Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 19
download
Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu để làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về BHTN và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về BHTN, cùng thực tiễn thi hành pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHTN để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật kinh tế ĐOÀN THỊ TUYẾT Hà Nội, năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Luật kinh tế Mã số: 80380107 Họ và tên học viên: Đoàn Thị Tuyết Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Mơ Hà Nội, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Pháp luật về BHTN và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại tỉnh Quảng Ninh. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Quảng Ninh, ngày 10 tháng 01 năm 2020 Tác giả Đoàn Thị Tuyết
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Thị Mơ, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Ninh, ngày 10 tháng 01 năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đoàn Thị Tuyết
- iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................ vii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ viii 1.1 Tên luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh. ................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP .............................................7 1.1. Một số vấn đề lý luận về BHTN ......................................................................7 1.1.1. Khái niệm về thất nghiệp ..........................................................................7 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp ...................................8 1.2. Một số vấn đề về pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ........................................11 1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề bảo hiểm thất nghiệp .................................................................................................................11 1.2.2. Các nội dung cơ bản của pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ....................13 1.2.3. Những yếu tố tác động đến pháp luật bảo hiểm thất nghiệp: ...............20 Kết luận chương 1 ...................................................................................................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ........................................................................................................26
- iv 2.1. Một số nét về sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm thất nghiệp ......................................................................................................26 2.1.1. Thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (1975–1985) ...26 2.1.2. Thời kì chuyền sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (thời kì 1986 trở lại đây) .........................................................................27 2.2. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ............................................29 2.2.1. Quy định về đối tượng tham gia BHTN. ................................................29 2.2.2. Thời gian nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp .............................33 2.2.3. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp .......................................33 2.2.4. Quy định về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp .................33 2.3. Tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ...........................................................................................................41 2.3.1. Công tác thu bảo hiểm thất nghiệp.........................................................41 2.3.2. Công tác chi, giải quyết các chế độ chính sách bảo hiểm thất nghiệp .43 2.4. Đánh giá về thực trạng thực hiện pháp luật về BHTN ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua ...............................................................................................48 2.4.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ...48 2.4.2. Đánh giá chung .......................................................................................52 Kết luận chương 2 ...................................................................................................60 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI .........62 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. ..........................................................................................................62 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ................65
- v 3.2.1.Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp: ...........65 3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường thực thi pháp luật về BHTN ....................66 3.3. Một số kiến nghị tăng cường pháp luật về BHTN ở tỉnh Quảng Ninh ......68 3.3.1. Kiến nghị đối với bảo Biểm xã hội tỉnh Quảng Ninh ............................68 3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Ninh ........................................................................71 3.3.3. Các kiến nghị khác ..................................................................................73 Kết luận chương 3 ...................................................................................................77 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................80
- vi DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt ASXH An sinh xã hội BH TNLĐ, BNN Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp BHTN Bảo hiểm thất nghiêp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNXH Doanh nghiệp xã hội GDP Thu nhập quốc dân HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế ILO Tổ chức lao động quốc tế LĐ – TB & XH Lao động – Thương binh và Xã hội NSDLĐ Người sử dụng lao động NLĐ Người lao động TNXH Trách nhiệm xã hội TCTN Trợ cấp thất nghiệp TTHC Thủ tục hành chính XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO Tổ chức thương mại thế giới UBND Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1: Công tác thu BHTN tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 ...............41 Biều đồ 2.1: Biểu đồ về công tác thu BHTN tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 ...................................................................................................................................42 Bảng 2.2: Thực trạng chi, giải quyết các chế độ chính sách BHTN tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 .........................................................................................44 Biểu đồ 2.2. Đồ thị hóa chi, giải quyết các chế độ chính sách BHTN tại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018 (nhận trợ cấp thất nghiệp hàng tháng) ...........................45
- viii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Các thông tin chung 1.1 Tên luận văn: Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh. 1.2 Tác giả: Đoàn Thị Tuyết 1.3 Ngành: Luật kinh tế 1.4 Bảo vệ năm: 2020 1.5 Giáo viên hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Thị Mơ 2. Những đóng góp của luận văn: Với tên gọi “Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh”, kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo một cái nhìn cụ thể hơn về BHTN và pháp luật về BHTN cũng như thực tiễn áp dụng BHTN tại tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể: 2.1 Kết quả đạt được của Luận văn: Về lý luận: thông qua quá trình nghiên cứu và những kết quả đã đạt được thì luận văn có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan và pháp luật về BHTN, chỉ ra những khó khăn và nguyên nhân của những yếu kém trong việc áp dụng pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Ninh. Về thực tiễn: Điểm mới của Luận văn này trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu có liên quan thì Luận văn đã phân tích thực trạng pháp luật về BHTN, từ đó rút ra kết luận về sự phù hợp của các quy định pháp luật về BHTN theo pháp luật hiện hành được đối chiếu thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh hiện tại cũng như tương lai. Điểm mới của Luận văn còn thể hiện ở việc phân tích thực trạng pháp luật và chỉ ra những bất cập của pháp luật, nguyên nhân trong quá trình thực thi tại tỉnh Quảng Ninh, từ đó, đề xuất các kiến nghị về tăng cường áp dụng pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. Ngoài ra, qua nghiên cứu Pháp luật về BHTN và thực trạng thực hiện pháp luật về BHTN ở tỉnh
- ix Quảng Ninh để thấy những kết quả đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế. Từ đó đề ra giải pháp để pháp luật BHTN được hoàn thiện hơn. Để đạt kết quả trên đây, bố cục của Luận văn thiết kế thành 03 chương, trong đó: Chương 1 trình bày những vấn đề lý luận về BHTN và pháp luật về BHTN; Chương 2 phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm 03 nội dung là: đối tượng tham gia BHTN, Quỹ BHTN và chế độ BHTN. Chương 2 cũng phân tích thực tiễn áp dụng BHTN tại tỉnh Quảng Ninh. Chương 3 trình bày các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đề xuất các kiến nghị tăng cường áp dụng pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 2.2. Khả năng ứng dụng thực tiễn của đề tài: Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Một số giải pháp và kiến nghị trong luận văn có giá trị tham khảo đối với các cơ quan lập pháp khi sửa đổi các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu có giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi thực hiện các Luận văn cao học có liên quan đến BHTN và pháp luật BHTN. Ngoài ra, đề tài còn có ý nghĩa thiết thực đối với một số đối tượng khác quan tâm đến lĩnh vực này ở nước ta hiện nay.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm trở lại đây cùng với sự phát triển của quá trình CNH, HĐH đất nước nền kinh tế nước ta đã dần chuyển sang nền kinh tế tế thị trường hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Để có sự phát triển không ngừng như hiện nay thì nền kinh tế thị trường ở nước ta cần được xây dựng trên một nền tảng cơ sở vật chất nhất định. Trong đó, các DN nói chung đã tham gia vào hoạt động xây dựng và phát triển nền kinh tế các quốc gia nói chung. Để có thể tồn tại thì DN cần tận dụng những yếu tố có lợi nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển của mình, thông qua đó tạo nên một hệ thống kinh tế vững chắc cho mỗi một quốc gia. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường và HNKTQT, biến động cung – cầu lao động trên thị trường lao động thường xuyên xảy ra, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động ngày càng gia tăng. Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới phải đương đầu. Có thể xem thất nghiệp là một hiện tượng khách quan và nó được biểu hiện như một đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường. Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia là rất lớn, nó đẩy NLĐ bị thất nghiệp vào tình cảnh túng quẫn, lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Những biến động của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày càng có những tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, trong đó có sự gia tăng số lượng NLĐ mất việc làm. Nước ta, tuy mới bước vào nền kinh tế thị trường nhưng thất nghiệp đã, đang và sẽ là vấn đề cấp thiết mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội phải tập trung giải quyết. Trong giai đoạn hiện nay, quan điểm, chính sách của Đảng về chính sách xã hội, đặc biệt là ASXH được nâng lên tầm cao mới, thể hiện toàn diện hơn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020: “Phát triển hệ thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như BHXH, BHTN, BH TNLĐ, BNN. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm.” Là một trong những chính sách về
- 2 ASXH, quyền được BHTN đã được quan tâm, song thực tế cho thấy còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện như: Đối tượng tham gia BHTN còn hạn chế dẫn tới một bộ phận không nhỏ NLĐ chưa được bảo đảm quyền lợi khi họ bị mất việc làm; tình trạng NSDLĐ nợ đóng BHTN; sự lợi dụng của NLĐ đối với việc chi trả BHTN. Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện thu, nộp, đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao đông, chế độ BHTN cho người lao động đã tương đối hoàn chỉnh. Nhà nước đã ban hành Luật việc làm số 38 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; Luật Bảo hiểm xã hội số 58 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành để thiết lập hành lang pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động thực hiện vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc, nhiều quy định chưa được hướng dẫn cụ thể, nhiều vấn đề chưa được điều chỉnh một cách thấu đáo. Chính vì vậy, nó là rào cản cho việc áp dụng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Việc áp dụng không thống nhất các quy định pháp luật vẫn còn xảy ra trên thực tế. Điều này đòi hỏi phải cụ thể hóa các quy định liên quan đến vấn đề bảo hiểm thất nghiệp. Để góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế, học viên đã quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. Từ những phân tích ở trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài này sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc quan tâm nghiên cứu vấn đề về BHTN ở Việt Nam và nước ngoài để tạo điều kiện hoàn thiện đề tài luận văn được tác giả đề cập thông qua việc tham khảo một số đề tài nghiên cứu, cụ thể là: - Về sách, giáo trình: Giáo trình luật ASXH Việt Nam của trường Đại học Luật năm 2013; Giáo trình bảo hiểm của trường Đại học kinh tế quốc giân Hà Nội; Giáo trình BHXH của trường Đại học Lao Động xã hội (2011); Sách tham khảo “Pháp luật ASXH – những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giải Nguyễn Hiền Phương...
- 3 - Về công trình nghiên cứu Đề tài “Bảo hiểm thất nghiệm trong Luật việc làm từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Anh Minh Luận văn thạc sĩ luật học “BHTN trong luật BHXH ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” (2014) của Ngô Thu Phương, Luận văn thạc sỹ kinh tế, khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án tiến sĩ luật học “Chế độ BHTN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2005) của nghiên cứu sinh: Lê Thị Hoài Thu, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn thạc sỹ “Hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động hưởng BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của Nguyễn Thị Hồng (2015) Trường đại học Lao động – xã Hội. Phạm Thái Hà (2018) “Kinh nghiệm quốc tế về triển khai BHTN và những gợi ý cho Việt Nam”: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/kinh-nghiem-quoc-te-ve-trien-k hai-bao-hiem-that-nghiep-va-nhung-goi-y-cho-viet-nam-137760.html Nghiên cứu của Nguyễn Huy Ban: “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của BHTN hiện đại. Vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp (TCTN) ở Việt Nam” (2015) tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 7/2015 Lê Minh Lý (2013):“Thực trạng, giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ BHTN trên địa bàn tỉnh Bình Dương” của tác giải Lê Minh Lý.”, Tạp chí BHXH http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/nghiem-thu-de-tai-thuc-trang-giai-phap-ph ong-chong-lam-dung-quy-bhtn-9888 Nguyễn Mai Phương (2014) Chế độ bảo hiểm ở Trung Quốc từ năm 1992 đến nay, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. - Một số bài viết khác: Bùi Ngọc Thanh (2013) “Một số giải pháp góp phần hoàn thiện chế độ
- 4 BHTN” ,Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động TB-XH - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Đánh giá và hoàn thiện cơ chế chính sách BHTN nhằm tăng cường tính bền vững” do Lê Quang Trung làm Chủ - PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ đã có bài viết “Luật BHXH và vấn đề BHTN”, - “Những vấn đề lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách BHTN” (năm 1999); “Tổ chức BHTN ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” của TS. Nguyễn Văn Định và các cộng sự của bộ môn Kinh tế bảo hiểm – Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2000. Những công trình nghiên cứu trên đã nêu và chỉ rõ những dung cơ bản của BHTN theo quy định của pháp luật trong giai đoạn trước và có một số đề tài đã phân tích quá trình áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên được thực hiện khi Luật BHTN chưa ra đời nên những phân tích về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Ninh cũng chưa đề cập. Do đó, có thể khẳng định luận văn này là Luận văn thạc sỹ, chuyên nghành Luật kinh tế đầu tiên nghiên cứu về vấn đề pháp luật BHTN áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh từ khi có luật BHTN mới được ban hành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến BHTN, và pháp luật về BHTN. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm các quy định có liên quan của một số nước, của Việt Nam và của tỉnh Quảng Ninh và thực tiễn áp dụng pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các quy định pháp luật về BHTN theo pháp luật Việt Nam. - Phạm vi không gian: nghiên cứu pháp luật về BHTN và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong thời gian trong 10 năm, từ khi có Luật
- 5 BHTN có hiệu lực thi hành (2009 - 2019) 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp so sánh luật học. Các phương pháp này được sử dụng cụ thể như sau: Tại chương 1: Phương pháp hệ thống hóa và phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận như: Khái niệm, đặc điểm của BHTN; Khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật về BHTN cũng như vai trò của BHTN đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong chương 2: Phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh luật học để phân tích có so sánh các quy định pháp luật Việt Nam về BHTN qua các giai đoạn pháp triển nhằm chỉ ra những bất cập của pháp luật. Chương 3 sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích để luận giải các giải pháp và kiến nghị hoàn thiên luận văn. 5. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu để làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về BHTN và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về BHTN, cùng thực tiễn thi hành pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHTN để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 5.2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay. - Đánh giá thực trạng của hệ thống các văn bản pháp luật về BHTN hiện hành. - Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống các văn bản
- 6 pháp luật về BHTN hiện nay và kiến nghị tăng cường áp dụng pháp luật về BHTN tại tỉnh Quảng Ninh thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm thất nghiệp và pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiến nghị tăng cường áp dụng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
- 7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề lý luận về BHTN 1.1.1. Khái niệm về thất nghiệp Vấn đề về thất nghiệp không còn là điều mới mẻ trong nền kinh tế hiện nay. Nó đã được nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học bàn luận song cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về thất nghiệp. Theo ILO: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc những không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương thịnh hành”.1 Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám năm 1954 tại Giơnevơ đưa ra định nghĩa: “Thất nghiệp là người đã qua một độ tuổi xác định mà trong một ngành hoặc một tuần xác định, thuộc những loại sau đây: - NLĐ có thể đi làm nhưng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm ngừng hợp đồng, đang không có việc làm và đang tìm việc làm; - NLĐ có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang tìm việc làm có lương mà trước đó chưa hề có việc làm, hoặc vị trí hành nghề cuối cùng trước đó không phải là người làm công ăn lương (ví dụ như NSDLĐ chẳng hạn) hoặc đã thôi việc; - NLĐ không có việc làm, có thể đi làm ngay và đã có sự chuẩn bị cuối cùng để làm một công việc mới vào một ngày nhất định sau một thời kì xác định; - Người phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lương”2. Ở Việt Nam, Ở Việt Nam, thuật ngữ “thất nghiệp” đã được đề cập trong những văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước trong suốt mấy kỳ đại hội gần đây, thể hiện như một cảnh báo xã hội trong các Chiến lược phát triển KT - XH các giai đoạn 1 Ghi trong Điều 20, Công ước số 102 (năm 1952) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các quy phạm an toàn xã hội. 2 Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám năm 1954 tại Giơnevơ
- 8 2001- 2010 và 2010 - 2020. Năm 2006, khái niệm “người thất nghiệp” ở Việt Nam đã được luật hóa và trở thành một thuật ngữ pháp lý tại Khoản 4, Điều 3 của Luật BHXH là: “người đang đóng BHTN mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm”. Để thống nhất trong điều tra lao động – việc làm được tiến hành hàng năm, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội không đưa ra khái niệm về thất nghiệp mà chỉ đưa ra quy định về người thất nghiệp, theo đó: “Người thất nghiệp là những người đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng không có việc làm trong tuần lễ điều tra, tính đến thời điểm điều tra có đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần tuần lễ qua với lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu,… hoặc trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm được việc.” Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về thất nghiệp nhưng từ khái niệm trên đây, người viết cho rằng: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm nhưng đang không có việc làm”. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp Trên thế giới, hình thức BHTN xuất hiện lần đầu tiên tại châu Âu vào năm 1893 tại Thụy Sĩ trong một ngành nghề khá phổ biến và phát triển: nghề sản xuất các mặt hàng thủy tinh3. Nghề này rất cần những thợ lành nghề và để giữ những công nhân ấy gắn bó với mình, các chủ DN đã lập ra quỹ DN để trợ cấp cho những người thợ phải nghỉ việc vì lý do thời vụ sản xuất. Sau đó, nhiều nước như Na Uy, Đan Mạch, Anh, Thụy Điển… lần lượt cho ban hành đạo luật quốc gia về BHTN. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đặc biệt là sau khi có Công ước số 102 (năm 1952) của ILO thì một loạt nước trên thế giới đã triển khai BHTN và TCTN4. Về khái niệm BHTN: Công ước số 102 của ILO quy định rằng BHTN là một trong chín nhánh của BHXH. Xuất phát từ khái niệm của BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ gặp những rủi ro do mất việc làm 3 https://voer.edu.vn/m/bao-hiem-that-nghiep-va-chuyen-dich-co-cau-kinh-te/634fcd29 4 Trịnh thị Kim Ngọc (2014) Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014
- 9 thông qua một quỹ chung từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, góp phần làm ổn định đời sống của NLĐ và gia đình họ. Một khi NLĐ bị rủi ro mất việc làm, nghĩa là khả năng lao động của họ không được sử dụng, thì họ được trợ cấp BHXH. Và chính trợ cấp BHXH này được cho là TCTN. Từ góc độ này, BHTN được xem như là một phần của BHXH. Do đó, ở khá nhiều quốc gia trên thế giới thì BHTN là một trong các nhánh nằm trong hệ thống BHXH như Anh, Mỹ, Thụy Điển.5 Tuy vậy ở một số quốc gia khác, xuất phát từ quan điểm cho rằng, bảo hiểm chỉ mang tính chất thụ động, hỗ trợ tạm thời cho NLĐ trong giai đoạn khó khăn sau khi mất việc làm mà không toát lên được vai trò thực sự của BHTN là giảm tình trạng thất nghiệp thông qua việc nhanh chóng giúp NLĐ quay lại thị trường lao động và sớm tìm kiếm được việc làm bằng các chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho NLĐ. Canada, Hàn Quốc là những quốc gia quy định BHTN nằm trong hệ thống pháp luật về việc làm hay điển hỉnh cho quan điểm này là Nhật Bản, họ đã quy định vấn đề BHTN nằm trong Luật Bảo hiểm việc làm. Tại Việt Nam, trước đây theo trường phái Anh, Mỹ, Thụy Điển khi quy định BHTN nằm trong hệ thống BHXH. Theo Từ điển tiếng việt, BHTN được hiểu là sự “bảo đảm những quyền và lợi ích cho NLĐ, công nhân, viên chức khi không làm việc do bị mất việc làm”6. Các quan điểm trên mới chỉ đề cập BHTN như một chế độ trợ cấp về tài chính cho NLĐ khi bị mất việc làm, điều này đã bó hẹp BHTN như một là chế độ BHXH mà không làm rõ được hết vai trò quan trọng của BHTN trong thực tế là thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giảm thất nghiệp, tìm và tạo việc làm cho NLĐ. Trong thực tế: BHTN là số tiền được trả cho NLĐ khi họ bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN. Nó không chỉ là một chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc cho NLĐ khi thất nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết khó khăn cho NSDLĐ và nhà nước. NSDLĐ sẽ được trút bớt gánh nặng tài chính giải quyết chế độ cho NLĐ bị sa thải. Đặc biệt, đối với ngân sách nhà nước, BHTN cũng góp phần không nhỏ nhằm giảm bớt chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng. 5 Trịnh thị Kim Ngọc (2014) Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(80) - 2014 6 Viện ngôn ngữ học, (2010), Từ điển Tiếng Việt,Nxb.Từ điển Bách khoa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 339 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 111 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 107 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 220 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 124 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 80 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 183 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 35 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 74 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 58 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 84 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 20 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn