Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ luật dân sự 2005
lượt xem 4
download
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề BTTH do xâm phạm môi trường. Trong nội dung trình bày, học viên sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về lý luận và thực tiễn áp dụng vấn đề nêu trên. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do xâm phạm môi trường ở nước ta.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ luật dân sự 2005
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI NIỆM MÔI TRƢỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM DO 6 XÂM PHẠM MÔI TRƢỜNG 1.1. Khái niệm môi trường 6 1.1.1. Khái niệm 6 1.1.2. Đặc điểm môi trường 9 1.2. Khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường 11 1.2.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường 11 1.2.2. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường 25 1.3. Tiến trình phát triển của pháp luật một số nước trên thế giới 34 và Việt Nam quy định về trách nhiệm so xâm phạm môi trường 1.3.1. Pháp luật của một số nước trên thế giới về trách nhiệm bồi 34 thường do xâm phạm môi trường 1.3.2. Pháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi thường do 37 xâm phạm môi trường Chương 2: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM MÔI TRƢỜNG 45 2.1. Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại do xâm phạm 46 môi trường 2.1.1. Có thiệt hại xảy ra do môi trường bị xâm phạm 46 2.1.2. Hành vi xâm phạm môi trường là hành vi trái pháp luật 48 4
- 2.1.3. Có lỗi của chủ thể gây thiệt hại 56 2.1.4. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm môi trường 57 và thiệt hại xảy ra 2.2.1. Trách nhiệm riêng rẽ 59 2.2.2. Trách nhiệm liên đới 60 2.3. Người phải bồi thường và người được bồi thường do xâm 63 phạm môi trường 2.3.1. Người phải bồi thường 63 2.3.2. Người được bồi thường 66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT 70 HẠI DO XÂM PHẠM MÔI TRƢỜNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1. Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm 70 môi trường 3.1.1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi 70 thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 3.1.2. Đánh giá về một số vụ việc điển hình đã được giải quyết 70 trong những năm gần đây 3.1.3. Những vụ việc điển hình đang trong quá trình giải quyết 80 3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm 84 nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 3.2.1. Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định 84 pháp luật của Việt Nam về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 3.2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật 84 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi 94 thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường 5
- 3.2.3.1. Cần chi tiết hóa về xác định thiệt hại đối với tài sản, sức 99 khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác do hành vi làm ô nhiễm môi trường 3.2.3.2. Các biện pháp liên quan nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp 103 luật về bồi thương thiệt hại và xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường có hiệu quả 3.2.3.3. Một số vấn đề có thể phát sinh trong thời gian tới 108 3.2.3.4 Giải pháp hoàn thiện 112 KẾT LUẬN 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 6
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự BTTH : Bồi thường thiệt hại BVMT : Bảo vệ môi trường XĐTH : Xác định thiệt hại 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi khí hậu trái đất, sự gia tăng khí thải trong quá trình sản xuất, công nghiệp đã làm thủng tầng ozone, gây nên hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng lên cao gây ngập lụt ở nhiều thành phố, nhiều vùng đồng bằng rộng lớn có cốt đất thấp mà trong đó có hai đồng bằng là vựa lúa quan trọng nhất của nước ta đó là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Mối hiểm họa của ô nhiễm môi trường sống đối với con người từng ngày từng giờ hiển hiện rõ hơn. Nhiều con sông đã bị bức tử, nhiều thành phố không khí bị ô nhiễm nặng nề rất tai hại cho sức khỏe con người, cho hệ sinh thái của tự nhiên. Nhiều thành phố ô nhiễm không khí đã vượt quá sức báo động, nhiều con sông đã "chết" hẳn, mức độ ô nhiễm nguồn nước rất cao, không một thủy sinh nào có thể sống nổi. Hiện nay, chưa có tổng kết cụ thể nào về hậu quả của ô nhiễm môi trường sống đối với con người nhưng điều đó rõ ràng nhất là số nạn nhân bị các chứng bệnh ung thư, bệnh phổi, bệnh nhiễm các chất độc hóa học ngày càng gia tăng ở con người. Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) do xâm phạm môi trường tại Việt Nam là vấn đề còn rất mới cả từ phương diện lý luận và thực tiễn. Nhưng những hành vi xâm phạm môi trường đã diễn ra từ khá lâu và vẫn đang còn tiếp diễn hàng ngày, hàng giờ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng… là hệ lụy từ những hành vi thiếu suy nghĩ của con người đã gây hại đến môi trường. Đây không còn là vấn đề riêng ở mỗi quốc gia mà nó trở thành vấn đề nan giải của toàn hành tinh, đòi hỏi các quốc gia phải liên kết, hợp tác với nhau để bảo vệ môi trường. 8
- Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường; Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (Luật BVMT) và Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS), Quyết định 22/2006/QĐ-BVMT. Những văn bản quy phạm nói trên quy định một số vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và trách nhiệm BTTH do xâm phạm nói riêng khẳng định nhận thức một cách đầy đủ về những nội dung liên quan tới thiệt hại về môi trường, BTTH về môi trường là yếu tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách nhiệm này trong tương lai. Tuy nhiên, trong vấn đề lý luận và thực tiễn còn nhiều vấn đề bất cập, học viên chọn đề tài này vì những lý do sau: 1. Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do xâm phạm môi trường. 2. Hiện nay, vấn đề về BTTH do xâm phạm môi trường còn nhiều bất cập về lý luận và thực tiễn áp dụng. Nghiên cứu vấn đề này một cách thấu đáo sẽ giúp cho việc nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường và xây dựng quy phạm về BTTH do xâm phạm môi trường đầy đủ, đúng đắn và hoàn chỉnh hơn, có hiệu quả thiết thực hơn trong cuộc sống. 3. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn, so sánh… sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do xâm phạm môi trường. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường là một vấn đề mới mẻ cho nên tính đến thời điểm hiện nay nghiên cứu về vấn đề này còn chưa nhiều. Những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường còn thiếu vắng, tuy rằng đã có một số bài báo mang tính chất thông tin về nơi này nơi khác môi trường bị xâm phạm mà thực sự chưa rút ra được đặc điểm pháp lý và trách nhiệm pháp lý cụ thể trong việc bồi thường do môi trường bị xâm phạm. Ngoài ra, có một số luận văn tốt nghiệp chuyên ngành luật kinh tế về phí bảo vệ môi trường… và một số công 9
- trình khoa học khác nghiên cứu mang tính chất khái quát về vấn đề môi trường và hành vi xâm phạm môi trường phải kể đến là công trình của Tiến sỹ Phùng Trung Tập với tiêu đề Bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01 năm 2010. Như vậy về trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường tính đến thời điểm hiện nay được nghiên cứu chưa nhiều. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường cũng như hậu quả do môi trường xâm phạm gây ra những thiệt hại lớn cho cuộc sống con người ở Việt Nam trong thời gian qua đã minh chứng điều đó. Việc nghiên cứu đề tài đã thật sự mang tính cấp thiết nó vừa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội về mặt lý luận và thực tiễn. Do vậy, học viên chọn đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005" để nghiên cứu làm luận văn Thạc sỹ luật học đáp ứng những đòi hỏi của xã hội trong giai đoạn hiện nay và mai sau. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Ngoài phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng học viên còn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh để nghiên cứu vấn đề "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ luật dân sự 2005". 4. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề BTTH do xâm phạm môi trường. Trong nội dung trình bày, học viên sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá về lý luận và thực tiễn áp dụng vấn đề nêu trên. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do xâm phạm môi trường ở nước ta. 5. Tính mới của việc nghiên cứu đề tài - Luận văn thạc sỹ đầu tiên khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận về một loại trách nhiệm cụ thể "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do 10
- xâm phạm môi trường theo quy định của Bộ luật dân sự 2005". Luận văn đóng góp vào lý luận trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng các khái niệm môi trường theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường… Trong hoàn cảnh hiện tại việc nhận thức và ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường còn kém khiến tình hình xâm phạm môi trường diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe của con người, gây thiệt hại lớn về tài sản, ô nhiễm môi trường… do đó, luận văn góp phần tìm những nguyên nhân, điều kiện của các vụ xâm phạm môi trường, dự báo tình hình xâm phạm môi trường trong những năm tới. Đồng thời, luận văn góp phần giải quyết một cách có hệ thống những vướng mắc xung quanh chế định BTTH do xâm phạm môi trường. - Trên cơ sở lý luận chung về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, luận văn làm rõ về mặt lý luận, cơ sở pháp lý của trách nhiệm BTTH do xâm phạm môi trường. - Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn gắn với việc nghiên cứu hoàn chỉnh về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, của BLDS hiện hành, luận văn đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH do xâm phạm môi trường nói riêng. Những kiến nghị, giải pháp này có thể tham khảo trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH do hành vi xâm phạm môi trường nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về việc giữ gìn bảo vệ môi trường và làm tài liệu tham khảo trong việc biên soạn giáo trình cũng như giảng dạy tại các cơ sở đào tạo bậc cao đẳng, đại học về chuyên ngành luật dân sự và làm tài liệu tham khảo cho các Viện nghiên cứu về khoa học pháp lý. 11
- 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái niệm môi trường và trách nhiệm do xâm phạm môi trường Chương 2: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường Chương 3: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường và giải pháp hoàn thiện 12
- Chương 1 KHÁI NIỆM MÔI TRƢỜNG VÀ TRÁCH NHIỆM DO XÂM PHẠM MÔI TRƢỜNG 1.1. KHÁI NIỆM MÔI TRƢỜNG 1.1.1. Khái niệm Mỗi cơ thể sống dù là cá nhân con người hay bất kỳ một loại sinh vật nào tồn tại trên trái đất ở trong mọi trạng thái đều bị bao quanh và chi phối bởi môi trường. Vậy môi trường là gì? Xung quanh khái niệm môi trường, hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới. Mỗi quan điểm đều cố gắng diễn đạt để đưa ra những lập luận hợp lý có sức thuyết phục ở các mức độ khác nhau. Quan điểm thứ nhất: Cho rằng môi trường là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người. Môi trường cũng là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên làm thành đối tượng của lao động sản xuất và hình thành các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của loài người, trong số này một số có thể tái tạo được, một số khác không thể tái tạo được. Trong quá trình khai thác nếu mức độ khai thác nhanh hơn mức độ tái tạo thì gây ra tình trạng khan hiếm, suy kiệt hoặc khủng hoảng môi trường. Quan điểm thứ hai: Quan điểm này cho rằng môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một sự vật hoặc sự kiện nào đó. Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại và phát triển trong môi trường nhất định. Đối với cơ thể sống thì môi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. Tương tự như vậy đối với con người thì "môi trường là tổng hợp 13
- tất cả các điều kiện vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của từng cá nhân của cộng đồng người" [22, tr 10]. So với khái niệm trên, khái niệm này mang tính bao quát hơn, toàn diện và đầy đủ các yếu tố cấu thành của môi trường bao quanh mọi cơ thể sống, đặt môi trường trong quan hệ với sự sống, gắn với sự sống. Quan điểm thứ ba: Môi trường ở một thời điểm nhất định là tập hợp các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học và các nhân tố xã hội có thể có một hậu quả trực tiếp, gián tiếp, trước mắt hay lâu dài tới các sinh vật sống và các hoạt động của con người. Với phương pháp tiếp cận mang tính khoa học, quan điểm này đã hàm chứa tương đối đầy đủ các yếu tố cấu thành môi trường, đó là yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội… Điểm mới ở đây là tính thời gian của môi trường, môi trường không phải là "cái gì" tĩnh tại, bất biến mà luôn thay đổi theo thời điểm. Đây là quan điểm tương đối toàn diện về môi trường vì đã đề cập đến cả tính thời gian và không gian cũng như ảnh hưởng trực tiếp trước mắt và lâu dài của môi trường đối với đời sống con người. Nhưng quan điểm trên đây chưa thể hiện được mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành môi trường. Quan điểm thứ tư: Căn cứ trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về các điều kiện sống của con người, sự tồn tại và phát triển của loài người đó là điều kiện địa lý, dân số và phương thức sản xuất trong điều kiện hiện tại. Ba nhân tố cũng có thể được xem là các nhân tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường kinh tế. Theo đó, môi trường dùng để chỉ tổng thể các yếu tố vật chất, tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người có quan hệ mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của con người cùng xã hội loài người. Mặc dù đã mang tính bao quát rất rộng và đầy đủ, bao hàm cả môi trường tự nhiên, xã hội và môi trường nhân tạo, nêu bật được vai trò của môi trường đối với đời sống xã hội loài người cũng như mối quan hệ giữa con người với môi trường nói chung. 14
- Quan điểm thứ năm: Theo khoản 1, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường (Luật BVMT) được Nhà nước ban hành năm 2005 thì "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật" [29]. Quan điểm trên nhấn mạnh yếu tố mang tính bản chất của môi trường bao gồm các yếu tố bao quanh con người. Môi trường là một khái niệm rất rộng bao hàm ba yếu tố là môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội. + Môi trường tự nhiên: là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh con người và các cơ thể sống khác, giữa chúng có các mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại gắn bó và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội ở trong những điều kiện nhất định. Theo đó, môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: đất, nước, không khí, hệ sinh thái động thực vật và những điều kiện tự nhiên khác có ảnh hưởng tới đời sống con người. Trong phạm vi khuôn khổ đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu về hành vi xâm phạm môi trường tự nhiên và trách nhiệm BTTH vấn đề đó theo Bộ luật dân sự 2005. + Môi trường xã hội: là tổng hợp tất cả các yếu tố về xã hội có liên quan và tác động tới đời sống con người. Bao gồm những nhân tố tới việc hình thành nên nhân cách, lối sống, nếp sống sinh hoạt của mỗi cá nhân, có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới việc hình thành nên nhân cách và lối sống cá nhân. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định…ở các cấp khác nhau như Liên hợp quốc, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác. 15
- + Môi trường nhân tạo: là toàn bộ các yếu tố do con người tạo nên, bao quanh sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân con người và nhiều cơ thể sống khác. Môi trường nhân tạo bao gồm các công trình thủy lợi, hồ nước, hệ thống sông ngòi nhân tạo, những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị… Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Ở Việt Nam, môi trường đã có một quá trình biến đổi lâu dài theo thời gian. Một điều khẳng định chắc chắn là môi trường lúc đầu mới hình thành tốt đẹp hơn hiện nay rất nhiều lần, nguồn nước, bầu không khí… rất trong sạch, các loài động thực vật phong phú và đa dạng. 1.1.2. Đặc điểm môi trƣờng Từ nhiều thập kỷ nay, con người đã nhận thức rằng môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kình tế và sự sống của con người. Vậy môi trường có đặc điểm như thế nào? Thứ nhất, môi trường là sinh quyển, sinh thái cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người, bao gồm không khí, nguồn nước, đất, cây cối, rừng và sinh vật. Những yếu tố này bị tổn hại đến một mức độ nhất định thì hậu quả của nó sẽ đe dọa đến sự sống của con người. Môi trường là không gian sống, là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của con người. "Chỉ có thiên nhiên như người mẹ hiền mới thực sự có khả năng đem lại cho con người cái thế cân bằng giữa tâm hồn và thể xác mà không có nó thì chẳng có sức khỏe, chẳng có hạnh phúc và niềm vui" [22 tr.19]. - Bác sỹ G. Botđa đã nói như vậy. Thứ hai, môi trường là nơi chứa đựng, cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Để tồn tại và phát triển, con người phải dựa vào nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên và môi trường là nơi cung cấp các yếu tố đó. Tùy theo trình độ phát triển của xã hội, số lượng tài nguyên được con người sử dụng ngày càng tăng. 16
- Tài nguyên được chia thành hai loại: + Nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo được như cây rừng, các loài động vật ở trong rừng, các dưới biển… (trừ những biến động bất thường của tự nhiên gây ra có thể làm cho loài này hay loài khác bị tuyệt chủng). Nhưng nếu tốc độ khai thác và sử dụng lớn hơn tốc độ tái tạo, phục hồi thì dần dần sẽ dẫn tới bị cạn kiệt, không còn nữa. + Nguồn tài nguyên không thể tái tạo được như quặng sắt, dầu mỏ, kim cương, than đốt… có sẵn trong lòng đất, trong quá trình sử dụng nguồn tiềm năng này sẽ dần dần bị cạn kiệt và tiến tới không còn nữa. Ví dụ: hiện tượng khai thác than tràn lan ở Quảng Ninh trong một thời gian dài. Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng chất phế thải của quá trình sinh hoạt trong cuộc sống của con người và của quá trình sản xuất. Trong quá trình sinh sống và phát triển xã hội, con người một mặt khai thác các nguồn tài nguyên để sinh hoạt và sản xuất các loại hàng hóa khác nhau nhưng lại thải vào môi trường các chất thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất. Các chất thải có nhiều nguồn khác nhau như: các chất thải công nghiệp được thải ra từ các xí nghiệp, nhà máy như các loại chất bụi khí; các loại phế liệu gồm kim loại, đồ gỗ, chất dẻo, cao su, đồ thủy tinh; các loại nước thải trong đó có hòa tan các chất hữu cơ, hóa chất, kim loại và dầu mỡ; các chất thải trong nông nghiệp như phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng tồn tại trong đất, nước, phân, nước tiểu của động vật nuôi; các chất thải sinh hoạt bao gồm nước thải, rác thải sinh hoạt, các loại khí bụi của lò bếp; các khí bụi của phương tiện giao thông vận tải như xe máy, ô tô, máy bay, tàu thủy. Thứ tư, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. 17
- Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. + Môi trường bản thân nó là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. + Môi trường trái đất cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất… + Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hóa khác. 1.2. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM MÔI TRƢỜNG 1.2.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trƣờng Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển sự sống của con người, nền kình tế của mỗi quốc gia và cả nhân loại, bởi vì nó không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên đầu vào cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa và hấp thụ phế thải sản xuất và sinh hoạt do con người thải ra. Hiện nay, nhiều loại tài nguyên môi trường như: đất, nước, không khí, rừng… đã bị ô nhiễm trầm trọng, suy kiệt đến mức báo động gây tác động xấu đối với đời sống và xã hội… chính là hệ lụy từ hành vi thiếu suy nghĩ của con người đã gây hại đến môi trường. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Hiện nay, thế giới quan niệm có hai loại ô nhiễm môi trường: Một là loại ô nhiễm do thừa thãi của cải tại các nước có thu nhập cao hoặc tầng lớp giàu có trong các nước có thu nhập trung bình hoặc thấp. Loại ô nhiễm này thể hiện ở việc sử dụng quá nhiều nguyên liệu và năng lượng vào 18
- sản xuất, sự tiêu xài quá mức trong đời sống… đã gây lãng phí to lớn về mặt môi trường. Hay nói cách khác, loại ô nhiễm môi trường này chỉ gồm thiệt hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên, như hệ động vật, thực vật, đất, nước, không khí… mà không bao gồm thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Trong một số điều ước quốc tế về môi trường có liên quan đến nội dung này, thiệt hại về môi trường được xác định bao gồm: + Động vật, thực vật, đất, nước và các yếu tố khí hậu; + Tài sản vật chất (kể cả di sản khảo cổ và văn hóa); + Cảnh quan; + Mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trên. Những định nghĩa hợp pháp nhất về thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên không bao gồm con người và tài sản của họ. Tương tự, Cộng đồng chung châu Âu quan niệm thiệt hại trong lĩnh vực môi trường là sự thay đổi bất lợi về tài nguyên thiên nhiên hoặc cản trở đáng kể đến các dịch vụ môi trường có thể xảy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và chúng thường biểu hiện dưới các dạng sau: + Thiệt hại đối với các loài và môi trường sống tự nhiên của chúng; + Thiệt hại đối với môi trường nước; + Thiệt hại về đất (tức là bất kỳ sự ô nhiễm đất nào gây ra nguy cơ đáng kể cho sức khỏe con người, bị ảnh hưởng bất lợi do kết quả của việc đưa trực tiếp hoặc gián tiếp các chất, sản phẩm pha chế, các sinh vật hoặc vi sinh vật vào đất hoặc lòng đất). Tại Kazakhstan, thiệt hại môi trường được đề cập gồm thiệt hại gây ra đối với tài nguyên sinh học từ các hồ, sông, đầm lầy; thiệt hại về đất, môi trường xung quanh và số lượng các loài. Tại Kyrgystan, thiệt hại về môi 19
- trường bao gồm nước (cung cấp nước sạch, thoát nước mưa, nước thải); không khí (ô nhiễm không khí); đất (chôn lấp rác thải và đất trồng); thủy sản; cây cối; rừng; nguồn tài nguyên khoáng sản. Tại Phần Lan, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra đối với những thiệt hại về môi trường gây nên bởi các hoạt động trong một khu vực nhất định và là kết quả từ ô nhiễm đất, nước, không khí. Tại Canada, thiệt hại về môi trường gồm hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái ven bờ; không khí, đất, nước do thải các chất độc hại, hóa chất, các yếu tố vật chất khác và tràn dầu; nước biển, hệ động vật và thực vật biển. Tại Hàn Quốc, thiệt hại môi trường là tình trạng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với những chức năng vốn có của môi trường tự nhiên do săn bắt quá mức động vật hoang dã hoặc thu hoạch quá mức tài nguyên sinh vật, phá hủy nơi sinh sống của chúng, làm xáo động trật tự của hệ sinh thái và làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên… Quan niệm chung của các quốc gia nêu trên là thiệt hại về môi trường có thể được nhận dạng theo nhiều cách phân tầng khác nhau, từ rộng đến hẹp, từ tổng hợp đến hợp phần, từ môi trường chung đến từng thành phần môi trường cụ thể, song cho dù là tiếp cận ở góc độ và cấp độ nào thì đặc điểm của ô nhiễm môi trường đều không bao gồm thiệt hại đối với con người hoặc tài sản, mặc dù chúng có thể là hậu quả trực tiếp của thiệt hại về môi trường. Hai là loại ô nhiễm xảy ra khá phổ biến là loại ô nhiễm do đói nghèo, do người dân không có vốn liếng, không tài sản, không công cụ sản xuất, nên con đường kiếm sống độc nhất của họ là khai thác với kỹ thuật thô sơ các tài nguyên thiên nhiên mà chưa bị ai chiếm hữu, hoặc sở hữu chưa được chặt chẽ gây ra. Loại ô nhiễm môi trường thứ hai này chính là loại ô nhiễm môi trường không chỉ bao gồm các thiệt hại đến chất lượng môi trường mà còn cả thiệt hại về sức khỏe, tài sản của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Cụ thể: 20
- Tại Cộng hòa Liên bang Nga, định nghĩa về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm thiệt hại về sức khỏe cá nhân bị gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ ô nhiễm môi trường. Tại Nhật bản, thiệt hại về môi trường được phân chia thành nhiều loại, như thiệt hại đối với sức khỏe và tính mạng của con người (do cơ thể con người hấp thụ hoặc bị tác động bởi các chất độc hại mà sinh ra bệnh tật hoặc các thương tổn khác); thiệt hại về tài sản (do môi trường sống của hệ sinh vật bị ô nhiễm, suy thoái, từ đó làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi như: cá, tôm bị chết do ô nhiễm nguồn nước, lúa, hoa màu, cây cối bị chết do ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí…); thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái (do tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách quá mức như rừng bị tàn phá, nguồn nước bị cạn kiệt, động, thực vật quí hiếm bị sát hại, bị tuyệt chủng, nguồn lợi thủy sinh và các loài nhạy cảm bị hủy diệt, suy giảm đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái bị phá vỡ…); thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan (do cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, danh lam thắng cảnh bị tàn phá, di tích lịch sử bị hủy hoại như khu du lịch, khu vui chơi, giải trí bị thu hẹp, nhiễm bẩn, ô uế, có mùi hôi thối, khu di tích bị lấn chiếm, phá dỡ…). Đặc biệt, tại Australia, ngoài những thiệt hại kể trên, các lợi ích về văn hóa, lợi ích về tình cảm, trí tuệ, lợi ích thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng được coi là một loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, trong đó lợi ích văn hóa bị xâm phạm thường phát sinh khi có các dự án phát triển được xây dựng trên những vùng đất có hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng - những vùng đất được coi là thiêng liêng đối với các cộng đồng dân tộc, đặc biệt là dân tộc ít người, thổ dân. Quốc gia này cho rằng bên cạnh khả năng xâm phạm đến chất lượng môi trường sống của cộng đồng, những công trình như thế còn ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm, tín ngưỡng, văn hóa của người dân sở tại. Tương tự, sự phiền toái và bức bối của người dân do hàng ngày phải chịu tiếng ồn, độ rung quá mức từ các phương tiện giao thông hay tâm trạng buồn rầu trĩu nặng do khung cảnh thiên nhiên thân thuộc bị tàn phá… cũng được xem là những lợi ích về tình cảm và trí tuệ bị xâm phạm do ô nhiễm môi trường gây nên. 21
- Như vậy, theo cách quan niệm này thì đặc điểm của ô nhiễm môi trường chính là những thiệt hại về môi trường không chỉ bao gồm thiệt hại đối với môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả thiệt hại đối với sức khỏe và tài sản của con người. Tuy nhiên, khi đề cập đến những loại lợi ích nêu trên, pháp luật của các nước cũng giới hạn rất rõ ràng quyền khởi kiện của người bị hại. Chẳng hạn, tại Australia, chỉ riêng lợi ích thẩm mỹ, giải trí bị xâm hại thì không được coi là cơ sở khởi kiện các vụ án về môi trường mà chúng phải được đặt trong mối quan hệ với một yếu tố môi trường cụ thể nào đó bị xâm hại. Tại Việt Nam, tính từ thời điểm Luật BVMT 2005 được ban hành, đặc điểm của ô nhiễm môi trường là những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra được xác định theo quan niệm thứ hai. Theo quy định tại Điều 131 Luật BVMT 2005, có 2 loại thiệt hại: Thứ nhất, thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Đó là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, trong đó chức năng, tính hữu ích của môi trường được thể hiện qua các phương diện chính như sau: + Môi trường là không gian sinh tồn của con người; + Môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học (kể cả vật liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động của con người); + Môi trường là nơi chứa đựng và tiêu hủy chất thải do con người thải ra trong các hoạt động của mình. Như vậy, có thể hiểu sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường xảy ra khi: một là, chất lượng của các yếu tố môi trường sau khi bị tác động thấp hơn so với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; hai là, lượng tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, sử dụng lớn hơn lượng được khôi phục (đối với tài nguyên tái tạo) và/hoặc lớn hơn lượng thay thế (đối với tài nguyên không tái tạo được); ba là, lượng chất thải thải vào môi trường lớn hơn khả năng tự phân hủy, tự làm sạch của chúng. 22
- Thứ hai, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người được thể hiện qua các chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi các chức năng bị mất của người bị hại và các khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe có nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường. Thiệt hại về tài sản được thể hiện qua những tổn thất về cây trồng, vật nuôi, những khoản chi phí cho việc sửa chữa, thay thế, ngăn chặn và phục hồi tài sản bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên. Còn thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được thể hiện qua sự tổn hại về lợi ích vật chất, sự giảm sút về thu nhập chính đáng mà nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Trong mối quan hệ với loại thiệt hại thứ nhất, loại thiệt hại thứ hai luôn được xem là thiệt hại gián tiếp (còn gọi là thiệt hại phái sinh hay thiệt hại thứ sinh) - thiệt hại chỉ xảy ra khi đã có loại thiệt hại thứ nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý là giữa thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân không phải luôn luôn và hoàn toàn tách biệt. Trong một số trường hợp thiệt hại về môi trường tự nhiên tại một khu vực nhất định cũng đồng thời là thiệt hại về tài sản, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khu vực đó. Ví dụ, sự suy giảm nguồn lợi thủy sinh tại một vùng biển bị ô nhiễm cũng đồng thời là sự giảm sút về thu nhập của ngư dân ở khu vực đó. Điều này thiết nghĩ cần được lưu ý để tránh sự trùng lặp khi xác định các loại thiệt hại cụ thể do ô nhiễm môi trường gây nên. Như chúng ta đã biết rất rõ về vụ Công ty Vedan là thủ phạm chính gây ô nhiễm sông Thị Vải, Cảnh sát Môi trường bắt quả tang hệ thống nước thải của Vedan xả thẳng ra sông thị Vải. Công ty Vedan xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, ảnh hưởng tới gần 2.700ha diện tích nuôi trồng nằm dọc lưu vực sông Thị Vải. Mức độ ô nhiễm do Công ty Vedan gây ra chiếm 90% với phạm vi bị ảnh hưởng khoảng 10km dọc theo bờ sông. Đó mà kết quả 23
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 311 | 69
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 212 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 172 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 236 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự
102 p | 63 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 113 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 100 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 114 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 112 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 81 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 153 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 107 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
119 p | 66 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn