intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học âm nhạc cho sinh viên Sư phạm mầm non tại trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc cho sinh viên chuyên ngành Sư Phạm Mầm Non hệ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh được tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên Mầm non trong thời kì đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học âm nhạc cho sinh viên Sư phạm mầm non tại trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG LÊ THỊ BÌNH DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM MẦM NON TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Khóa 6 (2015 - 2017) Hà Nội, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG LÊ THỊ BÌNH DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM MẦM NON TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Âm nhạc Mã số 60140111 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ HOA Hà Nội, 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu, kết quả đƣợc nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào. Hà Nôi, ngày 9 tháng 1 năm 2018 Tác giả Đã ký Lê Thị Bình
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGĐT : Bài giảng điện tử CĐ : Cao đẳng CĐSP : Cao đẳng sƣ phạm CLB : Câu lạc bộ CNTT : Công nghệ thông tin ĐHSP : Đại học sƣ phạm GV : Giảng viên GDMN : Giáo dục mầm non GDTH : Giáo dục tiểu học GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GS.TSKH : Giáo sƣ tiến sĩ khoa học HV : Học viên Nxb : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó giáo sƣ tiến sĩ PP : Phƣơng pháp PPGH : Phƣơng pháp dạy học SV : Sinh viên SV SPMN : Sinh viên sƣ phạm mầm non THCS : Trung học cơ sơ WTO : World Trade Organization
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Số lƣợng SV các lớp CĐ ngành GDMN, Trƣờng CĐSP Tây Ninh từ năm 2012 - 2017 ............................................................................ 17 Bảng 1.2: Khung đào tạo môn âm nhạc của hệ CĐ Giáo dục tiểu học để so sánh với hệ CĐ Giáo dục mầm non ........................................................ 19 Bảng 1.3: Tổng hợp kết quả học tập học phần Âm nhạc hệ CĐ GDMN (từ năm 2012 đến 2017 ) ............................................................................. 25 Bảng 2.1. Kế hoạch và chủ đề dàn dựng chƣơng trình hoạt động ngoại khóa âm nhạc theo chủ đề của trƣờng. ........................................................ 81 Bảng 2.2 . Tổng hợp kết quả đánh giá học tập của SV nhóm đối chứng (nhóm 1) và nhóm thực nghiệm (nhóm 2) .................................................. 90
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM MẦM NON ..................................... 8 1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 8 1.1.1. Dạy học ............................................................................................... 8 1.1.2. Âm nhạc .............................................................................................. 9 1.1.3. Phƣơng pháp dạy học ........................................................................ 10 1.1.4. Hoạt động dạy học ............................................................................ 11 1.2. Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh .................................................. 11 1.2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển..................................... 12 1.2.2. Cơ sở vật chất dạy học âm nhạc ........................................................ 14 1.2.3. Đội ngũ giảng viên âm nhạc và điều kiện giảng dạy ........................ 15 1.3. Thực trạng dạy âm nhạc cho Sinh viên Sƣ phạm Mầm Non ............... 18 1.3.1. Chƣơng trình ..................................................................................... 19 1.3.2. Giáo trình và tài liệu giảng dạy. ........................................................ 21 1.3.3. Khả năng học tập của sinh viên Giáo dục Mầm Non ....................... 23 1.3.4. Dạy học Âm nhạc cho sinh viên Sƣ phạm Mầm non ...................... 25 Tiểu kết ........................................................................................................ 39 Chƣơng 2: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM MẦM NON ................................... 40 2.1. Bổ sung chƣơng trình ........................................................................... 40 2.1.1. Về nội dung ....................................................................................... 40 2.1.2. Sắp xếp một số bài hát theo chủ đề ................................................... 42 2.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học ............................................................. 47 2.2.1. Phƣơng pháp thảo luận nhóm............................................................ 48 2.2.2. Phƣơng pháp trò chơi ........................................................................ 50
  7. 2.2.3. Cách thức tổ chức mô hình chỗ ngồi thúc đẩy học tập tích cực ....... 52 2.2.4. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tiễn .................................... 54 2.3. Ứng dụng thực hành vào các phân môn ............................................... 60 2.3.1. Phân môn nhạc lý cơ bản. ................................................................. 60 2.3.2. Phân môn tập đọc nhạc ..................................................................... 62 2.3.3. Phân môn hát ..................................................................................... 68 2.4. Một số biện pháp khác ......................................................................... 74 2.4.1. Bồi dƣỡng nâng cao trình độ giáo viên ............................................. 75 2.4.2. Sử dụng linh hoạt công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc........ 76 2.4.3. Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra đánh giá.......................................... 78 2.5. Xây dựng mô hình dạy học âm nhạc trong chƣơng trình hoạt động ngoại khóa ................................................................................................... 80 2.5.1. Phƣơng hƣớng xây dựng chƣơng trình hoạt động ngoại khóa ......... 81 2.5.2. Triển khai các hoạt động ngoại khóa ................................................ 82 2.6. Tổ chức thực nghiệm............................................................................ 86 2.6.1. Mục đích thực nghiệm và đối tƣợng thực nghiệm ............................ 86 2.6.2. Nội dung và thời gian thực nghiệm................................................... 87 2.6.3. Tổ chức thực nghiệm và kết quả thực nghiệm. ................................. 87 Tiểu kết ........................................................................................................ 90 KẾT LUẬN ................................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 95 PHỤ LỤC .................................................................................................... 98
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam trong thời đại ngày nay đang ngày một phát triển trên mọi lĩnh vực. Từ khi gia nhập WTO Việt Nam đã có những chính sách mới nhƣ: mở rộng thị trƣờng kinh tế, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hƣớng hiện đại… Nền giáo dục của nƣớc ta cũng không thể đứng ngoài thời kỳ hội nhập quốc tế lớn nhƣ vậy. Trƣớc một thời đại bùng nổ công nghệ thông tin nhƣ ngày nay, nền giáo dục của nƣớc ta cũng đã có những đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt tạo nên một diện mạo mới cho nƣớc nhà. Tầm quan trọng của giáo dục vẫn đƣợc coi trọng và đứng hàng đầu trong mỗi quốc gia, có thể nói nền giáo dục là nhân tố tích cực, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển của toàn xã hội, nó là chìa khóa để mở đƣờng cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của mỗi quốc gia. Sự nghiệp giáo dục luôn đƣợc nhà nƣớc quan tâm vì mục tiêu của giáo dục là phát triển con ngƣời một cách toàn diện về: đức, trí, lao, thể, mỹ. Mỗi môn học đều góp phần đào tạo con ngƣời trở nên toàn diện trong đó có môn âm nhạc. Và âm nhạc là bộ môn đƣợc bộ giáo dục ngày một quan tâm hơn bởi tính ƣu việt của nó trong sự phát triển nhân cách của con ngƣời. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp chung của cả nƣớc, và sự nghiệp giáo dục đƣợc đầu tƣ rất nhiều ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Trong đó Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh đã ngày một khẳng định đƣợc mình trong sự nghiệp giáo dục của nƣớc ta. Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy học cho tỉnh nhà với nhiều chuyên ngành nhƣ: Sƣ phạm Mầm non, Sƣ phạm giáo dục Tiểu học, Sƣ phạm giáo dục Thể chất, Sƣ phạm Âm nhạc, Sƣ phạm Mỹ thuật...
  9. 2 Trong đó Khoa Sƣ phạm Mầm non là một trong những khoa lớn mạnh của trƣờng và là ngành học có số lƣợng thí sinh đăng ký dự thi và sinh viên đông nhất. Song, cũng nhƣ tình hình chung của các trƣờng Cao đẳng, Đại học trong cả nƣớc, chất lƣợng giáo dục và đào tạo chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển; chƣa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lƣợng, quy mô với nâng cao chất lƣợng đào tạo, giữa dạy chữ và dạy ngƣời; chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học còn nhiều hạn chế, chậm đổi mới… một số bộ môn của ngành còn tồn tại những hạn chế bất cập đó có bộ môn Âm nhạc. Môn Âm nhạc cung cấp cho sinh viên Mầm non những kiến thức căn bản nhất về Âm nhạc, là môn học đầu tiên giúp cho sinh viên hiểu biết có hệ thống một số nhân tố quan trọng và mối tƣơng quan của chúng trong hoạt động âm nhạc và là điều kiện tiên quyết bắt buộc để sinh viên học các phân môn tiếp theo của bộ môn âm nhạc nhƣ: nhạc cụ, hoạt động âm nhạc, phƣơng pháp… Thế nhƣng Môn Âm nhạc lại là môn học khó chuyển tải nếu không có phƣơng pháp truyền đạt và khó tiếp thu nhƣ không có phƣơng pháp học. Chính những đặc điểm đó dẫn đến việc sinh viên ngại học môn này và kết quả học của một số em chƣa cao.... Làm thế nào để giảng dạy môn âm nhạc này sinh động, cuốn hút sinh viên? Làm thế nào để “Thày chủ đạo trong quá trình truyền đạt tri thức, trò chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức”? Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học?... Đó là những vấn đề bản thân tôi và nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc băn khoăn, trăn trở trong quá trình giảng dạy. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài Dạy học Âm nhạc cho Sinh viên Sư phạm Mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy học âm nhạc.
  10. 3 2. Lịch sử nghiên cứu Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy có một số đề tài, sách, công trình, bài viết đề cập nội dung liên quan đến giáo dục âm nhạc dành cho hệ mầm non, các vấn đề liên quan đến đề tài LV có thể kể đến một số tài liệu nhƣ: Phạm Thị Hòa, Ngô Thị Nam (2010), Giáo dục âm nhạc tập 1,2, Nxb Đại học Sƣ phạm. Nội dung đề cập đến vấn đề liên quan đến phƣơng pháp giáo dục âm nhạc Mầm Non. Ngô Thị Nam (1995), Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dƣỡng giáo viên, Hà Nội. Sách dùng cho giáo sinh các hệ Sƣ phạm Mầm Non. Ngô Thị Nam, Trần Minh Trí (1995), Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm âm nhạc, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội. Các tác giả trên đi sâu vào nghiên cứu về phƣơng pháp, biện pháp dạy học âm nhạc, hình thức tổ chức âm nhạc cho trẻ, trong đó một số tài kiệu hƣớng dẫn sinh viên Sƣ phạm Âm nhạc Mầm non về lý thuyết và thực hành phƣơng pháp, cách tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ Mầm non. Nhóm tài liệu hỗ trợ giáo viên về việc lựa chọn các bài hát cho hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ nhƣ: Hoàng Văn Yến (1995), Trẻ thơ hát - tuyển tập bài hát nhà trẻ, mẫu giáo, Vụ giáo dục Mầm non, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. Hoàng Lân (2006), Ca khúc thiếu nhi Việt Nam phổ thơ, Nxb Thanh niên (56 bài hát). Nhiều tác giả (2009), Cánh én tuổi thơ, Nxb Âm nhạc Lê Thu Hƣơng (2013) Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đó theo chủ đề cho trẻ 4-5 tuổi, Nxb Giáo dục Việt Nam.
  11. 4 Những tài liệu này chú trọng đến việc lựa chọn, biên soạn các bài hát trong chƣơng trình giáo dục ở trƣờng Mầm non. Đa số các bài hát đều phong phú về thể loại và đa dạng về tính chất và phù hợp với trẻ, đây là tài liệu quan trọng cho giáo viên các trƣờng mầm non lựa chọn, sử dụng trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ. Ngoài những công trình nghiên cứu trên còn có một số Luận văn chuyên ngành cũng đề cập đến vấn đề liên quan đến đề tài nhƣ: Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2014), Bài hát trong tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại Trường Thực hành Mầm non - Đại học Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Âm nhạc, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Nghệ Thuật Trung ƣơng. Nguyễn Thị Thanh Loan (2015), Dạy học âm nhạc cho trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Hồng Thành phố Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Âm nhạc, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Nghệ Thuật Trung ƣơng. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), Nghiên cứu, bổ sung các bài hát theo chủ đề cho chương trình dạy trẻ mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Việt Hà Thành phố Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Âm nhạc, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng. Tất cả các công trình khoa học của những tác giả nói trên đều nghiên cứu về phƣơng pháp giáo dục và nội dung ca hát trong chƣơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non, đặc biệt là cho trẻ từ 5 - 6 tuổi. Phần lớn tất cả các tài liệu trên đều là tƣ liệu quý giúp chúng tôi trong nhiều quá trình hoàn thành luận văn. Nhƣng, chƣa có một tài liệu và luận văn nào đề xuất các biện pháp cụ thể về nâng cao hiệu quả dạy học môn Âm nhạc mà đối tƣợng nghiên cứu lại là các sinh viên Sƣ phạm Mầm non, cụ thể là các sinh viên Khoa Giáo dục Mầm non Trƣờng Cao Đẳng Sƣ Phạm Tây Ninh. Ở
  12. 5 mỗi khu vực địa lý khác nhau thì điều kiện về thông tin, kinh tế và những ƣu thế khác nhau, bởi vậy việc áp dụng nâng cao hiệu quả dạy học đối với sinh viên Mầm non ở những vùng khác nhau cũng có những ƣu điểm nhất định. Vì thế mà đề tài của chúng tôi không trùng lặp với các đề tài khác. 3. Mục đích và nghiện vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học Âm nhạc cho sinh viên chuyên ngành Sƣ Phạm Mầm Non hệ Cao đẳng tại trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh đƣợc tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên Mầm non trong thời kì đổi mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. Khảo sát và phân tích, nghiên cứu thực trạng về hoạt động dạy học Môn Âm nhạc cho sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm Mầm non tại trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn Âm nhạc cho sinh viên Sƣ phạm Mầm non tại trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh. Tổ chức thực nghiệm số biện pháp đƣợc đề xuất. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học Âm nhạc cho sinh viên Sƣ phạm Mầm non Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung khảo sát nghiên cứu 45 tiết âm nhạc.
  13. 6 Dạy học âm nhạc các tiết nội khóa và ngoại khóa sẽ đƣợc thực hiện trong không gian trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh và đƣợc áp dụng dạy cho sinh viên 2 lớp Cao đẳng Sƣ phạm Mầm Non (khóa học 2016 - 2017) năm thứ nhất, học kì 1. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (phân tích, so sánh, tổng hợp): Phân tích, so sánh, đối chiếu, thu thập tài liệu các thông tin tƣ liệu để xây dựng cơ sở lý luận; hệ thống hóa các vấn đề về lí luận. Phương pháp nghiên cứu điều tra, thống kê: Sử dụng phƣơng pháp này để thu thập ý kiến, làm rõ thực trạng và đƣa ra một số giải pháp phù hợp. Phiếu thăm dò đƣợc chia ra 2 nhóm: nhóm thứ nhất dùng cho giáo viên, nhóm thứ hai dùng cho SV. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phƣơng pháp thực nghiệm đƣợc sử dụng để kiểm tra kiến thức, kỹ năng sinh viên đạt đƣợc sau khi thử nghiệm giải pháp đề xuất. 6. Những đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: Đề tài góp phần bổ sung thêm về lý luận dạy học Âm nhạc đối với ngành học Sƣ phạm Mầm non hệ cao đẳng. Qua đó, giảng viên và sinh viên có nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ dạy và học cho bộ môn này. Về mặt thực tiễn: Đề tài đã đƣa ra đƣợc những lựa chọn giải pháp phù hợp trong công tác dạy học âm nhạc. Thông qua các giải pháp tác giả đề xuất, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Âm nhạc cho sinh viên chuyên ngành Sƣ phạm Mầm non hệ cao đẳng tại trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên Mầm
  14. 7 non của Nhà trƣờng ngang tầm với yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 2 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực trạng Chƣơng 2: Biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học Âm nhạc cho sinh viên Sƣ phạm Mầm Non.
  15. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG Việc nghiên cứu một số lý luận và thực trạng về dạy học âm nhạc cho SV SPMN Trƣờng CĐSP Tây Ninh là nội dung cần thiết của luận văn cần phải đƣợc tổng hợp, phân tích, đánh giá để xây dựng bƣớc đầu những lý luận phƣơng pháp dạy học làm cơ sở cho đề tài. Nó nhƣ là công cụ, tiền đề cho việc thực hiện nội dung của chƣơng hai. 1.1. Một số khái niệm Trƣớc khi trình bày thực trạng dạy học âm nhạc cho SV SPMN Trƣờng CĐSP Tây Ninh, chúng tôi xin đề cập đến một số khái niệm liên quan đến đề tài nhƣ sau: 1.1.1. Dạy học Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt tác giả Hoàng Phê đã viết: "Dạy: Truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có phƣơng pháp. Dạy học sinh, dạy toán, dạy nghề cho ngƣời học việc. Học: là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, dƣới sự điều khiển sƣ phạm là thầy." [30, tr.236]. Từ những tìm hiểu về dạy và học thì trong nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Minh Thơm cũng đƣa ra 2 quan điểm về dạy học nhƣ sau: Theo quan điểm cổ truyền, quá trình dạy học là tâp hợp những hành động liên tiếp thâm nhập vào nhau của ngƣời dạy và của ngƣời học dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời dạy, nhằm làm cho ngƣời học tự giác nắm vững hệ thống những cơ sở khoa học và trong quá trình đó phát triển những năng lực nhận thức, năng lực hành động hình thành thế giới quan, nhân sinh quan. Nhƣ vậy quá trình dạy học đƣợc hiểu là tập hợp những hoạt động của thầy và trò dƣới sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của thầy nhằm giúp trò phát triển đƣợc nhân cách và nhờ đó mà
  16. 9 đạt tới mục đích dạy học. Theo quan niện hiện nay, quá trình dạy học là một quá trình tƣơng tác giữa thầy và trò, trong đó thầy chủ đạo nhờ các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động nhận thức của ngƣời học, còn trò tự giác, tích cực, chủ động thông qua việc tự tổ chức, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học [33, tr.9]. Theo lý luận dạy học: quá trình dạy học là một quá trình dƣới sự lãnh đạo, tổ chức điều khiển của ngƣời dạy, ngƣời học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức học tập của mình, nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Từ những khái niệm, quan điểm, lý luận nêu trên, chúng tôi rút ra khái niệm riêng nhƣ sau: Dạy học là quá trình tƣơng tác và thống nhất của hai hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, qua đó thực hiện nhiệm vụ truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học. Hai hoạt động này luôn tồn tại và gắn bó mật thiết với nhau. 1.1.2. Âm nhạc Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài ngƣời và là nhu cầu trong đời sống, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Trong cuốn Phương pháp dạy học âm nhạc của tác giả Ngô Thị Nam đã khái niệm về âm nhạc nhƣ sau: “Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tƣợng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với các phƣơng tiện diễn tả âm nhạc nhƣ: giai điệu, cƣờng độ , âm sắc, hòa âm, cách cấu tạo, hình thức, bản chất thời gian trong âm nhạc làm nó có thể truyền đạt sự vận động của các tình cảm và ý tƣởng trong tất cả các sắc thái tinh tế nhất” [19, tr. 26]. Nhƣ vậy căn cứ vào khái niệm trên, chúng tôi đƣa ra quan điểm về âm nhạc nhƣ sau: Âm nhạc là loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực
  17. 10 khách quan bằng những hình tƣợng có tính chất biểu cảm của âm thanh, cùng với các yếu tố diễn cảm của âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tính cảm và ý tƣởng trong tất cả các sắc thái tinh tế nhất của cuộc sống. Từ khái niệm về dạy học, khái niệm âm nhạc, chúng tôi sử dụng khái niệm dạy học âm nhạc nhƣ sau: Dạy học âm nhạc là quá trình truyền tải kiến thức, kỹ năng âm nhạc từ ngƣời dạy tới sự nhận thức âm nhạc của ngƣời học trong một điều kiện sƣ phạm nhất định, thông qua các phƣơng pháp dạy học. 1.1.3. Phương pháp dạy học Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Phƣơng pháp là cách thức hay quy trình có tính hệ thống, thứ tự để đạt đến một số mục tiêu nào đó” [42, tr.105]. Theo tác giả Lƣu Xuân Mới: “Phƣơng pháp là cách thức đạt tới mục đích và bằng một hình ảnh nhất định, nghĩa là một hành động đƣợc điều chỉnh” [24,tr.35]. Chúng tôi sử dụng khái niệm sau đây làm công cụ: phƣơng pháp là cách thức, con đƣờng, phƣơng tiện để đặt tới mục đích nhất định. Phương pháp dạy học : Có thể có nhiều quan điểm định nghĩa khác nhau về phƣơng pháp dạy học dựa trên các quan niệm về quá trình dạy học. Trong cuốn Lý luận dạy học của Nguyễn Ngọc Quang có trích dẫn quan điểm của I. Ia.Léc - ne: “Phƣơng pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của SV, đảm bảo cho SV lĩnh hội nội dung học vấn” [31, tr.35]. Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức: “Phƣơng pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc phối hợp thống nhất của thầy và trò (trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo, trò đóng vai trò tích cực, chủ động) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học” [17, tr. 60]
  18. 11 Từ sự phân tích trên, chúng tôi chọn khái niệm sau làm công cụ: Phƣơng pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giữa dạy và học, giữa thầy và trò nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ dạy học đề ra. 1.1.4. Hoạt động dạy học Hoạt động: Mọi hoạt động của con ngƣời đều có tính mục đích. Con ngƣời hiểu đƣợc mục đích hoạt động của mình, từ đó mới định rõ chức năng, nhiệm vụ, động lực của hoạt động để đạt hiệu quả trong công việc. Nguyễn Thị Thu Hiền trong Hoạt động dạy học trong đổi mới giáo dục hiện đại đã trích dẫn quan điểm của A.N.Leontiev cho rằng hoạt động là: “Một tổ hợp các quá trình con ngƣời tác động vào đối tƣợng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể ”[43]. Nhƣ vậy, nói đến hoạt động bao giờ cũng có sự gắn kết giữa chủ thể, đối tƣợng và mục đích hoạt động. Nhƣ vậy, theo chúng tôi: hoạt động dạy học là hoạt động của thầy và trò, đƣợc thực hiện theo một chiến lƣợc, chƣơng trình đã đƣợc thiết kế, tác động đến ngƣời học nhằm hƣớng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học và hoạt động dạy học là một hoạt động tƣơng tác qua lại (hoạt động của thầy đều có liên quan đến hoạt động của trò và ngƣợc lại). 1.2. Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Tây Ninh Luận văn không thể đi sâu và khảo sát về tất cả các lĩnh vực của Trƣờng CĐSP Tây Ninh. Tuy nhiên, ở nội dung này, chúng tôi chỉ giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển, cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học và một số phƣơng pháp cũng nhƣ các hoạt động dạy học âm nhạc cho SV SPMN.
  19. 12 1.2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Trƣờng cao đẳng sƣ phạm Tây Ninh đƣợc thành lập theo Quyết định số 2317/QĐ ngày 03/11/1976 của Bộ Giáo dục (lúc đó là cơ sở 4 của Trƣờng CĐSP thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1979, cơ sở Trƣờng CĐSP trở thành Trƣờng Sƣ phạm đào tạo giáo viên cấp 2 Tây Ninh. Ngày 12/11/1988, Trƣờng đƣợc Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận là Trƣờng CĐSP Tây Ninh (theo Quyết định số 168/HĐBT ngày 12/11/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng) [44]. Nhà trƣờng có nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục từ bậc Mầm non đến Trung học cơ sở và nghiên cứu khoa học giáo dục phục vụ công tác tào tạo - bồi dƣỡng.Từ khi trở thành Trƣờng CĐSP đa hệ đa ngành đến nay: Về chuyên môn, Trƣờng có 7 khoa và 2 tổ trực thuộc: khoa Tự nhiên, khoa Xã hội, khoa Nhạc Họa-Thể dục-Công tác đội, khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Giáo dục Mầm non, khoa Quản lý Giáo dục, khoa Ngoại ngữ, tổ Tâm lý - Giáo dục, tổ Lý luận chính trị. Về phòng chức năng có : Phòng Giáo vụ, Phòng Hành chính-Tổng hợp, Phòng Tổ chức và công tác sinh viên (Phòng TC-CTSV), Phòng Khoa học và công nghệ, Trung tâm Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Ngoài ra, Trƣờng còn có trung tâm Ngoại ngữ - Tin học thƣờng xuyên chiêu sinh đào tạo và tổ chức thi, cấp phát chứng chỉ A, B tin học và ngoại ngữ. Trong 40 năm qua, kể từ khi hãy còn từng đơn vị riêng lẻ cho đến khi thành “một nhà”, trƣờng đã đào tạo đƣợc 19.157 giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, bồi dƣỡng cho 2.855 giáo viên THCS trình độ 12+2 thành cao đẳng hoàn chỉnh, giáo viên tiểu học hệ 9+1, 9+2, 9+3, 12+1, 12+2… đạt trên chuẩn (12+3) và giáo viên mầm non đạt trình độ cao đẳng. Bên cạnh đó, trƣờng
  20. 13 cũng đã bồi dƣỡng 1.610 hiệu trƣởng, 1.385 tổ trƣởng tổ chuyên môn các cấp học [44]. Với sự nỗ lực lớn trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nghiên cứu khoa học, nhà trƣờng đã có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Hiện tại có hơn 90% giáo viên và cán bộ quản lý từ mầm non đến THCS của tỉnh đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng từ mái trƣờng này. Số đông các ban, ngành thuộc tỉnh, huyện, thị, xã, phƣờng đều có cựu sinh viên sƣ phạm. Đó là niềm tự hào chính đáng của cán bộ, giảng viên Trƣờng CĐSP Tây Ninh. * Vài nét về khoa GDMN Khoa GDMN trƣờng CĐSP Tây Ninh thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng GVMN cho toàn tỉnh Tây Ninh. Đƣợc thành lập từ tháng 12/1976, với nhiệm vụ đào tạo giáo viên mẫu giáo cấp tốc khóa 3 tháng cho những học viên đã tốt nghiệp cấp 3, học viên trên lớp 9, chƣa tốt nghiệp cấp 3 và học viên dƣới lớp 9. Vào Năm 1979, trƣờng Sƣ phạm mẫu giáo đƣợc thành lập. Trƣờng đào tạo những giáo viên mẫu giáo cho tỉnh nhà với nhiều hình thức đào tạo nhƣ đào tạo 1 năm, đào tạo cấp tốc,.... Đến năm 1991 trƣờng Sƣ phạm mẫu giáo sát nhập với trƣờng trung học Sƣ phạm Tây Ninh. Lúc bấy giờ trƣờng Trung học Sƣ phạm Tây Ninh chuyên đào tạo giáo viên tiểu học và GV mầm non. Năm 1993 trƣờng THSP Tây Ninh sát nhập với trƣờng CĐSP Tây Ninh và Khoa GDMN trở thành 1 khoa của trƣờng CĐSP Tây Ninh. Với hơn 41 năm hình thành và phát triển, khoa GDMN luôn chú tâm nâng cao chất lƣợng đào tạo GVMN đáp ứng những thay đổi của xã hội, nhu cầu của ngành nghề. Đội ngũ GVMN luôn quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, gắn kết thực tiễn và lý luận trong giảng dạy. Số CBGV trong khoa là 7, trong đó có đến 5 GV đạt trình độ thạc sĩ. Sĩ số SV khoa GDMN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2