, bảo toàn tài sản khách hàng, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, trên cơ sở tổng hợp và phân tích lý thuyết từ các bài nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành, sách báo… tác giả thống kê lại các công nghệ xác thực được ứng dụng trong các giao dịch ngân hàng hiện nay, nhận thấy việc ứng dụng công nghệ xác thực đa yếu tố ( tối thiểu là 2 yếu tố) sẽ giúp hoạt động giao dịch ngân hàng được an toàn hơn. Thêm vào đó, với việc mô tả thực trạng ứng dụng công nghệ xác thực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã giúp tác giả nhận thấy xu hướng công nghệ xác thực mà khách hàng sử dụng cho giao dịch của mình. Dựa trên phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, tác giả đề xuất những giải pháp ứng dụng công nghệ xác thực giao dịch trong thời gian tới. Từ khóa: công nghệ xác thực, bảo mật ngân hàng, sinh trắc học
- ABSTRACT Today, with the boom of technology, the financial operations globally increasingly digitized, the commercial banks are constantly diversifying products and services based on modern technology, improving competitiveness. However, besides that, the banking system also faced challenges from high-tech crime, particularly identity fraud issues. Therefore, the authentication accuracy of customer transactions become particularly important issues that banks need attention. This not only limiting the risk to the bank, clients preserve their wealth, but also contribute to the sustainable development of the banking system. Using document research method, based on the synthesis and analysis of research articles, professional documents, books ... the author statistics the authentication technologies are applied in the banking sector, and founds that the application of multi-factors authentication technology (at least 2 factors) will help the banking activity is safer. Morever, describing reality application of authentication technology at Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank (Eximbank), the author founds that the trend in authentication technology using which customers used for their banking transactions. Based on analytical method and summed up the experience, the author proposed to Eximbank with the technology application solutions to authenticate banking transactions in the future. Key words: authentication technology, bank security, biometrics
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Trong chương này, tác giả trình bày chi tiết lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa của đề tài cũng như là kết cấu của luận văn. Theo đó, nội dung chương 1 được chia làm 7 phần được đánh số từ 1.1 đến 1.7, tương ứng với từng nội dung đã được nêu trên. 1.1 Lý do chọn đề tài. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các hoạt động tài chính toàn cầu ngày càng được số hóa, các ngân hàng thương mại không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng phải đối mặt với những thách thức từ tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là vấn đề gian lận danh tính. Theo nghiên cứu về nạn gian lận danh tính hàng năm của Javelin Strategy & Research, công ty tư vấn - nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Mỹ, năm 2018, số nạn nhân của tội phạm gian lận danh tính tại Mỹ là 14,4 triệu nạn nhân, trong đó bằng cách sử dụng tên nạn nhân để mở tài khoản mới giao dịch, bọn tội phạm đã gây ra thiệt hại 3,4 tỷ USD, tăng 0,4 tỷ USD so với năm 2017 (Javelinstrategy, 2019). Mặc dù báo cáo đánh giá lấy trọng tâm là thị trường Mỹ, nhưng với sự hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng như hiện nay thì Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những luồng gian lận điện tử đang có xu hướng chảy vào những nơi có công nghệ thấp hơn. Thực tế đã chứng minh, năm 2018, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên mức kỷ lục 14.900 tỷ đồng, tương đương 642 triệu USD, nhiều hơn 21% so với mức thiệt hại của năm 2017 (Bkav, 2018). Chính vì thế, việc đầu tư vào giải pháp công nghệ phòng ngừa gian lận là cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số hóa hiện nay.
- 2 Là một ngân hàng lớn tại Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) luôn chú trọng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Eximbank không ngừng ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, đặt tiêu chí an toàn, bảo mật lên hàng đầu để tạo niềm tin cho khách hàng và tạo nền tảng khi cạnh tranh hội nhập. Vậy hiện tại Eximbank đã ứng dụng những công nghệ xác thực nào cho các giao dịch với khách hàng và những công nghệ xác thực này có đủ sức giúp Eximbank đương đầu trước những thách thức của tình hình tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng như hiện nay? Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình. Việc tìm hiểu về những tiến bộ công nghệ xác thực sẽ rất cần thiết, để từ đó, Eximbank có thể đánh giá lại chiến lược xác thực trên nền tảng công nghệ hiện đại, hướng đến một chiến lược xác thực trong tương lai, nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên nền tảng bảo mật thông tin giao dịch ngân hàng là mục tiêu chính mà tác giả hướng đến khi thực hiện luận văn này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 1.2.1 Mục tiêu tổng quát. Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tổng quát cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch cho Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam dựa trên nền tảng phát triển của công nghệ xác thực, góp phần đảm bảo an toàn trong giao dịch ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm: Đánh giá thực trạng các công nghệ xác thực đang được Eximbank triển khai áp dụng. Đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Eximbank trong thời gian tới.
- 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu. Để thực hiện được những mục tiêu cụ thể trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Hiện nay, các giao dịch ngân hàng đang được xác thực bằng những hình thức xác thực nào? Thực trạng ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Eximbank như thế nào? Eximbank cần những giải pháp gì cho việc ứng dụng công nghệ xác thực giao dịch trong thời gian tới? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu. Đề tài chọn công nghệ xác thực trong giao dịch ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu của mình. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung phân tích tình hình ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Eximbank, giai đoạn 2011-2018. (2011 là thời Eximbank bắt đầu triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử Internet Banking và Mobile Banking). 1.5 Phương pháp nghiên cứu. Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh các thông tin thứ cấp được thu thập từ nguồn nội bộ của Eximbank, tài liệu chuyên ngành, sách báo, Internet…. để làm cơ sở lý luận và phân tích thực trạng của việc ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Eximbank. 1.6 Ý nghĩa của đề tài. Đề tài thống kê lại các công nghệ xác thực đang đươc sử dụng trong các giao dịch tài chính ngân hàng, đồng thời đề tài có thể giúp Eximbank có một cái nhìn tổng quan thực trạng công nghệ xác thực giao dịch, theo đó Eximbank có thể hướng đến một chiến lược ứng dụng công nghệ xác thực mới trong tương lai, nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên nền tảng bảo mật thông tin giao dịch ngân hàng.
- 4 1.7 Kết cấu của luận văn. Nội dung của đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Vấn đề ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng sử dụng công nghệ xác thực trong giao dịch Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị giải pháp. Tóm tắt chương 1: Nội dung của chương 1 chủ yếu là giới thiệu về đề tài mà tác giả đã chọn để thực hiện luận văn thạc sỹ của mình. Lý do chọn đề tài đã được tác giả trình bày chi tiết nhằm giúp người đọc hiểu hơn yêu cầu cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Thông qua các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài đã được trình bày, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được mục tiêu chính của đề tài hướng đến cũng như biết được những viêc mà tác giả phải làm để đạt được mục tiêu trên, qua đó hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện đề tài. Sau cùng, người đọc dễ dàng hình dung được những nội dung trọng tâm mà luận văn sẽ trình bày trong phần kết cấu của luận văn.
- 5 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XÁC THỰC TRONG GIAO DỊCH TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Chương 2 tập trung trình bày về vấn đề nghiên cứu của đề tài, đó là vấn đề ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Nội dung của chương 2 bao gồm 2 phần: Phần 1-Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam; Phần 2-Vấn đề ứng dụng công nghệ xác thực trong giao dịch tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 2.1.1 Thành lập. Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ( tiền thân của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam) được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đến ngày 17/01/1990, Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động. Tháng 04/1992, Ngân hàng được Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng, hoạt động trong thời gian là 50 năm và đổi tên thành Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (viết tắt là “Eximbank”). Eximbank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. 2.1.2 Địa bàn hoạt động. Hiện nay, Eximbank hoạt động với một (1) Trụ sở chính ( Hội sở chính) đặt tại tầng 8, Văn phòng số L8-01-11+16, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam; một (1) Văn phòng Đại diện đặt tại Hà Nội và 207 điểm giao dịch (bao gồm 44 Chi nhánh, 163 Phòng giao dịch) tại 22 tỉnh thành trên cả nước. Đồng thời, Eximbank cũng thiết lập quan hệ đại lý với hơn 800 ngân hàng/chi nhánh ngân hàng tại gần 75 quốc gia trên toàn thế giới.
- 6 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh. Trong hệ thống các NHTM Việt Nam, Eximbank là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được xếp vào loại phong phú với gần 200 sản phẩm chính phục vụ cho cả khách hàng tổ chức và cá nhân. Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng bao gồm: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn đa dạng với các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi; Cấp tín dụng cho khách hàng theo hình thức cho vay ngắn, trung và dài hạn, chiết khấu chứng từ có giá; Kinh doanh ngoại hối; Thanh toán quốc tế; Đầu tư vốn; Dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ (Nội địa & quốc tế thương hiệu Visa, MasterCard, JCB); Dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác như: chuyển tiền du học sinh, tư vấn tài chính, kinh doanh mua bán vàng miếng…. 2.1.4 Mô hình tổ chức. Năm 2018, để có thể hiện thực hóa được các sứ mệnh của ngân hàng trong việc cung cấp giải pháp và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, Ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi mô hình cơ cấu tổ chức của Hội sở thành 8 Khối với vai trò, trách nhiệm rõ ràng, nâng cao được vai trò phát triển chiến lược và dẫn dắt các hoạt động của Đơn vị kinh doanh: Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Khối Khách hàng Cá nhân, Khối Kinh doanh tiền tệ, Khối Quản lý rủi ro, Khối Công nghệ thông tin & Vận hành, Khối Hỗ trợ, Khối Kế hoạch và tài chính, Khối Nguồn nhân lực và các đơn vị chuyên môn độc lập khác. Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Eximbank được thể hiện qua mô hình sau:
- 7 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT Ban Kiểm Toán Nội Bộ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG HĐQT CÁC HỘI ĐỒNG ỦY BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC HỘI ĐỒNG ỦY BAN CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Kế Toán Trưởng Giám Đốc Tài Chính Trung tâm tín dụng Khối Công Khối Nguồn Khối Kế hoạch Khối Khối Khách hàng Khối Khách hàng Khối Kinh doanh Phòng Liên minh nghệ thông tin Khối Hỗ trợ nhân lực và tài chính Quản lý rủi ro doanh nghiệp cá nhân tiền tệ Phòng Pháp chế và tuân thủ và vận hành Văn phòng đại diện tại Hà Nội Khu vực Văn phòng khu vực Chi nhánh, Phòng giao dịch Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank
- 8 2.1.5 Nhân sự. Tính đến ngày 31/12/2018, Eximbank có tổng số nhân sự là 6.136 người. Trong đó, cán bộ nhân viên nữ chiếm 56%. Cán bộ quản lý từ cấp Phó phòng trở lên chiếm 16%. Đội ngũ nhân sự của Eximbank có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao ( 80% có trình độ Đại học trở lên) và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ( 57% nhân sự có kinh nghiệm làm việc tại Eximbank từ 05 năm trở lên). 2.1.6 . Tình hình hoạt động kinh doanh. Eximbank là thương hiệu của một ngân hàng được biết đến từ lâu, với thị phần đáng kể trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, huy động và cho vay, đồng thời cũng nổi danh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng. Giai đoạn 2011 – 2012 có thể được xem là giai đoạn hoàng kim của sự phát triển của Eximbank, kể từ khi đi vào hoạt động chính thức năm 1990. Với tổng tài sản ngân hàng đạt 183.567 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 4.056 tỷ đồng trong năm 2011 đã giúp Eximbank vào danh sách top 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam, cùng với ACB, Sacombank trở thành bộ ba quyền lực tại thị trường ngân hàng phía Nam. Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển rực rỡ, từ năm 2012, kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank bắt đầu lao dốc. Từ vị trị hàng đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, Eximbank liên tiếp thất bại trong nhiều kế hoạch đề ra trong hai năm liên tiếp 2013 và 2014. Mặc dù thu nhập lãi thuần ngân hàng đạt trên 2.710 tỷ đồng, thế nhưng chi phí hoạt động cũng như các khoản trích lập dự phòng quá cao đã kéo lãi ròng sau thuế ngân hàng xuống rất thấp, chỉ còn 56 tỷ đồng trong năm 2014. Năm 2015, tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank lại càng khó khăn hơn, tổng tài sản của ngân hàng sụt giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 124.850 tỷ đồng. Các khoản tiền gửi cũng như khoản vay của các TCTD khác đã giảm sút từ 41.043 tỷ đồng năm 2014 xuống còn 7.933 tỷ đồng. Eximbank cũng phải thu hồi lại các khoản tiền gửi cũng như cho vay tại các TCTD khác, khiến chỉ tiêu trong tổng tài sản này đã giảm từ 39.463 tỷ năm 2014, xuống 7.833 tỷ năm
- 9 2015. Nếu so với năm 2014, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh có sự tăng cao, đạt 3.398 tỷ trong năm 2015, thế nhưng một lần nữa, chi phí hoạt động cũng như các khoản trích lập dự phòng đã làm cho lợi nhuận trước thuế 61 tỷ đồng. Ngoài ra, theo kết luận ngày 19/10/2015 của thanh tra Ngân hàng Nhà nước , Eximbank phải điều chỉnh hồi tố phần lãi ảo đã ghi nhận vào các khoản lợi nhuận với số tiền 1.117 tỷ đồng liên quan đến việc mua bán chuyển nhượng bất động sản với Công ty CP Bất động sản Exim (Eximland), theo đó lợi nhuận chưa phân phối của Eximbank tại thời điểm 31/12/2014 bị điều chỉnh từ mức 114 tỷ đồng xuống còn âm 834,6 tỷ đồng và lợi nhuận chưa phân phối tại 31/12/2015 là âm 817,5 tỷ đồng. Và cũng chính vì thế, cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 8/4/2016. Năm 2016, tình hình kinh doanh Eximbank có phần khởi sắc, so với năm 2015, tổng tài sản tăng 3,2%, đạt 128.802 tỷ đồng; nguồn vốn huy động cũng tăng 4%, đạt 102.351 tỷ đồng và dư nợ cho vay tăng 3%, đạt 86.891 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 309 tỷ đồng, lỗ lũy kế 463 tỷ đồng. Nhằm giúp Eximbank có thể trở thành Ngân hàng thương mại chất lượng hàng đầu tại Việt Nam dẫn dắt bởi tính chuyên nghiệp và liêm chính, năm 2017, một dự án Tái cấu trúc với tên gọi “New Eximbank” đã được Hội đồng quản trị Eximbank triển khai thực hiện. Bằng việc tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy tính hiệu quả trong quá trình ra quyết định, thiết lập hệ thống mục tiêu công việc, cơ chế đánh giá khen thưởng, khuyến khích nhân viên phát huy tối đa năng lực…đã giúp Eximbank có những bước cải tiến cả về chất và lượng trong hoạt động quản trị điều hành và kinh doanh của mình. Theo đó, kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank đã có những thành quả tích cực: quy mô tổng tài sản bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại sau nhiều năm suy giảm, và từng bước tăng trưởng ổn định đạt xấp xỉ mức tăng chung của toàn ngành (tăng trưởng 16% về tổng tài sản); Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu như huy động vốn, dư nợ cho vay và thu nhập thuần ngoài lãi đều đạt và vượt kế hoạch của năm (huy động vốn tăng 14,8%, dư nợ cho vay tăng 16,6%, thu nhập
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn