Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
lượt xem 55
download
Mục tiêu đề tài: phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất nhằm góp phần ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên của Công ty, thu hút cộng đồng các dân tộc địa phương tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển RTSX ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN DƯƠNG TÍN ĐỨC “NGHIÊN CỨU CÁC CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP NAM NUNG - TỈNH ĐĂK NÔNG” LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Buôn Ma Thuột - 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN DƯƠNG TÍN ĐỨC NGHIÊN CỨU CÁC CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP NAM NUNG - TỈNH ĐĂK NÔNG CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Đại Hải Buôn Ma Thuột - 2010
- LỜI CẢM ƠN Luận văn “Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn ñể phát triển trồng rừng sản xuất tại công ty Lâm nghiệp Nam Nung - tỉnh Đăk Nông” ñược hoàn thành tại Trường Đại học Tây Nguyên theo chương trình ñào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá II, giai ñoạn 2007 - 2010. Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ tận tình của các Thầy cô Trường Đại học Tây nguyên, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, Công ty Lâm nghiệp Nam Nung. Nhân dịp này tôi cũng xin ñược bày tỏ sự biết ơn ñến gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã tạo mọi ñiều kiện giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Võ Đại Hải là người ñã trực tiếp tận tình hướng dẫn khoa học, giúp ñỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành Luận văn. Lần ñầu làm quen với nghiên cứu khoa học, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận ñược những ñóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè ñồng nghiệp gần xa ñể luận văn ñựơc hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn. Buôn Ma Thuột, tháng 6 năm 2010 Tác giả
- MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3 1.1. Trên thế giới .................................................................................................. 3 1.1.1. Về giống cây trồng rừng ............................................................................. 3 1.1.2. Về kỹ thuật lâm sinh ................................................................................... 4 1.1.3. Về chính sách và thị trường ........................................................................ 5 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 7 1.2.1. Về giống cây trồng rừng ............................................................................. 8 1.2.2. Về kỹ thuật lâm sinh ................................................................................... 9 1.2.3. Về phân chia lập ñịa và quy hoạch vùng trồng ............................................ 11 1.2.4. Về chính sách và thị trường ........................................................................ 12 1.3. Nhận xét và ñánh giá chung ........................................................................... 14 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 16 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 16 2.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 16 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 16 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 16 2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 17 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 17 2.4.1. Quan ñiểm và cách tiếp cận của ñề tài......................................................... 17 2.4.2. Phương pháp ñiều tra, ñánh giá các mô hình và thu thập số liệu ngoại nghiệp .................................................................................................................. 18 2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu....................................................... 20 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU..................................................................................................................... 24 3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 24
- 3.1.1. Vị trí ñịa lý ................................................................................................. 24 3.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 24 3.1.3. Đất ñai ........................................................................................................ 24 3.1.4. Khí hậu ....................................................................................................... 25 3.1.5. Thủy văn..................................................................................................... 25 3.1.6. Tài nguyên rừng ......................................................................................... 26 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 26 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao ñộng ........................................................................ 26 3.2.1.1. Dân số...................................................................................................... 26 3.2.1.2. Dân tộc .................................................................................................... 27 3.2.1.3. Lao ñộng.................................................................................................. 28 3.2.2. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục ....................................................................... 28 3.2.2.1. Mạng lưới giao thông............................................................................... 28 3.2.2.2. Y tế .......................................................................................................... 28 3.2.2.3. Giáo dục .................................................................................................. 29 3.3. Nhận xét và ñánh giá chung ........................................................................... 29 3.4. Đánh giá tình hình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung ............................................................................................................ 31 3.4.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Công ty .................................. 31 3.4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 31 3.4.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty ..................................................................... 32 3.4.2. Hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ................................................................... 34 3.5. Tìm hiểu quá trình phát triển RTSX ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung......... 38 3.5.1. Quá trình phát triển RTSX ......................................................................... 38 3.5.2. Hiện trạng tài nguyên rừng Công ty Lâm nghiệp Nam Nung ...................... 41 3.5.3. Định hướng phát triển rừng trồng sản xuất ................................................. 45 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 47 4.1. Đánh giá các mô hình RTSX ñã có ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung .......... 47 4.1.1. Đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng ñã áp dụng................................ 47
- 4.1.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng, năng suất rừng trồng ................................. 51 4.1.2.1. Sinh trưởng Xoan ta ................................................................................. 51 4.1.2.2. Sinh trưởng Keo lá tràm........................................................................... 53 4.1.2.3. Cây Cao su............................................................................................... 53 4.1.3. Bước ñầu ñánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường các mô hình rừng trồng sản xuất chủ yếu .................................................................................. 54 4.1.3.1. Hiệu quả kinh tế....................................................................................... 54 4.1.3.2. Hiệu quả xã hội ........................................................................................ 56 4.2. Đánh giá tác ñộng của các chính sách chủ yếu ñến phát triển trồng RSX tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung ........................................................................... 59 4.2.1. Tổng lược các chính sách chủ yếu liên quan ñến phát triển trồng RSX ....... 59 4.2.2. Tác ñộng của chính sách tới việc phát triển trồng RSX của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung ................................................................................................ 64 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường tới phát triển trồng RSX tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung ........................................................................................ 66 4.3.1. Thị trường nhựa mủ Cao su ........................................................................ 67 4.3.2. Thị trường gỗ rừng trồng sản xuất .............................................................. 68 4.4. Đề xuất giải pháp phát triển trồng RSX tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung . 70 4.4.1. Phân tích ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức ñối với việc phát triển trồng RSX tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung ............................................ 70 4.4.2. Các giải pháp cụ thể ñối với Công ty theo từng giai ñoạn ........................... 72 Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 76 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 76 5.2. Tồn tại ........................................................................................................... 79 5.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 80 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................. Phụ lục 1: Danh sách những người ñã tham gia phỏng vấn, trao ñổi ..................... Phụ lục 2: Các thông tin, số liệu cần thu thập tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
- Phụ lục 3: Tổng hợp chi phí trồng, chăm sóc, khai thác 1 ha Cao su .................... Phụ lục 4: Dự toán chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ 8 năm cho 1 ha rừng Xoan ta. Phụ lục 5: Dự toán chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ 7 năm cho 1 ha rừng Keo lá tràm ..................................................................................................................... Phụ lục 6: Hiệu quả kinh tế 1 ha Cao su sau 34 năm khu vực xã Nam Nung........ Phụ lục 7: Hiệu quả kinh tế 1 ha rừng Xoan ta sau 8 năm tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung ............................................................................................................ Phụ lục 8: Hiệu quả kinh tế 1 ha rừng Keo lá tràm sau 7 năm tại Công ty Lâm nghiệp Nam Nung ................................................................................................
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ÔTC : Ô tiêu chuẩn D1,3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm) Hvn : Chiều cao vút ngọn Dg : Đường kính bình quân theo tiết diện Hg : Chiều cao bình quân theo tiết diện N/ha : Mật ñộ (cây/ha) M/ha : Trữ lượng (m3/ha) A : Tuổi cây rừng Dbq : Đường kính bình quân Hbq : Chiều cao bình quân NPV : Giá trị hiện tại của lợi nhuận BCR : Tỷ lệ thu nhập trên chi phí Bt : Giá trị thu nhập ở năm t (ñồng) Ct : Giá trị chi phí ở năm t (ñồng) t : Chu kỳ kinh doanh rừng (năm) IRR : Tỷ lệ thu hồi nội bộ PV : Phương pháp chiết khấu FV : Phương pháp tích luỹ [20] : Số tài liệu tham khảo RSX : Rừng sản xuất RTSX : Rừng trồng sản xuất NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT TÊN BẢNG Trang Bảng 3.1: Dân số 2 xã trên ñịa bàn Công ty Lâm nghiệp Nam Nung quản lý..................................................................... 26 Bảng 3.2: Các dân tộc trên ñịa bàn Công ty Lâm nghiệp Nam Nung quản lý..................................................................... 27 Bảng 3.3: Tình hình lao ñộng 2 xã trên ñịa bàn Công ty Lâm nghiệp Nam Nung............................................................. 28 Bảng 3.4: Tổng số cán bộ Công ty chia theo trình ñộ chuyên môn 33 Bảng 3.5: Cơ cấu tổ chức và ñội ngũ cán bộ Công ty Lâm nghiệp Nam Nung………………………………………………. 34 Bảng 3.6: Kết quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung giai ñoạn 2006 – 2009………… 36 Bảng 3.7: Quá trình phát triển RTSX ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung…………………………………………………….. 39 Bảng 3.8: Hiện trạng tài nguyên rừng của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung………………………………………………. 41 Bảng 3.9: Diện tích rừng trồng Cao su của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung………………………………………………. 42 Bảng 3.10: Diện tích rừng trồng nguyên liệu của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung………………………………………. 44 Bảng 4.1: Hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng Cao su ñã áp dụng…………………………………………………….. 47 Bảng 4.2: Hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng Xoan ta ñã áp dụng…………………………………………………….. 49 Bảng 4.3: Hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng Keo lá tràm ñã áp dụng………………………………………………….. 49 Bảng 4.4: Sinh trưởng Xoan ta từ tuổi 1 ñến tuổi 6……………….. 51 Bảng 4.5: Sinh trưởng và năng suất rừng trồng Xoan ta………… 52 Bảng 4.6: Sinh trưởng Keo lá tràm………………………………… 53 Bảng 4.7: Dự kiến doanh thu bán 1 ha Cao su thanh lý…………… 54 Bảng 4.8: Kết quả tính toán tổng thu - tổng chi của các mô hình trồng rừng……………………………………………….. 55 Bảng 4.9: Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng……………………………………………………... 56
- Bảng 4.10: Công lao ñộng từ các mô hình trồng RSX của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung…………………………………. 57 Bảng 4.11: Phân tích ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển trồng RSX ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung. 70 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ TT TÊN HÌNH, SƠ ĐỒ Trang Hình 2.1: Sơ ñồ các bước tiến hành ñề tài………………………… 18 Hình 2.2: Phỏng vấn cán bộ và công nhân Công ty………………. 20 Hình 3.1: Văn phòng Công ty Lâm nghiệp Nam Nung…………… 32 Hình 3.2: Rừng trồng Cao su của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung 44 Hình 3.3: Rừng trồng Xoan ta của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung 45 Hình 4.1: Công nhân Công ty ñang thu mủ Cao su……………….. 53 Hình 4.2: Xưởng chế biến gỗ của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung 59 Sơ ñồ 4.1: Kênh tiêu thụ nhựa mủ của Công ty vào thời ñiểm hiện tại………………………………………………………… 67 Sơ ñồ 4.2: Kênh tiêu thu nhựa mủ Cao su từ năm 2011 trở ñi……… 68 Sơ ñồ 4.3: Kênh tiêu thụ sản phẩm gỗ của Công ty vào thời ñiểm hiện tại…………………………………………………… 69 Sơ ñồ 4.4: Kênh tiêu thụ gỗ sản phẩm của Công ty từ năm 2013…… 69
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm gần ñây, tài nguyên rừng nhiệt ñới ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh thái môi trường và ñời sống của người dân. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt ñới mất ñi khoảng 11 triệu ha. Nhằm ñẩy nhanh tốc ñộ phục hồi rừng, Chính phủ Việt Nam ñã ban hành nhiều chính sách, áp dụng nhiều giải pháp, ñầu tư nhiều chương trình, dự án trồng rừng. Kết quả diện tích rừng ở nước ta ñã tăng lên từ 12,1 triệu ha (2004) ñến 13,12 triệu ha rừng (2008), ñộ che phủ 38,7% (Bộ NN & PTNT, 2009), ñáp ứng nhu cầu về lâm sản, môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Tuy nhiên, sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua tập trung nhiều vào 2 ñối tượng là rừng phòng hộ và rừng ñặc dụng, rừng trồng sản xuất (RTSX) chưa ñược quan tâm chú ý nhiều và thực tiễn sản xuất hiện nay ñang ñặt ra rất nhiều vấn ñề cần phải có lời giải ñáp, cả về kỹ thuật, kinh tế, chính sách và thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng rừng. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ñặt ra nhiệm vụ phải trồng 3 triệu ha rừng sản xuất (RSX) giai ñoạn 1998 - 2010, tuy nhiên cho ñến nay chúng ta chưa ñạt ñược kế hoạch ñặt ra. Chính vì vậy, Chính phủ ñã chỉ ñạo trong thời gian tới cần tập trung ñẩy mạnh phát triển trồng RSX. Công ty Lâm nghiệp Nam Nung tiền thân là Lâm trường Nam Nung thuộc tỉnh Đắk Nông, trước năm 1995 hoạt ñộng chủ yếu của Công ty tập trung vào quản lý bảo vệ rừng và khai thác - chế biến lâm sản. Sau năm 1995, chuyển sang trồng rừng phòng hộ và quản lý bảo vệ rừng theo dự án 661. Công ty ñã phát huy sức mạnh tập thể, vận ñộng quần chúng nhân dân, tận dụng triệt ñể tài nguyên rừng và ñất rừng nhằm mở rộng ngành nghề, trong ñó phát triển trồng RSX là một lĩnh vực ñược Công ty rất quan tâm. Tuy nhiên, mặc dù ñây là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nhưng ñồng thời cũng là vùng chậm phát triển với cơ sở hạ tầng thấp kém, khả năng tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật còn rất hạn chế, yếu tố kinh tế - xã hội và nhân văn cũng là những trở ngại cho phát triển kinh tế ở Công ty này. Nhằm ñẩy nhanh tốc ñộ trồng RSX, trong những năm gần ñây, Công ty ñã trồng rừng Cao su và rừng nguyên liệu (năm 2005 là 364,9 ha, năm 2006 là 241,0 ha,
- 2 năm 2007 là 648,4 ha, năm 2008 là 206,9 ha) thu hút hàng trăm lao ñộng ñịa phương. Ngày 17/9/2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát ñã ký Quyết ñịnh số 2855/QĐ/BNN-KHCN về việc “Công nhận cây Cao su là cây ña mục ñích”. Theo quyết ñịnh này, cây Cao su có thể ñược sử dụng cho cả mục ñích nông nghiệp và lâm nghiệp. Quyết ñịnh này ñã mở ra một cơ hội mới cho phát triển RTSX ở vùng Tây Nguyên, trong ñó có Công ty Lâm nghiệp Nam Nung. Đặc biệt, ngày 24/10/2007 Thủ tướng Chính phủ ñã có Quyết ñịnh số 1434/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án sắp xếp, ñổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Đăk Nông giai ñoạn 2007 - 2010. Theo Quyết ñịnh này, Công ty Lâm nghiệp Nam Nung sẽ là ñơn vị lâm nghiệp thí ñiểm cổ phần hóa của tỉnh Đăk Nông. Như vậy, trong giai ñoạn tới ñây hoạt ñộng của Công ty Lâm nghiệp Nam Nung sẽ bước vào một giai ñoạn mới với nhiều cơ hội và thách thức mới, trong ñó phát triển trồng RSX cần ñược ñặc biệt ưu tiên. Xuất phát từ thực tế ñó, ñề tài “Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn ñể phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung” ñược ñặt ra là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Để nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển trồng rừng sản xuất (RSX), các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới ñã tập trung nghiên cứu khá toàn diện về tất cả các lĩnh vực từ tuyển chọn tập ñoàn cây trồng rừng có năng suất cao, ñiều kiện gây trồng, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, sâu bệnh, phân vùng sinh thái, tăng trưởng và sản lượng rừng,… cho tới các chính sách, thị trường và chế biến lâm sản. Có thể nói cho ñến nay cơ sở khoa học cho việc phát triển RTSX ở các nước phát triển ñã ñược hoàn thiện và ñi vào phục vụ sản xuất lâm nghiệp trong nhiều năm qua. 1.1.1. Về giống cây trồng rừng Thành công của công tác trồng RSX trước hết phải kể ñến công tác nghiên cứu giống cây rừng. Từ thế kỷ XVIII, XIX, những ý tưởng về công tác lai giống, sản xuất hạt giống và nhân giống sinh dưỡng cây rừng ñã thu ñược một số thành tựu nhất ñịnh: Syrach Larsen ñã sản xuất ñược một số cây lai có hình dáng ñẹp và có ưu thế về sinh trưởng. Nilsson - Ehle (1949 - 1973) ñã phát hiện ra cây tam bội có sinh trưởng tốt hơn so với cây nhị bội. Đây là một trong những lĩnh vực nghiên cứu mang tính ñột phá và ñã thu ñược những thành tựu ñáng kể trong thời gian qua. Theo Eldridge (1993) [48] các chương trình chọn giống ñã bắt ñầu ở nhiều nước và tập trung cho nhiều loài cây mọc nhanh khác nhau, trong ñó có Bạch ñàn Brazil ñã chọn cây trội và xây dựng vườn giống cây con thụ phấn tự do cho các loài E. maculata ngay từ những năm 1952; Mỹ bắt ñầu với loài E. robusta vào năm 1966. Từ năm 1970 ñến 1973 Úc ñã chọn ñược 160 cây trội cho loài E. regnans và 170 cây trội có thân hình thẳng ñẹp và tỉa cành tự nhiên tốt ở loài E. grandis. Tương tự như vậy, 150 cây trội ñã ñược chọn ở rừng tự nhiên cho loài E. diversicolor ở Úc và loài E. deglupta ở Papua New Guinea (dẫn theo [26]). Nhờ những công trình nghiên cứu chọn lọc và tạo giống mới tới nay ở nhiều
- 4 nước ñã có những giống cây trồng năng suất rất cao, gấp 2-3 lần trước ñây như ở Brazil ñã tạo ñược những khu rừng có năng suất 70-80 m3/ha/năm, tại Công Gô năng suất rừng cũng ñạt 40 - 50 m3/ha/năm. Theo Covin (1990) tại Pháp, Ý nhiều khu rừng cung cấp nguyên liệu giấy cũng ñạt năng suất 40 - 50 m3/ha/năm, kết quả là hàng ngàn ha ñất nông nghiệp ñược chuyển ñổi thành ñất lâm nghiệp ñể trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy ñạt hiệu quả kinh tế cao. Theo Swoatdi, Chamlong (1990) (dẫn theo [52]) tại Thái Lan rừng Tếch cũng ñã ñạt sản lượng 15 - 20 m3/ha/năm,... Ngoài Bạch ñàn, trong những năm qua các công trình nghiên cứu về giống cũng ñã tập trung vào các loài cây trồng rừng công nghiệp khác như các loài Keo và Lõi thọ. Nghiên cứu của Cesar Nuevo (2000) [47] ñã khảo nghiệm các dòng Keo nhập từ Úc và Papua New Guinea, các giống Lõi thọ ñịa phương từ các nơi khác nhau ở Mindanao. Trên cơ sở kết quả lựa chọn các xuất xứ tốt nhất và những cây trội ñã xây dựng vùng sản xuất giống và dán nhãn các cây trội lựa chọn. Chọn giống kháng bệnh và lai giống cũng là những hướng nghiên cứu ñược nhiều tác giả quan tâm. Tại Braxin, Ken Old, Alffenas và các cộng sự từ năm 2000- 2003 ñã thực hiện một chương trình chọn giống kháng bệnh cho các loài Bạch ñàn chống bệnh gỉ sắt Puccinia. Các công trình nghiên cứu về lai giống cũng ñã mang lại nhiều kết quả tốt phục vụ trồng RSX (Assis, 2000), (Paramathma, Surendran, 2000), (FAO, 1979),… 1.1.2. Về kỹ thuật lâm sinh Bên cạnh công tác giống cây trồng, các biện pháp kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng cũng ñã ñược quan tâm nghiên cứu. J.B Ball, Tj Wormald, L Russo (1995) [49] khi nghiên cứu tính bền vững của rừng trồng ñã quan tâm ñến cấu trúc tầng tán của rừng hỗn loại. Matthew, J Kelty (1995) (dẫn theo [53]) ñã nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây gỗ và cây họ ñậu. Đặc biệt, ở Malaysia người ta ñã xây dựng rừng nhiều tầng hỗn loài trên 3 ñối tượng: rừng tự nhiên, rừng Keo tai tượng và rừng Tếch, ñã sử dụng 23 loài cây có giá trị
- 5 trồng theo băng 10m, 20m, 30m, 40m,... và phương thức hỗn giao khác nhau. Nhiều nơi người ta ñã cải tạo những khu ñất ñã bị thoái hoá mạnh ñể trồng rừng mang lại hiệu quả cao. Việc tạo lập các loài cây hỗ trợ ban ñầu cho cây trồng chính trước khi xây dựng các mô hình rừng trồng hỗn loài là rất cần thiết. Nghiên cứu về lĩnh vực này ñiển hình có tác giả Matti Leikola (1995) [51] ñã nghiên cứu tạo lập mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây thân gỗ với cây họ ñậu. Kết quả cho thấy cây họ ñậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng chính. Nghiên cứu về phương thức, mật ñộ và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng khác cũng ñã ñược thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, tạo cơ sở khoa học cho phát triển trồng RSX trong thời gian qua. Vấn ñề giải quyết ñời sống trước mắt của người dân tham gia phát triển RTSX cũng ñược nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo Bradford R. Phillips (2002) [46] ở Fuji người ta trồng một số loài tre luồng trên ñồi vừa ñể bảo vệ ñất và phát triển kinh tế cho 119 hộ gia ñình nghèo; ở Indonesia người ta ñã áp dụng phương thức nông lâm kết hợp với cây Tếch,... Đây là một trong những hướng ñi rất phù hợp ñối với vùng ñồi núi ở một số nước khu vực Đông Nam Á, trong ñó có nước ta [46]. Azmy Hj. Mohamed và Abd. Razak Othman (2003) [45] cho biết ở Malaysia người ta ñã sử dụng các loài tre, luồng ñể phục hồi những lâm phần ñã thoái hoá rất có hiệu quả. Tre luồng có thể trồng ở những khu rừng sau khai thác trắng hoặc ở những khu vực bị khai thác quá mức. 1.1.3. Về chính sách và thị trường Hiệu quả của công tác trồng RSX chính là hiệu quả về kinh tế. Sản phẩm rừng trồng phải có ñược thị trường, phục vụ ñược cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời, phương thức canh tác phải phù hợp với kiến thức bản ñịa và dễ áp dụng ñối với người dân. Theo nghiên cứu của Ianuskơ K (1996) (dẫn theo [54]), vấn ñề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các khu rừng trồng kinh tế có thể giải quyết ñược thông qua những kế hoạch xây dựng và phát triển các nhà máy chế biến lâm sản với quy mô khác nhau trên cơ sở áp dụng các công cụ chính sách “ñòn
- 6 bẩy” nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển rừng. Thom R. Waggener (2000)(dẫn theo [37]), ñể phát triển trồng RSX ñạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự ñầu tư tập trung về kinh tế và kỹ thuật còn phải chú ý nghiên cứu những vấn ñề có liên quan ñến chính sách và thị trường. Nhận diện ñược 2 vấn ñề then chốt, ñóng vai trò quyết ñịnh ñối với quá trình sản xuất này nên tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Canada,... nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay ñược tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên quan ñiểm “thị trường là chìa khoá của quá trình sản xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng chính thị trường sẽ trả lời câu hỏi sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất ñược ñảm bảo thì sẽ thúc ñẩy ñược sản xuất phát triển tạo ra sản phẩm hàng hoá. Theo quan ñiểm về sở hữu, Thomas Enters và Patrick B. Durst (2004) ñã dẫn ra rằng rừng trồng có thể phân theo các hình thức sở hữu sau: - Sở hữu công cộng hay sở hữu Nhà nước. - Sở hữu cá nhân: Rừng trồng thuộc hộ gia ñình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp và các nhà máy chế biến gỗ. - Sở hữu tập thể: Rừng trồng thuộc các tổ chức xã hội. Liu Jinlong (2004) [50] dựa trên việc phân tích và ñánh giá tình hình thực tế trong những năm qua ñã ñưa ra một số công cụ chủ ñạo khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng ở Trung Quốc là: i) Rừng và ñất rừng cần ñược tư nhân hoá; ii) Ký hợp ñồng hoặc cho tư nhân thuê ñất lâm nghiệp của Nhà nước; iii) Giảm thuế ñánh vào các lâm sản; iv) Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng. v) Phát triển quan hệ hợp tác giữa các Công ty với người dân ñể phát triển trồng rừng. Những công cụ mà tác giả ñề xuất tương ñối toàn diện từ quan ñiểm chung
- 7 về quản lý lâm nghiệp, vấn ñề ñất ñai, thuế,… cho tới mối quan hệ giữa các Công ty trồng rừng và người dân. Đây có thể nói là những ñòn bẩy thúc ñẩy tư nhân tham gia trồng rừng ở Trung Quốc nói riêng trong những năm qua và là những ñịnh hướng quan trọng cho các nước ñang phát triển nói chung, trong ñó có Việt Nam. Các hình thức khuyến khích trồng rừng sản xuất cũng ñược nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu như Narong Mahannop (2004) [52] ở Thái Lan, Ashadi and Nina Mindawati (2004) [44] ở Indonesia,... Các tác giả cho biết hiện nay ở các nước Đông Nam Á, 3 vấn ñề ñược xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng là: - Quy ñịnh rõ ràng về quyền sử dụng ñất. - Quy ñịnh rõ ñối tượng hưởng lợi rừng trồng. - Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân. Đây cũng là những vấn ñề mà các nước trong khu vực, trong ñó có Việt Nam ñã và ñang giải quyết ñể thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia trồng RSX, ñặc biệt là khơi thông nguồn vốn tư nhân, vốn ñầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho trồng rừng. Vì vậy, quan ñiểm chung ñể phát triển trồng RSX có hiệu quả kinh tế là trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và ña dạng hoá các hình thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh rừng trồng (Hoàng Liên Sơn, 2005). 1.2. Ở Việt Nam Trong những năm qua, cùng với sự ñổi mới của ñất nước, sự quan tâm của Nhà nước, ngành Lâm nghiệp nước ta ñã có những bước chuyển biến ñáng kể trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những ñổi mới căn bản về công tác tổ chức quản lý, hoạt ñộng nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển RTSX cũng ñã ñược quan tâm hơn. Hàng loạt các chương trình, dự án về trồng rừng ñã ñược thực hiện trong khắp cả nước, nhiều mô hình RTSX quy mô lớn ñã ñược thiết lập, biện pháp kỹ thuật ñã ñược ñúc rút xây dựng thành quy trình, quy phạm,... Liên quan ñến ñề tài này xin ñề cập tới một số công trình nghiên cứu quan trọng sau ñây.
- 8 1.2.1. Về giống cây trồng rừng Những nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, ñặc biệt là của Lê Đình Khả (1996, 1999, 2000), Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000-2001), Hà Huy Thịnh (1999, 2002) [13], [14], [16], [26], [27],... ñã nghiên cứu tuyển chọn các xuất xứ, giống Keo lai tự nhiên, Bạch ñàn và lai giống nhân tạo giữa các loài keo, kết quả ñã chọn và tạo ra ñược các dòng lai có sức sinh trưởng gấp 1,5 - 2,5 lần các loài cây bố mẹ, năng suất rừng trồng ở một số vùng ñạt từ 20 - 30 m3/ha/năm, có nơi ñạt 40 m3/ha/năm. Nguyễn Việt Cường (2002, 2004) [3], [4] ñã nghiên cứu khá toàn diện về lai giống 3 loài Bạch ñàn urophylla, camaldulensis và exserta từ việc nghiên cứu cơ sở khoa học của lai giống như thời kỳ nở hoa, cất trữ hạt phấn,... cho ñến ñánh giá, khảo nghiệm các tổ hợp lai. Tác giả cho biết từ 9 tổ hợp lai và 5 dòng Bạch ñàn lai ñã chọn ñược 7 tổ hợp lai U29C3, U15E4, U15C1, E1U29, U29E1, U2U29 và U29E2 ñạt năng năng suất từ 20 - 27 m3/ha/năm, gấp 1,5 - 2 lần giống sản xuất hiện nay; 3 dòng Bạch ñàn lai 81, 85 và HH có năng suất vượt các giống PN2 và PN14 từ 23 - 84%. Bên cạnh các loài Keo và Bạch ñàn, các nghiên cứu cũng ñã tập trung vào một số loài cây trồng rừng chủ lực khác như Thông Caribê, Thông nhựa, Tràm có năng suất cao,…. Từ năm 1986 ñến nay tập ñoàn cây trồng rừng ñã phong phú và ña dạng hơn, phục vụ cho nhiều mục ñích khác nhau, ñặc biệt là việc tìm kiếm cây bản ñịa ñược ưu tiên hàng ñầu phục vụ chương trình 327 [30]. Theo Lê Quang Liên (1991) [18] nghiên cứu di thực và kỹ thuật nhân giống Luồng Thanh Hoá ñã ñược Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm lâm sinh Cầu Hai thực hiện từ ñầu những năm 1990 và hiện nay cây luồng ñã và ñang ñược phát triển rộng rãi ở một số tỉnh MNPB như Phú Thọ, Hoà Bình,… và ñã trở thành cây cung cấp nguyên liệu có giá trị, cây xoá ñói giảm nghèo cho người dân miền núi. Với những kết quả nghiên cứu ñạt ñược trong những năm qua nhiều giống cây trồng rừng ñã ñược Bộ NN & PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Hiện
- 9 nay, công tác nghiên cứu giống cây rừng ñang phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhiều nghiên cứu ñang hướng vào tuyển chọn các dòng, xuất xứ cây trồng kháng bệnh như công trình của Nguyễn Hoàng Nghĩa và Phạm Quang Thu, 2 dòng Bạch ñàn SM16 và SM23 ñã ñược Bộ NN & PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật theo Quyết ñịnh số 1526 QĐ/BNN-KHCN ngày 6/6/2005. Công nghệ nhân giống như hom, mô, ghép, chiết,... cũng ñã có những bước tiến ñáng kể (Nguyễn Hoàng Nghĩa [27]). Hiện nay, ở hầu hết các vùng ñều ñã có vườn ươm công nghiệp với quy mô sản xuất hàng triệu cây một năm. Những thành công trong công tác nghiên cứu giống cây trồng rừng ñã tạo ra những ñiều kiện thuận lợi cho việc phát triển RTSX ở nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, những giống cây mới, có năng suất cao mới chủ yếu ñược thử nghiệm và phát triển ở một số vùng như Đông Nam Bộ, Đông Hà, Quy Nhơn, Kon Tum,... ñối với vùng Tây Nguyên nói chung các giống mới này chưa ñược khảo nghiệm cụ thể,… vì vậy, hầu hết các tỉnh Tây Nguyên chưa ñưa ñược các giống mới này vào sản xuất, ñặc biệt là những bộ giống mới vừa ñược Bộ NN & PTNT công nhận. Từ thực tế ñó cho thấy, việc ñưa nhanh những giống mới và kỹ thuật vào sản xuất ở vùng Tây Nguyên, trong ñó có Đăk Nông là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng, thu hút ñược nhiều tầng lớp nhân dân vào xây dựng rừng. Đây cũng là mong muốn và chủ trương của Bộ NN & PTNT, Bộ KHCN trong những năm qua và hiện nay. 1.2.2. Về kỹ thuật lâm sinh Trước ñây, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một số ít các loài cây như Bạch ñàn liễu, Mỡ, Bồ ñề, Thông nhựa, Thông ñuôi ngựa,... thì gần ñây, cùng với những tiến bộ về nghiên cứu giống cây rừng, chúng ta ñã tập trung nhiều vào các loài cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu như Keo lai, Keo tai tượng, Bạch ñàn urophylla, Thông caribê,... Các công trình nghiên cứu quan trọng có thể kể ñến là:
- 10 - Hoàng Xuân Tý và các cộng sự (1996) [41] về nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng Bồ ñề, Bạch ñàn, Keo và sử dụng cây họ ñậu ñể cải tạo ñất và nâng cao sản lượng rừng. - Phạm Thế Dũng (1998) [5] về ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học ñể xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao làm nguyên liệu giấy, dăm. - Đặc biệt, gần ñây Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001) [35] ñã thực hiện ñề tài ñộc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu những vấn ñề kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả ñề án 5 triệu ha rừng và hướng tới ñóng cửa rừng tự nhiên”, trong ñó ñã tập trung nghiên cứu năng suất rừng trồng Bạch ñàn urophylla, Bạch ñàn trắng camaldulensis và tereticornis, Keo mangium, Keo lai,... tại vùng Trung tâm Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nghiên cứu này ñã giải quyết khá nhiều các vấn ñề về cơ sở khoa học cho thâm canh rừng trồng như làm ñất, bón phân, phương thức và kỹ thuật trồng,... kết quả ñã góp phần nâng cao năng suất rừng trồng. - Phạm Văn Tuấn (2001) [40] ñã xây dựng mô hình rừng trồng công nghiệp phục vụ nguyên liệu bằng một số dòng Keo lai và Bạch ñàn urophylla kết quả cho thấy Keo lai sinh trưởng ñạt năng suất từ 25 - 30 m3/ha/năm tại một số vùng (Bầu Bàng - Bình Dương, Sông Mây - Đồng Nai), Bạch ñàn sinh trưởng ñạt 18 - 20 m3/ha/năm ở nhiều vùng thí nghiệm (Vĩnh Phúc, Ba Vì, Quảng Trị,...). - Mai Đình Hồng (1997) [11], Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Bạch ñàn urophylla tại Thanh sơn - Phú Thọ kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng của cây rừng ñạt 18- 25 m3/ha/năm. - Nghiên cứu phương thức trồng rừng hỗn giao cũng ñược nhiều tác giả quan tâm như Phùng Ngọc Lan (1986) ñã gây trồng rừng hỗn loài Thông ñuôi ngựa, Keo lá tràm và Bạch ñàn trắng ở núi Luốt - Xuân Mai [17]. - Nguyễn Hữu Vĩnh, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quang Việt (1994) ñã nghiên cứu cơ sở khoa học của phương thức trồng rừng hỗn loài Bạch ñàn + Keo lá tràm [43].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 449 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 195 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
94 p | 207 | 53
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 166 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 150 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 171 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 140 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải
80 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 34 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn