intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất – Thực tiễn áp dụng tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

19
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật tại Huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất – Thực tiễn áp dụng tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN BẢO TOÀN TÊN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ:8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2023
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN BẢO TOÀN TÊN ĐỀ TÀI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ:8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS BÀNH QUỐC TUẤN BÌNH DƯƠNG– NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất – Thực tiễn áp dụng tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bình Dương, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận văn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất - Thực tiễn áp dụng tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Viện đào tạo sau đại học của trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp tác giả trau dồi kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian học tập tại trường. Trong quá trình làm bài luận văn thạc sĩ, tác giả cảm thấy rằng mình đã học tập và trải nghiệm được nhiều điều vô cùng hữu ích. Từ đó để tác giả học hỏi và rút kinh nghiệm cho những bài luận sau và xa hơn là trong quá trình làm việc sau này của mình. Bài luận văn của tác giả sẽ không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và nhận xét chân thành từ quý Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn!
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 THĐ Thu hồi đất 2 SDĐ Sử dụng đất 3 QSDĐ Quyền sử dụng đất 4 GCN Giấy chứng nhận 5 LĐĐ Luật đất đai 6 UBND Uy ban nhân dân
  6. DANH MỤC BẢNG/ BIỂU ĐỒ STT Tên bảng Ký hiệu 1 Tổng số dự án và diện tích đất bị thu hồi giai Biều đồ 1 đoạn 2017 – 2022 trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên 2 Tổng số tiền bồi thường đối với các dự án Biều đồ 2 có thu hồi đất trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên giai đoạn 2017 - 2022
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn thực hiện đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 3 2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 4 2.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 7 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn............................................................ 8 6.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................................ 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ............................................................................ 8 7. Bố cục của luận văn .................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ............................................................................................................... 9 1.1. Khái quát về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................................................. 9 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về thu hồi đất .................................................................. 9 1.1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất ............................................................................ 9 1.1.1.2. Đặc điểm về thu hồi đất ........................................................................... 11 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ... 12
  8. 1.1.2.1. Khái niệm về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................................. 12 1.1.2.2. Đặc điểm của bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................................ 14 1.1.2.3. Ý nghĩa của bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................................... 16 1.2. Khái quát pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ............................... 17 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................................................................................................................................... 17 1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................. 17 1.2.1.2. Đặc điểm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất .................. 19 1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất . 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................................................................................................. 25 2.1. Thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ............................. 25 2.1.1. Quy định pháp luật về điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ......... 25 2.1.2. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 27 2.1.3. Quy định pháp luật về nội dung bồi thường đối với người bị thu hồi đất. ..... 29 2.1.3.1. Phương thức bồi thường ........................................................................... 29 2.1.3.2. Giá đất tính bồi thường ............................................................................ 30 2.1.3.3. Quy định bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất .............................................................................................................. 31 2.1.3.4. Quy định bồi thường tài sản trên đất ........................................................ 36 2.2. Đánh giá thực trạng quy định pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ..... 36 2.2.1. Điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ............................................. 36 2.2.2. Trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................................... 38 2.2.3. Nội dung bồi thường đối với người bị thu hồi đất. ......................................... 39 2.2.3.1. Giá đất tính bồi thường ............................................................................ 39
  9. 2.2.3.2. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại & tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất ............................................................................................. 41 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương .................................................................................. 43 2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 43 2.3.2. Những bất cập, hạn chế còn tồn tại ................................................................. 46 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế ............................................... 51 Kết luận Chương 2........................................................................................................ 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT .............................................................................................................................. 55 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ............. 55 3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất .............................................................................................................................. 55 2.1.2. Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................................................................................................................................... 57 2.1.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về nội dung bồi thường đối với người bị thu hồi đất........................................................................................................................ 61 2.1.3.1. Hoàn thiện quy định về giá đất tính bồi thường....................................... 61 2.1.3.2. Hoàn thiện quy định bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại & tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất .............................................................. 64 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ........................................................................................................................... 66 2.2.1.Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..................................................................................................... 66
  10. 2.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cho cán bộ và nhân dân, từ đó tạo ra sự đồng thuận của người dân khi Nhà nước thu hồi đất ......................................................................... 66 2.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ................................................................................................................................... 69 Kết luận Chương 3........................................................................................................ 71 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 74
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn thực hiện đề tài Trong bối cảnh hiện nay khi giá trị Quyền sử dụng đất (QSDĐ) gia tăng một cách mạnh mẽ đã gây ra nhiều mâu thuẫn, xung đột liên quan đến QSDĐ ngày càng nhiều và phức tạp gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh xã hội, khó khăn trong việc quản lý nhà nước. Trong số đó có thể thấy rằng nổi cộm nhất là các khiếu kiện liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Những khiếu kiện liên quan đến bồi thường về đất ngày càng nhiều và kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội. Nhiều người chỉ vì khiếu kiện đòi mức bồi thường hợp lý mà mất cả nhiều năm, thậm chí hàng chục năm trời đi đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, thậm chí có người tìm đến cả Bộ và Thanh tra Chính phủ để can thiệp. Phải tốn rất nhiều công sức và tiền của vào việc đi kiện đòi lại chính cái quyền được thừa nhận của họ, thế nhưng rất ít người trong số họ bỏ cuộc bởi giá trị đất đai là quá lớn. Khi khiếu kiện kéo dài mà không được giải quyết hoặc giải quyết thỏa đáng thường xuất hiện một tâm lý phổ biến ở người khiếu kiện là chán nản, mất niềm tin và dẫn đến thái độ chống đối. Mặt khác, không chỉ người bị thu hồi đất cảm thấy bị thiệt thòi mà tiến độ thực hiện dự án của các nhà đầu tư bị trì hoãn do người dân cố tình chống đối, không chịu bàn giao đất vì không chấp nhận mức giá bồi thường. Điều này cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đối với quyền lợi của nhà đầu tư, tạo ra tâm lý e ngại trong việc thực hiện ý định đầu tư, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể xem đây là một trở ngại lớn đối với nước ta trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nên trong quá trình soạn thảo Luật Đất đai, từ Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 đến Luật Đất đai 2013 và tại dự thảo Luật đất đai sửa đổi tại kỳ họp lần thứ 4, Quốc hội khóa XV vấn đề này luôn được Quốc hội quan tâm. Thực tế trong quá trình góp ý về dự thảo Luật Đất đai 2013 trước đây đó đã là vấn đề mà người dân quan tâm hàng đầu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Tuy nhiên, việc xác định các trường hợp thu hồi được bồi thường, diện tích đất cũng như loại đất được bồi thường, nhất là vấn đề định giá đất bồi thường để giải quyết cho hài hòa giữa lợi ích của nhà đầu tư đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người dân không phải là vấn đề dễ dàng. Vì thế, dù đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung Quốc hội vẫn chưa thể lấp hết 1
  12. được những phát sinh trong vấn đề này. Nhiều quy định trong các văn bản pháp luật trước đó còn nhiều bất cập những chưa được khắc phục. Đồng thời, có những trường hợp luật quy định khá rõ ràng nhưng khi áp dụng trên thực tế lại không phù hợp. Chính vì vậy mà các khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là mẫu thuẫn, xung đột liên quan đến bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vẫn diễn ra thường xuyên gây ra nhiều tác hại cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Huyện Bắc Tân Uyên là một trong những huyện vùng nông thôn của tỉnh Bình Dương, được thành lập theo Nghị Quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013, từ ngày 01/4/2014, sau khi được tách ra từ huyện Tân Uyên (thành lập Thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên). Vốn là một huyện vùng xa trung tâm của tỉnh (cách trung tâm hành chính tỉnh khoản 30km), Bắc Tân Uyên không có nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ của Bắc Tân Uyên hết sức mạnh mẽ. Các tuyến đường chính với kết cấu rộng lớn và thông thương, bên cạnh đó là quỹ đất rộng lớn tạo điều kiện cho vùng trỡ thành địa điểm phát triển kinh tế nhanh chóng. Chính điều này đã thu hút mạnh mẽ sự đầu tư từ bên ngoài vào vào huyện đơn cử như: Khu công nghiệp Đất Cuốc, Khu công nghiệp Tân Bình, Cụm Công nghiệp Tân Mỹ, Khu công nghiệp VSip 3 và các tuyến đường giao thông lớn đi qua… Hệ quả là nảy sinh những xung đột và mâu thuẫn liên quan đến vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Tại kỳ họp lần thứ 4, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trình bày tờ trình về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Dự thảo Luật gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều. Chính phủ đã gửi Quốc hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bản so sánh những nội dung mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với Luật Đất đai 2013. Trong đó đáng chú ý là các Điều liên quan đến vấn đề quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí, các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 86) và trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để công khai, minh bạch trong thực thi và giám sát. Đa dạng các hình thức bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở; giá đất bồi thường theo giá thị trường; tách bạch các khoản bồi thường, các khoản hỗ trợ; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước khi quyết định thu hồi đất. 2
  13. Cụ thể hóa nguyên tắc “có chỗ ở, thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” thông qua quy định tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, địa điểm tái định cư theo thứ tự ưu tiên (tại chỗ, trên cùng địa bàn xã, phường; địa bàn tương đồng). Đối với khung gia đất áp dụng bồi thường được đề xuất bỏ khung giá đất theo giai đoạn trước đây. Dự thảo Luật bỏ quy định khung giá đất, quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường, bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan; bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì bảng giá đất được xây dựng theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn. Quy định các trường hợp áp dụng bảng giá đất, trong đó áp dụng bảng giá để để tính thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất. Mở rộng thành phần Hội đồng thẩm định giá đất với sự tham gia của đại diện Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức tư vấn, chuyên gia về giá đất để đảm bảo tính độc lập, khách quan. Phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể phù hợp với thẩm quyền của cấp huyện trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích... Bên cạnh đó, Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” về cơ chế hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý đất đai. Xuất phát từ những lý do trên, học viên chọn đề tài “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất – Thực tiễn áp dụng tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật tại Huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong thời gian tới. 3
  14. 2.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, luận văn tiếp tục nghiên cứu làm rõ các nội dung sau đây: Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Thứ hai, phân tích thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đưa ra những nhận định, đánh giá một cách khách quan, thấu đáo những ưu điểm, kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc của pháp luật hiện hành điều chỉnh bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Thứ ba, phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Từ đó, chỉ ra những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn áp dụng pháp luật. Thứ tư, từ những nền tảng lý luận và cơ sở pháp lý đã phân tích ở trên, đề xuất được phương hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Những vấn đề lý luận về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là gì? - Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gồm có những nội dung gì? Có hạn chế và bất cập gì? - Thực tiễn bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại Huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương những năm gần đây như thế nào? Có vướng mắc gì? - Cần phải có những giải pháp gì để khắc phục những bất cập, vướng mắc góp phần hoàn thiện pháp luật? - Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Bình Dương cần phải làm gì? 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong khoa học pháp lý Việt Nam trong những năm qua, đã có các công trình nghiên cứu, bài viết liên quan trực tiếp, gián tiếp hoặc có liên quan đến bồi thường khi 4
  15. Nhà nước thu hồi đất đã được công bố trên các tạp chí khoa học, báo cáo tổng kết, đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, sách được xuất bản hoặc đăng tải trên các trang thông tin điện tử. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: - Nguyễn Vinh Diện (2019), “ Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Luận án tiến sĩ Luật học , Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án đã phân tích thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này. - Nguyễn Văn Đông (2021), “Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận pháp luật và thực tiễn về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội; phân tích thực trạng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện những tồn tại, bất cập; trên cơ sở đó, luận án đề xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả thực thi ở nước ta. - Lê Ngọc Thanh (2017), “Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp, đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NSDĐ nông nghiệp bị thu hồi đất và các bên có liên quan - Nguyễn Trịnh Hoàn (2016), “ Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - thực trạng thi hành tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng “, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã phân tích thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng; từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này - Lã Xuân Trường (2018), “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đầu tư xây dựng đường giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn“, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng 5
  16. đường giao thông tại tỉnh Lạng Sơn; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này. Thứ hai, các bài nghiên cứu liên quan đến đề án; - Nguyễn Vinh Diện (2018), “Bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng “, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 22, tr. 50-55. Bài viết đã làm rõ những hạn chế, bất cập trong thực hiện pháp luật đất đai về nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện qui định của pháp luật. - Đoàn Minh Hà (2016), “Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở TP. Hồ Chí Minh và định hướng hoàn thiện “, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Số 7/2016, tr. 42 – 45. Bài viết đã làm rõ những tồn tại, vướng mắc từ thực tiễn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở TP. Hồ Chí Minh và đề xuất một số định hướng hoàn thiện chính sách pháp luật trong thời gian tới. - Bùi Hồng Nhung (2022), “Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Số 9, tr. 27-31. Theo tác giả bài viết thì vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn được coi là một nội dung quan trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Qua gần 8 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013, những quy định liên quan tới vấn đề này đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, hạn chế gây bức xúc cho các chủ thể bị Nhà nước thu hồi đất. Do vậy, cần thiết phải xem xét, sửa đổi một số quy định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hướng tới đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể bị Nhà nước thu hồi đất. - Phan Trung Hiền (2019), “Quyền tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Nhìn từ thực tiễn thành phố Cần Thơ “, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 23, tr. 48-55. Bài viết đã trình bày cơ sở pháp lí của quyền tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quyền tiếp cận thông tin về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên thực tế và những vấn đề đặt ra hiện nay. => Các công trình khoa học trên đã trình bày các cơ sở lý luận về thu hồi và thực tiển thu hồi đất tại các địa phương trong thời gian qua. Qua đó giúp học viên có cái nhìn 6
  17. tổng quan về vấn đề thu hồi đất và nghiên cứu so sánh với thực tiễn tại địa phương học viên nghiên cứu, trình bày. Tuy nhiên, các vấn đề nghiên cứu của các công trình trên mang tính chất địa phương và chưa làm nỗi bật việc đánh giá thực trạng các tổn tại, hạn chế liên quan đến giá thu hồi đất và đề xuất cơ chế thực hiện. Kế thừa những công trình nghiên cứu, học viên tiếp tục nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành từ đó có những phân tích làm sáng tỏ và góp phần vào yếu tố thu hồi đất tại huyện Bắc Tân Uyên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. - Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương - Về thời gian nghiên cứu: Giai đoạn năm 2016 đến năm 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn như sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm lý giải những vấn đề thuộc về bản chất, các quan điểm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng, để từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam. - Phương pháp thống kê: Tiến hành thu thập, thống kê về kết quả thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam hiện nay - Phương pháp so sánh: So sánh kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. - Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng để xử lý các tài liệu tham khảo từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu từ cơ sở dữ liệu ProQues, Springer và Google Scholar liên quan 7
  18. đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó, tổng thuật theo từng chủ đề trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đặt ra, trên cơ sở đó, khẳng định tính mới trong nội dung nghiên cứu của luận văn 6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn - Góp phần làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt là pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất chịu sự chi phối của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ trong điều kiện kinh tế thị trường. - Góp phần đánh giá thực trạng và thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên Việt Nam thời gian qua, chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân cả về nhận thức và quá trình thực thi pháp luật. - Luận văn đề xuất các định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, phù hợp với đặc điểm riêng có của quyền sử dụng đất ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các Trường Đại học chuyên luật và không chuyên luật, hệ thống các trường chính trị, cho những người trực tiếp làm công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục viết tắt; phần chính của luận văn có 03 chương và những nội dung cơ bản sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường thu hồi đất và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 8
  19. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 1.1. Khái quát về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về thu hồi đất 1.1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất Nếu như giao đất, cho thuê đất là cơ sở để làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai, phát sinh quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng thì thu hồi đất là một biện pháp làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai bằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua những hoạt động này, Nhà nước thể hiện rất rõ quyền định đoạt đất đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai1. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, thu hồi đất được hiểu là: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất của người vi phạm quy định về sử dụng đất để Nhà nước giao cho người khác sử dụng hoặc trả lại cho chủ sử dụng đất hợp pháp bị lấn chiếm. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng 2 Trong Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm 1993, đã đề cập vấn đề thu hồi đất, nhưng chưa định nghĩa rõ thế nào là thu hồi đất mà chỉ liệt kê các trường hợp bị thu hồi đất (Điều 14 Luật Đất đai năm 1987 và điều 26 Luật Đất đai năm 1993). Khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, thuật ngữ thu hồi đất đã được giải thích tại Khoản 5, Điều 4: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”. Dù đã có sự điều chỉnh và mở rộng nội hàm của vấn đề thu hồi đất, song cách giải thích này chưa thật sự chính xác, bởi nó dẫn đến cách hiểu rằng người sử dụng đất bị thu hồi chỉ là tổ chức hay Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn, trong khi theo quy định pháp 1 Lưu Quốc Thái (2015), Bản chất, vai trò của hoạt động thu hồi đất trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Số 15/2015, tr. 19 - 24, 38. 2 Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb. Tư pháp 9
  20. luật, người sử dụng đất bị thu hồi còn có thể là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, hơn nữa đây mới là chủ thể phổ biến bị thu hồi đất. Trong quá trình xây dựng Luật Đất đai năm 2013, đã có khá nhiều các quan điểm, ý kiến bàn luận về khái niệm pháp lí này. Có quan điểm cho rằng, thuật ngữ “thu hồi đất” chỉ thật sự phù hợp cho trường hợp: Nhà nước thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai và thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện, bởi lẽ khi nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù không có quyền sở hữu nhưng người dân hoặc tổ chức đã được xác lập quyền sử dụng với ý nghĩa là quyền tài sản tư. Hơn nữa, Luật trưng mua, trưng dụng tài sản (Luật số 15/2008/QH12) Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/06/2008 đã quy định cụ thể về vấn đề trưng mua, trưng dụng tài sản. Vì lí do trên, chỉ nên áp dụng cơ chế thu hồi đất đối với các trường hợp: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện và thu hồi đất do việc trưng mua không thực hiện được theo Điều 17- Luật trưng mua, trưng dụng tài sản. Còn đối với trường hợp Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất cho mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế - xã hội, cần áp dụng cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất thay thế cho cơ chế thu hồi đất3. Đa số các ý kiến khác lại cho rằng, trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí, Nhà nước có quyền phân bổ và điều chỉnh đất đai, việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền sử dụng đất của đối tượng này để xác lập cho đối tượng khác vì mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước là hoàn toàn thuộc quyền của Nhà nước với hai tư cách đó. Việc có hay không sự lạm quyền, độc quyền hay xâm phạm tới quyền tài sản tư (quyền sử dụng đất thuộc tài sản tư của người sử dụng) không biểu hiện ở quyết định hành chính về thu hồi đất mà cần phải xem quyết định hành chính đó có đúng đắn và hợp pháp hay không.4 Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các ý kiến, các quan điểm của các nhà khoa học, Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, sẻ có hiệu lực vào ngày 01/07/2014, tại khoản 11, Điều 4 3 Nguyễn Quang Tuyến (2008), Bình luận các quy định về thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất trong dự thảo luật đất đai (Sửa đổi), Tạp chí Ngiên cứu lập pháp. Số 21/2008, tr. 26 - 29. 4 Trình Quốc Thắng (2012), Hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất đảm bảo phù hợp với hiến pháp 2013, từ thực tiễn của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Đại Học Mở Hà Nội, 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2