intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên trở lên thành Công ty CP theo luật doanh nghiệp năm 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu phân tích và đánh giá cô đọng điều kiện chuyển đổi và thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần; Nghiên cứu, tìm hiểu, những bất cập, thực tiễn của chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần theo luật Doanh nghiệp năm 2014. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên trở lên thành Công ty CP theo luật doanh nghiệp năm 2014

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ TUẤN ANH VŨ TUẤN ANH CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY CP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 LUẬT KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ KHÓA IX.2 Hà Nội, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ TUẤN ANH CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY CP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 Ngành : Luật kinh tế Mã số : 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT Hà Nội, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi – Vũ Tuấn Anh cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu chưa được công bố ở bất kỳ đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi cam đoan chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Vũ Tuấn Anh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN.............................................................................................................. 8 1.1 Khái niệm về công ty ................................................................................. 8 1.2 Khái niệm và đặc điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên ......... 12 1.3 Khái niệm và đặc điểm của công ty Cổ phần .......................................... 15 1.4 Khái niệm, bản chất và đặc điểm pháp lý, vai trò và ý nghĩa của việc chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần ....... 18 1.5 Nền tảng của chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần ................................................................................................ 26 1.6 Điều kiện và trình tự thủ tục chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần ........................................................................... 29 1.7 Bảo vệ người thứ ba do chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần ...................................................................................... 35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 .................................................. 40 2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần ........................................................................... 40 2.2 Thực tiễn chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần ở Việt Nam hiện nay ........................................................................... 56 2.3 Nguyên nhân những hạn chế của Luật doanh nghiệp năm 2014 về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần .................... 61
  5. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN HIỆN NAY....................................................................................... 67 3.1 Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần ....... 67 3.2 Gải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần ................................................................... 69 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 81
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LDN Luật Doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐTV Hội đồng thành viên CP Cổ phần
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động kinh doanh, pháp luật được xem là “xương sống” của doanh nghiệp. Một đất nước có những quy định tiến bộ về kinh doanh sẽ thúc đẩy, đưa một nền kinh tế phát triển. Một doanh nghiệp am hiểu pháp luật, bám sát hành lang pháp lý sẽ tồn tại và phát triển lâu dài. Ngược lại, một hành lang pháp lý không vững vàng, doanh nghiệp thiếu hiểu biết, thiếu sự tuân thủ pháp luật sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã làm thay đổi cơ bản tính chất của các quan hệ trong kinh doanh. Điều này cũng đưa đến yêu cầu tất yếu phải có sự thay đổi trong nội dung của pháp luật kinh doanh cho phù hợp với thực tế khách quan. Sau sự đột phá của “Luật Doanh nghiệp năm 1999”, thì “Luật Doanh nghiệp năm 2014” được coi là cuộc đột phá lần hai, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có nhiều cải cách tiến bộ đáng kể giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vận hành ngày càng trôi chảy hơn so với trước đây. Một trong những điều đáng nói đó là sự mở rộng phạm vi tổ chức lại doanh nghiệp trong đó có hoạt động chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết khi doanh nghiệp muốn cơ cấu lại theo từng thời kỳ phát triển cũng nhu đáp ứng ngay chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. Luật Luật Doanh nghiệp năm 2014 cho phép nhiều loại hình doanh nghiệp được chuyển đổi qua lại chứ không chỉ giới hạn như Luật Doanh nghiệp 2005. Trang 1
  8. Đây là bước tiến vượt trội nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường đang trong thời kỳ hội nhập thương mại quốc tế, nhằm thu hút đầu tư và phát phát triển đa dạng nền kinh tế trong nước. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp. Với mục đích và ý nghĩa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong tổ chức vận hành hoạt động kinh doanh. Bởi cùng là một loại hình doanh nghiệp nhưng trong giai đoạn này thì phù hợp, nhưng sang giai đoạn khác lại không phù hợp nữa. Vì vậy, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế. Nhận thức rằng, việc nghiên cứu về chuyển đổi hình thức công ty có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao nhận thực và ứng dụng thực tiễn để từng bước mở rộng và bảo hộ quyền tự do kinh doanh, tăng cường năng lực gia nhập thị trường của các Công ty, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Quy định về vấn đề chuyển đổi hình thức công ty có vị trí, vai trò quan trọng trong pháp luật công ty. Chuyển đổi hình thức công ty phù hợp góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của các nhà đầu tư. Điển hình là hoạt động chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP bởi hầu hết các doanh nghiệp hiện chiếm đa số về hai loại hình công ty này, hai loại hình này rất phổ biến bởi vậy khi có thay đổi cơ cấu việc chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên sang công ty CP sẽ phản ánh được nhiều khía cạnh mà pháp luật Doanh nghiệp hiện hành điều chỉnh. Tuy nhiên cho đến nay trong khoa học pháp lý vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và chuyên sâu ở nước ta đặc biệt là về hoạt động chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP. Do vậy, để tiếp thu có sàng lọc những Trang 2
  9. thành tựu hiện có, để góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn về chuyển đổi hình thức công ty và để khắc phục những khiếm khuyết của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, tôi lựa chọn đề tài “Chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình với mong muốn tìm hiểu các bất cập và thực tiễn thực hiện của LDN 2014 đối với chế định chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần và đưa ra các lập luận giải pháp hoàn thiện. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thực tế đã có một số bài viết, một số tờ trình của các cơ quan tổ chức như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, bài viết trên Thời báo tài chính – Cơ quan của Bộ Tài chính, bài viết trên Thời báo Ngân hàng – Cơ quan thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra các bất cập của LDN 2014 và đề xuất sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ luận văn cấp độ Thạc sĩ nào nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện. Hiện nay gần như không có bài viết, bài chia sẻ, công trình nghiên cứu nào có giá trị tập trung hướng tới một hoặc một số phương diện pháp luật điều chỉnh hoạt động có liên quan tới vấn đề chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhưng có một số bài có phần nhắc đến nội dung này có thể kể tới như sau: Nguyễn Mạnh Bách đã nghiên cứu về chuyển đổi hình thức công ty trong cuốn “Các công ty thương mại” xuất bản tại Nhà xuất bản Đồng Nai, Đồng Nai, 2006. Hoàn thiện chế độ hội đồng quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đặng Thị Đỉnh, Người hướng dẫn, PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Tp. Hồ Chí Minh, 2009. Trang 3
  10. Chế độ pháp lý về quản trị công ty theo luật doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ, Châu Quốc An, người hướng dẫn khoa học, PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Tp. Hồ Chí Minh, 2006. Chuyển nhượng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn - Lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Tô Thị Thương, Người hướng dẫn, Đặng Quốc Chương, TS. Bùi Xuân Hải, Tp. Hồ Chí Minh, 2009. Cuốn “tìm hiểu về các loại hình công ty ở Việt nam” nghiên cứu về các loại hình doanh nghiệp, Ngô Quỳnh Hoa, Đặng Văn Được, Hà Nội, Tư pháp, 2008. Hầu hết các công trình này không nghiên cứu riêng biệt và chưa khai thác sâu vào các vấn đề chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam hiện nay đặc biệt là xoáy sâu vào hoạt động “Chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014” để đưa ra các kiến nghị thích hợp, đồng thời các công trình này chưa tập trung nhiều vào vấn đề lý luận pháp luật, chưa bao quát toàn diện liên quan tới chuyển đổi hình thức công ty từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP. Đây được xem là “khoảng trống” để tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nhận diện và đánh giá thực trạng các quy định của LDN năm 2014 về chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần, thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp, Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần theo doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Trang 4
  11. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu về những vấn đề còn hạn chế của LDN năm 2014, từ đó, có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về LDN 2014 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thông qua các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu khái niệm và đặc điểm, vai trò của việc chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên sang loại hình doanh nghiệp công ty Cổ phần; - Phân tích và đánh giá cô đọng điều kiện chuyển đổi và thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần; - Nghiên cứu, tìm hiểu, những bất cập, thực tiễn của chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần theo luật Doanh nghiệp năm 2014; - Đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng theo LDN năm 2014. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn có đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, cụ thể là: (i) Những vấn đề lý luận và pháp luật chuyển đổi công ty tnhh hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần; (ii) Thực trạng pháp luật về về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014; (iii) Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH hai Trang 5
  12. thành viên trở lên thành công ty Cổ phần hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan tới mục đích, nhiệm vụ của đề tài, và không phân tích sâu các yếu tố kinh tế và tác động xã hội về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần theo LDN 2014. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê: đây là phương pháp chính đề tài sử dụng trong quá trình nghiên cứu; phân tích để tiếp cận và có những hiểu biết nhất định đối với vấn đề nghiên cứu; dùng làm căn cứ để hình thành các luận điểm, luận cứ, xác lập các lập luận làm cơ sở phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài hướng tới. - Phương pháp so sánh: từ việc so sánh, đối chiếu các khía cạnh về quan điểm, tư tưởng, mục tiêu, chính sách… và đặc biệt là hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với vấn đề nghiên cứu của các quốc gia có liên quan; tìm ra được mặt lợi cũng như mặt hại để tìm ra hướng đi, hướng giải quyết đối với tình hình trong nước. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là kết quả của một quá trình nghiên cứu pháp luật, thực thi pháp luật trên thực tế, không chỉ mang về ý nghĩa lý luận mà còn đem đến các ý nghĩa thực tiễn, cụ thể như sau: - Luận văn nêu ra một số nội dung của LDN 2014 và các nội dung có liên quan đến LDN 2014 qua đó cho người đọc một cái nhìn bao quát tổng thể Trang 6
  13. về quy định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nói chung và chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty CP. - Luận văn là công trình nghiên cứu đúc kết từ thực tiễn, từ nhiều bài viết khoa học qua nhìn nhận và đánh giá của tác giả, do đó, luận văn không chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả mà còn ý kiến của các chủ thể doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu lập pháp. - Luận văn cũng đưa ra những đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của LDN 2014 về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sắp tới. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần. Chương 2. Thực trạng pháp luật về về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty Cổ phần hiện nay. Trang 7
  14. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1 Khái niệm về công ty Công ty cũng như bất kỳ một hiện tượng kinh tế nào khác ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định. Các công ty với tư cách là những pháp nhân độc lập xuất hiện với số lượng lớn từ năm 1870. Những mầm mống của công ty hiện đại là sự kế thừa của các công ty thương mại và ngân hàng ở thế kỷ XIV, các công ty Anh thế kỷ XVII. Những công ty thương mại đối nhân đầu tiên chính thức xuất hiện vào thế kỷ thứ XIII ở một số thành phố của các nước Châu Âu, nơi có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. Sang thế kỷ XVIII, XIX, cùng với quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng ở Châu Âu, Châu Mỹ, đã xuất hiện các công ty cổ phần đáp ứng được nhu cầu tập trung nguồn vốn của các nhà đầu tư. Những năm gần đây, số lượng công ty các loại đã phát triển rất nhanh, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Sự ra đời các công ty xuất phát từ những nhu cầu tất yếu khách quan của đời sống xã hội, bởi: Xã hội ngày càng phát triển thì sản xuất hàng hóa sẽ phát triển theo, đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu cần phải mở mang kinh doanh. Từ nhu cầu mở mang quy mô kinh doanh, xuất hiện các nhu cầu về vốn. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau. Đầu tiên, những người quen biết nhau, tin cẩn nhau liên kết với nhau, tạo ra các công ty đối nhân. Sau đó sự liên kết này được mở rộng tới các thành viên có thể không quen biết nhau mà chỉ cần có vốn, có tài sản. Trên cơ sở đó, các công ty đối vốn xuất hiện. Như Trang 8
  15. vậy, một mô hình tổ chức kinh doanh mới đã ra đời - đó là các công ty. Hàng hóa sản xuất hàng ngày càng nhiều sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nhằm chiếm thị phần và tang sức ảnh hưởng của các thương nhân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường rơi vào vị trí bất lợi trong quá trình cạnh tranh. Để tránh sự bất lợi đó, các nhà kinh doanh cần liên kết nhau lại thông qua hình thức góp vốn để thành lập một doanh nghiệp nhằm tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. Mặt khác, trong kinh doanh thường phát sinh rủi ro. Trong trường hợp đó đòi hỏi các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau để có thể phân chia rủi ro cho nhiều người. Tóm lại, một hay hai hay nhiều người cùng góp vốn thành lập một doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh kiếm lời chia nhau đã hình thành một loại hình doanh nghiệp gọi là công ty. Trong thực tế, mô hình liên kết này tỏ ra phù hợp với nền kinh tế thị trường và rất hấp dẫn đối với nhiều nhà kinh doanh. Sự ra đời của công ty là sản phẩm tất yếu của quá tình liên kết, hợp tác, phản ánh sự phát triển mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Xét cho cùng, sự ra đời của mô hình công ty là kết quả tất yếu của việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội. Vậy khái niệm chung về công ty được hiểu như thế nào? Công ty (tiếng Anh là “the company”) được hiểu trên nhiều nghĩa, nhiều khía cạnh khác nhau. Ở góc độ kinh tế, công ty có thể được hiểu là các tổ chức chuyên hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, nhằm phân biệt với các nhà máy, xí nghiệp là những đơn vị kinh tế chuyên hoạt động sản xuất. Trong khoa học pháp lý, mỗi nước có một định nghĩa công ty khác nhau. Tuy nhiên, khi xem xét bản chất của công ty, pháp luật của các nước nói chung Trang 9
  16. có một số điểm cơ bản chung thống nhất. Công ty do hai chủ thể trở lên góp vốn thành lập. Đây là quan niệm truyền thống từ trước đến nay về công ty. Khái niệm về công ty của các nước khác nhau thì có những cách hiểu khác nhau nhưng đều chứa đựng yếu tố liên kết, mà muốn liên kết thì phải có nhiều người. Công ty sẽ không thỏa mãn yếu tố liên kết nếu chỉ có một chủ thể góp vốn để thành lập. Chủ thể ở đây có thể hiểu là các cá nhân hoặc pháp nhân. Công ty có thể là sự liên kết giữa hai hay nhiều cá nhân với nhau. Ở Việt Nam, năm 1990, Quốc hội thông qua Luật Công ty nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong nước. Luật Công ty (1990) định nghĩa: Công ty TNHH và công ty Cổ phần gọi chung là công ty, là doanh nghiệp trong đó các thành viên đều góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty. Luật Công ty ghi nhận công ty là doanh nghiệp bao gồm công ty TNHH và công ty cổ phần. Công ty có tư cách pháp nhân độc lập, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp mà họ đã góp vào công ty. Việc thành lập công ty ở đây dựa trên yếu tố liên kết đó là vốn gốp của các thành viên. Công ty được hiểu theo nghĩa truyền thống, đó là sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức thông qua hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Công ty ở đây chỉ bao gồm hai loại công ty là công ty TNHH và công ty cổ Phần. Tại thời điểm này, khái niệm công ty ở Việt Nam giống khái niệm công ty ở Mỹ, đó là chỉ có loại hình công ty đối vốn. Pháp luật Mỹ chỉ phân biệt hai trường hợp: công ty có phát hành cổ phiếu và công ty không phát hành cổ phiếu. Trong Luật Doanh nghiệp năm 1999, các nhà làm luật không đưa ra một Trang 10
  17. định nghĩa chung về công ty mà đưa ra các khái niệm cụ thể về các loại hình công ty. Công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 1999 đã được mở rộng: công ty bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh. Trong đó công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên là tổ chức và công ty TNHH hai thành viên. Như vậy Luật Doanh nghiệp (1999) bổ sung thêm loại hình công ty TNHH một thành viên là tổ chức và công ty hợp danh. Theo Luật Doanh nghiệp (1999) thì khái niệm công ty không còn nguyên vẹn theo nghĩa truyền thống của nó nữa. Công ty có thể là doanh nghiệp do một người làm chủ sở hữu, tức là pháp luật Việt Nam thừa nhận sự tồn tại của công ty TNHH một thành viên cũng có nghĩa là phá vỡ ý nghĩa “liên kết” của công ty. Một thành viên là tổ chức có thể độc lập thành lập công ty, có tư cách pháp nhân. Luật Doanh nghiệp (2005) không đưa ra khái niệm về công ty mà đưa ra các khái niệm cụ thể của các loại hình công ty: công ty TNHH hai thành viên trở lên (Khoản 1, Điều 38), công ty TNHH một thành viên (Khoản 1, Điều 63), công ty cổ phần (khoản 1 Điều 77), công ty hợp danh (khoản 1 Điều 130). Nhìn một cách khái quát thì “công ty” theo Luật Doanh nghiệp 2005 được quy định cụ thể rõ ràng hơn, bổ sung thêm loại hình công ty TNHH một thành viên là cá nhân. Đây là sự thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta cũng như xu thế phát triển doanh nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Chính sự thay đổi này đã tạo ra cơ chế huy động vốn mềm dẻo, bảo đảm cho các thành phần kinh tế có thể tham gia một cách dễ dàng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn kinh doanh, góp phần xây dựng một nền kinh tế ổn định, bền vững. Do vậy, việc ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất không những chỉ bảo đảm sự công bằng về chế độ pháp lý cho các Trang 11
  18. doanh nghiệp trong nước mà còn đảm bảo sự công bằng về chế độ pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do sự phát triển kinh tế và mở cửa hội nhập, những quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 không còn phù hợp nên bắt buộc phải có sự thay đổi để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của kinh tế, Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã phần nào đảm đương được sứ mệnh mở cửa hội nhập quốc tế. Nhưng cơ bản quy định về công ty không có gì thay đổi nhiều, Luật 2014 cũng không đưa ra khái niệm về công ty nhưng cơ bản thì công ty được hiểu là: Công ty là kết quả của sự liên kết của một hay nhiều người (cá nhân hay tổ chức) bằng một sự kiện pháp lí trong đó có thể do một hoặc các bên thoả thuận với nhau (trường hợp có nhiều cá nhân/tổ chức tham gia thành lập/quản lý công ty) sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh để đạt mục tiêu chung là tìm kiếm lợi nhuận hay mục đích thương mại. 1.2 Khái niệm và đặc điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên 1.2.1 Khái niệm công ty TNHH hai thành viên trở lên Như chúng đã đã tìm hiểu về khái niệm công ty ở trên, thì công ty TNHH hai thành viên trở lên là một phần của thực thể công ty nói chung, công ty TNHH hai thành viên trở lên là một trong những loại hình công công ty phổ biến nhất trên thế giới hiện nay cũng như ở Việt Nam. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đang có hiệu lực và quy định rất rõ về loại hình doanh nghiệp này, theo đó các quy định và chế định pháp lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tại Điều 47 đến Điều 72. Theo đó, giống như các loại hình doanh nghiệp khác, Công ty TNHH hai Trang 12
  19. thành viên trở lên là doanh nghiệp do hai tổ chức, cá nhân là thành viên trở lên góp vốn thành lập nên. Số lượng thành viên từ hai cho tới năm mươi thành viên và không vượt quá. Điều đặc biệt ở hình thức này là có sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức với nhau trong quá trình vận hành bộ máy của doanh nghiệp. Bộ máy này hoạt động trên nguyên tắc “nhất trí, đồng lòng” thông qua tỉ lệ biểu quyết để quyết định các vấn đề, chính sách của công ty. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần. là loại hình doanh. 1.2.2 Đặc điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên Thứ nhất, về thành viên công ty Luật Doanh nghiệp 2014 quy định số lượng thành viên của công ty TNHH hai thành viên có tối thiểu là hai và tối đa không quá 50 thành viên. Thành viên của công ty TNHH hai thành viên là cá nhân, tổ chức có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Tuy nhiên cá nhân, tổ chức này không thuộc các trường hợp cấm thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp quy định tại điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. Thứ hai, về vốn điều lệ của công ty: theo khoản 1 điều 48 luật doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công Trang 13
  20. ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp. Thứ ba, về trách nhiệm tài sản của thành viên: công ty tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vì công ty có tư cách pháp nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Riêng đối với thời điểm thành lập công ty: Trong thời hạn góp vốn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc một thời hạn nhỏ hơn quy định tại điều lệ. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian này. Thứ tư, về tư cách pháp nhân: công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, công ty có thể nhân danh chính mình trong các giao dịch và hoạt động kinh doanh. Thứ năm, về huy động vốn: công ty TNHH hai thành viên trở lên không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần (khoản 3 điều 47 Luật Doanh nghiệp) vì cổ phần và cổ phiếu là đặc trưng riêng của mô hình công ty cổ phần nhằm huy động vốn. Tuy nhiên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên vẫn có thể áp dụng các phương thức huy động vốn: - Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách kết nạp thêm thành viên mới tuy nhiên không quá 50 thành viên; - Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách huy động vốn từ các thành viên hiện hữu của công ty; Trang 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2