intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại Quảng Ninh.

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã phân tích và làm rõ các vấn đề cơ bản về trách nhiệm sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm nói chung tại Việt Nam như: Khái niệm sản phẩm; khái niệm sản phẩm có khuyết tật; vấn đề về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với hàng hóa đưa vào lưu thông; nội dung trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại Quảng Ninh.

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC THỰC THI TẠI QUẢNG NINH Ngành: Luật kinh tế NGUYỄN THU HẰNG Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC THỰC THI TẠI QUẢNG NINH Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: Nguyễn Thu Hằng Ngƣời hƣớng dẫn: PGS, TS Tăng Văn Nghĩa Hà Nội - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và số liệu trong đề tài này là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Nếu phát hiện ra có sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thu Hằng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Những dòng đầu tiên trong Luận văn của mình tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giảng viên tại Đại học Ngoại thương, là những người đã truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS, TS. Tăng Văn Nghĩa, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn. Đồng thời, tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp những nguồn tư liệu quý giá, giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Do thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn Nguyễn Thu Hằng
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM ...........................9 1.1. Khái quát về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với hàng hóa (sản phẩm) .....................................................................................................................................9 1.1.1. Khái niệm sản phẩm .................................................................................9 1.1.2. Khái niệm sản phẩm có khuyết tật..........................................................10 1.1.3. Vấn đề về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với hàng hóa đưa vào lưu thông ..........................................................................................................................13 1.2. Nội dung trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm ..................................... 19 1.2.1. Trách nhiệm bảo đảm an toàn ................................................................19 1.2.2. Trách nhiệm cung cấp thông tin .............................................................21 1.2.3. Trách nhiệm bảo đảm quyền lựa chọn cho người tiêu dùng ..................22 1.2.4. Trách nhiệm lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng ...............................24 1.2.5. Trách nhiệm bảo hành ............................................................................25 1.2.6. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại ...........................................................25 1.3. Những yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật trách nhiệm sản phẩm ................. 26 1.3.1. Yếu tố văn hóa kinh doanh của thương nhân .........................................26 1.3.2. Yếu tố ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp ...............................26 1.3.3. Yếu tố tự bảo vệ của người tiêu dùng .....................................................28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM TẠI TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................................ 29 2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ..................................................... 29 2.1.1. Quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm sản phẩm ............29 2.1.1.1. Quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm sản phẩm............................. 29 2.1.1.2. Quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về trách nhiệm sản phẩm ......................................................................................................................... 30
  6. iv 2.1.1.3. Quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm sảnphẩm ................................................................................................................... 31 2.1.2. Thực trạng các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất .................................................................................................................... 35 2.2. Thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam .................. 41 2.2.1. Mức độ tuân thủ quy định về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp hiện nay ............................................................................................................ 41 2.2.2. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến việc thực thi trách nhiệm sản phẩm ......................................................................................................................... 46 2.2.3. Ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng liên quan đến trách nhiệm sản phẩm ............................................................................................................................................ 49 2.3. Thực trạng tại tỉnh Quảng Ninh............................................................... 51 2.3.1. Năng lực quản trị và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Quảng Ninh ......................................................................................................................... 51 2.3.2. Thực thi trách nhiệm sản phẩm tại Quảng Ninh ................................... 53 2.4. Nhận xét chung ........................................................................................... 58 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM ................................................ 61 3.1. Những vấn đề đặt ra đối với tuân thủ của doanh nghiệp dưới giác độ trách nhiệm sản phẩm ...................................................................................................................... 61 3.2. Những khuyến nghị hoàn thiện và thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm trong thời gian tới ................................................................................................................... 63 3.2.1. Những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật ...........................................63 3.2.1.1. Cần nhanh chóng xây dựng cơ sở pháp lý về trách nhiệm sản phẩm ......... 63 3.2.1.2. Xây dựng chương về Trách nhiệm sản phẩm trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ............................................................................... .........64 3.2.1.3. Sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá phần quy định về trách nhiệm sản phẩm............................................................................................... .........68 3.2.2. Những khuyến nghị thực thi pháp luật................................................68
  7. v 3.2.2.1. Các doanh nghiệp cần nắm vững các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ...................................................................................................... 68 3.2.2.2. Thực hiện tốt công tác quản trị chất lượng........................................ .........69 3.2.2.3. Tuân thủ các quy định về chất lượng và trách nhiệm đối với sản phẩm ......................................................................................................................... ........ 71 3.2.2.4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp về trách nhiệm sản phẩm có yếu tố quốc tế............................72 KẾT LUẬN.................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 76
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên bảng, biểu đồ Trang Bảng 2.2 09 chương trình thu hồi sản phẩm khuyết tật năm 2018 47 Biểu đồ 2.3a Chỉ số năng lực quản trị doanh nghiệp (CMI) 52 Biểu đồ 2.3b Chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) 53
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIG Tập đoàn tài chính và bảo hiểm đa quốc gia của Mỹ WTO Tổ chức thương mại thế giới GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch GMP Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt NTD Người tiêu dùng ICL Luật cạnh tranh thế giới BLDS Bộ luật dân sự OCOP Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn VINATAS Hội tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam TQM Phương pháp quản lý chất lượng đồng bộ TQC Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện HSBC Tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa thị trường
  10. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Tên đề tài: Pháp luật trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại Quảng Ninh. 1. Kết quả đạt đƣợc của Luận văn - Luận văn đã phân tích và làm rõ các vấn đề cơ bản về trách nhiệm sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm nói chung tại Việt Nam như: Khái niệm sản phẩm; khái niệm sản phẩm có khuyết tật; vấn đề về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với hàng hóa đưa vào lưu thông; nội dung trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm... - Luận văn đã phân tích và làm rõ những những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng liên quan tới trách nhiệm sản phẩm: Những yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật trách nhiệm sản phẩm: (1)- Yếu tố văn hóa kinh doanh của thương nhân; (2)- Yếu tố ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; (3)- Yếu tố tự bảo vệ của người tiêu dùng. - Luận văn đã phân tích và làm rõ thực tiễn thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp; chỉ ra những bất cập của pháp luật và những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật. - Luận văn đã đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp khắc phục những mặt trái, những nguy cơ cũng như việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm sản phẩm. 2. Khả năng ứng dụng thực tiễn của Luận văn - Luận văn phù hợp với lĩnh vực công tác chuyên môn của tác giả. - Luận văn mang tính thực tiễn cao, có thể áp dụng đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phần lớn các nước trên thế giới đều đã đưa ra pháp luật trách nhiệm sản phẩm đối với nhà sản xuất nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Ở Việt Nam, pháp luật trách nhiệm sản phẩm đã được đưa ra và áp dụng trong nhiều năm qua, tuy nhiên các quy định chưa chặt chẽ, nghiêm ngặt, còn nhiều thiếu sót nên nhiều doanh nghiệp dựa vào lỗ hỏng pháp luật đó để trốn luật, lách luật làm cho người tiêu dùng chịu thiệt thòi lớn. Với quy định pháp luật đó bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho việc bảo vệ người tiêu dùng và chế tài đối với doanh nghiệp. Nhưng do nhiều nguyên nhân mà các quy định trên đã ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, như: quy định còn chung chung, chưa thực sự đảm bảo cơ chế cho việc thực thi các quyền của người tiêu dùng… Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần nâng cao, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm sản phẩm đối với nhà sản xuất để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và hạn chế đến mức thấp nhất các lỗi về sản phẩm do nhà sản xuất gây ra, buộc các nhà sản xuất phải cân bằng giữa lợi nhuận kinh doanh và bồi thường khi có thiệt hại xảy ra. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - PGS, TS Tăng Văn Nghĩa, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Pháp luật trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại Quảng Ninh”, qua đó nêu lên một số khuyến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất ở nước ta trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay, ở nhiều quốc gia, sự tồn tại của chế định trách nhiệm sản phẩm có tầm quan trọng đến mức mà mỗi phán quyết của Toà án về các vụ kiện về bảo vệ người tiêu dùng luôn trực tiếp ảnh hưởng tới cách ứng xử của doanh nghiệp. Nhiều cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ cho thấy, không ít doanh nghiệp đã từ bỏ việc phát triển và tung ra thị trường những loại sản phẩm mới chỉ vì nỗi e ngại về khả năng
  12. 2 gặp rắc rối với chế định về trách nhiệm sản phẩm. Việc nhà sản xuất Toyta buộc phải thu hồi xe ô tô với số lượng lớn và qui mô toàn cầu đồng thời đối mặt với những khoản phát sinh lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ, với những thiệt hại hàng trăm tỷ đô la cho thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong thời đại hiện nay. Đã từng có những trường hợp vì phải bồi thường cho các nạn nhân trong các vụ kiện tập thể liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp mà doanh nghiệp bị kiện lâm vào tình trạng phá sản. Chính vì thế, đã có thời kỳ thị trường bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm được hình thành. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do các phán quyết của toà án liên quan đến trách nhiệm sản phẩm hầu như luôn không thể mang lại những kết quả bất ngờ nên một số doanh nghiệp bảo hiểm ở Hoa Kỳ đã từ bỏ việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm này. Điểm lại các bài nghiên cứu trên các tạp chí luật chuyên ngành xuất bản ở Anh, Mỹ, Canada hoặc Úc, chúng ta có thể thấy chủ đề trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp luôn được coi là một trong những chủ đề được quan tâm của các nhà nghiên cứu. Hầu như năm nào, các bài nghiên cứu về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đăng tải. Trong số đó, nhiều bài nghiên cứu đề cập tới chế độ trách nhiệm sản phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản. Dưới đây là một số nghiên cứu mà đề tài tiếp cận được: - Bài viết “The future of products liability in America (Tương lai của pháp luật trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ)” của ba luật sư của Hoa Kỳ là Gary Wilson, Vincent Moccio và Daniel O. Fallon đăng trên tạp chí William Mitchell Law Review (năm 2000) đã bàn về chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ hiện tại, những tồn tại, bất cập và đề xuất một số hướng cải cách, đổi mới. - Công trình “The Evolution of Products Liability Law (Quá trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm)”của Giáo sư Luật David G. Owen (Đại học South Carolina - Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí “The Review of Litigation (Symposium 2007)” đã nghiên cứu khá tỉ mỉ quá trình phát sinh, phát triển của chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ, nguồn gốc, những ý tưởng cơ bản của chế độ trách nhiệm ấy. - “Products Liability - Why the EU does not need the restatement (third) (Chế
  13. 3 định trách nhiệm sản phẩm - Vì sao Cộng đồng Châu Âu không cần theo [mô hình của Hoa Kỳ])” của Giáo sư Rebekah Rollo (Đại học Maryland - Đức) trong bài viết đăng trên tạp chí “Brooklyn Law Review, Spring, 2004” đã nghiên ứu chế độ trách nhiệm sản phẩm theo quy định của Cộng đồng Châu Âu (EU) và tác động của những thay đổi trong chính sách trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ tới chính sách tương tự của Cộng đồng Châu Âu. - Bài viết “The Japanese Product Liability Law (Pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản)” của Jason F. Cohen (Nghiên cứu sinh Đại học Fordham - Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí “Fordham International Law Journal, November 1997” đã làm rõ cơ sở chính sách và những đặc điểm cơ bản của chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Nhật Bản. - “Products Liability in the United Kingdom (Chế định trách nhiệm sản phẩm ở Vương quốc Anh)” Giáo sư Jane Stapleton (Đại học quốc gia Australia), đăng trên tạp chí “Texas International Law Journal, Winter 1999” đã đề cập khá chi tiết về nguồn gốc, chức năng và các đặc điểm cơ bản trong chế định trách nhiệm sản phẩm ở Anh Quốc. Trong năm 2000, cũng chính giáo sư Jane Stapleton đã đăng tải bài viết “Products Liability, an Anglo-Australian Perspective (Chế định trách nhiệm sản phẩm - từ cách nhìn của Úc châu)” trên tạp chí “Washburn Law Journal, Spring, 2000” trong đó ông làm rõ quan niệm của Úc về chế độ trách nhiệm sản phẩm. - Chuyên khảo “Product liability” của giáo sư D.Cray, trường đại học Carleton, Otawa, Canada, đã xem xét vấn trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của các quốc gia dưới cách nhìn luật học so sánh. Có thể thấy rằng, quan điểm chung của các nhà nghiên cứu thể hiện trong các bài viết vừa nêu đều cho rằng, trách nhiệm sản phẩm là một trong những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia, thời điểm bắt đầu áp dụng chế định trách nhiệm sản phẩm nên nhiều nội dung của chế định này trong từng nước có những sự khác nhau nhất định, nhất là về phạm vi của chế định trách nhiệm sản phẩm, cơ chế đảm bảo thực thi chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp.
  14. 4 Một điểm cũng rất đáng lưu ý là trong những năm gần đây, với hướng tiếp cận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhiều học giả đã xem xét vấn đề trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp cũng như các yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng từ góc độ đạo đức kinh doanh. Nhiều học giả cho rằng, tuân thủ đúng yêu cầu trong chế độ trách nhiệm sản phẩm cũng như các quy định khác bảo vệ người tiêu dùng là góp phần xây dựng một nền kinh tế có luân lý, nền kinh tế dựa trên trật tự pháp luật và trật tự đạo đức, nền kinh tế của sự hài hoà và phát triển bền vững. Có thể nói, các kết quả nghiên cứu về chế độ trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, nhất là thực tiễn xây dựng và áp dụng các quy định về chế độ trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp ở các nước, nhất là các quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời như Hoa Kỳ, Anh, Nhật, Úc rất hữu ích cho việc triển khai đề tài nghiên cứu “Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp - công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng”. Việc nghiên cứu trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp với tư cách là một trong những công cụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam chưa phải là chủ đề được giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Cho đến nay, trên thị trường chưa có đầu sách nào về vấn đề này. Bên cạnh đó, khi tra cứu một số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành luật như Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Dân chủ và Pháp luật (từ năm 1990 trở lại đây),... cũng hiếm có bài nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này. Trên các tạp chí luật của các nước trên thế giới, chủ đề về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp ở Việt Nam cũng chưa được nghiên cứu và đăng tải. Trong khuôn khổ Đề tài khoa học về tác hại của chất độc da cam, một số nghiên cứu về trách nhiệm sản phẩm cũng đã được tiến hành nhằm góp phần xác định trách nhiệm pháp lý của các công ty Mỹ đối với những hậu quả do chất độc màu da cam để lại cho các nạn nhân đang khởi kiện chống lại các công ty này. Một trong những nghiên cứu đó do GS.TS Lê Hồng Hạnh thực hiện. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, việc nhận diện, làm rõ bản chất của chế độ trách nhiệm sản phẩm trong thực tiễn xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam, nhất là pháp luật kinh doanh và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng để từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện vẫn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Ngay bản thân khái
  15. 5 niệm “trách nhiệm sản phẩm” (product liability) vẫn còn xa lạ đối với đại đa số người tiêu dùng và thậm chí giới luật gia. Cho đến nay,“trách nhiệm sản phẩm” chưa được coi là thuật ngữ pháp lý được sử dụng chính thức trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Việc phân biệt hoặc giải quyết mối quan hệ giữa khái niệm “trách nhiệm sản phẩm” với nhiều khái niệm có liên quan khác như “trách nhiệm pháp lý”, “trách nhiệm dân sự”, “trách nhiệm bồi thường thiệt hại”, “trách nhiệm của doanh nghiệp”,… cũng chưa được đầu tư, luận giải thoả đáng. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu năm 2007, Viện Khoa học Pháp lý đã phối hợp với Dự án Hỗ trợ cải cách pháp luật của Canada tại Việt Nam (dự án Lerap) tổ chức Hội thảo “Cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng: thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” (tổ chức tại Khách sạn Melia trong 3 ngày từ ngày 14- 16/8/2007) với sự tham gia của gần 70 đại biểu là đại diện các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Thương mại, Cục quản lý thị trường - Bộ Thương mại, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế…), đại diện Bộ Tư pháp, Toà Dân sự - TAND Tối cao, Toà Dân sự - TAND thành phố Hà Nội, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng một số tỉnh, thành phố, các chuyên gia pháp lý, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp, đại diện của một số doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, báo chí, một số chuyên gia của Canada. Với hơn 10 bài tham luận tại Hội thảo, các đại biểu đã nêu rõ những khoảng trống pháp lý trong công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, trong đó có khoảng trống về chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp7. Nhiều ý kiến tham luận tại Hội thảo đã đề xuất việc hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp ở Việt Nam (chẳng hạn tham luận “Vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam” của Thạc sỹ Nguyễn Văn Cương (đã đăng tải trên Thông tin khoa học pháp lý số 4+5/2007 của Viện Khoa học Pháp lý)). Tuy nhiên, đó mới chỉ là các nghiên cứu bước đầu về chế định trách nhiệm sản phẩm với tư cách một công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng. Một điều rất đáng nói là trong khi vấn đề trách nhiệm sản phẩm là một trong các chủ đề được nhiều cơ sở đào tạo luật ở nước ngoài đưa vào chương trình giảng
  16. 6 dạy (thường nằm trong các phần về luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng), thì các chương trình đào tạo luật ở Việt Nam hầu như không đề cập. Các giáo trình về luật dân sự hoặc luật thương mại của khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội, trường ĐH Luật Hà Nội, Khoa Luật ĐH Kinh tế quốc dân và trường ĐH Luật thành phố Hồ Chí Minh đều nằm trong tình trạng chung đó… Xuất phát từ những thực tế như thế có thể nói rằng, việc nghiên cứu sâu hơn về bản chất, đặc điểm của chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp, luận giải mô hình chế định trách nhiệm sản phẩm phù hợp với trình độ, đặc điểm kinh tế-xã hội-pháp lý của Việt Nam, đánh giá các tác động kinh tế-xã hội có thể xảy ra khi áp dụng chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp từ đó có các đề xuất hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. Ngay cả Ban soạn thảo Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng hiện nay cũng chưa có được cách tiếp cận đầy đủ đối với chế định trách nhiệm sản phẩm. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý luận, đánh giá các quy định về pháp luật trách nhiệm của sản phẩm của một số nước trên thế giới, cũng như thực trạng thực thi pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng để đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện và thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm trong thời gian tới nhằm góp phần đảm bảo an toàn pháp lý trong hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề trách nhiệm sản phẩm, quy định của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thực thi tại tỉnh Quảng Ninh. 5. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, Luận văn tập trung vào việc làm rõ các vấn đề lý luận chung về trách nhiệm sản phẩm của các nước trên thế giới, pháp luật và thực tiễn chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam cũng như tỉnh Quảng Ninh.
  17. 7 Về không gian, Luận văn nghiên cứu nội dung trách nhiệm sản phẩm của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Về thời gian, Luận văn sử dụng số liệu thống kê trong giai đoạn 10 năm gần nhất và đề xuất một số định hướng đến năm 2025. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, bao gồm: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn để phân tích các khái niệm, quy định của pháp luật, các số liệu,... - Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận văn để so sánh một số quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau, tập trung chủ yếu ở chương 2 của luận văn. - Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử dụng trong luận văn để diễn giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan và được sử dụng tất cả các chương của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp thống kê, đối chiếu... 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Luận văn góp phần vào việc đưa ra một số cơ sở khoa học trong quá trình hoàn thiện pháp luật và đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật trách nhiệm sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam hiện nay; - Góp phần giúp chính quyền và các cơ quan, ban, ngành nghiên cứu, hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 8. Kết cấu đề tài nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng
  18. 8 biểu, luận văn được chia thành ba chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm sản phẩm và pháp luật trách nhiệm sản phẩm Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về trách nhiệm sản phẩm tại tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Một số khuyến nghị hoàn thiện và thực thi pháp luật trách nhiệm sản phẩm
  19. 9 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM 1.1. Khái quát về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với hàng hóa (sản phẩm) 1.1.1. Khái niệm sản phẩm Muốn hiểu được khái niệm trách nhiệm sản phẩm, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm sản phẩm. Theo quan điểm truyền thống, sản phẩm là kết quả đầu ra của quá trình lao động sản xuất có chủ định của con người. Vào thời kì cách mạng công nghiệp ở châu Âu, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hàng hóa bắt đầu được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Nhưng vào thời điểm đó, do hạn chế về kỹ thuật, các sản phẩm làm ra vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. Vì thế, nhà sản xuất có vị thế cao hơn hẳn người tiêu dùng. Nhưng ngày nay, khi năng lực sản xuất đã đủ đáp ứng nhu cầu của con người thì khái niệm này đã không còn phù hợp nữa. Ngày nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về sản phẩm được đưa ra. Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000 thì sản phẩm là kết quả của một quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác với nhau nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra. Theo quan điểm marketing, Philip Kotler - "cha đẻ của marketing hiện đại" - đã định nghĩa: "Sản phẩm là tất cả những thứ có thể thỏa mãn được mong muốn hay nhu cầu" và được cung ứng cho thị trường nhằm mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng. Sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng hàng hóa, dịch vụ hoặc ý tưởng. Riêng đối với pháp luật trách nhiệm sản phẩm, do những khác biệt về tính chất, đặc điểm của các loại sản phẩm (cụ thể gồm có hai nhóm chính là hàng hóa và dịch vụ) mà khái niệm sản phẩm chỉ tập trung vào các loại hàng hóa. Chỉ thị về Trách nhiệm sản phẩm của Liên minh châu Âu ban hành năm 1985 đã quy định tại Điều 2 như sau: Sản phẩm là tất cả những động sản, ngoại trừ những sản phẩm nông nghiệp thô và các trò chơi, dù có được sử dụng trong việc xây dựng bất động sản hoặc gắn liền với bất động sản hay không. Điều 2 Luật Trách nhiệm sản phẩm của
  20. 10 Trung Quốc đưa ra khái niệm về sản phẩm như sau: Sản phẩm là những thứ được sản xuất nhằm mục đích kinh doanh. Sản phẩm gồm có nhiều loại, người ta có thể đem ra thị trường trao đổi, mua bán các loại hàng hóa, cung cấp dịch vụ, mua bán các ý tưởng kinh doanh, mua bán các tổ chức, cho thuê mướn đất đai... nhưng hai thành phần chủ yếu của nó vẫn là hàng hóa và dịch vụ, hay sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Hai thành tố này tuy đều có các đặc điểm chung của sản phẩm là có thể trao đổi, mua bán được và nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt. Dưới giác độ của trách nhiệm sản phẩm thì sản phẩm bao gồm những động sản được sản xuất hoặc chế biến1, nó không phụ thuộc vào việc sản xuất theo dây chuyền công nghiệp với quy mô lớn hay sản xuất thủ công những sản phẩm riêng lẻ, Tăng Văn Nghĩa (2008, tr. 41-49). Cách hiểu này tương đồng với quy định của pháp luật ở nhiều nước về sản phẩm đồng thời mang tính chất đặc thù của pháp luật trách nhiệm sản phẩm. Bên cạnh đó, như đã phân tích, trong pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của một số quốc gia còn mở rộng khái niệm sản phẩm đối với các dịch vụ. 1.1.2. Khái niệm sản phẩm có khuyết tật Một sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật thông thường khi được đưa vào lưu thông mà gây ra các thiệt hại về tài sản, sức khỏe hay tính mạng cho người sử dụng nó hoặc người thứ ba thì sản phẩm đó bị coi là có khuyết tật. Khuyết tật của sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của trách nhiệm sản phẩm, vì trách nhiệm sản phẩm không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của nhà sản xuất. Khuyết tật của sản phẩm xuất hiện khi sản phẩm không đảm bảo sự an toàn mà thông thường người ta có thể mong đợi và sự an toàn đó dẫn tới các tổn thất liên quan đến tính mạng và tài sản của người sử dụng. Để đánh giá một sản phẩm có an toàn theo tiêu chuẩn thông thường không, chúng ta cần dựa trên một số tiêu chuẩn cụ thể: 1 Theo Điều 2 điểm 2 Luật Trách nhiệm sản phẩm của Cộng hòa Liên bang Đức (Produkthaftungsgetz sửa đổi 2002).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2