intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: Trang Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

155
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp với đề tài "Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk" trình bày nội dung: tổng quan vấn đề nghiên cứu, điều kiện tự nghiên-kinh tế-xã hội khu bảo tồn thiên nhiên NamKa, mục tiêu-đối tượng-nội dung và phương pháp nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN --------------------------- Trần Xuân Phước “ĐÁNH GIÁ NHU CẦU BẢO TỒN THEO HƯỚNG ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM KA - TỈNH ĐẮK LẮK” LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60. 62. 60 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Xuân Thanh Buôn Ma Thuột, tháng 09/2011
  2. 2 Lời cam ñoan Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng ñược công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Xuân Phước
  3. 3 Lời cảm ơn Để hoàn thành chương trình ñào tạo Thạc sĩ chuyên ngành lâm học, hệ chính quy, tại trường Đại học Tây Nguyên, tôi xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô giáo trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Nông Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau ñại học, Ban giám hiệu nhà trường ñã tận tình giảng dạy và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khoá học. Ban lãnh ñạo Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, UBND và gia ñình các hộ dân ở các xã vùng ñệm KBT ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình ñiều tra hiện trường, thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Xuân Thanh, giảng viên trường ĐHTN ñã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này. Cám ơn gia ñình và những người thân, bạn bè ñã giúp ñỡ về mọi mặt ñể tôi hoàn thành ñược khoá học này. Do thời gian có hạn và trình ñộ chuyên môn còn hạn chế, bản thân mới bước ñầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên ñề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè ñồng nghiệp quan tâm góp ý ñể ñề tài ñược hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! BMT, tháng 09 năm 2011. Học viên Trần Xuân Phước
  4. 4 MỤC LỤC Trang Lời cam ñoan ............................................................................................. ii Lời cảm ơn................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................... vii Danh mục các bảng ................................................................................... viii Danh mục các hình ..................................................................................... ix Mở ñầu ......................................................................................................... 1 Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 4 1.1. Khái niệm ñồng quản lý ........................................................................ 4 1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 5 1.2.1. Tính pháp lý về quản lý rừng ñặc dụng ............................................ 5 1.2.2. Đồng quản lý nhằm kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên với phát triển kinh tế - xã hội bền vững ............................................................................ 7 1.3. Cơ sở thực tiển ...................................................................................... 7 1.3.1.Đồng quản lý rừng ñặc dụng vận dụng khoa học tiên tiến kết hợp kiến thức bản ñịa ................................................................................................... 7 1.3.2. Đồng quản lý rừng ñặc dụng giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích Quốc gia và lợi ích các bên liên quan ........................................................................... 7 1.3.3. Đồng quản lý rừng ñặc dụng với chiến lược xóa ñói giảm nghèo ......... 8 1.4. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ..................................................... 8 1.5. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................... 10 1.6. Hướng nghiên cứu của luận văn......................................................... 12 Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM KA ................................................................ 14 1. Đặc ñiểm về ñiều kiện tự nhiên ............................................................. 14 1.1. Vị trí ñịa lý........................................................................................... 14 1.2. Đặc ñiểm ñịa hình ............................................................................... 14 1.3. Đất ñai thổ nhưỡng ............................................................................ 14
  5. 5 1.4. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................ 15 1.5. Thảm thực vật rừng ........................................................................... 16 1.6. Tài nguyên thực vật rừng .................................................................. 18 1.7. Khu hệ ñộng vật ................................................................................. 18 2. Đặc ñiểm kinh tế xã hội ......................................................................... 19 2.1. Đặc ñiểm kinh tế xã hội các xã vùng ñệm .......................................... 19 2.1.1. Dân số - lao ñộng và dân tộc.............................................................. 19 2.1.2. Tình hình kinh tế và ñời sống ............................................................. 20 2.1.3. Thực trạng xã hội ............................................................................... 21 2.2. Đặc ñiểm kinh tế xã hội xã Nam Ka ................................................... 21 2.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 21 2.2.2. Các nguồn tài nguyên......................................................................... 22 2.2.3. Hiện trạng xây dựng tổng hợp ............................................................ 23 2.2.4. Đánh giá chung tình hình hiện trạng ................................................. 25 Chương 3 : MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 27 3.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 27 3.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................. 27 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 27 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 27 3.2.1. Đối tượng ........................................................................................... 27 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 27 3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 28 3.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam ka – tỉnh Đắk Lắk ................................................................................ 28 3.3.2. Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp ñồng quản lý góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam ka.................... 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 28 3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp ................................................. 29
  6. 6 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................. 29 3.4.3. Xử lý số liệu ....................................................................................... 31 Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 34 4.1. Tiềm năng ñồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka ............ 34 4.1.1. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng KBT ...................................34 4.1.2. Sự phụ thuộc của người dân vào rừng ................................................40 4.1.3. Các giá trị bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka................45 4.1.4. Thực trạng ñội ngũ liên quan ñến công tác QLBVR KBTN Nam ka.....47 4.2. Phân tích các bên liên quan ..................................................................47 4.2.1. Vai trò của các bên liên quan ...............................................................48 4.2.2. Mâu thuẫn và khả năng hợp tác giữa các bên liên quan .......................................53 4.2.3. Phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản ñịa của cộng ñồng dân cư tại xã Nam Ka liên quan ñến công tác quản lý rừng .....................................56 4.3. Nhận xét chung ......................................................................................57 4.3.1. Về quy mô diện tích và diễn thế của rừng ............................................58 4.3.2. Về thú hoang dã ...................................................................................58 4.3.3. Về ñời sống nhân dân và cơ sở hạ tầng quanh vùng............................58 4.4. Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện ñồng quản lý rừng Khu BTTN Nam Ka .....................................................................................60 4.4.1. Đề xuất một số nguyên tắc ...................................................................60 4.4.2. Đề xuất một số giải pháp ñồng quản lý rừng KBTTN Nam Ka............65 Chương 5 : KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................. 82 5.1. Kết luận ............................................................................................... 82 5.2. Tồn tại .................................................................................................. 84 5.3. Kiến nghị ............................................................................................. 84 Danh mục các chữ viết tắt
  7. 7 Từ viết tắt Nguyên nghĩa BTTN Bảo tồn thiên nhiên BQL Ban quản lý BVR Bảo vệ rừng GIS Hệ thống thông tin ñịa lý – Geography Information System HGĐ Hộ gia ñình IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia PCCC Phòng cháy chữa cháy QLBVR Quản lý bảo vệ rừng RRA Đánh giá nhanh nông thôn - Rapid Rural Appraisal SWOP Mặt mạnh (Strengths), Mặt yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats). TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNR Tài nguyên rừng TNTN Tài nguyên thiên nhiên UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới Danh mục các bảng
  8. 8 Trang Bảng 2.1. Diện tích các kiểu rừng ................................................................ 16 Bảng 2.2. Dân số và thành phần dân tộc của các xã KBT Nam Ka .............. 19 Bảng 2.3. Thống kê dân số xã Nam Ka........................................................ 23 Bảng 2.4. Tổng hợp hiện trạng sử dụng ñất toàn xã .................................... 24 Bảng 3.1. Khái quát mục tiêu, nội dung, phương pháp theo khung Logic ..... 32 Bảng 4.1. Tổng hợp các vụ vi phạm lâm luật (2001-2010) ........................... 34 Bảng 4.2. So sánh thảm thực vật rừng trước và hiện nay ............................ 35 Bảng 4.3. Nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý rừng ..................... 39 Bảng 4.4. Mức ñộ ñốt nương làm rẫy của các hộ gia ñình .......................... 41 Bảng 4.5. Mức ñộ khai thác gỗ của các hộ gia ñình .................................... 41 Bảng 4.6. Mức ñộ khai thác LSNG của các hộ gia ñình ............................. 43 Bảng 4.7. Mức ñộ chăn thả gia súc của các hộ gia ñình trên ñất rừng ........ 44 Bảng 4.8. Nguồn thu tiền mặt của các hộ gia ñình (triệu/hộ/năm)................ 44 Bảng 4.9. Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên ............................ 51 Bảng 4.10. Ma trận phân tích mâu thuẫn và hợp tác ñồng quản lý............... 54 Bảng 4.11. Phân tích SWOT (Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức) ......... 59 Bảng 4.12. Giám sát, ñánh giá các hoạt ñộng ñồng quản lý rừng ................ 79 Danh mục các hình
  9. 9 Trang Hình 1.1. Hội thảo VCF tại khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka....................... 12 Hình 2.1. Bản ñồ hiện trạng rừng và ñất rừng khu bảo tồn Nam Ka ............ 17 Hình 3.1. Các bước chính tiến hành nghiên cứu ............................................. 29 Hình 4.1. Sơ ñồ tổ chức bộ máy KBTTN Nam Ka ............................................ 36 Hình 4.2. Sơ ñồ VENN phân tích các bên liên quan ñồng quản lý rừng........ 48 Hình 4.3. Các ñối tác chính tham gia ñồng quản lý........................................ 56 Hình 4.4. Tiến trình thực hiện ñồng quản lý Khu BTTN Nam Ka ................ 65 Hình 4.5. Cơ cấu tổ chức ñồng quản lý rừng................................................ 67
  10. 10 MỞ ĐẦU Trong nhiều thập kỷ qua, thế giới ñã nhận thấy rằng, các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) và vườn quốc gia (VQG) có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn ña dạng sinh học và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Các khu bảo tồn (KBT) là nơi lưu trữ các vật liệu thiên nhiên cho sự phát triển của các ngành y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp; ñồng thời gìn giữ các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái, bảo vệ ñất ñai, ñiều hòa khí hậu, giúp con người ñược sống trong bầu khí quyển trong lành. Mặc dù các KBT có tầm quan trọng như vậy, nhưng quản lý các khu bảo tồn ñó ñang gặp rất nhiều khó khăn từ phía các cộng ñồng ñịa phương, ñặc biệt ñối với các nước ñang phát triển, trong ñó có Việt Nam. Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, trong ñời sống vật chất và tinh thần của con người, trong việc duy trì các chu trình tuần hoàn tự nhiên và sự cân bằng sinh thái. Chính vì thế trong những thập kỷ qua, cộng ñồng thế giới rất quan tâm ñến công tác bảo tồn ña dạng sinh học. Ở Việt Nam công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ñược Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Ở Việt Nam công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ñã ñược Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng và phát ñộng chiến dịch trồng cây từ năm 1959. Trong suốt quá trình phát triển của ñất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm ñến công tác bảo tồn ña dạng sinh học bằng việc ban hành nhiều văn kiện mang tính chất pháp lý liên quan ñến bảo tồn Đa dạng sinh học; như Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường, Kế hoạch hành ñộng ña dạng sinh học… và tham gia các Công ước Quốc tế. Với ñặc ñiểm diện tích tự nhiên trải dài trên gần 15 vĩ ñộ (8020’ - 22022’ vĩ ñộ Bắc) và hơn 7 kinh ñộ (102010’ -109020’ kinh ñộ Đông), ñịa hình ña dạng, biến ñổi từ ñộ cao 3.143 m cho ñến âm dưới mực nước biển, khí hậu nhiệt ñới gió mùa; là nơi hội tụ của các luồng thực vật di cư ... Việt Nam là một trong những nước ñược ñánh giá có tính ña dạng cao về các hệ sinh thái rừng, ña
  11. 11 dạng loài ... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong ñó nguyên nhân chính là mất rừng ñang ñe doạ nghiêm trọng ña dạng sinh học. Năm 1943 diện tích rừng nước ta là 14,3 triệu ha tương ñương ñộ che phủ 43%, ñến năm 1990 diện tích rừng chỉ còn 9,18 triệu ha, tương ñương ñộ che phủ 27,2%[7]. Từ năm 1990 ñến nay với nhiều chủ trương, ñường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước diện tích rừng Việt Nam không ngừng tăng lên, tính ñến tháng 12 năm 2008 diện tích rừng cả nước 13,118 triệu ha tương ñương ñộ che phủ 38,7% [4]. Trong ñó, rừng tự nhiên 10,348 triệu ha, rừng trồng 2,77 triệu ha (phân theo chức năng: rừng ñặc dụng 2,062 triệu ha, chiếm 15,71%; rừng phòng hộ 4,739 triệu ha, chiếm 36,13%; rừng sản xuất 6,299 triệu ha chiếm 47,26%), nhưng chất lượng rừng chưa ñược cải thiện nhiều, một số loài thực vật, ñộng vật có nguy cơ bị diệt chủng. Hệ thống rừng ñặc dụng ñược coi là chiến lược bảo tồn thiên nhiên lâu dài của Việt Nam và là cơ hội tồn tại của các loài ñộng - thực vật ñang bị ñe dọa. Hiện Việt Nam có 144 khu rừng ñặc dụng, trong ñó có 30 vườn Quốc gia, 69 Khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn loài và 45 khu bảo tồn cảnh quản với tổng diện tích 2,062 triệu ha [4]. Để khắc phục tình trạng trên, các ngành, các cấp, các Ban quản lý khu BTTN Việt Nam ñã và ñang thay ñổi cách tiếp cận trong quản lý TNR, trao ñổi kinh nghiệm, hài hoà với những thông lệ, tiêu chí quản lý BTTN quốc tế. Vấn ñề quản lý rừng bền vững ñang ñược rất nhiều người quan tâm và quản lý rừng có sự tham gia của cộng ñồng ñang là một hướng ñi có hiệu quả. Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka là rừng ñặc dụng quan trọng của tỉnh ĐắkLắk, ñược thành lập theo quyết ñịnh số 182/QĐ/KL ngày 13 tháng 5 năm 1991 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT), nằm trên 06 xã của 02 huyện là: xã Nam Ka, xã Ea R’Bin, xã Đăk Nuê, xã Buôn Triết, xã Buôn Tría huyện Lăk; xã Bình Hoà huyện Krông Ana. Có tổng diện tích tự nhiên 21.912,3 ha, gồm nhiều dãy núi nối tiếp nhau với mức ñộ chia cắt mạnh, chính vì vậy ñã tạo ra những cảnh quan vô cùng phong phú của các hệ sinh thái
  12. 12 rừng nhiệt ñới, từ núi cao ñồi gò ñến những trảng bằng của các thung lũng và ao hồ, ñầm lầy nên chứa ñựng rất nhiều những nguồn gen quý hiếm của các loài ñộng thực vật ở Tây nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, ñồng thời là nơi góp phần ñiều tiết dòng nước ñầu nguồn của 2 con sông Ea Krông Nô và Ea Krông Na. Mặc dù ñã ñược thành lập khá lâu nhưng ít có người biết ñến. Trong những năm qua Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka ñã thu ñược nhiều kết quả trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn ña dạng sinh học. Tuy nhiên, Khu bảo tồn vẫn chịu nhiều sức ép trong việc quản lý bảo vệ rừng như tệ nạn khai thác thực vật, săn bắt ñộng vật rừng, xâm lấn diện tích rừng,... ñã làm suy thoái, mất dần giá trị ña dạng sinh học vô cùng quý báu. Như vậy, vấn ñề ñặt ra hiện nay ñối với công tác quản lý bảo vệ rừng ñặc dụng nói chung và quản lý rừng ñặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka nói riêng, ñó là cần phải khai thác ñược sức mạnh tổng hợp của các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Để thực hiện ñược vấn ñề này cần phải ñánh giá ñúng thực trạng công tác quản lý rừng hiện nay, tìm ra ñược tồn tại, khó khăn, thách thức; phân tích, ñánh giá ñược tiềm năng, khả năng ñồng quản lý rừng của các bên liên quan ñể từ ñó ñề xuất các giải pháp phù hợp, sát ñúng với ñiều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, luật pháp Nhà nước hiện hành. Để góp phần giải quyết những vấn ñề nêu trên, xuất phát từ lý luận và thực tiển, với sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân Thanh, chúng tôi thực hiện ñề tài “Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng ñồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên Nam ka - tỉnh Đắk lắk”.
  13. 13 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm ñồng quản lý Khái niệm ñồng quản lý hay hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên (Co – management of Protected Areas) ñược nhiều tác giả ñịnh nghĩa. Sau ñây là một số khái niệm thường ñược dùng trong các nghiên cứu về ñồng quản lý. Rao và Geisler [33], ñịnh nghĩa ñồng quản lý là sự chia sẽ việc ra quyết ñịnh giữa những người sử dụng tài nguyên ñịa phương với các nhà quản lý tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các ñối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là bảo tồn thiên nhiên ñể trở thành “ñồng minh tự nguyện” Borrini – Feyerabend [29], ñưa ra khái niệm về ñồng quản lý các khu bảo tồn ( Protected Areas) là tìm kiếm sự hợp tác, trong ñó các bên liên quan cùng nhau thỏa thuận chia sẽ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ. Wild và Mutebi [36], lại cho rằng ñồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng ñồng ñịa phương với các tổ chức nhà nước trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác, các bên liên quan; nhà nước hay tư nhân cùng nhau thông qua một hiệp thương, xác ñịnh sự ñóng góp của mỗi ñối tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các ñối tác ñều chấp nhận ñược. Andrew W.Ingle và các tác giả [28], ñồng quản lý ñược coi như sự sắp xếp quản lý ñược thương lượng bởi nhiều bên liên quan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi ñược nhà nước công nhận mà hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận ñược. Quá trình ñó ñược thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết ñịnh và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên. Borrini – Feyerabend [29], còn quan niệm rằng ñồng quản lý như là một dạng hợp tác trong ñó có hai hoặc nhiều ñối tác xã hội hiệp thương với nhau xác ñịnh và thống nhất việc chia sẽ chức năng quản lý quyền và trách nhiệm về
  14. 14 một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên ñược xác ñịnh. Đồng thời với mục tiêu về văn hóa, chính trị việc ñồng quản lý là nhằm tìm kiếm sự “công bằng” trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Qua các khái niệm của các tác giả nói trên, ñồng quản lý rừng Khu bảo tồn ñược hiểu như sau: Đồng quản lý rừng Khu bảo tồn là sự tham gia của hai hay nhiều ñối tác vào công tác quản lý bảo vệ rừng khu bảo tồn, trong ñó trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và quyền lợi của các ñối tác ñược thống nhất thông qua thảo luận trên cơ sở khả năng, năng lực của các bên và không trái với luật pháp Nhà nước hiện hành, Công ước Quốc tế Nhà nước ñang tham gia, nhằm ñạt mục tiêu chung quản lý tài nguyên rừng Khu bảo tồn tốt hơn, vừa thoả mãn mục tiêu riêng của từng ñối tác. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Tính pháp lý về quản lý rừng ñặc dụng Luật Đất ñai sửa ñổi năm 2003 [17], quy ñịnh tổ chức quản lý rừng ñặc dụng giao khoán ngắn hạn ñất rừng ñặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia ñình chưa có ñiều kiện di chuyển ra khỏi khu vực ñó ñể bảo vệ, giao khoán ñất rừng ñặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia ñình cá nhân sinh sống ổn ñịnh trong khu vực ñó ñể bảo vệ và phát triển rừng; UBND tỉnh có thẩm quyền giao ñất, cho thuê ñất vùng ñệm ñối với hộ gia ñình, cá nhân sử dụng vào mục ñích sản xuất, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp. Điều 50, 51 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [18], quy ñịnh tổ chức quản lý rừng ñặc dụng, khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên ñược thực hiện theo Quy chế quản lý rừng, không gây thiệt hại ñến mục tiêu bảo tồn và cảnh quan của khu rừng; ñược khai thác các cây ñổ gãy, các loài lâm sản ngoài gỗ trừ các loài ñộng thực vật nguy cấp quý hiếm cấm khai thác theo quy ñịnh của Chính phủ.
  15. 15 Quyết ñịnh số 661/1998/QĐ-TTg, ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng. Quyết ñịnh số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 [12] của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. Tại mục 3, Điều 15 quy ñịnh tổ chức cộng ñồng dân cư ñược Nhà nước giao rừng ñặc dụng mà cấp Bộ hoặc UBND tỉnh không thành lập Ban quản lý khu rừng, có trách nhiệm tổ chức quản lý khu rừng ñược giao; ban quản lý khu rừng ñặc dụng có năng lực và ñiều kiện phát triển du lịch sinh thái, ñược thành lập một bộ phận trực thuộc ñể thực hiện nhiệm vụ này, theo hình thức bước ñầu là ñơn vị sự nghiệp có thu; ban quản lý khu rừng ñặc dụng huy ñộng vốn, lồng ghép nguồn vốn; Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân ñầu tư bảo vệ và phát triển rừng ñặc dụng. Nghị ñịnh số 23/2004/NĐ-CP [10] về việc hướng dẫn thi hành luật bảo vệ phát triển rừng; Điều 5, 6 quy ñịnh rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của UBND cấp huyện và xã. Nghị ñịnh số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong ñó quy ñịnh thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và mức xử phạt ñối với từng hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Luật Đa dạng sinh học năm 2008, quy ñịnh sự ña dạng về nguồn ñầu tư bảo tồn và phát triển bền vững ña dạng sinh học. Thông tư 56/1999/TT-BNN-KL ngày 30/3/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong cộng ñồng dân cư bản, làng, buôn, thôn, ấp. Quyết ñịnh số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam ñến năm 2010. Nghị ñịnh số: 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng ñặc dụng.
  16. 16 1.2.2. Đồng quản lý nhằm kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên với phát triển kinh tế - xã hội bền vững Để phát triển kinh tế, xã hội con người phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong ñó có tài nguyên rừng. Trong khi ñó bảo tồn là bảo vệ và tạo ñiều kiện cho chính bản thân nó phát triển hơn, như vậy ở một góc ñộ nào ñó bảo tồn mâu thuẫn với phát triển kinh tế xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn này thì ñồng quản lý là giải pháp hữu hiệu, nó ñảm bảo cho con người khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lý, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế nâng cao ñời sống kinh tế - xã hội, phát triển tạo nguồn lực ñể bảo tồn phát triển rừng ñặc dụng ñược tốt hơn. 1.3. Cơ sở thực tiển 1.3.1.Đồng quản lý rừng ñặc dụng vận dụng khoa học tiên tiến kết hợp kiến thức bản ñịa Rừng ñặc dụng ñược Nhà nước giao cho các Ban quản lý rừng ñặc dụng quản lý. Đây là ñội ngũ có kiến thức khoa học kỹ thuật trong quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn ña dạng sinh học; các bên tham gia (các bên liên quan tham gia ñồng quản lý) ñặc biệt cộng ñồng dân cư, các tổ chức chính trị xã hội . . . họ là những người có kinh nghiệm, hiểu biết về khu rừng, khi vận dụng một cách sáng tạo những kinh nghiệm, kiến thức khoa học tiên tiến thì công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn ña dạng sinh học chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 1.3.2. Đồng quản lý rừng ñặc dụng giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích Quốc gia và lợi ích các bên liên quan Lợi ích rừng ñặc dụng mang lại thường mang tính Quốc gia, Quốc tế. Hiệu quả khó có thể ño ñếm và phải mất nhiều thời gian mới phát huy hiệu quả, trong khi ñó cộng ñồng dân cư quan tâm ñến rừng ñặc dụng thường với mục tiêu ngắn hạn, phục vụ nhu cầu cuộc sống trong một thời gian, thời ñiểm nhất ñịnh. Trên thực tế thường thì lợi ích quốc gia và lợi ích cá nhân; giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt thường không hoàn toàn ñồng nhất, ñể giải quyết hài hòa vấn ñề này thì ñồng quản lý rừng có tính khả thi cao.
  17. 17 1.3.3. Đồng quản lý rừng ñặc dụng với chiến lược xóa ñói giảm nghèo Các khu rừng ñặc dụng thường ñược quy hoạch thành lập ở vùng sâu vùng xa, nơi mà ñời sống của người dân ñang gặp khó khăn và sự phụ thuộc vào rừng của người dân lớn hơn ở nơi khác. Nếu việc quản lý bảo vệ rừng ñặc dụng chỉ ñược thực hiện bởi các ban quản lý rừng ñặc dụng, vô hình dung ñã gây khó khăn hơn cho người dân sống gần rừng tìm kiếm cơ hội nâng cao ñời sống vật chất. Trong khi ñó, vùng sâu, vùng xa, vùng ñặc biệt khó khăn là những vùng ñược Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm ñẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao ñời sống mọi mặt. Đồng quản lý rừng là phương thức quản lý tạo cơ hội cho các bên liên quan trong ñó có cộng ñồng người dân tham gia nhiều hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn ña dạng sinh học, ñồng thời tạo nguồn thu nhập hợp pháp và thường xuyên; nâng cao ñời sống vật chất và tinh thần. Như vậy ñồng quản lý rừng ñặc dụng góp phần xóa ñói giảm nghèo một cách bền vững. 1.4. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Đồng quản lý hay hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên (Co – management of Protected Areas) lần ñầu tiên ñược biết ñến ở Ấn Độ, sau ñó Châu Phi, Châu Mỹ và ñã ñược nhiều tác giả nghiên cứu, hệ thống lại. Năm 1996 Wild và Mutebi [36], ñã nghiên cứu hợp tác quản lý tại Vườn Quốc gia Bwindi Impenetrable và Mgahinga Gorilla thuộc Uganda. Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu hợp tác giữa Ban quản lý Vườn Quốc gia và cộng ñồng dân cư; hai bên thỏa thuận ký kết quy ước cho phép người dân khai thác bền vững một số lâm sản, ñổi lại có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên ñịa bàn. Như vậy phương thức ñồng quản lý ở ñây là giữa Ban quản lý Vườn với cộng ñồng người dân. Năm 1999 trong bài viết của Sherry, E.E về Vườn Quốc gia Vutul ở Canada [33], tác giả ñã ñề cao vai trò của sự liên minh giữa chính quyền, thổ dân và Ban quản lý Vườn Quốc gia trong việc huy ñộng lực lượng tham gia quản lý. Kết quả mang lại thật khả quan: công tác bảo tồn ñược thực hiện tốt
  18. 18 hơn, giá trị của Vườn Quốc gia tăng lên. Đồng quản lý ở ñây ñã kết hợp kiến thức bản ñịa với mục tiêu bảo tồn, Ban quản lý Vườn chuyển giao kỹ thuật bảo tồn, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế còn người dân thực hiện các mô hình ñó. Sự hợp tác ñã giải quyết hài hòa giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của người dân. Schuchemann nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Andringitran thuộc Nước Cộng hòa Madagascar [34], ñể thực hiện quản lý Vườn Quốc gia Chính phủ Madagascar ñã có Nghị ñịnh ñảm bảo quyền của người dân trong Vườn Quốc gia như: Quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên rừng phục hồi ñể sử dụng tại chổ, giữ gìn các ñiểm thờ cúng thần rừng...ñổi lại người dân phải tham gia bảo vệ sự ổn ñịnh của các hệ sinh thái. Đồng quản lý ở ñây ñã có nhiều bên tham gia hơn bao gồm cả ñơn vị quản lý du lịch trong vườn và chính quyền ñịa phương. Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad tại Khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal [31], cộng ñồng dân cư vùng ñệm ñược tham gia hợp tác với một số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng ñệm phục vụ cho du lịch. 30% - 50% lợi ích thu ñược từ du lịch sẽ ñầu tư trở lại cho các hoạt ñộng kinh tế xã hội của cộng ñồng. Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở ñồng quản lý tài nguyên rừng phục vụ du lịch ở vùng ñệm. Trong báo cáo của Moenieba, Isaacs và Najma Mohamed về “ Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi: Phạm vi vận ñộng” [30], ñã nghiên cứu các hoạt ñộng hợp tác quản lý tại Vườn Quốc gia Richtersveld. Cộng ñồng người dân ở ñây là người di cư từ vùng khác ñến, chủ yếu làm nghề khai thác Kim cương, cuộc sống khó khăn, nhận thức về bảo tồn thiên nhiên chưa cao trong khi ñó công việc của họ làm ảnh hưởng tới ña dạng sinh học của Vườn Quốc gia, Ban quản lý Vườn Quốc gia ñã ñề xuất phương thức hợp tác quản lý với cộng ñồng người dân, dựa trên hương ước quản lý bảo vệ rừng của cộng ñồng dân cư. Theo ñó người dân cam kết bảo vệ ña dạng sinh học trên ñịa phận của
  19. 19 mình, còn chính quyền và Ban quản lý Vườn Quốc gia hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội. Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan ñược ñánh giá là Quốc gia có nhiều thành công trong công tác xây dựng các chương trình ñồng quản lý các khu rừng bảo vệ. Các cộng ñồng dân cư có ñời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường thành thạo khi ñóng vai trò là người bảo vệ hoặc người tham gia quản lý khu bảo tồn. Poffenberger, M. và Mc Gean, B. 1993 trong báo cáo “Liên minh cộng ñồng: ñồng quản lý rừng ở Thái Lan” [32]ñã có nghiên cứu ñiểm tại Vườn Quốc gia Dong Yai nằm ở vùng Đông Bắc và khu rừng phòng hộ Nam Sa ở phía Bắc Thái Lan. Đây là những vùng quan trọng ñối với công tác bảo tồn ña dạng sinh học, ñồng thời cũng là vùng có nhiều ñặc ñiểm ñộc ñáo về kinh tế, xã hội, về thể chế của cộng ñồng người dân ñịa phương trong quản lý và sử dụng tài nguyên. Tại Dong Yai, người dân ñã chứng minh ñược khả năng của họ trong việc tự tổ chức các hoạt ñộng bảo tồn, ñồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng hệ thống quản lý rừng ñảm bảo ổn ñịnh về môi trường sinh thái, cũng như phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Họ khẳng ñịnh rằng: “nếu Chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát các hoạt ñộng khai thác quá mức tài nguyên rừng, các hoạt ñộng phá rừng và tác ñộng tới môi trường” . 1.5. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Đồng quản lý tài nguyên rừng là một khái niệm khá mới ở Việt Nam. Theo một số tài liệu khái niệm ñồng quản lý rừng lần ñầu tiên ñược ñưa vào Việt Nam năm 1997. Tại khóa tập huấn về “Kết hợp bảo tồn và phát triển” (Integrated Conservation and Development - ICD) tổ chức tại Vườn quốc gia Cát Tiên do Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tài trợ, sau ñó khái niệm này tiếp tục ñược giới thiệu trong một số khóa tập huấn về bảo tồn thiên nhiên của các dự án ñược các tổ chức quốc tế tài trợ.
  20. 20 Năm 2002 Ulrich Apel, Oliver C. Maxwell và các tác giả ñã [23], có nghiên cứu về phối hợp quản lý và bảo tồn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Các tác giả ñánh giá nghịch lý về sử dụng ñất ñai và nhà ở, tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở một số thôn bản thuộc vùng ñệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Nghiên cứu này ñã ñưa ra một số phân tích về sự phụ thuộc của người dân ñối với tài nguyên rừng và ñánh giá một số thể chế, chính sách hiện có ñối với công tác quản lý rừng ñặc dụng. Năm 2003 Hội thảo ñể thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Xai Lai Leng do cộng ñồng quản lý ñược tổ chức tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An [16], tại Hội thảo nhiều ý kiến tham luận và trao ñổi của các nhà quản lý, các chuyên gia về một số vấn ñề ñồng quản lý khu bảo tồn. Năm 2003 Nguyễn Quốc Dựng [14], ñã có nghiên cứu về ñồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Nghiên cứu này ñã ñánh giá giá trị ña dạng sinh học của Khu bảo tồn, tiềm năng ñồng quản lý của các bên liên quan, bao gồm: Chính quyền xã Tà Bhing, cộng ñồng dân tộc Cơ Tu, Kiểm lâm, UBND huyện ñề xuất một số nguyên tắc và giải pháp ñồng quản lý. Đồng quản lý ở ñây là sự hợp tác giữa Ban quản lý vườn, chính quyền và cộng ñồng người dân. Năm 2006 Vũ Đức Thuận [20], ñã nghiên cứu ñề xuất ñồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La. Nghiên cứu ñã phân tích các bên liên quan và ñề xuất một số nguyên tắc và giải pháp ñể tiến tới tổ chức ñồng quản lý rừng Khu bảo tồn. Năm 2007, Phạm Văn Hạ [15], ñã nghiên cứu ñồng quản lý Vườn Quốc gia Chư Yang Sin - Đăk Lăk. Năm 2010, Lê Thị Thu Thuỷ [22], ñã nghiên cứu ñồng quản lý Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh – Gia Lai Năm 2010, với sự tài trợ tài chính cũng như hỗ trợ kỹ thuật của VCF và với sự tư vấn của nhóm chuyên gia trường Đại học Tây Nguyên [25], một ñợt ñánh giá, hội thảo về “Đánh giá nhu cầu bảo tồn tại khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka” ñã ñược tiến hành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2