intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

47
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; tìm hiểu thực trạng các hành vi vi phạm diễn ra trên thực tế, qua đó tìm ra đâu là nguyên nhân và đâu là các vấn đề còn tồn tại; thứ ba, trên cơ sở sự nghiên cứu mà đưa ra các kiến nghị nhằm bổ khuyết cho hệ thống pháp luật hiện hành để hoàn thiện các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, về cơ chế xử lý hành vicạnh tranh không lành mạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

  1. ĐẠI ĐẠIHỌC HỌC QUỐC QUỐC GIAHÀ GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA NỘI HÀ NỘI KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT KHOALUẬT HỌC TỰ NHIÊN KHOA KHOA SƯ PHẠM ---------------- -------------------- ---------------- NGUYỄN THỊ KIM LIÊN NGUYỄN THỊ KIM LIÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU THEO LUẬT SỞ HỮU ĐềLIÊN tài: QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 TRÍ TUỆ NĂM 2005 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC LUẬN Giáo viên hƣớngVĂN dẫn THẠC : SĨ LUẬT HỌC Sinh viên thực hiện : Lớp : HÀ NỘI – 2013 HÀ NỘI – 2013 Hµ néi - 2009
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌCKHOAQUỐC LUẬT GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI---------------- HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA SƯ PHẠM -------------------- NGUYỄN THỊ KIM LIÊN HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Chuyên ngành: Luật Dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Giáo viên hƣớng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lớp : Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH Hµ néi - 2009 HÀ NỘI – 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 ..................... 13 1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu .................................................................................................................... 13 1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ..................................................................................................... 13 1.1.2 Căn cứ phát sinh quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ...................... 20 1.1.3 Thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ....................... 24 1.1.4 Phạm vi độc quyền sử dụng nhãn hiệu ............................................................. 26 1.2 Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu .................................................................................................................... 28 1.2.1 Khái niệm và bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh .................... 29 1.2.2 Hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ........................................................................................... 33 1.2.3 Xác định phạm vi điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Cạnh tranh năm 2004 ................................................................................................. 37 1.2.4 Ý nghĩa của sự điều chỉnh pháp luật chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu. ...................................................... 43
  5. Chƣơng 2: HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀ NH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 ................................ 47 2.1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ......................... 47 2.1.1 Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn với nhãn hiệu ................... 47 2.1.1.1Khái niệm chỉ dẫn thương mại ......................................................................... 47 2.1.1.2Các dạng hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhẫm lẫn với nhãn hiệu .................................................................................................................... 60 2.1.1.3Các yếu tố gây nhầm lẫn với nhãn hiệu ........................................................... 67 2.1.2 Hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên khi không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu..................... 69 2.1.3 Hành vi đăng kí, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu....................................................... 75 2.1.4 Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi xâm phạm quyền hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ........................................................ 85 2.2 Các biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ........................................................................................................... 90 2.2.1 Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự....................................................................................... 92 2.2.2 Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính ........................................................................................ 97 2.2.3 Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu bằng biện pháp hình sự ..................................................................................... 99 2.2.4 Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan nhãn hiệu bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ..................................... 100
  6. Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NHÃN HIỆU .............................................................. 102 3.1 Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu trong bối cảnh hội nhập hiện nay ............................................................................. 102 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu ..................................................... 109 KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Nội dung 1 CDĐL Chỉ dẫn địa lý 2 SHCN Sở hữu công nghiệp 3 SHTT Sở hữu trí tuệ Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization) 4 WIPO
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động của nền kinh tế thế giới. Tài sản trí tuệ chiếm vị trí quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt nam cũng không ngoại lệ. Từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới WTO và là thành viên của công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ ngày 08/03/1949, Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết đó. Trong khi đó những hiểu biết về luật sở hữu trí tuệ nói chung và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng của chúng ta chưa đầy đủ. Chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh luôn ra sức chạy đua với nhau để tìm chỗ đứng, khẳng định vị thế trên thị trường. Cuộc cạnh tranh khốc liệt đó tất yếu dẫn đến kết quả là sự thành công hay đổ vỡ của các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển các chủ thể kinh doanh thường bằng mọi cách tìm ra những cách thức kinh doanh, tiếp thị nhằm quảng bá rộng rãi thương hiệu và không ngừng mở rộng thị trường. Xuất phát từ giá trị thương mại to lớn của nhãn hiệu, một số chủ thể kinh doanh không trung thực đã tìm mọi cách để chiếm đoạt, sử dụng trái phép những thành quả đầu tư của đối thủ cạnh tranh thông qua các hành vi dèm pha, hạ thấp uy tín của đối thủ cạnh tranh nhằm gây cản trở đến hoạt động bình thường của họ. Những hành vi này vừa vi phạm pháp luật cạnh tranh vừa vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ. Thực tế này đòi hỏi sự nghiêm minh của pháp luật, muốn như vậy cần phải có sự phối
  9. hợp chặt chẽ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vấn đề cạnh tranh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp được quy định trong Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 tại khoản 2, khoản 3 Điều 10bis và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ - Hiệp định TRIPS năm 1994 tại điều 8.2 và điều 40. Ở Việt Nam, hành vi cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp lần đầu tiên được quy định tại Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Hiện nay, vấn đề cạnh tranh được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau như: Luật cạnh tranh năm 2004, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật chuyển giao công nghệ năm 2007, Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh… Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, mặc dù pháp luật quy định tương đối đầy đủ song hiệu lực thực thi chưa cao, chế tài còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, do đó các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh thiếu trung thực vẫn diễn ra. Việc tìm hiểu các vấn đề pháp lý và thực tiễn về hành vi hành cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo vệ nhãn hiệu – tài sản của các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nói chung của nền kinh tế Việt Nam. Vì các lí do trên đây mà tôi chọn đề tài: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005” làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn của mình.
  10. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: thứ nhất, tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; thứ hai, tìm hiểu thực trạng các hành vi vi phạm diễn ra trên thực tế, qua đó tìm ra đâu là nguyên nhân và đâu là các vấn đề còn tồn tại; thứ ba, trên cơ sở sự nghiên cứu mà đưa ra các kiến nghị nhằm bổ khuyết cho hệ thống pháp luật hiện hành để hoàn thiện các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, về cơ chế xử lý hành vi… góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn tại và hạn chế tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra trên thực tế hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là một nội dụng rộng lớn và phức tạp. Nó liên quan tới nhiều hệ thống văn bản pháp luật và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Sở hữu trí tuê, Luật Cạnh tranh, Luật Hành chính… Vì vậy, cùng với mục đích được đặt ra ở trên mà tại Luận văn này tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với một đối tượng của quyền Sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu mà thôi, trên cơ sở sự nghiên cứu mà đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trong lĩnh vực pháp luật hiện hành. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp Trong quá trình thực hiện, tôi sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp để đưa ra các nhận định cá nhân về các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và các quy định về hành cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu công
  11. nghiệp đối với nhãn hiệu nhằm góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. - Phương pháp so sánh Để có thể đánh giá được một cách khách quan nhất các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu, trong Luận văn này tôi đã sử dụng cả phương pháp so sánh đối chiếu. Phương pháp này được vận dụng rõ nhất là trong việc so sánh các quy định của pháp luật hiện hành của nước ta với các quy đinh tại các điều ước quốc tế cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới trong cùng lĩnh vực. Từ đó rút ra các điểm tương đồng, khác biệt cũng như các mặt mạnh hay các yếu điểm của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam nói chung và các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện. 4. Những đóng góp của luận văn Luận văn mang lại một số kết quả nghiên cứu như sau: - Làm rõ hơn các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với nhãn hiệu và đưa ra những đánh giá khách quan. - Phản ánh chân thực về những thiếu sót trong các quy định về cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới nhãn hiệu, thực trạng diễn ra các vi phạm trên thực tế và thực trạng xử lý vi phạm cũng như hiệu quả của cơ chế thực thi quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. - Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường hiệu quả thực thi cũng như việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. 5. Cơ cấu của Luận văn: Luận văn này có các phần: mở đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó thì phần nội dung chính có cơ cấu như sau:
  12. Chương I: Khái quát chung về nhãn hiệu và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Chương II: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu và các biện pháp xử lý vi phạm theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Chương III. Thực trạng xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
  13. Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Nhãn hiệu là một trong những đối tượng khá phổ biến của quyền sở hữu công nghiệp trong cuộc sống hiện đại. Mặc dù nhãn hiệu không phải là hàng hoá nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn trong thương mại. Chúng ta có thể bắt gặp một nhãn hiệu ở bất kỳ nơi đâu thông qua truyền hình, hoạt động tiêu dùng, trên đường về nhà, thậm chí bất kỳ nơi nào trong ngôi nhà của chúng ta. Các sản phẩm mang nhãn hiệu Cola - cola, Omo, Trung Nguyên, P/S, v.v. được chúng ta sử dụng khá thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày. Sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã cho phép các nhà sản xuất đưa ra nhiều loại sản phẩm/ dịch vụ đa dạng về kiểu dáng, chủng loại và chất lượng để người tiêu dùng lựa chọn. Cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh, nó là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường cũng làm xuất hiện những mặt trái của nó, một số chủ thể kinh doanh thiếu trung thực bằng cách sử dụng nhãn hiệu có uy tín của đối thủ cạnh tranh hòng làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn khi mua sản phẩm nếu không chú ý kỹ: các sản phẩm Pin của hãng SONY bị nhái lại nhãn hiệu thành SQNY, PUMA bị nhái thành PAMU, NIKE bị nhái thành HIKE…, hiện nay trên thị trường có đến
  14. khoảng hơn mười loại thuốc nhái Panadol như: Pancidol, Panactol, Befadol Therpamol, Therodol… [11]. Các nhãn hiệu bị lợi dụng để nhái lại, làm giả thường là các nhãn hiệu đã tạo được thương hiệu, chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Điều này không những gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho các doanh nghiệp chân chính mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cho người tiêu dùng nếu đó là các sản phẩm về thuốc, dược phẩm, thực phẩm mà không đạt chuẩn chất lượng. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia luôn coi trọng việc bảo hộ nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm quyền và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cho đến nay đã có khá nhiều các điều ước quốc tế song phương và đa phương điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu như: Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết ngày 20.3.1883 tại Paris, Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, Hiệp định TRIPs - Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( sau đây cụm từ “Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp” được gọi tắt là “Công ước Paris”, cụm từ “Hiệp định TRIPs - Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ” được gọi tắt là “Hiệp định TRIPs”, cụm từ “Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu” được gọi tắt là “Hệ thống Madrid”). Tại Công ước Paris chưa đưa ra khái niệm nhãn hiệu mà chỉ quy định các điều khoản liên quan đến việc bảo hộ các đối tượng SHCN, Hệ thống Madrid thì thiết lập hệ thống quốc tế về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong các điều ước quốc tế thì chỉ có Hiệp định TRIPs đã có quy định về khái niệm nhãn hiệu. Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố
  15. hình học và tổ hợp các mầu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu” [32]. Theo khái niệm này thì nhãn hiệu phải là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu. Hiệp định TRIPs quy định nhãn hiệu là “bất kỳ dấu hiệu nào” khiến nó trở nên khái quát hơn, mềm dẻo và linh hoạt hơn. Các dấu hiệu đó có thể là dấu hiệu nhìn thấy được, cũng có thể là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá/ dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hoá/ dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Khái niệm nhãn hiệu tại Hiệp định TRIPs đã trở thành nguyên tắc chuẩn mực, nó mang tính mềm dẻo, linh hoạt trong pháp luật quốc tế. Tại pháp luật của các quốc gia, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế – xã hội của mình mà đưa ra khái niệm nhãn hiệu phù hợp. Tại Châu Âu, xuất phát từ đặc điểm là một cộng đồng chung mà Luật về nhãn hiệu đưa ra khái niệm “nhãn hiệu cộng đồng”. Khái niệm “nhãn hiệu cộng đồng” được quy định ở điều 2, 89/104/EEC3 như sau: Một nhãn hiệu cộng đồng có thể gồm bất kỳ dấu hiệu nào được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết, đặc biệt là các từ, bao gồm tên riêng, các phác hoạ hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng của hàng hoá hoặc của bao bì sản phẩm, với điều kiện là những dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác [24]. Cũng giống như quy định tại Hiệp định TRIPs, việc sử dụng từ “bất kỳ dấu hiệu nào” của Luật về nhãn hiệu của Châu Âu làm cho khái niệm nhãn hiệu mềm dẻo và không giới hạn, trong đó khả năng phân biệt cũng được coi là điều kiện cơ bản và bắt buộc nếu một dấu hiệu muốn được đăng ký là nhãn hiệu. Tuy nhiên, khác với khái niệm được quy định trong Hiệp định TRIPs là không mô tả cách thức trình bày của một nhãn hiệu, thì mục đích của điều
  16. kiện này trong Luật về nhãn hiệu của Châu Âu là nhằm chỉ ra nhãn hiệu là gì hay được nhận thức như thế nào. Theo Luật nhãn hiệu của Hoa Kỳ đoạn 1127 Lanham Act, nhãn hiệu hàng hoá được giải thích như sau: “Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà: (1) được sử dụng bởi một người, hoặc (2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hoá của người đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hoá được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá thậm chí cả khi không xác định được nguồn gốc đó. [19,24]. Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ coi trọng việc sử dụng trước một nhãn hiệu của chủ thể: “được sử dụng bởi một người, hoặc được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại” và ghi nhận nguyên tắc “ quyền ưu tiên sử dụng” ( first to use)”. Quy định trên kết hợp hai chức năng khác nhau của nhãn hiệu: thứ nhất, chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá; thứ hai, phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác. Mục 1052 đạo luật Lanham quy định một nhãn hiệu sẽ được đăng ký vào Hệ thống đăng ký gốc nếu nó có khả năng phân biệt hàng hoá của chủ thể này với hàng hoá của chủ thể khác trừ khi nó bị ngăn cấm bởi các quy định của pháp luật: “Không có nhãn hiệu nào mà hàng hoá của người nộp đơn có khả năng phân biệt với hàng hoá của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào hệ thống đăng bạ gốc, trừ…” [19]. Như vậy, theo tinh thần của điều luật này, bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt không rơi vào các trường hợp bị từ chối đều có thể được đăng ký là nhãn hiệu.
  17. Cho đến nay, Việt Nam là một thành viên của nhiều thoả thuận quốc tế về nhãn hiệu, trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Bộ luật Dân sự, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, thậm chí bởi rất nhiều các quyết định của Cục SHTT. Luật SHTT năm 2005 là một đạo luật chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam về quyền SHTT trên cơ sở pháp điển hoá các quy định của pháp luật về SHTT đã được ban hành từ trước. Trong Luật SHTT của Việt Nam khái niệm nhãn hiệu được quy định trong phần giải thích từ ngữ: “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” [28]. Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt cũng có thể trở thành nhãn hiệu, điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại điều 72 Luật SHTT như sau: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác” [28]. Hiệp địnhTRIPs và Luật nhãn hiệu của Châu Âu có quy định mở hơn đối với các dấu hiệu có thể làm nhãn hiệu là “bất kỳ dấu hiệu nào” có khả năng phân biệt chứ không chỉ bó hẹp ở các dấu hiệu nhìn thấy được. So với các khái niệm nhãn hiệu được quy định tại Hiệp địnhTRIPs và Luật nhãn hiệu của Châu Âu thì khái niệm của Luật SHTT 2005 ít mềm dẻo linh hoạt hơn chỉ chấp nhận các dấu hiệu nhìn thấy được bằng thị giác như chữc cái, số học: Bitis, Songhong, Songlong, Pico, Bia 333… Điều này có nghĩa là các dấu hiệu như âm thanh, mùi vị không thể được đăng ký là nhãn hiệu. Với tốc độ hội nhập kinh tế hiện nay và trình độ dân trí ngày một phát triển, thiết nghĩ cần phải quy định mở rộng hơn khái niệm về nhãn hiệu là “bất kỳ dấu hiệu
  18. nào…”. Như vậy pháp luật sẽ trở nên mềm dẻo hơn, áp dụng linh hoạt hơn trong mọi tình huống. Trên thực tế, tại các nước phát triển có rất nhiều các dấu hiệu khác biệt không nằm trong các dấu hiệu được liệt kê và vẫn được đăng ký. Mặc dù không được quy định cụ thể nhưng dấu hiệu có thể bao gồm cả khẩu hiệu, âm thanh, mùi vị… Một nhãn hiệu thông thường được phân biệt bằng thị giác nhưng cũng có thể được nhận thức bởi một hay vài giác quan khác như thính giác, khứu giác, chẳng hạn như nhãn hiệu mùi. Mùi được coi là nhạy cảm nhất và hiệu quả lâu dài nhất đối với các giác quan và nếu được sử dụng hiệu quả nó có thể tác động đến tiềm thức cũng như trạng thái của con người. Nhãn hiệu mùi cỏ tươi mới cắt cho bóng tenis đã được bảo hộ quyền SHCN tại Châu Âu, để được bảo hộ họ lập luận rằng: mùi cỏ tươi mới cắt là một mùi có khả năng phân biệt mà ai cũng nhận ra ngay lập tức nhờ sự trải nghiệm của mình và với nhiều người, mùi hoặc hương của cỏ mới cắt gợi nhớ về mùa xuân, hoặc mùa hè, về cánh đồng cỏ mới cắt, sân chơi hoặc những trải nghiệm thú vị tương tự. Tại Anh, ngay sau khi có sự thay đổi về luật, một số đơn đã được nộp để đăng ký cho nhãn hiệu mùi, nhãn hiệu âm thanh như: "mùi hoa hồng" cho các sản phẩm lốp xe (Đơn số 20011416), "mùi bia" cho phi tiêu, nhãn hiệu âm thanh là tiếng bíp bíp cho phương tiện truyền thanh, ánh sáng của một chương trình truyền hình giải trí, hệ thống tín hiệu của chương trình phát thanh truyền hình…[33]. Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ đã mở rộng bảo vệ các loại nhãn hiệu không dễ dàng được nhận ra, chẳng hạn như hình dạng sản phẩm, mầu sắc, âm thanh, mùi thơm… Hoa kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận viêc đăng ký nhãn hiệu mùi vị - mùi thơm tươi mát của nước hoa PLUMERIA dùng cho chỉ may và thêu ren vào năm 1990 [33]. Trên thực tế, các nhãn hiệu mùi vị, âm thanh không phải là nhãn hiệu phổ biến và ít được các doanh nghiệp sử dụng bởi khả năng phân biệt thấp, trong quá trình đăng
  19. ký các nhãn hiệu này gặp phải một số vấn đề về kỹ thuật như việc khó lưu trữ, truyền tải và công bố nhãn hiệu. Hiện nay nhãn hiệu từ ngữ dường như chiếm ưu thế hơn cả do sự dễ dàng phân biệt bằng thị giác, sự thể hiện một cách chính xác, tinh tế đặc tính của hàng hóa/ dịch vụ và khả năng truyền tải thông tin của nó đến người tiêu dùng. Cũng giống như quy định tại các điều ước quốc tế và pháp luật các nước trên thế giới thì Luật SHTT 2005 coi khả năng phân biệt là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu. Một dấu hiệu nếu không có khả năng phân biệt thì không thể thực hiện được chức năng làm nhãn hiệu và dấu hiệu đó sẽ bị từ chối đăng ký. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định khá cụ thể trong điều 74 Luật SHTT, một nhãn hiệu được coi là khác biệt với các dấu hiệu khác nếu: được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không “trùng” hay “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với một dấu hiệu đã được đăng ký hay nộp đơn đăng ký bảo hộ, có ngày ưu tiên sớm hơn, đang được sử dụng rộng rãi, hay hết hiệu lực song không quá 05 năm trừ trường hợp bị đình chỉ do không sử dụng [28]. Các trường hợp sau được coi là tương tự tới mức gây nhầm lẫn: thứ nhất, trùng dấu hiệu, tương tự về sản phẩm: bột canh GIA PHÚ và hạt nêm GIA PHÚ. Hai dấu hiệu này bị trùng về cấu tạo, màu sắc, ý nghĩa, cách phát âm; thứ hai, tương tự dấu hiệu, trùng sản phẩm: SONY và SQNY cho sản phẩm Pin máy ảnh (như ví dụ ở trên). Hai sản phẩm Pin máy ảnh này trùng (giống nhau) tới mức không phân biệt được về sản phẩm, về mặt dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, màu sắc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt được nếu không thực sự quan sát kỹ. Một dấu hiệu sẽ không được bảo hộ quyền SHCN khi không có khả năng phân biệt, nếu các dấu hiệu này là dấu hiệu thông dụng như: chữ cái, con số, hình học cơ bản, tên gọi chung, hay các dấu hiệu chỉ chủng loại, chất
  20. lượng, phương pháp đo lường sản phẩm… [28, 33]. Thí dụ hình tam giác không thể được đăng ký cho sản phẩm dụng cụ hình học hay hình quả táo không thể được đăng ký cho sản phẩm nước ép táo. Trong một sô trường hợp, các dấu hiệu này có thể được bảo hộ nếu được sử dụng lâu dài, có được thừa nhận rộng rãi coi là nhãn hiệu nổi tiếng như hình tam giác được sử dụng cho nhãn hiệu bia BASS, hình quả táo bị cắn của hãng APPLE thể hiện được sự độc đáo khác biệt cho sản phẩm là máy tính [33]. Bên cạnh đó thì một số dấu hiệu khác sẽ bị từ chối đăng ký dưới dạng nhãn hiệu do xuất phát từ lợi ích công cộng nếu dấu hiệu đó mang tính chất lừa dối, trái với đạo đức xã hội, dấu hiệu dẫn chiếu tới xuất xứ địa lý khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, dấu hiệu sử dụng riêng cho quốc gia (lá cờ, quốc hiệu), tên các cơ quan công quyền hoặc tổ chức quốc tế…[28] Cả luật Việt Nam, luật Châu Âu và luật Hoa Kỳ tuy có sự khác nhau khi quy định về dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu nhưng nhìn chung là phù hợp với pháp luật quốc tế, đều giống nhau ở cách tiếp cận là dựa trên chức năng phân biệt để đưa ra khái niệm nhãn hiệu, coi khả năng phân biệt luôn luôn là đặc điểm cơ bản và là điều kiện bắt buộc của bất kỳ dấu hiệu nào muốn được công nhận là nhãn hiệu. Bất kỳ dấu hiệu nào không thoả mãn điều kiện này đều không thể được đăng ký và được bảo hộ quyền SHCN dưới dạng nhãn hiệu. 1.1.2 Căn cứ phát sinh quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Một nhãn hiệu có thể được bảo hộ dựa trên cơ sở việc sử dụng (nhãn hiệu nổi tiếng) hoặc đăng ký (nhãn hiệu thông thường). Cả hai cách tiếp cận này đã được kết hợp với nhau trong hệ thống bảo hộ nhãn hiệu của các quốc gia nhưng thực tế áp dụng không giống nhau. Công ước Paris buộc các nước thành viên có nghĩa vụ phải thiết lập đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Hầu hết các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1