intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể như sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán nội địa; khái quát hoạt động bao thanh toán nội địa ở Việt Nam thông qua hoạt động bao thanh toán nội địa tại hai NHTM điển hình là NHTM cổ phần Á Châu và NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động bao thanh toán nội địa, phân tích nguyên nhân hạn chế sự phát triển của hoạt động bao thanh toán nội địa tại Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC ẢNH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
  3. ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .......................................................................................................i Mục lục ...............................................................................................................ii Danh mục những từ viết tắt ................................................................................iii Danh mục các bảng ............................................................................................ iv Danh mục các biểu đồ ......................................................................................... v Danh mục các sơ đồ ........................................................................................... vi Lời mở đầu........................................................................................................vii CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA ........... 1 1.1 TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN VÀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA....... 1 1.1.1 Lịch sử hình thành hoạt động bao thanh toán và bao thanh toán nội địa ............. 1 1.1.2 Khái niệm bao thanh toán.................................................................................... 2 1.1.2.1 Khái niệm BTT theo Công ước quốc tế UniDroit 1988........................ 2 1.1.2.2 Khái niệm BTT theo tổ chức BTT quốc tế FCI......................................... 3 1.1.2.3 Khái niệm BTT theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 và Quyết định 30/2008/Q Đ-NHNN ngày 16/10/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................................................................................................... 3 1.1.3 Vai trò của sản phẩm bao thanh toán................................................................... 4 1.1.3.1 Đối với nền kinh tế.................................................................................... 4 1.1.3.2 Đối với các doanh nghiệp......................................................................... 5 1.1.3.3 Đối với tổ chức bao thanh toán ................................................................ 7 1.1.4 Phân loại bao thanh toán ..................................................................................... 7 1.1.4.1 Phân loại theo phạm vi thực hiện............................................................. 7 1.1.4.2 Phân loại theo tính chất tài trợ................................................................. 8 1.1.4.3 Phân loại theo quy mô tài trợ .................................................................. 8 1.1.4.4 Phân loại theo phương thức bao thanh toán............................................ 8 1.1.4.5 Phân loại theo phương thức thực hiện ..................................................... 9
  4. ii 1.1.5 Các bên tham gia trong hoạt động bao thanh toán nội địa ................................ 10 1.1.6 Chức năng của sản phẩm bao thanh toán nội địa............................................... 10 1.1.6.1 Chức năng tài trợ.................................................................................... 10 1.1.6.2 Chức năng theo dõi sổ sách kế toán....................................................... 11 1.1.6.3 Chức năng thu nợ khi khoản phải thu đến hạn ...................................... 11 1.1.6.4 Chức năng bảo hiểm rủi ro .................................................................... 11 1.1.7 Lãi và phí bao thanh toán nội địa....................................................................... 12 1.1.8 Quy trình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán nội địa....................................... 12 1.1.9 So sánh bao thanh toán nội địa với cho vay truyền thống, tài trợ khoản phải thu và bao thanh toán quốc tế........................................................................................... 14 1.1.9.1 So sánh bao thanh toán nội địa với cho vay truyền thống ..................... 14 1.1.9.2 So sánh bao thanh toán nội địa với tài trợ khoản phải thu .................... 15 1.1.9.3 So sánh bao thanh toán nội địa với bao thanh toán quốc tế .................. 16 1.1.10 Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán nội địa................................................ 17 1.1.10.1 Rủi ro đối với người bán....................................................................... 17 1.1.10.2 Rủi ro đối với người mua...................................................................... 17 1.1.10.3 Rủi ro đối với đơn vị bao thanh toán.................................................... 17 1.2 HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TRÊN THẾ GIỚI.......................... 19 1.2.1 Xu thế phát triển hoạt động bao thanh toán nội địa trên thế giới ....................... 19 1.2.2 Kinh nghiệm về bao thanh toán nội địa của một số nước trên thế giới đối với Việt Nam.................................................................................................................... 21 1.2.2.1 Kinh nghiệm từ một số quốc gia............................................................. 21 1.2.2.2 Bài học kinh nghiệm về bao thanh toán nội địa đối với Việt Nam......... 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................ 24 CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...... 26 2.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM............................................................................................................................ 26
  5. ii 2.1.1 Bối cảnh ra đời Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng Nhà nước........................................................................................................... 26 2.1.2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của tổ chức bao thanh toán............. 26 2.1.3 Đối tượng áp dụng và điều kiện được thực hiện hoạt động bao thanh toán nội địa ........................................................................................................................ 27 2.1.4 Điều kiện của các khoản phải thu...................................................................... 29 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................................................................ 29 2.2.1 Số lượng các TCTD cung cấp sản phẩm BTT nội địa tại Việt Nam................. 29 2.2.2 Doanh số BTT nội địa tại Việt Nam.......................................................... 30 2.2.3 Thực trạng hoạt động bao thanh toán nội địa tại một số NHTM điển hình tại Việt Nam ........................................................................................................................... 32 2.2.3.1 Hoạt động bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng TMCP Á Châu......... 32 2.2.3.2 Hoạt động bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam............................................................................................... .36 2.2.3.3 So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa sản phẩm BTT nội địa của Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam..................................................................................................................... 41 2.2.3.4 Bài học kinh nghiệm thực hiện bao thanh toán nội địa của các đơn vị BTT tại Việt Nam ................................................................................................ 43 2.2.3.5 Nguyên nhân hạn chế sự phát triển của hoạt động bao thanh toán nội địa tại Việt Nam.................................................................................................. 45 2.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM................................ 52 2.3.1 Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.................................. 52 2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2006- 2011...................... 53 2.3.3 Sự cần thiết phải ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................................................................... 62
  6. ii 2.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN.......................................................................................................... 63 2.4.1 Định hướng chiến lược của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ................................................................................ 63 2.4.2 Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN ............................................................................................................ 65 2.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM................................................................................................................................................. 67 2.5.1 Những thuận lợi ................................................................................................ 67 2.5.2 Những khó khăn................................................................................................ 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...... 71 3.1 NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC....................................................................................................................... 71 3.1.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán nội địa .................... 71 3.1.2 Xây dựng quy chế hạch toán kế toán chuẩn mực cho nghiệp vụ bao thanh toán ............................................................................................................................ 73 3.1.3 Khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế............ 74 3.1.4 Thành lập Hiệp hội bao thanh toán quốc gia để thúc đẩy hoạt động bao thanh toán ......................................................................................................... 75 3.1.5 Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng .......................... 76 3. 2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP........................................... 76 3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM............................................................................................................... 77 3. 3.1 Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp và hiệu quả để triển khai nghiệp vụ bao thanh toán nội địa ...................................................................................................... 77 3.3.2 Xây dựng quy trình bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và
  7. ii Phát triển Việt Nam........................................................................................... 80 3.3.3 Xây dựng khách hàng mục tiêu dựa trên tiêu chí minh bạch tài chính ............ 91 3.3.4 Đào tạo nghiệp vụ bao thanh toán, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực........ 93 3.3.5 Thiết kế sản phẩm bao thanh toán nội địa phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp ........................................................................................................................ 93 3.3.6 Xây dựng các hoạt động Marketing về bao thanh toán.................................... 96 3.3.7 Xây dựng biểu phí bao thanh toán cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn của sản phẩm bao thanh toán nội địa................................................................................................ 98 3.3.8 Xây dựng mối liên hệ với các tổ chức bao thanh toán trong và ngoài nước, tham gia các hiệp hội bao thanh toán quốc tế.......................................................... 100 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 100 KẾT LUẬN.................................................................................................... 102 Tài liệu tham khảo............................................................................................viii Phụ lục .............................................................................................................. ix Phụ lục 1: Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng Nhà nước v/v Ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD Phụ lục 2: Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004. Phụ lục 3: Công văn 676/NHNN-CSTT ngày 28/06/2005 của Ngân hàng Nhà nước v/v cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của TCTD
  8. v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Ký hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Doanh số BTT của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010 32 Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng doanh số BTT nội địa năm 2005 - 33 2010 của ACB Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trưởng doanh số BTT nội địa năm 2006 - 37 2010 của Vietcombank Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của BIDV năm 2006 - 54 2011 Biểu đồ 2.5 Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ của BIDV năm 2006 - 55 2011 Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV năm 2006 - 2011 56 Biểu đồ 2.7 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2006 - 2011 của 58 BIDV Biểu đồ 2.8 Quy mô huy động vốn năm 2006 - 2011 của một số 59 NHTM Biểu đồ 2.9 Tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ ròng năm 2006 - 2010 60 của BIDV Biểu đồ 2.10 Cơ cấu các dòng sản phẩm đóng góp trong thu dịch vụ 61 ròng năm 2010 của BIDV
  9. vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Ký hiệu Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện BTT nội địa 13 Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức BTT nội địa tại Hội sở chính 78 Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức Bộ phận BTT nội địa tại các chi nhánh 80 giai đoạn triển khai sản phẩm Sơ đồ 3.3 Mô hình tổ chức Bộ phận BTT nội địa tại các chi nhánh 80 giai đoạn phát triển sản phẩm
  10. iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BTT Bao thanh toán BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CIC Trung tâm thông tin tín dụng KPT Khoản phải thu NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QHKHDN Quan hệ khách hàng doanh nghiệp Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng
  11. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Ký hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1 Điểm khác nhau giữa BTT nội địa và cho vay truyền 14 thống Bảng 1.2 So sánh bao thanh toán và tài trợ khoản phải thu 15 Bảng 1.3 Điểm khác nhau giữa BTT nội địa và BTT quốc tế 16 Bảng 2.1 Doanh số BTT của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2010 31 Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng doanh số BTT nội địa năm 2005- 33 2010 của ACB Bảng 2.3 Phí dịch vụ BTT nội địa và lãi suất ứng trước tại ACB 34 Bảng 2.4 Phí và lãi từ hoạt động BTT nội địa của ACB từ năm 35 2005 đến tháng 06/2011 Bảng 2.5 Tốc độ tăng trưởng doanh số BTT nội địa năm 2006- 37 2010 của Vietcombank Bảng 2.6 Biểu phí bao thanh toán nội địa và lãi suất ứng trước của 38 Vietcombank Bảng 2.7 Phí và lãi từ hoạt động BTT nội địa của Vietcombank từ 39 năm 2005 đến tháng 06/2011 Bảng 2.8 So sánh điểm khác nhau giữa sản phẩm bao thanh toán 41 nội địa của Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Bảng 2.9 Tổng tài sản của BIDV từ năm 2006 đến năm 2011 54 Bảng 2.10 Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ của BIDV năm 2006- 55 2011 Bảng 2.11 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV năm 2006-2011 56 Bảng 2.12 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2006-2011 của 58 BIDV Bảng 2.13 Quy mô huy động vốn năm 2006 - 2011 của một số 58 NHTM Bảng 2.14 Tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ ròng năm 2006-2011 của 60 BIDV
  12. vii LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện xu hướng tất yếu khách quan của nền kinh tế. Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế: gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra một sân chơi mới, một môi trường mới thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc gia tăng vốn điều lệ, phát triển và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, trao đổi hợp tác và học hỏi kinh nghiệm quản lý điều hành, quản trị rủi ro của các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức cho các ngân hàng thương mại trong nước khi các ngân hàng nước ngoài sẽ tham gia đầy đủ các hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Để có thể tồn tại, phát triển, tự tin cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng trong nước cần xây dựng những chiến lược phát triển riêng phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của mình, khai thác triệt để phân khúc thị trường mình đang có ưu thế, từng bước lấp đầy khoảng trống thị trường. Một trong những chiến lược đó là nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng sản phẩm mới mà các nước phát triển đã áp dụng như nghiệp vụ bao thanh toán. Trên thế giới, bao thanh toán có lịch sử phát triển lâu đời, trở thành công cụ tài chính ưu việt và phổ biến đối với các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, bao thanh toán được các tổ chức tín dụng triển khai sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 về quy chế hoạt động bao thanh toán. Qua hơn bảy năm áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán vào thực tiễn, số lượng các tổ chức tín dụng tham gia cung cấp sản phẩm bao thanh toán ngày càng đông đảo.
  13. vii Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Việc nghiên cứu và triển khai nghiệp vụ bao thanh toán nội địa vào hoạt động tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành một nhu cầu cấp thiết nhằm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán nội địa. - Khái quát hoạt động bao thanh toán nội địa ở Việt Nam thông qua hoạt động bao thanh toán nội địa tại hai NHTM điển hình là NHTM cổ phần Á Châu và NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động bao thanh toán nội địa, phân tích nguyên nhân hạn chế sự phát triển của hoạt động bao thanh toán nội địa tại Việt Nam. - Đề xuất những kiến nghị, giải pháp trong quá trình ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Quá trình ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận văn sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu của luận văn. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: - Đề tài phân tích thực trạng hoạt động bao thanh toán nội địa tại Việt Nam thông qua hoạt động bao thanh toán nội địa tại hai NHTM cổ phần Vietcombank và
  14. vii ACB chưa phản ánh đầy đủ và toàn diện thực trạng hoạt động BTT nội địa tại Việt Nam. - Tác giả chưa có kinh nghiệm thực tế hoạt động bao thanh toán nội địa nên những phân tích, nhận định đôi khi còn mang tính chủ quan, chưa toàn diện. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về bao thanh toán nội địa Chương 2: Khả năng ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp ứng dụng nghiệp vụ bao thanh toán nội địa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
  15. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA
  16. 1 1.1 TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN VÀ BAO THANH TOÁN NỘI ĐỊA 1.1.1 Lịch sử hình thành hoạt động bao thanh toán và bao thanh toán nội địa BTT có lịch sử phát triển lâu dài, là một trong những hình thức lâu đời của tài trợ.Nghiệp vụ BTT xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng khoảng 2000 năm trước dưới thời đế chế La Mã. Là đại lý, họ nắm giữ quyền sở hữu hàng hóa của bên ủy nhiệm – bên bán hàng – sau đó giao hàng hóa cho bên mua hàng, ghi sổ và thu nợ khi đến hạn, tiến hành chuyển dư nợ cho bên ủy nhiệm sau khi đã trừ phần hoa hồng của mình. Sự phát triển của ngành công nghiệp Anh ở thế kỷ 14, 15 đã nâng cao tầm quan trọng của các đại lý bao thanh toán. Khi các đại lý dần tin cậy vào khả năng trả nợ của người mua trong nước, họ bắt đầu cấp tín dụng cho người ủy nhiệm mình (nhà cung ứng sản phẩm) để lấy hoa hồng cao hơn. Thực tế là, với khoản hoa hồng nhiều hơn, đại lý BTT bắt đầu bảo đảm khả năng trả nợ của người mua bằng cách hứa trả đúng hạn cho người ủy nhiệm trong tương lai, kể cả trong trường hợp người mua không trả được nợ đúng hạn. Các đại lý BTT có đủ vốn bắt đầu ứng trước một phần cho người ủy nhiệm của mình dựa trên khoản thanh toán của người muatrong tương lai. Do có những khoản ứng trước này mà đại lý BTT tính thêm phí hoa hồng hay lãi suất. Vào thời điểm Columbus phát hiện ra Châu Mỹ năm 1492, đại lý BTT đã phát triển từ vai trò duy nhất với chức năng marketing thành đóng hai vai trò vừa có chức năng marketing vừa có chức năng tài chính. Thế kỷ 16 chứng kiến sự bắt đầu của chế độ thực dân Mỹ và cùng với nó là vai trò ngày càng tăng và nhiều cơ hội mới cho BTT, đặc biệt là đối với những người thiết lập hoạt động kinh doanh ở Mỹ. Đến cuối thế kỷ 19, một sự thay đổi quan trọng trong thế giới thương mại đã xảy ra. Ở trong nước, Mỹ đã phát triển thành một quốc gia chủ quyền và trở nên ít bị phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài, những nhà sản xuất Mỹ phát triển đội ngũ
  17. 2 marketing của mình và vì vậy vai trò marketing mà trước đây các đại lý BTT thường thực hiện giảm đi. Tuy nhiên, một lần nữa các đại lý BTT lại phát triển và điều chỉnh theo nhu cầu kinh tế mới trong nước, tập trung vào tín dụng, thu nợ, kế toán và các chức năng tài chính. Đầu thế kỷ 20, khi các nhà sản xuất Mỹ mở rộng sang các sản phẩm may mặc và phụ kiện, đồ nội thất và thảm thì các đại lý BTT của Mỹ cũng mở rộng chuyên môn và dịch vụ sang ngành công nghiệp này. Đến giữa thế kỷ 20, BTT của Mỹ phát triển sang những ngành công nghiệp mới đang phát triển như điện, hóa chất và sợi tổng hợp. Ngày nay, BTT đã mở rộng sang nhiều ngành nghề kinh doanh khác như giao nhận, cung cấp nhân sự, quảng cáo, thiết kế đồ họa… 1.1.2 Khái niệm bao thanh toán 1.1.2.1 Khái niệm BTT theo Công ước quốc tế UniDroit 1988 Điều 2 Chương 1 Công ước về BTT quốc tế UNIDROIT 1988 (Unidroit Convention on International Factoring) định nghĩa: BTT là một dạng tài trợ bằng việc mua bán các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng, theo đó tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng: tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng. Khoản 2 Điều 1 Chương 1 Công ước về BTT quốc tế UNIDROIT 1988: “Theo mục tiêu của Công ước này, “Hợp đồng bao thanh toán” có nghĩa là một hợp đồng bao gồm một bên (bên cung cấp hàng) và một bên khác (bên bao thanh toán) tuân thủ: - Người cung cấp hàng có thể hoặc sẽ chuyển nhượng cho nhà BTT khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên bán hàng và người mua hàng của bên bán (con nợ), chứ không phải là những người mua hàng để sử dụng cho cá nhân và hộ gia đình. - Bên BTT phải thực hiện ít nhất hai trong những chức năng sau: + Tài trợ cho người bán, bao gồm khoản vay và khoản ứng trước;
  18. 3 + Theo dõi công nợ (giữ sổ cái) liên quan đến khoản phải thu; + Thu tiền từ các khoản phải thu; + Bảo vệ người bán trong trường hợp người mua không thanh toán. - Thông báo chuyển nhượng phải được đưa ra bằng văn bản cho con nợ biết. 1.1.2.2 Khái niệm BTT theo tổ chức BTT quốc tế FCI Theo Hiệp hội BTT quốc tế, BTT là một dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi nợ và thu hồi nợ. Đó là sự thoả thuận giữa đơn vị BTT và người bán, trong đó đơn vị BTT sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả thì đơn vị BTT sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Theo những quy định chung về hoạt động BTT quốc tế ấn bản tháng 06/2004 do Hiệp hội BTT quốc tế ban hành, hợp đồng BTT là một hợp đồng, theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (haymột phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, có thể vì hoặc không vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau đây: - Kế toán sổ sách các khoản phải thu; - Thu nợ các khoản phải thu; - Phòng ngừa rủi ro nợ xấu. - Tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng trước tiềnthanh toán. 1.1.2.3 Khái niệm BTT theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004vàQuyết định 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, BTT là “một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch
  19. 4 vụ giữa bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ”. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về nghiệp vụ BTT, nhìn chung BTT là hình thức tài trợ cho những khoản phải thu chưa đến hạn, phát sinh từ các hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ, đó chính là nghiệp vụ mua bán nợ. Nhờ có sự chuyên môn hóa cao trong việc thu hồi nợ, đơn vị BTT có thể nâng cao hiệu suất thu hồi nợ và giảm chi phí thu hồi nợ nhờ lợi thế quy mô. Đối với các doanh nghiệp bán hàng, sau khi thực hiện BTT các KPT, sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc theo dõi và thu hồi KPT đồng thời cải thiện được luồng tiền mặt, có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. 1.1.3 Vai trò của sản phẩm bao thanh toán 1.1.3.1 Đối với nền kinh tế BTT đẩy mạnh thương mại, sản xuất và đặc biệt là xuất nhập khẩu của quốc gia, tăng thu nhập cho nền tài chính, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. BTT thúc đẩy đầu tư có hiệu quả nguồn vốn của nền kinh tế, bao gồm cả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Tăng cường tính ổn định của môi trường kinh doanh, góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế, tạo tâm lý yên tâm, tự tin cho các doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo việc kiểm soát khoản phải thu trong hoạt động BTT và hạn chế tối đa việc nhầm lẫn trong thanh toán của người mua hoặc sự thông đồng giữa người mua và người bán dẫn tới rủi ro thu hồi khoản tiền ứng trước trong bao thanh toán, các đơn vị BTT thường yêu cầu các doanh nghiệp thanh toán chuyển khoản, đây là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Như vậy sản phẩm BTT đã góp phần thúc đẩy giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế phát triển, việc này hết sức có ý nghĩa như:
  20. 5 Góp phần tích cực cho công tác dự báo, điều hành kinh tế vĩ mô, tăng cường hiệu quả của nền kinh tế như kiểm soát được lượng cung tiền trong lưu thông, ngănngừa lạm phát… Hạn chế tham nhũng, rủi ro khi sử dụng tiền mặt, tiết kiệm thời gian, chi phí. Giúp Ngân hàng Nhà nước quản lý thu nhập của các công ty, các doanh nghiệp, cá nhân để tính thuế thu nhập. 1.1.3.2 Đối với các doanh nghiệp - Đối với bên bán hàng Việc sử dụng các dịch vụ tài chính trong gói sản phẩm BTT có thể mang lại cho người bán các lợi ích sau: Thứ nhất, bên bán có thể thu tiền ngay thay vì phải đợi đến khi khoản phải thu đến hạn thanh toán như đã thỏa thuận với người mua, nhờ đó, sẽ cải thiện luồng tiền mặt, có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Các nhà cung cấp hàng hóa có thể dự đoán chính xác luồng tiền, giúp cho việc xác định kế hoạch tài chính và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng và hiệu quả hơn. Thứ hai, với nguồn vốn được hỗ trợ từ các đơn vị BTT, người bán có thể đảm bảo uy tín thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp, dự trữ được nhiều hàng hóa hơn và có thể nhận được ưu đãi khi mua hàng với số lượng lớn. Đồng thời, cũng có thể sinh lợi từ nguồn vốn này do tranh thủ được các cơ hội kinh doanh mới. Thứ ba, bên bán có được những lợi thế nhất định trong kinh doanh và quan hệ thương mại. Khoản ứng trước của đơn vị BTT cho phép doanh nghiệp (bên bán hàng) bán thêm nhiều hàng hóa cho khách hàng hơn. Doanh nghiệp có thể tiến hành công việc kinh doanh mới hoặc thực hiện nhiều hợp đồng kinh doanh hơn với các khách hàng hiện tại. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bên bán có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất, tạo được nhiều lợi thế trong kinh doanh và nâng cao tầm ảnh hưởng, uy tín của mình đối với các đối tác kinh doanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1