Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
lượt xem 53
download
Mời các bạn cùng tham khảo luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp với đề tài "Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin" để nắm nội dung kiến thức cần thiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN -------------------------------------------- TRẦN QUỐC TOẢN BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI THÚ LINH TRƯỞNG (PRIMATES) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Buôn Ma Thuột, năm 2009
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN -------------------------------------------- TRẦN QUỐC TOẢN BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN CÁC LOÀI THÚ LINH TRƯỞNG (PRIMATES) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Đặng Ngọc Cần Buôn Ma Thuột, năm 2009
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Trần Quốc Toản
- iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức. Tôi vô cùng biết ơn tất cả! Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đặng Ngọc Cần (Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam), người hướng dẫn khoa học tận tình và chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với ông Lương Vĩnh Linh giám đốc VQG Chư Yang Sin đã tạo điều kiện về thời gian, kinh phí và những thông tin, tư liệu cần thiết trong suốt thời gian nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ông Lê Trọng Trải (Cán bộ kỹ thuật, tổ chức Birdlife) và ông Mai Đức Vĩnh (Cán bộ dự án “Lồng ghép quản lý nguồn nước và đa dạng sinh học tại VQG chư Yang Sin”) về sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có được những thông tin, tư liệu cần thiết cho nghiên cứu Linh trưởng. Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đối với: Dự án “Lồng ghép quản lý nguồn nước và đa dạng sinh học tại VQG chư Yang Sin” về những giúp đỡ và động viên cũng như các hỗ trợ về kinh phí và thiết bị nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Nhóm nghiên cứu thú Linh trưởng, Nhóm nghiên cứu thú có guốc và Nhóm nghiên cứu cây hạt trần của Dự án “Lồng ghép quản lý nguồn nước và đa dạng sinh học tại VQG chư Yang Sin” đã tận tình giúp đỡ và tham gia với tôi trong công tác nghiên cứu thú Linh trưởng ở VQG Chư Yang Sin. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Mẹ, vợ và gia đình cùng bạn bè, về sự ân cần, hỗ trợ hết lòng và sự cảm thông đối với công việc nghiên cứu thực địa và học tập của tôi. Buôn Ma Thuột, tháng 8 năm 2009 Trần Quốc Toản
- iv MỤC LỤC Trang phụ bìa ......................................................................................................... i Lời cam đoan ......................................................................................................... ii Lời cảm ơn ............................................................................................................ iii Mục lục ................................................................................................................ iV Danh mục các ký hiệu và từ tắt.............................................................................. Vi Danh mục các bảng, biểu ...................................................................................... Vi Danh mục các sơ đồ hình vẽ ................................................................................. Vi Chương 1: MỞ ĐẦU – GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................... 1 1.1 Mở đầu .............................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu, thời gian nghiên cứu ......................................................................... 2 1.3. Đối tượng, khu vực và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3 Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THÚ LINH TRƯỞNG ..................... 6 2.1. NGHIÊN CỨU THÚ LINH TRƯỞNG Ở VIỆT NAM ................................ 6 2.1.1. Thời kỳ thứ nhất trước 1954 ......................................................................... 6 2.1.2. Thời kỳ thứ hai 1954-1975 ............................................................................ 7 2.1.3. Thời kỳ thứ ba 1975 đến nay ........................................................................ 8 2.2. NGHIÊN CỨU THÚ LINH TRƯỞNG Ở VQG CHƯ YANG SIN .............. 9 Chương 3: - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................. 11 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................................ 11 3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 11 3.1.2. Địa hình ....................................................................................................... 11 3.1.3. Khí hậu thủy văn ........................................................................................ 11 3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng .................................................................................. 12 3.1.5. Thảm thực vật ............................................................................................. 13 3.1.6. Hệ thực vật rừng ......................................................................................... 21 3.1.7. Khu hệ động vật .......................................................................................... 22 3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ................................................................ 22 3.2.1. Dân số, dân tộc ............................................................................................ 22 3.2.2. Tình hình kinh tế và đời sống ...................................................................... 23 3.2.3. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 24 Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 26 4.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 26 4.1.1. Đặc điểm thú linh trưởng ở VQG Chư Yang Sin.......................................... 26 4.1.2. Hiện trạng và các giải pháp bảo tồn ............................................................. 26 4. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 26 4.2.1. Thu thập thông tin, tư liệu nghiên cứu ........................................................ 27 4.2.2. Nghiên cứu thực địa .................................................................................... 27 4.2.3. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................. 30 4.2.4. Phương pháp chuyên gia ............................................................................. 31 4.2.5. Phương pháp dùng bẫy ảnh ......................................................................... 31 4.2.6. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 31 Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 33 5.1. ĐẶC ĐIỂM THÚ LINH TRƯỞNG Ở VQG CHƯ YANG SIN ................. 33 5.1.1. Thành phần loài thú Linh trưởng ................................................................ 33
- v 5.1.2. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học .................................................. 35 5.1.3. Số lượng và phân bố của thú Linh trưởng ................................................... 48 5.2. HIỆN TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN THÚ LINH TRƯỞNG Ở VQG CHƯ YANG SIN ....................................................................................... 57 5.2.1. Các tác nhân đe dọa đến Linh trưởng ......................................................... 57 5.2.2. Hiện trạng công tác quản lý bảo vệ rừng .................................................... 68 5.2.3. Một số giải pháp bảo tồn thú Linh trưởng .................................................. 71 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 76 6.1. Kết luận ......................................................................................................... 76 6.1.1. Thành phần loài Linh trưởng ...................................................................... 76 6.1.2. Số lượng cá thể các loìa Linh trưởng .......................................................... 76 6.1.3. Phân bố của các loài Linh trưởng ................................................................ 76 6.1.4. Các tác nhân đe dọa chính đối với Linh trưởng ........................................... 77 6.1.5. Các giải pháp quản lý bảo tồn các loài thú Linh trưởng ............................... 77 6.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 79 PHỤ LỤC............................................................................................................. 86 Phụ lục 1. Danh sách các loài thú Linh trưởng ở Việt Nam ................................... p1 Phụ lục 2. Các vị trí ghi nhận thú Linh trưởng ở VQG Chư Yang Sin.................... p3 Phụ lục 3. Những ghi nhận về Vượn đen má vàng ở VQG Chư Yang Sin.............. p7 Phụ lục 4. Thống kê các vụ vi phạm lâm luật 2006 đến tháng 7 năm 2009 .......... p10 Phụ lục 5. Vị trí đặt 9 bẫy ảnh tại tiểu khu 1238 ................................................. p21 Phụ lục 6. Danh sách người được phỏng vấn ....................................................... P22 Phụ lục 7. Một số hình ảnh ghi nhận được trong khi nghiên cứu.......................... p23
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên. VQG : Vườn quốc gia. IUCN: Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................. 3 Bảng 3.1: Diện tích các kiểu thảm thực vật .................................................. 14 Bảng 3.2. Thành phần hệ thực vật ............................................................... 21 Bảng 5.1. Danh sách các loài Linh trưởng ở VQG Chư Yang Sin ................ 33 Bảng 5.2. So sánh thành phần thú Linh trưởng VQG Chư Yang Sin với khu vực Tây Nguyên và toàn quốc ...................................................................... 34 Bảng 5.3. Số đàn và số cá thể của các loài Linh trưởng ............................... 49 Bảng 5.4. Phân bố số đàn các loài Linh trưởng theo địa giới tiểu khu .......... 50 Bảng 5.5. Phân bố Linh trưởng theo các sinh cảnh, tầng rừng và độ cao ...... 54 Bảng 5.6. Các vụ vi phạm ở VQG Chư Yang Sin từ năm 2004 - 7/2009 ...... 60 Bảng 5.7. Các tác nhân đe dọa thú Linh trưởng và các biện pháp giảm thiểu 67 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 4.1: Mô phỏng vị trí điểm nghe ......................................................... 30 Sơ đồ 5.1: Tổ chức của VQG Chư Yang Sin ............................................... 68 Bản đồ 3.1: Vị trí VQG Chư Yang Sin ........................................................ 12 Bản đồ 3.2: Hiện trạng rừng VQG Chư Yang Sin ....................................... 15 Bản đồ 4.1: Các tuyến điều tra ở VQG Chư Yang Sin ................................. 29 Bản đồ 5.1: Phân bố các loài thú Linh trưởng ............................................. 53 Bản đồ 5.2: Lán trại thợ săn và các đường bẫy ............................................ 59
- vii Bản đồ p5: Vị trí đặt bẫy ảnh ở tiểu khu 1238 ............................................p21 Biểu đồ 5.1: So sánh phân bố các loài Linh trưởng theo tiểu Khu ............... 52 Biểu đồ 5.2: So sánh phân bố các loài Linh trưởng theo Sinh cảnh ............. 55 Biểu đồ 5.3: So sánh phân bố các loài Linh trưởng theo tầng rừng .............. 56 Biểu đồ 5.4: So sánh phân bố các loài Linh trưởng theo độ cao ................... 57 Ảnh 1: Cu li nhỏ tại nhà Ma Thương (Buôn Hàng năm xã Yang Mao) ........ 36 Ảnh 2: Khỉ Mặt đỏ ở tiểu khu 1238 ............................................................. 37 Ảnh 3: Phân lẫn hạt của Khỉ mặt đỏ ............................................................ 39 Ảnh 4: Khỉ đuôi dài ..................................................................................... 40 Ảnh 5: Khỉ đuôi lợn tại tiểu khu 1238 ......................................................... 41 Ảnh 6: Quả nho rừng và phân của Khỉ đuôi lợn có lẫn hạt nho .................. 43 Ảnh 7: Chà vá chân đen ở tiểu khu 1364 ..................................................... 44 Ảnh 8: Vượn đen má vàng đực tại tiểu khu 1382 ......................................... 46 Ảnh 9: Thợ săn người H’mông..................................................................... 63 Ảnh 10: Hiện trường khai thác gỗ ................................................................ 63
- 1 Chương 1: MỞ ĐẦU - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.2. MỞ ĐẦU Thú hoang dã nói chung và thú Linh trưởng nói riêng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và có ý nghĩa to lớn đối với đời sống của con người. Các loài thú Linh trưởng không những được sử dụng làm thực phẩm, dược liệu, làm cảnh, xuất khẩu mà còn được sử dụng trong nghiên cứu sinh học và y học thực nghiệm góp phần trong việc điều trị bệnh cho con người. Việt Nam được các tổ chức quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao. Theo thống kê của các nhà động vật học hiện nay Việt Nam có 298 loài và phân loài thú hoang dã, trong đó có 24 loài và phân loài thú Linh trưởng đã được ghi nhận, với nhiều loài quý hiếm, đặc hữu [6]. Nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật, trong đó có các loài thú Linh trưởng, Việt Nam đã thành lập 30 Vườn quốc gia, 56 khu bảo tồn thiên nhiên và 37 khu bảo vệ cảnh quan [1]. Vườn quốc gia Chư Yang Sin thuộc Cao nguyên Đà Lạt, là một trong ít khu vực còn lại của Việt nam có diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn điển hình cho kiểu rừng lá rộng núi cao vùng Tây Nguyên đã được ghi nhận là một trung tâm đặc hữu của các loài chim và các loài thực vật ở mức độ toàn cầu. Tại đây, các nhà khoa học đã tìm thấy 8 loài chim gồm Gà tiền mặt đỏ, Khướu đầu đen, Khướu đầu đen má xám, Khướu mun, Khướu mỏ dài, Mi núi bà, Sẻ họng vàng, Chích chạch má xám và 6 loài Linh trưởng có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Danh sách các loài thú có nguy cơ bị diệt vong của Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới năm 2008 đó là : Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus, Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides, Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis , Khỉ đuôi lợn Macaca leonina, Chà vá chân đen Pygathrix nigripes và Vượn đen má vàng Nomascus gabriellae. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc phá rừng, khai thác lâm sản cùng với tình trạng khai thác, săn bắt và buôn bán trái phép động vật rừng vẫn
- 2 còn xảy ra ở VQG Chư Yang Sin làm suy giảm về số lượng của các loài thú Linh trưởng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi đã thực hiện đề tài : “Bước đầu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin” 1.2. MỤC TIÊU, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu Đề tài đạt được một số mục tiêu sau: Cung cấp thông tin về thành phần loài, một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và phân bố của các loài thú Linh trưởng; ước tính số lượng đàn và cá thể của các loài thú Linh trưởng; xác định phân bố thú Linh trưởng theo các địa giới tiểu khu, sinh cảnh, tầng cây rừng và đai độ cao, lập bản đồ phân bố các loài thú Linh trưỏng ở VQG Chư Yang Sin; xác định các tác nhân đe doạ đến thú Linh trưởng và thực trạng công tác bảo tồn ở VQG Chư Yang Sin làm cơ sở đề xuất một số giải pháp bảo tồn thú Linh trưởng ở VQG Chư Yang Sin. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn. Là công trình đầu tiên nghiên cứu về thú Linh trưởng ở VQG Chư Yang Sin, hy vọng kết quả của luận văn bổ sung thêm tư liệu khoa học về thú Linh trưởng của Việt Nam, là tư liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo và góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch bảo tồn những loài thú Linh trưởng quý hiếm VQG Chư Yang Sin. 1.2.2. Thời gian nghiên cứu - Nghiên cứu trên thực địa được tiến hành từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 5 năm 2009 với 7 đợt (tổng số 122 ngày) chi tiết ở bảng 1.1 - Ngoài ra đã tiến hành điều tra 35 ngày ở các xã trong vùng đệm
- 3 Bảng 1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . Đợt Thời gian Địa điểm nghiên cứu Số nghiên cứu ngày I 8 - 28/3/2006 Gồm 10 tiểu khu: 1222, 1221, 1220, 21 1365, 1338,1365, 1196, 1200, 1211, 1214, 1215. II 10 - 29/4/2007 Gồm 8 tiểu khu: 1351, 1210, 20 1259,1209,1352, 1203, 1411, 1419 III 1 - 6/2007 Gồm 8 tiểu khu: 1411, 1365,1179; 20 1201, 1214, 1211, 1350, 1209 IV 1- 8/2008 Gồm 8 tiểu khu: 1221, 1367, 1227, 18 1359, 1411, 1200, 1342, 1211 V 8/3 - 5/4/2009 Gồm 11 tiểu khu :1367, 1380, 1376, 29 1364, 1381, 1377, 1382, 1395, 1396, 1398,1418. VI 14 - 25/4/2009 Gồm 3 tiểu khu:1187; 1195; 1209; 12 VII 3/5 - 4/5/2009 Gồm 2 tiểu khu: 1186, 1203 2 Tổng 122 1.3. ĐỐI TƯỢNG, KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ quan tâm nghiên cứu các loài thú Linh trưởng ở VQG Chư Yang Sin. Một số đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu như sau: 1.3.1.1. Đặc điểm chung về sinh học, sinh thái học Bộ Linh trưởng (Primates) hay còn gọi là bộ Khỉ hầu gồm các loài thú về cơ bản thích nghi với đời sống trên cây. Tứ chi thích nghi với việc cầm nắm và leo trèo. Bàn tay có 5 ngón, có ngón cái đối diện với các ngón khác, xương quay và xương trụ cử động tỳ vào nhau đảm bảo cho cử động lật ngửa của bàn tay. Hộp sọ tương đối lớn, xương mặt giảm đi, ổ mắt hướng về phía trước, não phát triển có bán cầu đại não dày. Răng hàm có nhiều mấu thích nghi với thức ăn tạp hay lá quả. [9], [13]. Đặc điểm khác biệt nổi bật của thú Linh trưởng so với các loài thú hoạt động trên cây khác là thú Linh trưởng leo cây bằng cách dùng tay ôm vào thân cây hoặc cành cây (các loài thú khác dùng móng vuốt sắc bấu vào thân cây). Leo cây kiểu ôm là một đặc điểm tiến hoá, giúp thú Linh trưởng leo trèo an toàn hơn khi leo ra các cành nhỏ và do đó khả năng tiếp cận với thức ăn cũng
- 4 tốt hơn. Đặc điểm khác nhiều với các động vật khác nữa là dùng mắt phát hiện, định vị con mồi và dùng tay để bắt mồi. Linh trưởng có một đôi vú ở ngực, thường đẻ một con, ít khi đẻ sinh đôi, con non yếu cần sự chăm sóc một thời gian của mẹ. So với nhiều thú khác, thú Linh trưởng có xu hướng kéo dài thời kỳ mang thai và thời kỳ con non phụ thuộc vào bố mẹ, do đó hình thành các nhóm xã hội phức tạp. 1.3.1.2. Một số vấn đề về phân loại học bộ Linh trưởng Theo hệ thống phân loại của Wilson and Reeder (2005) và Đặng Ngọc Cần (2008) ở Việt Nam có 24 loài và phân loài thuộc 3 họ là: họ Cu li Loridae, họ Khỉ Cercopithecidae và họ Vượn Hylobatidae [6], [9], [52]. Họ Cu li Loridae chỉ có 1 giống Nycticebus với hai loài cu li là: Cu li lớn Nycticebus bengalensis và Cu li nhỏ Nyctiebus pygmaeus. Họ Khỉ Cercopithecidae gồm 2 phân họ, có số loài và phân loài phong phú nhất, với 17 loài và phân loài : Phân họ Khỉ Cercopithecinae chỉ có 1 giống Macaca (có 6 loài và phân loài) còn phân họ Voọc Colobinae có 3 giống là: giống Pygathrix (có 3 loài), giống Trachypithecus (có 7 loài và phân loài) và giống Rhinopithecus (có 1 loài). Họ Vượn Hylobatidae có 1 giống Nomascus với 5 loài và phân loài. Việt Nam là một trong những nước ở phân vùng địa-động vật Đông Dương, giàu về thành phần loài Linh trưởng. So với châu Á (183 loài và phân loài) thì Việt Nam có 24 loài và phân loài (chiếm 13,11%) và chỉ đứng sau Indonesia (36,07%), Thái Lan (19,13%), Ấn Độ (15,30%), Trung Hoa (14,75%) và Malaysia (14,21%). Khu hệ Linh trưởng Việt Nam có quan hệ với các khu hệ phụ cận, trong đó yếu tố Đông Dương là trội hơn cả (với 18 loài và phân loài, chiếm 75,00%), tiếp đến là yếu tố Nam Trung Hoa (với 10 loài và phân loài, chiếm 41,67%), Ấn Độ (chiếm 20,83%), Mã Lai (chiếm 8,33%) và ít nhất là yếu tố Himalaya (4,17%). Ngoài ra, khu hệ Linh trưởng Việt Nam cũng có tỷ lệ cao về yếu tố đặc hữu (chiếm 25,00%) [14], [25], [28].
- 5 Trong số 24 loài và phân loài thú Linh trưởng đã được ghi nhận ở Việt Nam có 6 loài và phân loài là đặc hữu của Việt Nam, đó là: Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus, Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri, Voọc cát bà Trachypithecus poliocephalus poliocephalus, Chà vá chân xám Pygathrix nemaeus, Khỉ đuôi dài Côn Đảo Macaca fascicularis condorensis và Vượn đen đông bắc Nomascus nasutus. (phụ lục 1) 1.3.2. Khu vực nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong khu vực 35 tiểu khu của VQG Chư Yang Sin
- 6 Chương 2: TỔNG QUAN CỨU THÚ LINH TRƯỞNG 2.1. NGHIÊN CỨU THÚ LINH TRƯỞNG Ở VIỆT NAM Nghiên cứu thú Linh trưởng ở Việt Nam luôn gắn liền với nghiên cứu thú hoang dã. Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết khai thác và sử dụng các loài động vật hoang dã làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh và đồ trang sức. Một số loài thú Linh trưởng đã được ghi nhận để làm thuốc trong sách “ Nam dược thần hiệu” của danh y Tuệ Tĩnh từ thế kỷ XIII. Thực ra trong cuốn sách này mới chỉ nêu ra danh mục các loài thú Linh trưởng thường được khai thác sử dụng lúc bấy giờ chứ chưa hề có nghiên cứu về sự phân bố địa lý cũng như các lĩnh vực sinh học. Lịch sử nghiên cứu thú ở Việt Nam có thể chia làm 3 thời kỳ chính như sau: Trước năm 1954, từ năm 1954-1975 và từ 1975 đến nay [3]. 2.1.1. Thời kỳ thứ nhất trước 1954 Trước thế kỷ XIX việc nghiên cứu thú hoang dã nói chung và thú Linh trưởng nói riêng còn rất ít. Một số loài thú Linh trưởng ghi nhận rải rác trong các công trình nghiên cứu địa lý tự nhiên. Chẳng hạn trong sách “Vân Đài loại ngữ” và “Phủ biên tập lục” của Lê Quý Đôn (1724-1784), tiếp đó là công trình “Đại Nam nhất thống chí” do Quốc sử Quán triều Nguyễn (1865-1862) đã mô tả một số loài Linh trưởng đã gặp ở một số địa phương. Mặc dù đây không phải là những công trình nghiên cứu khoa học thực sự nhưng nó là tài liệu đầu tiên đề cập tới những loài thú hoang dã trong đó có một số loài vượn và khỉ đã gặp và thường được sử dụng lúc bấy giờ. Nghiên cứu các loài thú Linh trưởng thực sự được bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX do các nhà khoa học người nước ngoài thực hiện. Có thể kể đến một số nhà khoa học sau: George Finlayson (1828), Mine-Edwards (1867-1874), Morice (1904), Brousniche (1887), Billet (1896-1898), Pavie (1879-1898), Boutan (1900-1906), De Pousargues (1904), Menegeaux (1905-1906),
- 7 Delacour (1928 -1930), H.t Stevens (1923-1924), Kelly Rooservelts (1928- 1929), Bourret (1942, 1944). Có thể nói những kết quả nghiên cứu về Linh trưởng trước năm 1954 chủ yếu do người nước ngoài thực hiện thông qua các cuộc điều tra nhằm phát hiện, mô tả loài mới, phân loại và thống kê thành phần loài, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài Linh trưởng. 2.1.2. Thời kỳ thứ hai 1954-1975 Năm 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam, các nghiên cứu về khu hệ động vật và đa dạng sinh vật được quan tâm. Thời kỳ này có nhiều công trình nghiên cứu do các Nhà khoa học trong nước thực hiện phục vụ cho công tác nghiên cứu giảng dạy ở các trường đại học. Các đợt điều tra nghiên cứu đã quan tâm tới thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thú nói chung và các loài Linh trưởng nói riêng ở nhiều tỉnh miền Bắc. Ở miền Nam đáng chú ý là các công trình của Van Peenen et al. (1969) [51]. Các nghiên cứu về Linh trưởng có giá trị khoa học trong thời gian này phải kể đến là các công trình: - Bài báo “Sur une Nouvelle Espece de Nycticebus au Vietnam” của Đào Văn Tiến (1960) đã mô tả một loài Cu li mới - Cu li nhỡ (Nycticebus intermedius) ở Việt Nam [53]. - Bài báo “Sur les formes de semnopithèque noir Presbytis francoisi (Colobidae, Primates) au Vietnam et description d’une forme nouvelle” của Đào Văn Tiến (1970) nghiên cứu về các phân loài của loài Voọc đen má trắng Presbytis francoisi và đã mô tả một phân loài voọc mới - Voọc Hà Tĩnh Presbytis francoisi hatinhensis [54]. - Cuốn sách “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam, tập 1” của Lê Hiền Hào (1973) đã cung cấp những thông tin về phân bố, đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế của 9 loài Linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam [11]
- 8 2.1.3. Thời kỳ thứ ba 1975 đến nay Các điều tra, nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh vật, đặc biệt đối với các loài Linh trưởng được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên các vùng của cả nước và đạt được rất nhiều kết quả có giá trị. Đội ngũ cán bộ Việt Nam nghiên cứu về Linh trưởng cũng phát triển và lớn mạnh không ngừng. Rất nhiều nghiên cứu không chỉ bó hẹp do các cán bộ khoa học Việt Nam tiến hành mà còn có sự hợp tác quốc tế sâu rộng với các chuyên gia Linh trưởng và các tổ chức bảo tồn quốc tế. Trong giai đoạn này, có nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về Linh trưởng ở Việt Nam của nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện [7], [10], [17], [23], [24], [28], [32], [36], [38], [39], [40], [41], [44], [46], [47], [49]. Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài Linh trưởng quý hiếm đã và đang được chú trọng. Hàng loạt các VQG và KBTTN đã được thành lập trên khắp cả nước để bảo tồn đa dạng sinh vật, trong đó có các loài Linh trưởng quý hiếm. Một số chương trình nghiên cứu về sinh thái và tập tính của các loài linh trưởng đã và đang được tiến hành ở nhiều địa phương. Vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái các loài Linh trưởng ở Việt Nam đã được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Trên cơ sở kết quả các đợt điều tra về thú Linh trưởng ở Việt Nam và đặc biệt các cuộc điều tra thực địa của Tổ chức bảo tồn động, thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) trong khuôn khổ dự án “Đánh giá tình trạng bảo tồn Linh trưởng ở Việt Nam” thực hiện từ năm 1999 đến 2000, Geissmann T. et al. (2000) đã đề cập đến phân bố và hiện trạng của các loài Vượn và Nadler T. et al. (2003) đề cập đến phân bố và hiện trạng của các loài khỉ ăn lá ở Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả và công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài, Đặng Ngọc Cần và nnk (2008) đã biên soạn cuốn sách “Danh lục các loài thú hoang dã ở Việt Nam”. Trong cuốn sách này các tác giả đã đề cập đến tên gọi,
- 9 phân bố, tình trạng bảo tồn của 24 loài và phân loài thú Linh trưởng đã được ghi nhận ở Việt Nam [6]. 2.2. NGHIÊN CỨU THÚ LINH TRƯỞNG Ở VQG CHƯ YANG SIN. Nghiên cứu đa dạng sinh học nói chung và thú Linh trưởng nói riêng ở VQG Chư Yang Sin được bắt đầu từ năm 1988. Từ năm 1988-1995 các chuyên gia của tổ chức bảo vệ Chim quốc tế cùng với các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành khảo sát các khu rừng đặc dụng Thượng Đa Nhim và Chư Yang Sin. Đến năm 1994 Eames và Nguyễn Cử ghi nhận khu vực Thượng Đa Nhim và Chư Yang Sin có 24 loài thú, trong đó có 2 loài thú Linh trưởng là Chà vá chân đen Pygathrix nigripes và Vượn đen má vàng Nomascus gabriellae [27]. Với mục đích nghiên cứu đa dang sinh học và xem xét luận chứng khả thi KBTTN Chư Yang Sin, năm 1996 Tổ chức bảo vệ chim Quốc tế và Viện điều tra quy hoạch rừng (Birdlife/FIPI VN 0008.2) đã tiến hành khảo sát ở khu KBTTN Chư Yang Sin. Lê Trọng Trải và nnk ghi nhận ở đây có 8 loài thú Linh trưởng Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Khỉ vàng (Macaca mullata), Khỉ đuôi lợn Macaca leonina, Voọc bạc (Semnopithecus cristatus), Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) và Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) [19]. Tuy nhiên trong số 8 loài Linh trưởng đã ghi nhận có tới 3 loài là Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn và Voọc bạc mới chỉ được ghi nhận qua phỏng vấn nhân dân địa phương các xã vùng đệm. Năm 2002, KBTTN Chư Yang Sin đã được chuyển hạng thành VQG Chư Yang Sin theo Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/07/2002. Thời gian từ khi thành lập đến năm 2004 không có đợt nghiên cứu nào về đa dạng sinh vật nói chung và thú Linh trưởng nói riêng được thực hiện ở VQG Chư Yang Sin.
- 10 Những nghiên cứu về thú Linh trưởng ở VQG Chư Yang Sin được quan tâm nhiều hơn từ năm 2005, khi Dự án “Lồng ghép quản lý nguồn nước và đa dạng sinh học VQG Chư Yang Sin” tổ chức các đợt điều tra giám sát đa dạng sinh học. Năm 2006, Đặng Ngọc Cần và nnk tiến hành điều tra nghiên cứu ở phía Đông bắc VQG Chư Yang Sin ghi nhận 5 loài thú Linh trưởng ở VQG Chư Yang Sin là: Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) và Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) Riêng loài Khỉ đuôi lợn chỉ được ghi nhận dựa trên cơ sở một cá thể bị nhốt ở nhà dân thuộc xã Hoà Phong thuộc vùng đệm của VQG Chư Yang Sin. Tiếp theo năm 2007, Đặng Ngọc Cần và nnk tiến hành tiến hành nghiên cứu ở phía Tây bắc và phía Đông nam của VQG Chư Yang Sin đã ghi nhận thêm loài Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) nữa ngoài 5 loài đã ghi nhận năm 2006 trên cơ sở quan sát trên thực địa [4], [5]. Nhìn chung các đợt điều tra, nghiên cứu đã được tiến hành ở VQG Chư Yang Sin tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu thành phần loài và đánh giá giá trị đa dạng sinh học của các loài thú nói chung, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, sinh thái học, phân bố của các loài thú Linh trưởng cũng như các tác nhân đe doạ đến thú Linh trưởng để làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp bảo tồn chúng ở VQG Chư Yang Sin.
- 11 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1.1. Vị trí địa lý VQG Chư Yang Sin nằm phía Đông Nam thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố 50 km, thuộc phạm vi hành chính 2 huyện: Huyện Krông Bông gồm các xã: Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hoà Lễ, Hoà Phong, Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao và huyện Lăk gồm các xã: Yang Tao, Bông Krang, Đắc Phơi, Krông Knô [19], [22] Toạ độ địa lý: Từ 12014’16” đến 12030’58” Vĩ độ Bắc. 108017’47” đến 108034’48’’ Kinh độ Đông. 3.1.2. Địa hình. Chư Yang Sin là hệ thống núi cao ở cực Nam Trung Bộ, nằm phía Nam vùng trũng Krông Pach - Lăc, chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Độ cao từ 450-2.442 m. Bao gồm nhiều núi cao trên 1.000m và là dãy núi có đỉnh cao nhất ở Nam Trường Sơn đó là Chư Yang Sin (2.442m). Địa hình chia cắt mạnh tạo thành nhiều thung lũng nhỏ, hẹp. Sườn núi phía Bắc và phía Tây có độ dốc phổ biến từ 250 - 350, một số nơi độ dốc > 350 . Sườn Đông và Nam, địa hình trải dài và phần lớn có độ dốc từ 200- 250 [19], [21]. 3.1.3. Khí hậu thủy văn. 3.1.3.1. Khí hậu. Khu vực VQG Chư Yang Sin thuộc khí hậu Tây Nguyên, nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa nắng mưa rõ rệt. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12, mùa nắng khô từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau. - Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 220C. Nhiệt độ tháng nóng nhất vào tháng 4 (23,7 0c) và tháng lạnh nhất là tháng 1 (dưới 120C). Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 10 -110C, giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất là 4 -50C.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk
116 p | 456 | 145
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
111 p | 196 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu các cơ sở thực tiễn để phát triển trồng rừng sản xuất ở Công ty Lâm nghiệp Nam Nung
113 p | 236 | 55
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại Công ty Lâm Lâm nghiệp Nam Nung tỉnh Đăk Nông
129 p | 169 | 50
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng công nghệ GIS trong điều chế rừng tại Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỉnh Đăk Nông
102 p | 152 | 40
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên NamKa tỉnh Đăk Lăk
93 p | 154 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk
88 p | 176 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Xác định các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, tái sinh tự nhiên loài Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et Thomas) tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
102 p | 141 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định
83 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
89 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án sử dụng đất Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
85 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Trạm Lập, tỉnh Gia Lai
130 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam
109 p | 35 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch lâm nghiệp huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2020
117 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn