intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: Trang Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

457
lượt xem
145
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp với đề tài "Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk" để nắm nội dung cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk

  1. BMT, 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN --------------------------------- *** LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP *** PHẠM QUANG OÁNH NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TẠI HUYỆN M’ ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Tác giả: PHẠM QUANG OÁNH Buôn Ma thuột, tháng 10 / 2009
  2. BMT, 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN --------------------------------- *** LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP *** PHẠM QUANG OÁNH NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TẠI HUYỆN M’ ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60. 62. 60 Tác giả: PHẠM QUANG OÁNH LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Buôn Ma thuột, tháng 10 / 2009
  3. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN --------------------------- Phạm Quang Oánh NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TẠI HUYỆN M’ ĐRĂK, TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Võ Hùng Buôn Ma Thuột, tháng 10 / 2009
  4. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Phạm Quang Oánh
  5. iv LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành theo chương trình ñào tạo Thạc sĩ chuyên ngành lâm học, hệ chính quy, tại trường Đại học Tây Nguyên, tôi xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô giáo trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Nông Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau ñại học, Ban giám hiệu nhà trường ñã tận tình giảng dạy và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khoá học. Ban lãnh ñạo và tập thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đăk Lăk, Công ty cổ phần Tập Đoàn Tân Mai ñã tạo ñiều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập ñể tôi ñạt ñược kết quả này. Gia ñình và những người thân, bạn bè ñã giúp ñỡ về mọi mặt ñể tôi hoàn thành ñược khoá học này. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Võ Hùng giảng viên chính, khoa Nông Lâm Nghiệp trường Đại học Tây Nguyên ñã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này. Do thời gian có hạn và trình ñộ chuyên môn còn hạn chế, bản thân mới bước ñầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên ñề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè ñồng nghiệp quan tâm góp ý ñể ñề tài ñược hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! BMT, tháng 08 năm 2009 Học viên Phạm Quang Oánh
  6. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................. iii LỜI CẢM ƠN ...................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................... ix MỞ ĐẦU - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4 1.1 Trên thế giới ................................................................................. 4 1.2 Trong nước................................................................................... 6 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..... 12 2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................... 12 2.2 Đặc ñiểm khu vực nghiên cứu ................................................. 13 2.2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ........................................ 13 2.2.2 Đặc ñiểm kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu: ...................... 20 Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 25 3.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................. 25 3.1.1 Mục tiêu chung ............................................................................ 25 3.1.2 Mục tiêu cụ thể: ........................................................................... 25 3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................. 25 3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 27 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 32 4.1 Hệ thống biện pháp kinh tế, kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và khai thác rừng keo lai .............................................. 32
  7. vi 4.1.1 Kỹ thuật trồng Keo lai .................................................................. 32 4.1.2 Kỹ thuật chăm sóc keo lai ............................................................ 36 4.1.3 Bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng ....................................... 36 4.1.4 Phương thức hợp ñồng với người dân ñể tổ chức triển khai trồng và chăm sóc rừng .............................................................................. 38 4.1.5 Đánh giá và ñề xuất của người dân tham gia hợp ñồng trồng rừng 39 4.1.6 Khai thác và tiêu thụ gỗ rừng trồng .............................................. 43 4.2 Đánh giá sinh trưởng rừng trồng keo lai tại 4 xã. .................. 45 4.2.1 Đánh giá tỷ lệ sống và phẩm chất rừng trồng keo lai. ................... 45 4.2.2 Sinh trưởng chiều cao và ñường kính rừng trồng keo lai .............. 49 4.3 Lập biểu sản lượng rừng trồng keo lai.................................... 55 4.3.1 Lập biểu cấp năng suất ................................................................. 55 4.3.2 Mô hình hóa quá trình sinh trưởng của cây bình quân lâm phần ... 61 4.3.3 Lập biểu sản lượng ....................................................................... 64 4.3.4 Xây dựng chương trình dự báo sản lượng rừng trên Excel ............ 68 4.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của rừng trồng keo lai ...... 70 4.4.1 Phân tích ñặc ñiểm lý hóa tính ñất dưới tán rừng keo lai .............. 70 4.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai tại 4 xã ............. 75 4.4.3 Hiệu quả xã hội ............................................................................ 79 4.5 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chương trình trồng rừng keo lai ở huyện M’Đrăk. ................................ 81 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................... 84 Kết luận ............................................................................................. 84 Đề nghị .............................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 89 PHỤ LỤC ........................................................................................... 92
  8. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa CIPP Bối cảnh - Đầu vào - Tiến trình - Đầu ra (Context - Input - Process - Product) CNS Cấp năng suất PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PRA Đánh gía nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal) QLBVR Quản lý bảo vệ rừng SWOT Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Trở ngại (Strengths - Weakness - opportunities - Threats) TNHHLD Trách nhiệm hữu hạn liên doanh TN&MT Tài nguyên và môi trường
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Thực trạng sử dụng ñất của huyện M’Đrăk .......................................... 18 Bảng 2.2 Tổng hợp tài nguyên rừng của huyện M’Đrăk ...................................... 19 Bảng 2.3 Một số ñặc ñiểm dân số và lao ñộng huyện M’Đrăk ............................. 21 Bảng 4.1 Phân tích và ñề xuất giải pháp cải tiến chương trình trồng rừng ........... 42 Bảng 4.2 Phân tích SWOT về công tác khai thác rừng trồng ở các xã thuộc huyện M’Đrăk của công ty cổ phần tập ñoàn Tân Mai .................................... 44 Bảng 4.3 Phẩm chất rừng trồng keo lai ở 4 xã nghiên cứu theo các cỡ tuổi ......... 47 Bảng 4.4 Chiều cao rừng trồng keo lai theo các cỡ tuổi ở 4 xã ............................ 49 Bảng 4.5 Kết quả so sánh về sinh trưởng chiều cao keo lai ở 4 xã ....................... 51 Bảng 4.6 Đường kính rừng trồng keo lai theo các cỡ tuổi ở 4 xã ......................... 53 Bảng 4.7 Kết quả so sánh về sinh trưởng ñường kính keo lai ở 4 xã .................... 54 Bảng 4.8 Chiều cao H chỉ thị cho 3 cấp năng suẩt và giới hạn ............................. 58 Bảng 4.9 Tham số ai theo cấp năng suất và giới hạn cấp ..................................... 59 Bảng 4.10 Biểu cấp năng suất rừng trồng keo lai .................................................. 59 Bảng 4.11 Biểu sản lượng trung bình keo lai tại 4 xã nghiên cứu .......................... 65 Bảng 4.12 Biểu sản lượng keo lai - Cấp năng suất I ............................................. 66 Bảng 4.13 Biểu sản lượng keo lai - Cấp năng suất II ............................................ 66 Bảng 4.14 Biểu sản lượng keo lai - Cấp năng suất III ........................................... 67 Bảng 4.15 Đặc ñiểm lý hóa tính của ñất dưới tán rừng keo lai tại 4 xã nghiên cứu 72 Bảng 4.16 Chi phí ñầu tư cho 1 ha rừng keo lai tại huyện M’Đrăk . ...................... 75 Bảng 4.17 Thu nhập từ 01 ha rừng keo lai 08 tuổi ................................................. 77 Bảng 4.18 Hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai theo 3 cấp năng suất ............... 77 Bảng 4.19 Số lao ñộng tham gia trồng rừng 1 chu kỳ kinh doanh 8 năm ............... 79
  10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Người dân tham gia ñánh giá hiệu quả chương trình hợp ñồng trồng rừng với công ty cổ phần tập ñoàn Tân Mai tại xã Cư K’Róa ....................... 41 Hình 4.2: Tỷ lệ sống của rừng trồng keo lai tại 4 xã nghiên cứu........................... 46 Hình 4.3: Phẩm chất rừng trồng keo lai ở các cỡ tuổi tại 4 xã nghiên cứu ............ 48 Hình 4.4: Sinh trưởng chiều cao keo lai theo các cỡ tuổi ở 4 xã ........................... 51 Hình 4.5: Rừng trồng keo lai 3 tuổi...................................................................... 52 Hình 4.6: Rừng trồng keo lai 5 tuổi...................................................................... 52 Hình 4.7: Rừng trồng keo lai 6 tuổi...................................................................... 54 Hình 4.8: Rừng trồng keo lai 8 tuổi...................................................................... 54 Hình 4.9: Sinh trưởng ñường kính keo lai theo các cỡ tuổi ở 4 xã ........................ 55 Hình 4.10: Đo cây rừng keo lai bằng máy Laser Criterion DR 1000 ...................... 57 Hình 4.11: Đám mây ñiểm H - A ........................................................................... 58 Hình 4.12: Đồ thị quan hệ H - A trên 3 cấp năng suất và giới hạn .......................... 60 Hình 4.13: Nhập thông tin ñầu vào ........................................................................ 68 Hình 4.14: Các mô hình toán học........................................................................... 69 Hình 4.15: Thông tin dự báo sản lượng ñược xuất tự ñộng .................................... 70
  11. 1 MỞ ĐẦU - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Mở ñầu Thời gian gần ñây, rừng tự nhiên ñã bị suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trước tình hình ñó, nhiều ñịa phương trong nước ñã phải ñóng cửa rừng tự nhiên và chuyển sang ñẩy mạnh kinh doanh rừng trồng. Để góp phần ñẩy nhanh tỷ lệ che phủ ñất trống ñồi núi trọc, ñáp ứng nhu cầu về gỗ ñồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân sống gần rừng nhất là ñồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, thì việc trồng rừng các loài cây mọc nhanh cho năng suất cao ñang là yêu cầu cấp thiết. Cũng như nhiều tỉnh ở Tây Nguyên, trong những năm qua tỉnh Đăk Lăk ñã có những nổ lực trong ñầu tư, phát triển ngành lâm nghiệp. Đến cuối năm 2007 toàn tỉnh ñã ñạt ñược gía trị sản xuất lâm nghiệp là 81.601 triệu ñồng, trong ñó công tác trồng và nuôi dưỡng rừng ñạt 22.687 triệu. Công tác trồng rừng có bước phát triển ñáng kể, trong năm 2005 tổng diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh chỉ có 2.716 ha, thì ñến năm 2007 ñã trồng ñược 5.467ha rừng tập trung và 1,56 triệu cây phân tán (Niên giám thống kê tỉnh Đăk Lăk, 2008 [4]). Những thành công bước ñầu trên ñây của ngành lâm nghiệp Đăk Lăk ñã góp phần quan trọng không chỉ trong việc phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc, mà còn tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người ñồng bào dân tộc tại chỗ, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy và góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế những tác ñộng tiêu cực của tình trạng biến ñổi khí hậu toàn cầu. Trong tập ñoàn cây trồng rừng của tỉnh Đăk Lăk thì keo lai là loài có vị trí quan trọng, ñược gây trồng với diện tích lớn. Do vậy, thực hiện ñề tài góp phần bổ sung cho các nghiên cứu, tổng kết ñánh giá về tình hình sinh trưởng, phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội cũng như lập biểu sản lượng ñể ứng dụng trong quá trình quản lý, kinh doanh loài cây trồng rừng này.
  12. 2 Tính cấp thiết của ñề tài Trong nhiều năm qua, một số ñơn vị sản xuất lâm nghiệp trên ñịa bàn Đăk Lăk ñã chú trọng công tác trồng rừng sản xuất, rừng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và rừng nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, phần lớn diện tích các rừng trồng này có chất lượng giống chưa ñược cải thiện, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chưa ñồng bộ. Vấn ñề lựa chọn loài cây trồng chưa phù hợp với ñiều kiện khí hậu, ñất ñai nơi trồng, mức ñầu tư thấp và trình ñộ thâm canh thấp dẫn ñến năng suất các loại rừng trồng chưa cao, chưa ñáp ứng ñược tốt những nhu cầu về gỗ cho công nghiệp chế biến nói chung và nguyên liệu cho ngành công nghiệp bột giấy nói riêng. Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đăk Lăk – Công ty cổ phần tập ñoàn Tân Mai là ñơn vị thuộc tổng Công ty giấy Việt Nam ñược nhà nước giao nhiệm vụ trồng rừng nguyên liệu giấy, hàng năm cung cấp cho ngành giấy từ 40.000 – 50.000m3 gỗ nguyên liệu làm bột giấy. Tính bình quân mỗi năm xí nghiệp nguyên liệu giấy Đăk Lăk phải trồng từ 500 – 600ha rừng [3] trên ñịa bàn tỉnh Đăk Lăk. Vì vậy cần thiết phải trồng các loài cây mọc nhanh cho năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn mới cung cấp ñủ nguyên liệu cho nhà máy giấy của Công ty. Keo lai là loài cây mọc nhanh ñã ñược Công ty cổ phần tập ñoàn Tân Mai khảo nghiệm và ñưa vào trồng thuần loài ở huyện M’Đrăk – Đăk Lăk, bước ñầu ñã mang lại hiệu quả kinh tế [5], nhưng chưa ñánh giá ñược tình hình sinh trưởng cũng như chất lượng và hiệu quả kinh tế, xã hội một cách khoa học ñể làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây mọc nhanh làm nguyên liệu giấy phù hợp với ñiều kiện khí hậu, ñất ñai của Đăk Lăk . Để góp phần cải thiện và nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng nguyên liệu, tận dụng diện tích ñất trống ñồi núi trọc một cách hợp lý, có hiệu quả, nhằm chủ ñộng cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ nói chung và nguồn nguyên liệu cho ngành bột giấy nói riêng ở Đăk Lăk. Với những lý
  13. 3 do trên, ñược sự nhất trí của phòng Đào tạo sau ñại học, trường ñại học Tây Nguyên và người hướng dẫn khoa học, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng và ñánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculifomis) tại huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk”. Kết quả của ñề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu ñánh giá sinh trưởng của loài keo lai, phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, dự báo sản lượng rừng trồng phục vụ cho việc quản lý kinh doanh rừng trồng keo lai của công ty cổ phần tập ñoàn Tân Mai trên ñịa bàn huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk.
  14. 4 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới Keo lai là tên gọi viết tắt của giống lai tự nhiên giữa hai loài keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống lai này ñược Messrs Hepbum và Shim phát hiện năm 1972 trong những hàng cây trồng ven ñường. Năm 1978 khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia) Pedkey ñã xác nhận ñó là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm. Trong tự nhiên keo lai cũng ñược phát hiện ở Papu New Guinea (Turn bull,1986; Grinfin, 1988) dẫn theo Lê Đình Khả (1997)[14]. Nghiên cứu năm 1987 của Rufelds cho thấy tại miền Bắc Sabah – Malaisia, keo lai xuất hiện ở rừng keo tai tượng 3 - 4 cây/ha còn Wong thì thấy xuất hiện tỷ lệ 1/500 cây. Năm 1991 Cyrin Pinso và Robert NaSi ñã thấy tại khu Ulukukut cây lai tự nhiên ñời F1 sinh trưởng khá hơn các xuất xứ của keo tai tượng ở Sabah. Các tác giả này cũng thấy rằng gỗ của keo lai là trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm, có phẩm chất tốt hơn keo tai tượng. Tại Thái Lan (Kij Kar,1992), keo lai ñược tìm thấy ở vườn ươm keo tai tượng (lấy giống từ Malaisia) tại trạm nghiên cứu Jon – Pu của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al,1989). Trong giai ñoạn vườn ươm keo lai hình thành lá giả (Phylod) sớm hơn keo tai tượng và muộn hơn keo lá tràm, dẫn theo Lê Đình Khả (1997)[14]. Keo lai ñã ñược nghiên cứu nhân giống thành công bằng hom (Griffin, 1991). Tuy nhiên, trên thế giới vẫn chưa có những nghiên cứu về tính chất vật lý và cơ học cũng như tính chất bột giấy của keo lai và chưa có những nghiên cứu chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính ñể từ ñó tạo ra các dòng tốt nhất ñể ñưa vào sản xuất (Lê Đình Khả, 1999)[14].
  15. 5 Hiện nay trên thế giới keo lai ñược trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Australia, Papua New Guinea và Indonesia, Malaisia, Philippin bởi nó phù hợp với nhiều ñiều kiện sinh thái, cây phát triển nhanh, trồng dễ sống, trong một chu kỳ cho một sinh khối lớn hơn các loài keo khác và chất lượng gỗ cũng ñẹp. Sinh trưởng và sản lượng: Qua các số liệu khảo nghiệm và trồng rừng thực tế thì sinh trưởng cây keo lai sinh trưởng rất nhanh và cho sinh khối lớn hơn rất nhiều so với các loài cây keo bố mẹ và các giống keo lai khác. Theo tổng kết của Đồng Sỹ Hiền (1974) các biểu thể tích ñã ñược xây dựng theo ba hướng chủ yếu: Hướng thứ nhất: dựa trên các nhân tố cấu thành thể tích. Biểu 1 nhân tố có biểu tạm thời của nước Nga (1870- 1886), các biểu thể tích lập cho loài vân sam, Tovstoless lập cho loài thông, Tiourin lập cho loài hoa mộc và bạch dương. Choustou lập cho loài sồi, dẻ. Biểu 2 nhân tố gồm các biểu Baviere (1846). Biểu chung cho nước Đức của Schwappach (1898), biểu của Hoàng gia Nga do Krioudenere lập (1904 – 1913). Biểu 3 nhân tố có biểu Schiffel ở Áo (1899- 1908), biểu của Mass ở Thuỵ Điển (1911). Hướng thứ hai dựa trên nghiên cứu tổng hợp quy luật tương quan giữa thể tích của thân cây với một, hai, ba nhân tố hay nhiều hơn nữa dưới dạng một hàm toán học nào ñó của thể tích. Biểu một nhân tố dựa trên quan hệ thể tích với ñường kính do Hufel lập từ cuối thế kỷ 19 dựa trên biểu ñồ quan hệ giữa thể tích và ñường kính ở tầm cao 1,3m. Kopetxki (1899 – 1900) và Gehrhardt ( 1901) ñã ñề xuất ra phương trình ñường thẳng của thể tích V = a + b.g. Sau ñó phương trình này ñã ñược tác giả Hummel (1955), Abadie và Ayral (1956) sử dụng thiết lập biểu thể tích theo dạng: V= a + bd2. Biểu 2 nhân tố dựa trên tương quan giữa thể tích, ñường kính và chiều cao do Spurr (1952) ñề xuất phương trình V= a + b (d2 h). Schumacher và Hall (1933) ñã ñề xuất phương trình logV = logK + b1logd + b2logh.
  16. 6 Biểu 3 nhân tố có biểu của Naslunh (1940) dùng tương quan nhiều lớp có dạng: V= F(d2,d2h,dh2,d2hT, dh2e), trong ñó hT là chiều cao dưới tán, e là bề dày vỏ (theo Đồng Sỹ Hiền, 1974). Hướng thứ ba hình thành từ việc nghiên cứu ñường kính thân cây. Hướng này dựa trên việc tiếp cận ñường sinh của thân cây nào ñó xác ñịnh ñược ñường kính ở tầm cao khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí ño ñường kính. Theo hướng này người ta có thể xác ñịnh ñược ñộ thon của thân cây và tính thể tích bằng tích phân với ñộ chính xác cao. Biểu thể tích ñã ñược nghiên cứu từ ñơn giản ñến phức tạp chính xác tuỳ vào ñiều kiện, yêu cầu về mức ñộ chính xác và ñối tượng lập biểu mà lựa chọn kiểu biểu. Đối với việc lập biểu thể tích cho rừng trồng keo lai tại các vùng thuộc khu vực huyện M’Đrăk, ñề tài ñi theo hướng thứ hai, tức là nghiên cứu trực tiếp tương quan giữa thể tích với chiều cao và tuổi của lâm phần cây rừng. 1.2 Trong nước * Những nghiên cứu về giống keo lai Ở nước ta, keo lai xuất hiện lác ñác một số nơi ở Nam Bộ như Tân Tạo, Trảng Bom, Sông Mây và BaVì (Hà Tây), Phú Thọ, Hoà Bình,Tuyên Quang…(Lê Đình Khả,1999) [17]. Những cây lai này ñã xuất hiện trong rừng keo tai tượng với những tỷ lệ khác nhau. Ở các tỉnh miền Nam là 3 - 4%, còn ở Ba Vì là 4 - 5%. Riêng giống lai tự nhiên tại Ba Vì ñược xác ñịnh là Acacia Mangium (xuất xứ Daitree thuộc bang Queensland) với Acacia Auriculiformis (xuất xứ Darwin thuộc Bang Northern Territoria) của Australia. Keo lai ñược phát hiện và khảo nghiệm ñợt 1 từ năm 1993 – 1995, ñến năm 1996 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng ñã phối hợp với các ñơn vị khác tiếp tục nghiên cứu về keo lai. Các nghiên cứu này là chọn lọc thêm các cây trội keo lai tự nhiên, xây dựng khảo nghiệm các dòng vô tính, tiến hành ñánh giá tiềm năng bột giấy của keo lai cũng như tiến hành khảo nghiệm các dòng keo lai ñược lựa chọn ở các vùng sinh thái khác nhau (Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Văn Thảo và
  17. 7 các cộng sự, 1999; Lê Đình Khả, 1999)[14]. Kết quả cho thấy keo lai có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với keo tai tượng và keo lá tràm, có nhiều ñặc ñiểm hình thái trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm. Khi cắt cây ñể tạo chồi thì keo lai cho rất nhiều chồi (trung bình 289 hom/01gốc). Các hom này có tỷ lệ ra rễ trung bình 47%, trong ñó có 11 dòng cho ra rễ từ 57 – 85%. Sai khác giữa các dòng về sinh trưởng là khá rõ. Một số dòng vô tính sinh trưởng rất nhanh nhưng các chỉ tiêu chất lượng không ñạt yêu cầu, một số dòng vừa sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt có thể nhân giống nhanh và số lượng nhiều ñưa vào sản xuất như các dòng BV5, BV10, BV16, BV29, BV32. Nghiên cứu của Lê Đình Khả và các cộng sự năm 1997 [14], cho thấy không nên dùng hạt của keo lai trồng rừng mới. Cây lai ñời F1 có hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ và ñồng nhất tương ñối về hình thái. Song khi sinh sản bằng hạt ñể cho thế hệ lai thứ hai (F2) lại bị phân ly hình thái và bị thoái hoá, vì vậy khi trồng rừng bằng cây con mọc từ hạt của cây lai F1 cây trồng sẽ bị phân hoá về sinh trưởng và hình thái, ñồng thời ưu thế lai cũng bị giảm xuống. Chính vì vậy, việc nhân giống bằng hom hoặc nhân giống bằng nuôi cấy mô là phương pháp bảo ñảm nhất ñể giữ ưu thế lai ñời F1. * Nghiên cứu về sinh trưởng của cây keo lai Nghiên cứu so sánh tại rừng trồng ở Ba Vì ñã cho thấy lúc 2,5 tuổi keo lai có chiều cao 4,5m, ñường kính ngang ngực trung bình từ 5,21cm, trong khi keo tai tượng có chiều cao là 2,77m và ñường kính là 2,63m (Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Đình Hải, 1993) [11]. Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Giao (2003)[6] cho thấy khảo nghiệm tại Ba Vì (Hà Tây) ở phương thức thâm canh keo lai 78 tháng tuổi chiều cao vút ngọn trung bình 15m, ñường kính trung bình D1.3 là 14,3cm, thể tích thân cây keo lai ñạt 172,2dm3/cây, gấp 1,42 – 1,48 lần keo tai tượng và gấp 5,6 – 10,5 lần thể tích keo lá tràm. Khảo nghiệm tại Bình Thanh (Hoà Bình) ở công thức thâm canh 7 tuổi chiều cao trung bình keo lai là 22,3m, ñường kính trung bình D1.3 là 20,7cm, thể tích thân
  18. 8 cây keo lai ñạt 383,1dm3/cây ở công thức quảng canh keo lai có chiều cao 22,9m, ñường kính D1.3 là 19,3cm, còn thể tích thân cây là 344,2 dm3/cây. Khảo nghiệm tại Đại Lải (Vĩnh Phúc) ở ñất ñồi lateritic nghèo dinh dưỡng, có mùa ñông lạnh, sau 6 năm tuổi ở công thức thâm canh Hvn trung bình ñạt 15,5m, D1.3 trung bình 11,7cm, thể tích thân cây ñạt 86,2dm3/cây, trong khi ñó thể tích thân cây keo tai tượng là 16,2 – 31,3dm3/cây. Khảo nghiệm tại Đông Hà (Quảng Trị) cho thấy ở 5,5 tuổi Hvn keo lai là 16,7m, D1.3 trung bình 17,2cm, thể tích thân cây là 202,2dm3/cây. * Những nghiên cứu về năng suất và sản lượng keo lai. Nghiên cứu giống keo lai và vai trò các biện pháp thâm canh khác trong tăng năng suất rừng trồng của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) cho thấy cải thiện giống và các biện pháp thâm canh ñều có vai trò quan trọng trong tăng năng suất rừng trồng. Muốn tăng năng suất rừng trồng cao, nhất thiết phải áp dụng tổng hợp các biện pháp cải thiện giống và các biện pháp thâm canh khác. Kết hợp giữa giống ñược cải thiện với các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh mới tạo ñược năng suất cao trong sản xuất lâm nghiệp. Các giống keo lai ñược lựa chọn qua khảo nghiệm có năng suất cao hơn rất nhiều so với các loài bố mẹ. Ví dụ tại Cẩm Quỳ (Ba Vì – Hà Tây) khi ñược trồng ở ñiều kiện thâm canh (có cày ñất và bón phân thích hợp) thì ở giai ñoạn hai năm tuổi keo lai có thể tích 19,6dm3/cây. Trong lúc các loài keo bố mẹ trồng cùng ñiều kiện lập ñịa ở công thức quảng canh có thể tích thân cây 4,7dm3/cây. Trong khi các loài bố mẹ trồng cùng ñiều kiện thâm canh như vậy thì thể tích thân cây chỉ ñạt 2,7 – 6,1dm3/cây, còn công thức quảng canh chỉ ñạt 0,6 – 1,2dm3/cây (Lê Đình Khả, 1997;1999). * Nghiên cứu về khả năng cải tạo ñất Nghiên cứu khả năng cải tạo ñất của keo lai và hai loài bố mẹ của Lê Đình Khả, Ngô Đình Quế, Nguyễn Đình Hải (1999)[14] cho thấy ở giai ñoạn vườn ươm 03 tháng tuổi các dòng keo lai ñã ñược lựa chọn có số lượng nốt sần từ 39,9 – 80,3 cái/cây, gấp 2,5 – 13 lần các loài bố mẹ. Khối lượng tươi của các nốt sần ở các dòng
  19. 9 keo lai từ 0,39 – 0,47g/cây, trong lúc của các loài bố mẹ là 0,075 – 0,15g/cây, còn khối lượng khô của các nốt sần ở các dòng keo lai là 0,08 – 0,130g/cây, gấp 5 – 12 lần các loài keo bố mẹ (0,011 – 0,017g/cây). Một số dòng keo lai có lượng vi khuẩn cố ñịnh Nitơ cao hơn các loài bố mẹ, một số khác có tính chất trung gian. Đặc biệt, dưới tán rừng keo lai 5 tuổi khảo nghiệm tại Đá Chông thuộc trạm thực nghiệm giống Ba Vì (1999), số lượng vi sinh vật và số lượng vi khuẩn cố ñịnh Nitơ tự do trong 01 gram ñất cao hơn rõ rệt so với ñất dưới tán rừng keo tai tượng và keo lá tràm, 01 gram ñất dưới tán rừng keo lai có thể gấp 5 – 17 lần các loài keo bố mẹ và cao gấp 97 lần mẫu ñất lấy ở nơi ñất trống. Vì thế ñất dưới tán rừng keo lai ñược cải thiện hơn so với ñất dưới tán rừng keo hai loài bố mẹ cả về hoá tính, lý tính và số lượng vi sinh vật. * Những nghiên cứu về lập biểu thể tích. Biểu thể tích là biểu ghi bình quân của những cây có cùng kích thước và hình dạng ñược sắp xếp theo một hình dạng nhất ñịnh. Khi lập biểu thể tích thường phải nghiên cứu các quy luật sinh trưởng tương quan giữa thể tích với các nhân tố cấu thành thể tích, do ñó có thể coi biểu thể tích là loại biểu ghi bằng số liệu các quy luật tương quan giữa thể tích với các nhân tố cấu thành thể tích như D, H và hình dạng. Năm 1996 Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Tiến Hinh ñã lập biểu thể tích chung cho keo lá tràm (Acaci auriculiformis) ở Đồng Nai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hoà Bình, Vĩnh Phúc. Tác giả ñã sử dụng 177 cây giải tích ở 59 ô tiêu chuẩn tại các ñịa phương trên ñể lập biểu. Qua thử nghiệm một số phương trình mô tả quan hệ giữa thể tích với ñường kính, chiều cao ñã chọn phương trình sau ñây làm cơ sở lập biểu thể tích: V = - 0.03196 + 0.00511.h + 0.187.d2 . h/104 Kết quả kiểm nghiệm cho thấy sai số lớn nhất là 11,2% và sai số trung bình là 2,72%, phương trình không có sai hệ thống.
  20. 10 GS-TS Vũ Tiến Hinh, Nguyễn Thị Bảo Lâm (1992) sử dụng chiều cao bình quân tầng trội h0 làm chỉ tiêu và chọn hàm Korf làm cơ sở phân chia cấp ñất, sử dụng phương pháp thay ñổi ñộ dốc của các ñường sinh trưởng, phân chia rừng thông ñuôi ngựa thành 04 cấp khác nhau với tuổi cơ sở A0 = 12 và lập các mô hình dự ñoán sản lượng làm cơ sở lập biểu sản lượng rừng thông ñuôi ngựa khu Đông Bắc. PGS. TS Bảo Huy (1993) cũng dùng chiều cao bình quân tầng trội ho làm chỉ tiêu phân chia cấp ñất, ñã phân chia rừng nửa rụng lá ưu thế bằng lăng (Lagerstroenia Tomentosa) tại Đăk Lăk làm 4 cấp năng suất, ñã sử dụng phương pháp Affill và Bailey – Clutter: Cố ñịnh b và m, ñiều chỉnh a; cố ñịnh a và m ñiều chỉnh b và cố ñịnh m ñiều chỉnh tham số a và b. Đã chọn ñược phương pháp cố ñịnh tham số m thay ñổi tham số a, b với tuổi cơ sở A0 = 50. Qua tổng kết nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm GS.TS Vũ Tiến Hinh ñã kết luận là tuỳ theo ñặc ñiểm của ñối tượng nghiên cứu cụ thể mà lựa chọn: - Đối tượng chu kỳ kinh doanh ngắn, không qua tỉa thưa thì sử dụng chiều cao bình quân chung. - Đối tượng chu kỳ kinh doanh dài và tiến hành tỉa thưa một lần nên sử dụng chiều cao tầng trội. Thảo luận Qua nghiên cứu các tài liệu và tổng quan vấn ñề nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước nhận thấy một số vấn ñề sau: Những năm gần ñây một số ñơn vị trồng rừng ở Đăk Lăk chuyển sang chuyên trồng rừng bằng cây keo lai ñã ñem lại hiệu quả về nhiều mặt như: về mặt xã hội giải quyết ñược công ăn việc làm cho một lực lượng lao ñộng dồi dào ở vùng sâu vùng xa, tăng thu nhập cho những người dân nơi vùng dự án, góp phần xoá ñói giảm nghèo, cải thiện tình hình giao thông những buôn thôn có khu vực trồng rừng thực hiện dự án. Về mặt sinh thái góp phần phủ xanh ñất trống, ñồi núi trọc và cải tạo ñất. Hiện nay nhiều ñơn vị trồng rừng bằng keo lai bước ñầu cho một hiệu quả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2