intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn các giải pháp quản lý hiệu quả Vùng đệm (hành lang bảo vệ) trong khu vực rừng trồng nhằm hướng đến phương thức quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ FSC tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ NGUYỄN ĐẶNG VĂN NHÃ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VÙNG ĐỆM CỦA RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT Ở CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP TRIỆU HẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ NGUYỄN ĐẶNG VĂN NHÃ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ VÙNG ĐỆM CỦA RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT Ở CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP TRIỆU HẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 86 20 201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ TRÍ DŨNG HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Tất cả số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được người khác công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn NGUYỄN ĐẶNG VĂN NHÃ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Lâm học cũng như luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn: Trước tiên, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Tiến sĩ Ngô Trí Dũng - người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ; chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin cảm ơn chân thành lãnh đạo Nhà trường Đại Học Nông Lâm Huế, Đại học Huế; Phòng Đào tạo Sau Đại học, khoa Lâm nghiệp cùng toàn thể các giảng viên đã trực tiếp tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tiếp đến, tôi xin cám ơn Ban giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải- nơi tôi thực hiện đề tài này; các phòng ban chuyên môn trong Công ty, các đồng nghiệp đã cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Tác giả luận văn NGUYỄN ĐẶNG VĂN NHÃ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Phương án quản lý rừng bền vững là cơ sở để tiến hành công tác quản lý và kinh doanh rừng trồng của Công ty được hoàn thiện hơn; tạo mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường. Phương án quản lý rừng bền vững được xây dựng theo thông tư số: 38/2014/TT- BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , giúp Công ty tăng cường hệ thống quản lý và giám sát các quá trình thực hiện trong công tác lâm nghiệp . Tạo mối cân bằng giữa lợi ích kinh tế của Công ty với các lợi ích về xã hội của người lao động và công đồng và các lợi ích về môi trường, cải thiện thu nhập cho người dân bản địa sống gần rừng, hỗ trợ xây dựng các công trình công cộng thống qua các quỹ phúc lợi; tạo mối quan hệ gắn bó với chính quyền địa phương. Năm 2014, Công ty đã được tổ chức GFA (Cộng hòa liên bang Đức) đánh giá chính thức và cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC FM/CoC, để duy trì được Chứng chỉ rừng, Công ty cần tiếp tục thực hiện giám sát, đánh giá nội bộ hàng năm để tiếp tục chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quản lý rừng và lập kế hoạch quản lý rừng (KHQLR) khắc phục các điểm chưa tuân thủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn FSC. Vì lý do đó Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn các giải pháp quản lý hiệu quả Vùng đệm (hành lang bảo vệ) trong khu vực rừng trồng nhằm hướng đến phương thức quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ FSC tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải. Phương pháp nghiên cứu:  Đánh giá được hiện trạng quản lý, phân bố diện tích vùng đệm trong khu vực rừng trồng của Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị.  Đánh giá các tác động hiện thời và phân tích các nguyên nhân làm suy giảm diện tích vùng đệm trong thời gian qua.  Đề xuất các giải pháp quản lý, duy trì và mở rộng diện tích vùng đệm trong khu vực rừng trồng của công ty PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv Những kết quả chủ yếu của đề tài - Đã đánh giá được về những thuận lợi và những thách thức trong quản lý Vùng đệm hiện nay. - Đánh giá hiện trạng vùng đệm trong khu vực rừng trồng của công ty. - Tổng hợp được Diện tích, Thành phần các loài cây chủ yếu trong Vùng đệm. - Đánh giá được các hoạt động tác động lên khu vực Vùng đệm. - Đề xuất phương án bảo tồn và phục hồi Vùng Đệm Công tác quản lý diện tích đai xanh vùng đệm của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải đang từng bước được cải thiện. Hầu hết cán bộ công nhân viên trong công ty đã hiểu được tầm quan trong của diện tích này đối với môi trường và đa dạng sinh học, và đặc biệt hiểu được tầm quan trọng của sự hiện diện phần trăm diện tích này khi đạt yêu cầu tham gia cấp chứng chỉ Quốc tế FSC. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT ..................................................................................................................iii MỤC LỤC................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, biểu đồ .............................................................. xi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. ................................................................ 3 2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ................................................................................... 3 2.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỤ THỂ .................................................................. 3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .............................................................. 3 3.1.Ý NGHĨA KHOA HỌC ........................................................................................ 3 3.2.Ý NGHĨA THỰC TIỄN ........................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH TRONG LÂM NGHIỆP VỀ VIỆC DUY TRÌ VÙNG ĐỆM ........................................................................................................ 4 1.1.1. Một số khái niệm về vùng đệm theo quan điểm trong nước và tổ chức Quốc tế ...... 4 1.1.2. Vai trò của vùng đệm trong rừng trồng ............................................................. 6 1.1.3. Những quy định, chính sách liên quan đến vùng đệm ....................................... 7 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VÙNG ĐỆM TRONG RỪNG TRỒNG ........................................................................................................ 10 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về quản lý Nhà nước và quản lý vùng đệm trên thế giới...... 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về quản lý Nhà nước và quản lý đai xanh vùng đệm trong rừng trồng ở Việt Nam ..................................................................................... 11 1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến vùng đệm trên địa bàn nghiên cứu ................................................................................................................. 12 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 13 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................... 13 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................................... 13 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................ 13 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. .............................................................................. 13 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..................................................................... 13 2.3.1. Phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp .................................................................. 13 2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa. ....................................................................... 14 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 15 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHHMTV LÂM NGHIỆP TRIỆU HẢI ............ 15 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty LN Triệu Hải: ....................... 15 3.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................................... 15 3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn. ............................................................................ 16 3.1.4. Tổ chức bộ máy của Công ty ........................................................................... 18 3.1.5. Đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động của Công ty......................................... 19 3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở CÔNG TY LÂM NGHIỆP TRIỆU HẢI ...................................................................................... 20 3.2.1. Phạm vi đất đai trong vùng quản lý của Công ty. ............................................ 20 3.2.2. Tình hình sử dụng đất...................................................................................... 21 3.2.3. Sản lượng khai thác hàng năm......................................................................... 23 3.2.4. Thuận lợi và khó khăn . ................................................................................... 24 3.2.5. Phương án quản lý rừng bền vững của Công ty. .............................................. 26 3.2.6. Quản lý Vùng đệm. ......................................................................................... 26 3.2.7. Đặc điểm về kinh tế và xã hội. ........................................................................ 27 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÙNG ĐỆM TRONG KHU VỰC RỪNG TRỒNG CỦA CÔNG TY. ....................................................................................................... 28 3.3.1. Hiện trạng quản lý Vùng đệm. ........................................................................ 28 3.3.2. Phân vùng và cập nhật bản đồ. ........................................................................ 29 3.3.3. Kế hoạch quản lý Vùng đệm của Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải. ................. 37 3.3.4. Khó khăn, thách thức trong quy hoạch Vùng đệm........................................... 40 3.4. CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC ĐỘNG LÊN KHU VỰC VÙNG ĐỆM..................... 41 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii 3.4.1. Mở đường vận xuất khai thác gây xâm hại Vùng đệm ................................... 42 3.4.2. Lấn chiếm đất và Khai thác cây Bản địa trong vùng đệm ............................... 48 3.4.3. Chăn thả gia súc gây hư hại vùng đệm ............................................................ 49 3.4.4. Hoạt động trồng rừng ...................................................................................... 50 3.5. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHỤC HỒI VÙNG ĐỆM ............... 54 3.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp. .................................................................................. 54 3.5.2. Phân tích tính hiệu quả của việc bảo vệ Vùng đệm. ....................................... 55 3.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÙNG ĐỆM MỘT CÁCH HIỆU QUẢ. .. 57 3.6.1. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý và bảo vệ vùng đệm hiệu quả............................................................................................................................. 57 3.6.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Vùng đệm .................................. 58 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 62 4.1. Kết luận .............................................................................................................. 62 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 65 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BNN : Bộ Nông Nghiệp BQL : Ban quản lý BTTN : Bảo tồn thiên nhiên CAR : Corrective Action Requests - Yêu cầu khắc phục lỗi CB : Certification body - Cơ quan cấp chứng nhận Center for International Forestry Research - Trung Tâm nghiên CIFOR : cứu lâm nghiệp quốc tế CP : Chính Phủ DNTN : Doanh nghiệp tư nhân EN : English – Phiên bản tiếng Anh Food and Agriculture Organization of the United Nations - FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc FC or CCR : Forest Certificate - Chứng Chỉ Rừng FMB : Forest management board - Bản quản lý rừng FSC : Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm Quốc nội GIS : Geographic information system - Hệ thống thông tin địa lý. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit, GIZ : GmbH - Tổ chức hợp tác phát triển Đức HCVF : High conservation value forest - Rừng có giá trị bảo tồn cao Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd - Tập đoàn quốc tế IKEA : chuyên thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà. International Union for Conservation of Nature - Liên minh IUCN : Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên LN : Lâm nghiệp LSNG : Lâm sản ngoài gỗ MTV : Một thành viên NCKH : Nghiên cứu khoa học PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix NĐ : Nghị Định NGO : Non-governmental organization - Tổ chức phi chính phủ NLKH : Nông Lâm Kết Hợp NTFP : Non-Timber Forest Products - Lâm sản ngoài gỗ P&C : FSC Principles and Criteria - Các Nguyên Tắc và Tiêu Chí FSC PA : Phương án PC : People's Committee - Ủy Ban Nhân Dân (UBND) PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng PFC : Private forest company- Công ty LN tư nhân PTNT : Phát Triển Nông Thôn QĐ : Quyết Định QH : Quốc Hội QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng QLRBV : Quản lý rừng bền vững SDC : Sustainable Development Club - Câu lạc bộ phát triển bền vững SFC : State forest company - Công ty LN nhà nước SFCG : Smallholder forest certificate group - Nhóm hộ có chứng chỉ rừng SFM : Subtainable forest management - Quản lý rừng bền vững STD : Standard – Tiêu chuẩn SUF : Special use forest - Rừng đặc dụng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTg : Thủ Tướng UBND : Ủy ban nhân dân VQG : Vườn Quốc Gia WWF : World Wide Fund for nature - Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ lao động phân loại theo trình độ ...................................................... 19 Bảng 3.2: Tỷ lệ lao động phân chia theo giới tính trong Công ty LN Triệu Hải ....... 19 Bảng 3.3 : Hiện trạng diện tích rừng trồng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải quản lý. ............................................................................................................... 22 Bảng 3.4: Dân số và mật độ dân số ........................................................................... 27 Bảng 3.5: Số hộ và số lao động ................................................................................. 27 Bảng 3.6: Diện tích quản lý và diện tích vùng đệm của các đội quản lý ................... 29 Bảng 3.7: Đặc điểm các khe suối chính phân bố ở khu vực hoạt động Công ty ........ 30 Bảng 3.8: Thành phần loài cây chủ yếu tại Vùng đệm .............................................. 35 Bảng 3.9: Tổng hợp diện tích vùng đệm năm 2017 ................................................... 36 Bảng 3.10: Chi tiết các hoạt động thực hiện quản lý vùng đệm tại Công ty .............. 37 Bảng 3.11: Kế hoạch xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên................................................. 39 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy cách chừa lại vùng đệm theo tiêu chuẩn của FAO .................... 9 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty ........................................................... 18 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ diện tích các loại rừng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải quản lý ................................................................................................................ 23 Hình 3.1: Phiếu điều tra hiện trạng Vùng Đệm. Tại K9 – TK 835A ........................ 31 Hình 3.2: Phiếu điều tra hiện trạng Vùng Đệm. Tại K9 – TK 815 ............................ 32 Hình 3.3: Sơ đồ quản lý diện tích đai xanh - vùng đệm năm 2017 trong rừng trồng 33 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong xu thế phát triển của ngành lâm nghiệp hiện nay, nhu cầu sản xuất rừng và kinh doanh rừng gỗ lớn ngày càng gia tăng và được chú trọng bởi các công ty LN cũng như nhiều hộ dân trong vùng. Hiện tại, xu thế trồng rừng gỗ lớn đang nhằm đến mục tiêu diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (FSC) để từ đó sản phẩm từ rừng trồng đem lại giá trị cao hơn về kinh tế giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Chịu áp lực bởi sản phẩm đầu ra đang được thu hút của các nhà thu mua nguyên liệu cho sản xuất gỗ giấy (gỗ dăm), gỗ bao bì (gỗ xẻ) ngày càng tăng, chính vì vậy diện tích rừng trồng cũng như loài cây phục vụ cho rừng trồng ngày càng được mở rộng. Có thể thấy rằng từ những năm 2005 đến 2017 diện tích rừng trồng tại các địa phương đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là rừng trồng keo tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung - Tây Nguyên của Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhiều nhà máy gỗ dăm được đầu tư xây dựng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, tập trung nhiều nhất ở tại các tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và đặc biệt là Bình Định. Chính vì sự phát triển ồ ạt của các nhà máy và nhiểu tỉnh thành đã ban hành chỉ thị không cấp giấy phép mở thêm nhà máy gỗ dăm. Cũng cùng những suy nghĩ đó, việc kinh doanh gỗ lớn, gỗ dài ngày với giải pháp kinh doanh rừng bền vững đã được các tỉnh chú tâm hơn và được xem là định hướng phát triển dài hạn của từng tỉnh. Việc kinh doanh rừng trồng gỗ lớn nhằm đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững cũng đòi hỏi rất nhiều yêu cầu nhằm đặt ra cho chủ rừng, các nhà quản lý, các nhà thực hiện chính sách những yêu cầu khắt khe hơn về công tác quản lý. Với quản lý rừng bền vững không chỉ chú tâm đến chất lượng sản phẩm, độ tuổi, mức độ đa dạng của sản phẩm mà còn chú tâm đến rất nhiều vấn đề khác như: Đa dạng sinh học, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, cấm săn bắt động vật hoang dã, bảo vệ và duy trì nguồn nước, duy trì những trạng thái rừng thường xanh vốn dĩ đã tồn tại trong rừng trồng hoặc chủ rừng phải có trách nhiệm gây tạo và duy trì sự hiện diện của những dạng sinh cảnh này… Vì áp lực quỹ đất, áp lực về diện tích đất trồng rừng phục vụ cho sản xuất mà các đơn vị đã không ngần ngại khai hoang, mở rộng diện tích rừng trồng bằng mọi cách như là: Khai hoang, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp từ đất rừng nghèo kiệt sang đất trống, tận dụng triệt để những diện tích đất rừng ven khe suối, đất đầm lầy, hay những khu vực có độ dốc lớn…để trồng rừng bán nguyên liệu. Sự vô tình hay cố ý của các chủ rừng đã làm suy kiệt hoặc xóa hẳn dấu tích của những dạng sinh cảnh đặc biệt vốn dĩ tồn tại trong tự nhiên mà thay vào đó là rừng trồng, làm giảm đi tính đa dạng sinh học của tự nhiên, xóa sổ những loài đặc hữu, những dạng sinh cảnh hoặc phá hủy nơi cư trú của các loài động vật... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 2 Với các hoạt động để hướng đến đạt chứng chỉ FSC và duy trì được chứng chỉ đó lâu dài đòi hỏi chủ rừng không chỉ có quan tâm tới vấn đề kinh tế - xã hội mà thực sự cần phải chú tâm hơn tới vấn đề bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học đối với diện tích rừng đang sở hữu. Để thực hiện được tốt vấn đề bảo môi trường và đa dạng sinh học thì không thể xem nhẹ công tác duy trì và bảo vệ diện tích vùng đệm - hay còn gọi là hành lang bảo vệ - trong lâm phận mình đang quản lý. Với quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC thì vùng đệm - hành lang bảo vệ được xem như là một trong những nhân tố không thể thiếu được trong bộ chỉ số đánh giá rừng trồng đạt tiêu chuẩn QLRBV. Trong quá trình theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng trồng trên địa bàn công ty Triệu Hải, tác giả nhận thấy vấn đề suy thoái - suy giảm chất lượng diện tích vùng đệm ngày càng gia tăng, tầm quan trọng của vùng đệm bị xem nhẹ và chưa được quan tâm hợp lý. Điều này đã đốc thúc tác giả suy nghĩ và trăn trở tìm hướng nghiên cứu và đưa ra giải pháp hỗ trợ các doanh nhiệp cũng như cộng đồng quản lý và duy trì tốt trạng thái của dạng sinh cảnh này. Chính vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn hướng nghiên cứu đề tài là: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng sản xuất ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải”. Đối với việc bảo vệ môi trường, vùng đệm này có chức năng đặc biệt như chống sạt lở, chống xói mòn tại những khu vực có độ dốc lớn, bảo vệ đất hai bên bờ sông khe suối và duy trì nguồn nước. Ngoài ra, vùng đệm còn có vai trò tham gia góp phần với rừng trồng giúp điều hòa khí hậu cho những khu vực có hoạt động khai thác trắng hoặc góp phần tạo thành tổ thành rừng khi cùng kết hợp với các lâm phận khác. Đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, vùng đệm này có giá trị to lớn trong việc bảo tồn, duy trì nguồn gen, duy trì những trạng thái của sinh cảnh đặc biệt (sinh cảnh đất ngập nước, sinh cảnh phát triển tại các hố bom, sinh cảnh phát triển trên trảng đá…), là nơi trú ngụ, nơi sinh sản, kiếm thức ăn...của các loài động vật khi các hoạt động lâm nghiệp diễn ra (Khai thác, mở đường, trồng rừng…). Đối với các hoạt động kinh doanh sản xuất từ rừng trồng theo nguyên tắc quản lý rừng bền vững FSC, thì yêu cầu các chủ rừng cần phải tuyệt đối duy trì trạng thái vùng đệm này để tham gia vào 10% diện tích loại trừ với mục đích bảo tồn trên tổng diện tích sản xuất mà đơn vị quản lý rừng sở hữu. Dù biết là mỗi doanh nghiệp hay chủ rừng cần phải có trách nhiệm duy trì diện tích rừng vùng đệm như vậy, nhưng công tác quản lý còn lỏng lẻo và xem nhẹ tầm quan trọng của vùng đệm này, các doanh nghiệp hầu như chưa có quy định về quản lý vùng đệm, các văn bản pháp lý chưa hướng dẫn rõ yêu cầu phải duy trì hoặc quá trình thực thi chưa nghiêm túc đối với diện tích này. Đề tài muốn đi sâu vào giải quyết một số khía cạnh trên và mong muốn đạt được những thành công nhất định trong công tác quản lý và duy trì trạng thái sinh cảnh này. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 3 2. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. 2.1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm xác lập được cơ sở khoa học và thực tiễn các giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm (hành lang bảo vệ) trong khu vực rừng trồng nhằm hướng đến phương thức quản lý rừng bền vững theo chứng chỉ FSC tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải. 2.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỤ THỂ  Đánh giá được hiện trạng quản lý, phân bố diện tích vùng đệm trong khu vực rừng trồng của Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị.  Đánh giá các tác động hiện thời và phân tích các nguyên nhân làm suy giảm diện tích vùng đệm trong thời gian qua.  Đề xuất các giải pháp quản lý, duy trì và mở rộng diện tích vùng đệm trong khu vực rừng trồng của công ty. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1.Ý NGHĨA KHOA HỌC Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần xây dựng được các luận cứ khoa học về nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả vùng đệm của rừng trồng hướng đến tham gia chứng chỉ FSC của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải nói riêng và toàn tỉnh Quảng Trị nói chung. 3.2.Ý NGHĨA THỰC TIỄN Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để quản lý tốt diện tích vùng đệm của rừng trồng hiện có do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải quản lý. Duy trì và bảo vệ được những dạng sinh cảnh đặc trưng, sinh cảnh dễ bị tổn thương, bảo tồn đa dạng sinh học và kinh doanh rừng trồng hiệu quả hướng đến quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, từ đó nhân rộng mô hình áp dụng cho toàn tỉnh Quảng Trị nói riêng và toàn quốc nói chung. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH TRONG LÂM NGHIỆP VỀ VIỆC DUY TRÌ VÙNG ĐỆM 1.1.1. Một số khái niệm về vùng đệm theo quan điểm trong nước và tổ chức Quốc tế 1.1.1.1.Trong nước Khái niệm vùng đệm được nhắc đến khi áp dụng cho rừng tự nhiên có vai trò là rừng đặc dụng (VQG, Khu BTTN hoặc khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt), còn đối với rừng trồng sản xuất thì vùng đệm chưa được định nghĩa một cách rõ nét.  Khái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg của Chính phủ như sau: “Vùng đệm là vùng rừng hoặc vùng đất đai, mặt nước nằm sát ranh giới với các VQG và Khu BTTN; có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắt, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ” .  Vùng đệm của rừng đặc dụng: là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại rừng đặc dụng (theo mục 14, điều 3 - mục giải thích từ ngữ, chương I của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng) . 1.1.1.2. Quốc tế  Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của KBT và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của KBT và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh KBT. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm. (Theo D.A. Gilmour và Nguyễn Văn Sản - IUCN Việt Nam 1999).  Vùng bảo tồn (Conservation zones): Các khu vực được xác định và quản lý chủ yếu để bảo vệ các loài, môi trường sống, hệ sinh thái, các đặc trưng tự nhiên hoặc các giá trị cụ thể khác theo địa điểm vì các giá trị tự nhiên hoặc văn hoá tự nhiên của chúng hoặc cho mục đích giám sát, đánh giá hoặc nghiên cứu, nhất thiết không bao gồm các hoạt động quản lý khác. (Theo định nghĩa của FSC Principles and Criteria for Forest Stewardship FSC-STD-01-001 V5-2 EN) .  Vùng đệm thuộc phạm vi rừng sản xuất bao gồm những vùng đất đai được loại trừ từ khu vực khai thác đáp ứng các tiêu chí sau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 5 o Khu vực văn hóa bao gồm làng bản và vườn tược; o Khu vực đầm phá, bờ biển, ao hồ, khu vực nguồn chứa nước; o Khu vực đất đai có nguy cơ sạt lở; o Khu vực thiết kế hồ chứa đảm bảo tính ổn định sức chứa theo mùa. o Sinh cảnh là môi trường sống của các loài động vật hoang dã đặc trưng và các khu vực phân bố của các loài nguy cấp. (Theo định nghĩa của FAO - 1999) 1.1.1.3. Định nghĩa vùng đệm của rừng trồng sử dụng trong nghiên cứu này:  Vùng đệm (buffer zone) của rừng trồng: được hiểu là:  Các đám rừng chuyển tiếp hoặc các khu vực loại trừ, không can thiệp và không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh rừng trồng của đơn vị.  Là những diện tích có chức năng bảo vệ cảnh quan, phòng hộ, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học cần được duy trì và bảo vệ.  Là diện tích rừng phân bố tại các khu vực ven sông, khe suối, hồ đập, hành lang xanh kết nối giữa các khu rừng trồng, vũng đầm lầy, các trảng đá, sinh cảnh phát triển tại các hố bom hoặc những khu vực đất lâm nghiệp có diện tích rừng tự nhiên nhỏ được chừa lại do có độ dốc cục bộ lớn, đường xá và khu dân cư…mà không thể canh tác trồng rừng sản xuất được hoặc bắt buộc phải trừa ra trong quá trình thiết kế trồng rừng. Định nghĩa này được tác giả đưa ra dựa trên một số điểm sau:  Dựa theo vị trí phân bố: Ven sông, ven khe suối, ven hồ đập, hành lang xanh kết nối chuyển tiếp giữa các khu rừng trồng, vũng đầm lầy, các trảng đá, sinh cảnh phát triển tại các hố bom. Những khu vực có độ dốc cục bộ lớn, đường xá và khu dân cư…  Dựa theo chức năng: Bảo vệ cảnh quan, phòng hộ, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học cần được duy trì và bảo vệ các khu vực có nguy cơ bị xâm hại hoặc sạt lở.  Dựa theo mục đích: Đưa ra một khái niệm về vùng đệm cho rừng sản xuất, giúp các nhà quản lý có chiến lược quy hoạch, bảo tồn cũng như duy trì những hiện trạng rừng này nhằm tăng tính đa dạng sinh học cho khu vực rừng trồng đáp ứng những yêu cầu của nguyên tắc và tiêu chí FSC. 1.1.1.4. Quản lý rừng bền vững FSC FSC được viết tắt từ các chữ cái tiếng Anh: Forest Stewardship Council là một Tổ chức Quốc tế, phi Chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1993 tại Toronto, hiện nay trụ sở chính của FSC được đặt tại Born (Đức), đề ra những biện pháp kiểm soát việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với môi trường, đồng thời có lợi ích cho xã hội và đạt hiệu quả kinh tế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 6 Tổ chức FSC đã thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về việc quản lý rừng có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Và thành lập một hệ thống chương trình chấp nhận các tổ chức chứng nhận (gọi là bên thứ ba) được đại diện cho tổ chức FSC để chứng nhận những tổ chức doanh nghiệp quản lý rừng và những nhà sản xuất, thương mại các sản phẩm từ rừng theo tiêu chuẩn của FSC . 1.1.2. Vai trò của vùng đệm trong rừng trồng Đối với rừng đặc dụng thì vùng đệm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ vòng ngoài nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu có tính chất nguy hại đến vùng lõi và vùng tránh tác động, đối với rừng sản xuất thì vùng đệm lại có những vai trò đặc thù nhằm phát huy và duy trì tính bền vững của các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng trồng. Bảo vệ cảnh quan: Các vùng đệm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của cảnh quan toàn khu vực. Chúng kết nối tạo vùng chuyển tiếp giữa các khu vực rừng sản xuất nhằm giúp tạo một thể thống nhất của vùng rừng. Bảo vệ môi trường: Đối với rừng sản xuất sẽ không thế thiếu những hoạt động trồng rừng và khai thác, chính những vùng đệm - vùng chuyển tiếp này giúp bảo vệ môi trường trường như: giảm tiếng ồn, giảm khói bụi, duy trì điều kiện tiểu khí hậu trên phạm vi hẹp nếu khai thác. Một mặt, chính những vùng chuyển tiếp này khi nằm xen kẽ giữa các khu vực rừng trồng thuần loài là một trong những hành lang bảo vệ cho rừng trồng thuần loài, chúng giúp giảm thiểu và tránh tối đa việc di cư và lây lan của bệnh tật cũng như sâu dịch hại giúp cho chủ rừng giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như đảm bảo giá trị của rừng trồng. Bảo vệ đa dạng sinh học: Với đặc thù là rừng sản xuất, theo chu kỳ kinh doanh chủ rừng khai thác toàn diện và trồng mới hoàn toàn trên diện tích đó. Chính những vùng đệm - vùng chuyển tiếp này có vai trò như một hệ sinh thái thu hẹp lại giúp duy trì những đặc trưng của sinh cảnh đã tồn tại từ trước khi có các hoạt động canh tác và lâm sinh. Cũng diện tích này có thể coi là nhà cho các loài động vật di cư tới sau khi có khai thác trắng, là vùng đất phù hợp cho các loài cây gieo hạt, phát tán chồi phát triển mà không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác. Chính vì vậy, tính đa dạng sinh học tại các khu vực này luôn được duy trì và đa dạng sinh học cao hơn các khu vực trồng rừng thuần loài. Với mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh rừng trồng một cách bền vững, mỗi chủ rừng cần phải tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí FSC một cách chặt chẽ cũng như không thể xem nhẹ vai trò của vùng đệm vùng chuyển tiếp trong tổng thể diện tích chủ rừng đang quản lý. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 7 1.1.3. Những quy định, chính sách liên quan đến vùng đệm Ở phần này đề tài xin đưa ra những dẫn chứng về quy định của Quốc tế, trong nước và của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải đối với vùng đệm trong rừng sản xuất nói riêng, nhằm đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chí FSC. 1.1.3.1. Những quy định của Quốc tế a. Trích nguyên tắc FSC Bộ tiêu chuẩn về Quản lý rừng bền vững FSC dành riêng cho Việt Nam của Tổ chức đánh giá FSC Quốc tế GFA (phiên bản 1.1) bao gồm 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí và trên 200 chỉ số. Riêng đối với yêu cầu về bảo vệ đai xanh vùng đệm thì tại một số các nguyên tắc và tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn có nhắc đến, đề tài xin phép được trích dẫn như dưới đây:  Nguyên tắc #6 - Bảo vệ môi trường Tiêu chí 6.2.3: Thiết lập và thể hiện trên bản đồ các vùng bảo tồn, các khu rừng phòng hộ và hành lang bảo vệ động vật hoang dã, tương thích với quy mô và cường độ của hoạt động quản lý rừng và đặc tích của tài nguyên bị tác động. Tiêu chí 6.2.5: Gìn giữ các hành lang rừng tại các bờ sông suối, nhằm khuyến khích quá trình di dời các loài cây và động vật chính từ các diện tích được khai thác đến khu bảo tồn, các hành lang này nối các độ dốc và xuyên qua các bìa rừng và nối các vùng rừng không được khai thác với nhau.  Nguyên tắc #10 - Rừng trồng Tiêu chí 10.2: Thiết kế và bố trí rừng trồng phải có tác dụng thúc đẩy, bảo vệ, phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên, và không làm gia tăng áp lực vào rừng tự nhiên. Trong thiết kế rừng trồng có dành ra các hành lang cho động vật hoang dã, các vùng lân cận sông suối và các lâm phần rừng với nhiều cấp tuổi và chu kỳ khai thác khác nhau, phù hợp với quy mô của hoạt động trồng rừng. Quy mô và cách bố trí các khoảnh rừng trồng phải phù hợp với cấu trúc của lô rừng có trong vùng sinh cảnh tự nhiên. Tiêu chí 10.2.1: Cần thiết kế quản lý rừng trồng nhằm duy trì hoặc phát huy các đặc trưng của các khu rừng tự nhiên gần kề Tiêu chí 10.2.2: Cần tiến hành các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo: - Thiết lập và duy trì được các lâm phần rừng với nhiều cấp tuổi và chu kỳ khai thác luân phiên; - Tạo ra hành lang sinh sống cho động vật hoang dã; - Có các hành lang cho các loài thực vật tư nhiên mọc ven suối hoặc các khe, rãnh nước PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2