Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu thành phần loài cây dược liệu tại tại vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
lượt xem 5
download
Đề tài đánh giá tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc, thành phần loài cây, các dạng sống, bộ phận dùng làm thuốc. Nghiên cứu tri thức bản địa và kinh nghiệm trong việc sử dụng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc; tìm hiểu tri thức bản địa của đồng bào dân tộc sử dụng các loài cây thuốc trong các bài thuốc nam tại Phia Oắc - Phia Đén; đánh giá những tác động đến tài nguyên cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu; đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn tài nguyên cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu thành phần loài cây dược liệu tại tại vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRUNG THÀNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC - PHIA ĐÉN, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRUNG THÀNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC - PHIA ĐÉN, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG Ngành : Lâm học Mã số : 8 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ NGỌC SƠN Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 3 tháng 10 năm 2019 Tác giả Nguyễn Trung Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn TS. Hồ Ngọc Sơn. Tôi xin cảm ơn Ban quản lý, tập thể cán bộ Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng cùng toàn thể nhân dân các xã Thành Công; Quang Thành; Phan Thanh, Hưng Đạo và Thị trấn Tĩnh Túc của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Lâm học, Phòng Đào tạo (bộ phận sau Đại học) trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi có thể học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Trong quá trình thực hiện luận văn do còn nhiều hạn chế về mặt thời gian và kinh phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 3 tháng 10 năm 2019 Tác giả Nguyễn Trung Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ viii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...........................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................... 3 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 1.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới ..................................................4 1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................6 1.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật và các loài thực vật làm thuốc ở Cao Bằng và khu vực nghiên cứu ............................................15 1.4. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ...........................17 1.4.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 17 1.4.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ..................................................................... 18 1.4.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng ................................................................ 19 1.4.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ..................................................................... 20 1.5. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu...............................................21 1.5.1. Dân số, lao động ...................................................................................... 21 1.5.2. Tình hình phát triển kinh tế. .................................................................... 22 Chương 2 ................................................................................................................... 24 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................... 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................24 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................24 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................24 2.3.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................... 24 2.3.2. Liệt kê tự do ............................................................................................. 25 2.3.3 Điều tra theo tuyến với người cung cấp thông tin quan trọng .................. 26 2.3.4. Điều tra theo Ô tiêu chuẩn (OTC): .......................................................... 29 2.3.5. Phương pháp thu mẫu thực vật ................................................................ 29 2.3.6. Phương pháp phân tích mẫu vật ............................................................... 29 Bản đồ hành chính huyện Nguyên Bình ................................................................. 30 Khu vực 05 xã thuộc Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén .................................. 30 Chương 3 ................................................................................................................... 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 32 3.1. Danh lục các loài thực vật tại Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. ................................................................................32 3.2. Đa dạng thành phần loài cây thuốc tại Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén .............................................................................................................................32 3.2.1. Đa dạng các taxon .................................................................................... 32 3.2.2. Đa dạng ở mức độ họ ............................................................................... 35 3.2.3. Đa dạng ở mức độ chi .............................................................................. 36 3.3. Đa dạng các thành phần loài cây thuốc trong các trạng thái thảm thực vật tại Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén ...............................................................37 3.3.1. Đa dạng các bậc taxon cây thuốc trong các trạng thái thảm thực vật ..... 37 3.3.2. Đa dạng các họ trong từng trạng thái thảm thực vật ................................ 39 3.3.3. Thành phần loài cây thuốc trong trạng thái thảm cỏ ................................ 42 3.3.4. Thành phần loài cây thuốc trong trạng thái thảm cây bụi ........................ 44 3.3.5. Thành phần loài cây thuốc trong rừng trồng Thông ................................ 47 3.3.6. Thành phần loài cây thuốc trong rừng thứ sinh ....................................... 48 3.4. Đa dạng thành phần dạng sống của các loài cây thuốc .............................50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 3.5. Đa dạng về các bộ phận làm thuốc của các loài cây thuốc........................52 3.6. Đa dạng về kiểu dạng cây dùng làm thuốc ...................................................55 3.7. Đa dạng về các bệnh chữa trị .........................................................................56 3.8. Tình hình sử dụng cây thuốc ở địa phương và một số bài thuốc thu thập được............................................................................................................................59 3.9. Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu .................61 3.10. Một số bài thuốc được đồng bào dân tộc sử dụng ....................................63 3.11. Giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc. ............................64 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 68 1. Kết luận .................................................................................................................68 2. Đề nghị...................................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DLĐCT Danh lục đỏ cây thuốc SĐVN Sách đỏ Việt Nam EN Nguy cấp VU Sẽ nguy cấp International Union for Conservation of Nature -Hiệp IUCN hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên KVNC Khu vực nghiên cứu NĐ-CP Nghị định - Chính phủ NXB Nhà xuất bản ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn VQG Vườn quốc gia WWF Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WB Ngân hàng thế giới WHO Tổ chức y tế thế giới FAO Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc UNEP Chương trình môi trường Liên hợp quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích quy hoạch vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén .......................... 17 Bảng 1.2. Dân số tại khu vực nghiên cứu ................................................................... 22 Bảng 3.1. Sự phân bố các họ, chi, loài trong các ngành thực vật ................................ 32 Bảng 3.2. Thành phần các bậc taxon cây thuốc ở Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén ........................................................................ 33 Bảng 3.3. Số lượng họ, chi, loài cây thuốc trong ngành Ngọc lan .............................. 34 Bảng 3.4. Các họ cây thuốc đa dạng nhất trong khu vực nghiên cứu ......................... 35 Bảng 3.5. Thống kê 10 chi đa dạng nhất tại khu vực nghiên cứu ............................... 36 Bảng 3.6. Sự phân bố các bậc taxon thực vật làm thuốc trong các trạng thái thảm thực vật ở Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén ................................................. 37 Bảng 3.7. Các họ có số loài cây thuốc nhiều (từ 2 loài trở lên) trong các trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu ........................................... 39 Bảng 3.8. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở trạng thái thảm cỏ ở Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén .......................................................... 42 Bảng 3.9. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi tại KVNC ............. 44 Bảng 3.10. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng trồng thông tại KVNC ..... 47 Bảng 3.11. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh tại KVNC ........... 49 Bảng 3.12. Sự phân bố các nhóm dạng sống .............................................................. 51 Bảng 3.13. Số lượng các bộ phận của cây thuốc được sử dụng .................................. 52 Bảng 3.14. Dạng thân của các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc ở Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén ........................................................................... 55 Bảng 3.15. Sự đa dạng về số loài cây thuốc chữa trị các nhóm bệnh ......................... 57 Bảng 3.16. Một số cây thuốc thường dùng và khai thác để bán.................................. 60 Bảng 3.17. Các loài cây thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu ................................. 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Phân bố của các bậc taxon cây thuốc tại KVNC ........................................ 33 Hình 3.2. Phân bố các loài cây thuốc trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC ... 38 Hình 3.3. Phân bố các loài cây thuốc ở trạng thái thảm cỏ ........................................ 43 Hình 3.4. Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi tại KVNC ............ 45 Hình 3.5. Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng trồng thông tại KVNC...... 47 Hình 3.6. Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh tại KVNC ........... 49 Hình 3.7. Tỷ lệ dạng sống các loài cây thuốc ở KVNC ............................................. 51 Hình 3.8. Tỷ lệ bộ phận cây thuốc được sử dụng ở KVNC ........................................ 53 Hình 3.9. Tỷ lệ kiểu dạng thân cây thuốc được sử dụng ở KVNC ............................. 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật rừng. Với diện tích trải dải trên nhiều vĩ tuyến, phần lớn là diện tích đồi núi cùng với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng đã tạo cho khu hệ thực vật rừng Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Theo thống kê, nước ta hiện nay có gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ thực vật trên thế giới) . Vai trò mà hệ thực vật mang lại được thể hiện ở nhiều khía cạnh như cũng cấp thức ăn, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp..góp phần phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý giá cho con người. Theo thống kê của Viện dược liệu, các nhà khoa học đã phát hiện được 1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ với nhiều công dụng khác nhau. Trong đó, nhiều loài trong số này đã và đang được người dân các vùng miền núi khai thác và sử dụng, đặc biệt là người dân đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương trên cả nước, việc đánh giá một cách chi tiết tính đa dạng và giá trị của các loài cây dược liệu còn nhiều hạn chế do thiếu các nghiên cứu trong lĩnh vực này. Điều này không chỉ gây khó khăn trong công tác đánh giá và còn tạo khó khăn trong công tác quản lý, bảo tồn các loài cây dược liệu. Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén được thành lập theo Quyết định số 57/QĐ- TTg ngày 11/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Khu bảo tồn thiên nhiên này được chuyển hạng thành lập Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén thuộc địa bàn 5 xã: Thành Công; Quang Thành; Phan Thanh, Hưng Đạo và Thị trấn Tĩnh Túc của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, có tọa độ địa lý từ 22031’44’’ đến 22039’41’’ vĩ độ Bắc và từ 105049’53’’ đến 105056’24’’ kinh độ Đông với tổng diện tích quy hoạch 10.593,5ha, trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt diện tích 4.035,5 ha, phân khu phục hồi sinh thái diện tích 6.417,1 ha. Phân khu dịch vụ - Hành chính diện tích 140,9 ha. Vùng đệm của Vườn quốc gia diện tích 8.276,1 ha . Khu vực Phia oắc - Phia đén như một lòng chảo được tạo nên từ thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi cao, địa hình ở đây bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe suối và các hợp thủy, nhiệt độ bình quân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 180c, lượng mưa bình quân 1.592 mm/năm, độ ẩm 84,3%. Hàng năm thường xuất hiện gió mùa Đông - Bắc vào tháng 11 và 2 kèm theo sương muối, những ngày ít nắng, trời âm u, ở những nơi núi cao sương mù bao phủ cả ngày, độ ẩm không khí trong rừng rất lớn. Với điều kiện khí hậu như vậy rất phù hợp cho sự sinh trưởng và khả năng tái sinh tự nhiên của cây rừng, thuận lợi cho các loài thực, động vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú. Những kết quả điều tra, nghiên cứu ban đầu cho thấy, khu rừng này ngoài tính đa dạng sinh học về thảm thực vật, khu hệ thực vật và động vật, còn có những mẫu rừng tương đối nguyên sinh là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới tiêu biểu cho vùng Trung tâm ẩm miền Bắc Việt Nam. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở rừng đặc dụng Phia oắc - Phia đén, tỉnh Cao Bằng đã và đang đóng góp vào công tác chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh của các cộng đồng trong khu vực. Có rất nhiều ông lang, bà mế đang hành nghề bốc thuốc chữa trị cho dân. Với kinh nghiệm từ các đời xưa truyền lại, họ đã sử dụng các cây thuốc để chữa trị rất hiệu quả các bệnh khác nhau. Theo danh mục phân loại bệnh học của lương y Vũ Quốc Trung, được phân chia thành 7 nhóm bệnh, trong đó có 53 bệnh có thể chữa bằng cây thuốc từ người dân tộc Tày và Dao tại Vườn quốc gia Phia oắc - Phia đén, tỉnh Cao Bằng . Đặc biệt, 12 bệnh có nhiều cây thuốc chữa nhất là: Bổ gan, Viêm gan B, Sơ gan; Ho, hen; Bệnh thận; Đau đầu; Tiểu tiện vàng - đỏ; Tê thấp đau nhức; Thấp khớp; Mụn nhọt, mẫn ngứa; Bệnh rắn cắn; Sâu răng; Bồi bổ cơ thể và Thuốc thanh nhiệt . Nguồn tài nguyên cây thuốc chiếm một số lượng không nhỏ, vùng đất Cao Bằng , từ xa xưa đã nổi tiếng với nhiều sản vật quý có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng khai thác và buôn bán tự phát tại địa phương đã làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc, suy giảm tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng sinh học loài cây dược liệu tại tỉnh Cao Bằng sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này Từ thực tiễn nêu trên việc: “Nghiên cứu thành phần loài cây dược liệu tại tại vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” là rất cần thiết. Các kết quả đạt được của đề tài sẽ là cơ sở khoa học quan trọng góp phần bổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 sung tính đa dạng thực vật, đồng thời phục vụ công tác quản lý cũng như đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên quan trọng này tại khu vực. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc, thành phần loài cây, các dạng sống, bộ phận dùng làm thuốc. Nghiên cứu tri thức bản địa và kinh nghiệm trong việc sử dụng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc. - Tìm hiểu tri thức bản địa của đồng bào dân tộc sử dụng các loài cây thuốc trong các bài thuốc nam tại Phia Oắc - Phia Đén - Đánh giá những tác động đến tài nguyên cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn tài nguyên cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp cơ sở dữ liệu về tính đa dạng sinh học các loài cây dược liệu, phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý bảo tồn và phát triển tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh gia một cách đầy đủ các đặc điểm của tài nguyên cây dược liệu tại khu vực như thành phần loài, phân bố, giá trị sử dụng làm cơ sở phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và khai thác, sử dụng. - Làm cơ sở khoa học để bảo tồn, phát triển các loài cây thuốc tại Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - Làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược trong các chương trình qui hoạch, quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên thực vật của Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu đa dạng loài cây dược liệu nhằm mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên này trên thế giới để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người, cho sự phát triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y thì sự cần thiết phải kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền của các dân tộc là một vấn đề cấp thiết. Chính từ những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang hướng về thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc. Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một vấn đề chiến lược trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời IUCN, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP),Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF)...để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên toàn thế giới. Năm 1993, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã phối hợp với Hiệp hội Bảo tồn thế giới IUCN và Quỹ Thiên nhiên toàn thế giới WWF xuất bản cuốn tài liệu “Hướng dẫn bảo tồn cây thuốc” (Guidelines on The Conservation of Medicinal Plants) để các quốc gia vận dụng vào điều kiện riêng của mình triển khai công tác bảo tồn cây thuốc. Hiện nay, ước tính có khoảng 2000 vườn thực vật trên toàn thế giới, phần lớn nằm ở Tây Âu (500 vườn) và Bắc Mỹ (350 vườn). Châu Á có khoảng 300 vườn thực vật, chủ yếu ở Trung Quốc có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh . Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học” cuốn sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, hóa sinh của chúng, công dụng và cách phối họp các loại cây thuốc theo từng địa phương như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 “Giang Tô tỉnh tực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ thảo” “Quảng Tây trung dược trí” …(Dẫn theo Trần Hồng Hạnh,1996). Vị thuốc “Đông Trùng Hạ Thảo” của người Trung Quốc có giá tới 2000-5000 USD/ Kg .. Hoặc ở Triều Tiên, cây Nhân Sâm đã mang lại một nguồn lợi kinh tế khá lớn cho những cơ sở trồng trọt và sản xuất thuốc từ cây này. Năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực rừng núi, nơi có phân bố Thảo quả nhằm xóa bỏ đói nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội vùng núi và bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002). Năm 1996 Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại Viện Vệ sinh dịch tể công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách “Bản thảo bức tranh màu Trung Quốc”. Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 loài cây thuốc với nội dung đề cấp là: Tên khoa học, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản, công dụng và thành phần hóa học (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) .. Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.s.de Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J.Lemmens đã tổng kết các nghiên cứu về các cây thuộc chi Amomum trong đó có Thảo quả. Ở đây tác giả đề cập đến đặc điểm phân loại của Thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của Thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sốc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán Thảo quả trên thế giới (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002).. Theo ước tính của quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2006). Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952 các tác giả A.l.Ermakov, V.V. Arasimovich… đã nghiên cứu thành công công trình “Phương pháp nghiên cứu hóa sinh – sinh lý cây thuốc”. Công trình này là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loài cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammermen, M.D. Choupinxkaia và A.A. Yatsenko đã đưa ra được giá trị của từng loài cây thuốc (cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Dẫn theo Trần Thị Lan, 2005). Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc (Dẫn theo Trần Thị Lan, 2005).. 1.2. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh vật cao với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, cũng như sự phong phú về tri thức sử dụng cây cỏ. Theo kết quả của viện Dược liệu (Bộ y tế) kết quả điều tra từ năm 1991 đến năm 2004 đã ghi nhận được ở nước ta có 3948 loài cây thuốc thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật bậc cao cũng như bậc thấp, trong số 3948 loài cây thuốc này phần lớn được ghi nhận từ kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng các dân tộc ở khắp các địa phương .. Trong số đó có khoảng 6.000 loài cây có ích, được sử dụng làm thuốc, rau ăn, lấy gỗ, nhuộm, vv. Khoảng 3.200 loài cây cỏ và nấm đã được ghi nhận là có giá trị hay tiềm năng làm thuốc. Nguồn tài nguyên cây cỏ tập trung chủ yếu ở 6 trung tâm đa dạng sinh vật trong cả nước là (i) Đông Bắc, (ii) Hoàng Liên Sơn, (iii) Cúc Phương, (iv) Bạch Mã, (v) Tây Nguyên, (vi) Cao nguyên Đà Lạt. Theo thống kê của ngành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 Dược, cả nước có khoảng 40 bệnh viện y học cổ truyền và các khoa y học cổ truyền trong các bệnh viện đa khoa. Có 5.000 người hành nghề thuốc y học cổ truyền với gần 4.000 cơ sở chuẩn trị đông y. Có khoảng 700 loài thường được nhắc đến trong sách đông y, sách về cây thuốc, 150-180 vị thuốc thường được sử dụng ở các bệnh viện y học cổ truyền, lương y, 120 loài thường được nhân dân sử dụng như các cây thuốc thông thường để chữa bệnh trong gia đình, nhu cầu dược liệu cho y học cổ truyền khoảng 30.000 tấn/năm .. Việt Nam có một nền y học cổ truyền hết sức đa dạng, đặc sắc với bề dày lịch sử hàng nghìn năm và từ đó hình thành nên nền y học dân tộc không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, nhiều cây thuốc, bài thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian có hiệu quả cao, các kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nghiên cứu cây dược liệu không chỉ góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc của đất nước, làm phong phú thêm tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của cả dân tộc mà còn là cơ sở để sản xuất các loại dược phẩm mới để điều trị các căn bệnh hiểm nghèo. Đây thực sự là một hướng nghiên cứu có triển vọng lớn trong tương lai. Hiện nay, nhiều loài cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở miền núi, đang có nguy cơ bị tàn phá dẫn đến tuyệt chủng do lạm dụng khai thác quá nhiều. Vì vậy cần phải có biện pháp tiến hành điều tra, tư liệu hoá thực trạng sử dụng cây thuốc của các dân tộc và tri thức bản địa về cây cỏ làm thuốc để xây dựng các giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) từ trước đến nay nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về thuốc như: Quế (ở Cao Bằng , Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi…), Hồi (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu…), Hòe (ở Thái Bình), vv…Có những làng chuyên trồng thuốc như Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây nhiều loài thuốc ngắn ngày cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như: Bạc Hà, Ác Ti sô, Cúc Hoa, Địa Liên, Gấc, Hương Nhu, Ích Mẫu, Kim Tiền Thảo, Mã Đề, Sả, Thanh Cao hoa vàng, Ý Dĩ , vv… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu các cây thuốc và vị thuốc để chữa bệnh như: Gs. Đỗ Tất Lợi (1999) trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu 800 cây để làm thuốc; Sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 cây thuốc; Ts. Võ Văn Chi có cuốn “Từ Điển cây thuốc Việt Nam” ghi 3200 cây thuốc trong đó có cả cây thuốc nhập nội… Theo tài liệu của Viện Dược liệu (2004) thì Việt Nam có đến 3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ. Trong những năm qua, chỉ riêng ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô (Viện Dược Liệu, 2002). Khi phát hiện được tác dụng an thần rất ưu việt của I-tetrahudropalmatin từ rễ, củ của một số loài Bình vôi thì việc khai thác chúng cũng được tiến hành ồ ạt. Để tách chiết một loại ancloit I-tetrahudropalmatin làm thuốc ngủ rotundin người ta đã khai thác một hỗn hợp củ của rất nhiều loại Bình vôi mà trong đó có loại không chứa hoặc chỉ chứa hàm lượng I-tetrahydropalmatin không đáng kể. Do khai thác bừa bãi để chế biến trong nước hoặc bán nguyên liệu thô qua biên giới sang Trung Quốc mà nhiều loại Bình vôi trở nên rất hiếm. Đến năm 1996, tuy mới biết được trên 10 loài thuộc chi Bình vôi (Stephania) thì đã có 4 loài phải đưa vào sách đỏ việt Nam (Viện Dược Liệu, 2002). Theo Lê Trần Đức, 1997, Sa nhân là cây thuốc quý trong y học cổ truyền phương Đông, thuộc chi Sa nhân (Amomum Roxb), họ Gừng (Zingiberaceae). Trên thế giới chi Amomum roxb có khoảng 250 loài phân bố phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới núi cao. Ở Ấn Độ có 48 loài, Malaysia có 18 loài, Trung Quốc có 24 loài. Ở nước ta, Sa nhân phân bố hầu hết các tỉnh vùng núi Bắc và Trung Bộ có khoảng 30 loài trong đó có gần 30 loài mang tên Sa nhân, trong đó 23 loài đã được xác định chắc chắn. Ở Viện dược liệu và trường Đại học Dược hiện có 12 mẫu vật chưa đủ tài liệu định tên loài đều mang tên Sa nhân. Ở Việt Nam, Sa nhân đã được biết đến từ rất lâu đời là vị thuốc cổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 truyền trong y học dân tộc bước đầu đã thống kê được trên 60 đơn vị thuốc có vị Sa nhân dùng trong các trường hợp ăn không tiêu, kiến lỵ, đâu dạ dày, phong tê thấp, sốt rét, đau răng, …Ngoài ra Sa nhân còn dùng trong sản xuất hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu. Các tác giả đã nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, vòng đời tái sinh, cấu tạo, nơi phân bố, kỹ thuật, thời gian trồng, thu hoạch của Sa nhân (Lê Trần Đức, 1997). Khi nghiên cứu về trồng cây Nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, Nguyễn Ngọc Bình đã tìm hiểu kỹ thuật gây trồng các loài cây dưới tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các họ gia đình nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi rừng. Tác giả chỉ ra giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài lâm sản ngoài gỗ như: Ba kích, Sa nhân, Thảo quả, Trám trắng, Mây nếp, …(Nguyễn Ngọc Bình, 2000). Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả- huyên Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của cộng đồng dân tộc cho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây. Với kiến thức đó họ có thể chữa khỏi rất nhiều loại bệnh nan y bằng những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên những kiến thức quý báu này chưa được phát huy và có cách duy trì hiệu quả, có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật rừng được người dân sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái chúng. Thêm vào đó họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ, và các điều kiêng kị khi thu hái cây thuốc; Đánh giá mức độ tác động của người dân địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc (Phạm Thanh Huyền, 2000). Trước yêu cầu bảo tồn và trồng thêm Ba kích để làm thuốc, từ 1994 -2002, Viện dược liệu đã phối hợp với một số hộ nông dân ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ xây dựng thành công một số mô hình trồng cây Ba kích trong đó có mô hình Ba kích trồng xen ở vườn gia đình và vườn trang trại, mô hình trồng Ba kích ở đồi và đất nương rẫy cũ. Bước đầu các mô hình này đã đem lại những hiệu quả đáng kể. Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng suy thoái hay quản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các loài (trước hết là các loài có giá trị Y học và kinh tế, quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng) và sự đa dạng di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy trí thức Y học cổ truyền và Y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và phát triển cây thuốc (Trần Khắc Bảo, 2003). Khi nghiên cứu các biện pháp phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật phi gỗ tại vườn quốc gia Hoàng Liên, Ninh Khắc Bản đã thống kê được 29 loài cây dùng làm thuốc và cây cho tinh dầu. Trong đó tác giả đã lựa chọn được một số loại cây triển vọng để đưa vào phát triển như: Thảo quả, Thiên niên kiện,… Theo Ninh Khắc Bản khi điều tra về nguồn thực vật phi gỗ tại Hương Sơn – Hà Tĩnh bước đầu đã xác định được khoảng 300 loài cây có thể sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên trong quá trình điều tra thấy có khoảng 25 loài cây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: Hà thủ ô, Thiên niên kiện, Thạch xương bồ, Ngũ gia bì, Sa nhân, …. Nguyễn Văn Thành khi nghiên cứu một số bài thuốc, cây thuốc dân gian của cộng đồng dân tộc thiểu số tại buôn Đrăng-Phốk vùng lõi vườn Quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăc Lắc đã chỉ ra các bài thuốc, cây thuốc dân gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống từ đó lựa chọn các bài thuốc, cây thuốc hay, quan trọng để bảo tồn và phát triển, nhân rộng dựa trên cơ sở sự lựa chọn có sự tham gia của người dân. Đề tài đã ghi nhận được 46 bài thuốc với tổng cộng 69 loài cây làm thuốc mà người dân tại cộng đồng đã sử dụng để điều trị từ các bệnh thông thường đến các bệnh có thể gọi là nan y và đã sắp xếp thành 9 nhóm các bài thuốc theo nhóm bệnh (Nguyễn Văn Thành, 2004). Trong 2 năm 2004-2005 Lê Qúy Công đã tiến hành điều tra việc khai thác, sử dụng cây thuốc Nam tại vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây thuốc quý nhằm bảo tồn và phát triển cho mục đích gây trồng thương mại. Đề tài được Quỹ nghiên cứu của Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam – pha II tài trợ, nghiên cứu chỉ rõ phương pháp thu hái cũng là vấn đề cần quan tâm, việc thu hái bằng cách đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy giảm nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 454 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 208 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 175 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
81 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi do lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên
73 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tình trạng thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6-36 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
82 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tác dụng viên nén GANMO trong điều trị gan nhiễm mỡ trên lâm sàng
103 p | 25 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu tình trạng kháng Insulin ở bệnh nhân suy tim điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên
84 p | 44 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Đánh giá bước đầu về thành phần loài, cấu trúc và động thái tái sinh của các ô tiêu chuẩn định vị trong rừng lá rộng thường xanh vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Cạn
109 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn