intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học hát ca khúc Nga cho học viên thanh nhạc trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đề xuất các biện pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng thể hiện các ca khúc Nga cho giọng nam trung hệ Trung cấp Thanh nhạc Trường Đại học VHNT Quân đội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học hát ca khúc Nga cho học viên thanh nhạc trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG LÊ XUÂN HẢO DẠY HỌC HÁT CA KHÚC NGA CHO HỌC VIÊN THANH NHẠC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Khóa 5 (2015 - 2017) Hà Nội, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG LÊ XUÂN HẢO DẠY HỌC HÁT CA KHÚC NGA CHO HỌC VIÊN THANH NHẠC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Âm nhạc Mã số: 60140111 Ngƣời hƣơng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Nghị Hà Nội, 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chƣa đƣợc ai công bố ở bất kỳ nơi nào khác. Nếu có điều gì trái với lời cam đoan, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Đã ký Lê Xuân Hảo
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GS : Giáo sƣ GV : Giảng viên NGƢT : Nhà giáo ƣu tú NSND : Nghệ sĩ nhân dân NSƢT : Nghệ sĩ ƣu tú Nxb : Nhà xuất bản THPT : Trung học phổ thông TS : Tiến sĩ tr : trang Vd : Ví dụ VHNT : Văn hóa nghệ thuật
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC THANH NHẠC ................................................................................................ 7 1.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 7 1.1.1. Thanh nhạc.............................................................................................. 7 1.1.2. Dạy học ................................................................................................... 7 1.1.3. Phƣơng pháp dạy học .............................................................................. 9 1.1.4. Phƣơng pháp dạy học thanh nhạc ......................................................... 10 1.1.5. Giọng nam trung ................................................................................... 11 1.1.6. Ca khúc ................................................................................................. 14 1.1.7. Ca khúc Nga ......................................................................................... 16 1.2. Vai trò của ca khúc Nga trong đời sống xã hội Việt Nam ....................... 19 1.2.1. Trong đời sống xã hội ........................................................................... 19 1.2.2. Trong thanh nhạc................................................................................... 22 1.3. Thực trạng dạy học Thanh nhạc tại Trƣờng Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội ................................................................................................. 27 1.3.1. hái quát về Nhà trƣờng ...................................................................... 27 1.3.2. Khoa Thanh nhạc .................................................................................. 30 1.3.3. Đặc điểm khả năng thanh nhạc của học viên giọng nam trung hệ Trung cấp ........................................................................................................ 31 1.3.4. Nội dung chƣơng trình môn Thanh nhạc hệ Trung cấp ...................... 33 1.3.5. Thực trạng dạy và học Thanh nhạc cho giọng nam trung ................... 36 Tiểu kết ........................................................................................................... 42 Chƣơng 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC CA HÚC NGA CHO GIỌNG NAM TRUNG ................................................................................................ 43 2.1. Đặc điểm ca khúc Nga ............................................................................. 43
  6. 2.1.1. Cấu trúc ................................................................................................. 43 2.1.2. Điệu thức ............................................................................................... 47 2.1.3. Giai điệu ................................................................................................ 50 2.1.4. Nội dung lời ca ...................................................................................... 57 2.2. Rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc ................................................................. 59 2.2.1. Khẩu hình .............................................................................................. 59 2.2.2. Hơi thở................................................................................................... 64 2.2.3. Cộng minh ............................................................................................. 67 2.2.4. Vấn đề đóng giọng ................................................................................ 70 2.2.5. Kỹ thuật legato ...................................................................................... 74 2.2.6. Kỹ thuật staccato ................................................................................... 78 2.2.7. Luyện tập kỹ thuật marccato (nhấn tiếng) ............................................ 80 2.3. Phát âm nhả chữ khi hát bài hát Nga ....................................................... 83 2.4. Thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................. 85 2.4.1. Mục đích................................................................................................ 85 2.4.2. Nội dung và đối tƣợng thực nghiệm ..................................................... 85 2.4.3. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................... 86 2.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................. 87 Tiểu kết ............................................................................................................ 87 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 92 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 97
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài hông phải đợi đến thời kỳ hội nhập mà từ hàng chục năm trƣớc, những bản tình ca Nga đã hòa vào tâm hồn, đời sống văn hóa của một bộ phận không nhỏ ngƣời Việt. Những ca khúc nhạc Nga nói chung và một mảng lớn các ca khúc nhạc cách mạng Nga nói riêng đã đóng góp rất nhiều vào nền âm nhạc Việt Nam. Đến nay, đã có hơn 100 bài hát Nga đƣợc dịch sang tiếng Việt, trong đó, những ca khúc bất tử trong tâm hồn ngƣời Việt nhƣ: Triệu đóa hồng, Đôi bờ, Tình ca du mục, Kachiusa, Chiều ngoại ô Matxcơva, Mẹ yêu dấu của tôi, Thời thanh niên sôi nổi, Cây thùy dương, Xiberi nở hoa, Nụ cười, Đỉnh núi Lê - nin, Cuộc sống ơi ta mến yêu người... Các ca khúc nhạc Nga hiện nay đã không còn dừng lại ở việc đƣợc ngƣời Việt Nam yêu thích nữa, mà còn đƣợc đƣa vào chƣơng trình dạy học ở một số trƣờng VHNT chuyên nghiệp tại nƣớc ta, trong đó có trƣờng Đại học VHNT Quân Đội. Trƣờng Đại học VHNT Quân đội có số lƣợng lớn học viên so với các trƣờng đào tạo nghệ thuật khác. Hệ đào tạo thanh nhạc của nhà trƣờng có từ thấp đến cao, với nội dung chƣơng trình giảng dạy cho học viên đƣợc nghiên cứu, sắp xếp phù hợp với từng hệ đào tạo và khả năng của mỗi cấp học. Việc đƣa các ca khúc Nga vào giảng dạy trong chƣơng trình thanh nhạc của trƣờng đã đƣợc thực hiện một thời gian dài, tuy nhiên vẫn chƣa thật sự chuyên sâu và chƣa có giáo trình cũng nhƣ nội dung chƣơng trình cụ thể. Trong số ca khúc Nga có rất nhiều bài phù hợp với chất giọng nam trung (về tầm cữ, về màu giai điệu…), cho nên chọn một số ca khúc Nga đƣa vào chƣơng trình dạy học thanh nhạc cho học viên giọng nam trung hệ Trung cấp Thanh nhạc tại các trƣờng đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp là một
  8. 2 hƣớng phù hợp, vừa giúp học viên hiểu đƣợc những nét đẹp trong văn hóa âm nhạc Nga, vừa giúp các em rèn luyện đƣợc những kỹ thuật cơ bản của thanh nhạc. Ngoài ra, các bài hát Nga hiện vẫn đƣợc một số lƣợng khá lớn khán thính giả Việt Nam yêu thích, vì vậy, học thể hiện các bài hát Nga cũng là để đáp ứng nhu cầu thƣởng thức của một bộ phận công chúng Việt Nam. Bản thân tôi hiện nay đang trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy thanh nhạc tại trƣờng Đại Học VHNT Quân Đội, tôi nhận thấy việc dạy học các ca khúc nhạc Nga cho học sinh trung cấp, trong đó có giọng nam trung còn nhiều vấn đề khúc mắc. Đặc biệt là vấn đề hƣớng dẫn về phƣơng pháp thể hiện các ca khúc Nga cho học viên hệ trung cấp chƣa đƣợc quan tâm chú trọng, học viên hệ trung cấp còn nhiều lúng túng đối với vấn đề phƣơng pháp thể hiện. Một phần là do kiến thức của các em học sinh còn nhiễu lỗ hổng, đồng thời giáo viên giảng dạy cũng chƣa hƣớng dẫn các em một cách bài bản về những phƣơng pháp thể hiện các ca khúc Nga. Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng dạy học các ca khúc Nga trong Trƣờng Đại học VHNT Quân đội, tôi chọn đề tài Dạy học ca khúc Nga cho học viên Thanh nhạc tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy học âm nhạc. 2. Lịch sử nghiên cứu Từ sau Cách mạng tháng Mƣời đã hình thành một nền âm nhạc Xô Viết đa dạng, phong phú với nhiều màu sắc dân tộc khác nhau. Trong đó, có thể nói âm nhạc Nga trở thành trụ cột quan trọng góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển các nền âm nhạc dân tộc khác trong cộng đồng Liên bang Xô Viết. Trong thế kỷ XVIII, các trung tâm âm nhạc ở châu Âu nhƣ Áo, Đức, Pháp, Ý đã khẳng định nền âm nhạc cổ điển chuyên nghiệp của mình và với
  9. 3 sự thay đổi về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phức tạp. Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, âm nhạc của các nƣớc này từng bƣớc từ chủ nghĩa cổ điển chuyển sang chủ nghĩa lãng mạn. Trong bối cảnh lịch sử đó, cùng với ý thức giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc âm nhạc, bƣớc sang thế kỷ XIX, nhiều nƣớc ở châu Âu đã lần lƣợt xuất hiện và khẳng định tính chuyên nghiệp và bản sắc dân tộc độc đáo của mình, nhƣ Glinka ở Nga, F. Chopin ở Ba Lan, F. Liszt ở Hungary, Gric ở Na Uy... Dù trải qua những thăng trầm, có thể nói trong thế kỷ XXI này, nền âm nhạc Nga dân tộc, hiện đại vẫn tiếp tục phát triển, sánh vai cùng với nhiều nền âm nhạc khác trên thế giới. Nƣớc Nga có một nền âm nhạc dân tộc, dân gian vô cùng phong phú. Các nhà nghiên cứu, các nhà lý luận Nga đã dày công sƣu tầm, chỉnh biên, phân tích, tổng hợp, nêu lên những đặc trƣng quan trọng từ thang âm, điệu thức, tiết tấu đến hòa âm, phức điệu, cách thức phối âm cho hợp xƣớng và dàn nhạc mang phong cách Nga... Đội ngũ các nhà soạn nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn, các nhà nghiên cứu, lý luận đƣợc đào tạo toàn diện trong môi trƣờng âm nhạc thuận lợi, kiến thức, nghề nghiệp vững chắc, thế hệ trẻ đủ sức kế thừa thế hệ đi trƣớc. Công tác nghiên cứu khoa học trên mọi lĩnh vực âm nhạc đƣợc khuyến khích, cổ vũ và giới thiệu rộng rãi. Những thiết chế về âm nhạc không ngừng đƣợc hoàn thiện và phát triển nhƣ: xây dựng nhà hát, các phòng hòa nhạc, trang bị đầy đủ hoàn chỉnh các nhạc khí cho các loại dàn nhạc. Việc giảng dạy các ca khúc nhạc Nga hiện nay tuy đã có nhiều đổi mới, song chƣa có nhiều công trình nghiên cứu chi tiết về việc giảng dạy các ca khúc nhạc cách mạng Nga cho học sinh trung cấp. Những tƣ liệu tác giả nghiên cứu thu thập chủ yếu xoay quanh việc rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc. Có thể kế đến một số công trình nhƣ sau:
  10. 4 Phạm Lê Hòa (2013), Phân tích tác phẩm âm nhạc, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. Nguyễn Trung iên (2001), Phương pháp sư phạm thanh nhạc, Bộ Văn hóa Thông tin, Nhạc Viện Hà Nội, Viện Âm nhạc, Hà Nội. Nguyễn Trung iên (2001), iáo trình gi ng dạy thanh nhạc hệ Trung Cấp, Bộ Văn hóa Thông tin, Nhạc Viện Hà Nội, Viện Âm nhạc, Hà Nội Mai Khanh (1976), iáo trình đại học thanh nhạc, Trƣờng Âm nhạc Việt Nam, Hà Nội. Hồ Mộ La (2008), Phương pháp dạy thanh nhạc, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. Nhiều tác giả (1981), Các thể loại âm nhạc (Lan Hƣơng dịch), Nxb Văn hóa, Hà Nội. Nguyễn Thị Nhung (1996), Thể loại âm nhạc, Nxb Âm nhạc, Nhạc viện Hà Nội. Nguyễn Thị Nhung (1997), Hình thức âm nhạc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Phạm Thị Kim Thoa (2016), Rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc cho giọng nữ cao hệ Trung cấp Trường Đại học VHNTQuân đội, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phƣơng pháp dạy học Âm nhạc, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng. Trần Diệu Thúy (1999), Tính khoa học trong gi ng dạy và giáo trình thanh nhạc, Luận văn Cao học chuyên ngành Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Hà Nội. Nhìn chung, những tài liệu trên, đã đề cập đến nhiều vấn đề trong nhiệm vụ giảng dạy và phát triển giọng hát nhƣ: mục đích, yêu cầu, nội dung của công tác đào tạo ca sĩ; những nguyên tắc của sƣ phạm thanh nhạc; giáo trình sƣ phạm thanh nhạc; cơ quan phát âm... đều là những nội dung quan trọng giúp cho nhiệm vụ giảng dạy và phát triển giọng hát nói chung và công tác dạy hát các ca khúc nhạc Nga nói riêng. Tuy nhiên, chƣa đề cập đến việc
  11. 5 dạy hát ca khúc nhạc Nga cho từng đối tƣợng học sinh nói riêng. Chính vì vậy, những công trình nghiên cứu ở trên là tài liệu vô cùng quý giá để tôi thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng thể hiện các ca khúc Nga cho giọng nam trung hệ Trung cấp Thanh nhạc Trƣờng Đại học VHNT Quân đội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về các ca khúc Nga. Nghiên cứu thực trạng dạy hát ca khúc Nga tại Trƣờng Đại học VHNT Quân đội. Đề xuất các biện pháp, phƣơng pháp dạy học ca khúc Nga cho giọng nam trung hệ Trung cấp Thanh nhạc tại Trƣờng Đại học VHNT Quân đội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các biện pháp dạy học ca khúc Nga cho giọng nam trung hệ Trung cấp Thanh nhạc tại Trƣờng Đại học VHNT Quân đội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trƣờng Đại học VHNT Quân đội, riêng chuyên ngành thanh nhạc có đào tạo hệ trung cấp và hệ đại học. Tuy nhiên trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu kỹ thuật dạy hát ca khúc Nga cho giọng nam trung hệ Trung cấp Thanh nhạc tại Trƣờng Đại học VHNT Quân đội. Phần lời ca, do học viên không biết tiếng Nga, vậy nên trong quá trình dạy học hát, chúng tôi chỉ cho các em hát bài hát Nga bằng tiếng Việt. Ca khúc Nga trong luận văn này là những bài hát của các nhạc sĩ Nga và cả của các nhạc sĩ từ thời Liên Xô (cũ) sáng tác, đƣợc ngƣời Việt Nam sử
  12. 6 dụng từ thế kỷ XX đến nay. Do Liên Xô ngày nay không tồn tại, nên các bài hát từ thời còn nƣớc Liên Xô đƣợc sử dụng trong đề tài gọi chung là ca khúc/bài hát Nga. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phƣơng pháp phân tích, thông qua phƣơng pháp này sẽ giúp cho chúng tôi phần tích để thấy đƣợc cấu trúc âm nhạc trong từng ca khúc, để khi áp dụng vào dạy học sẽ có hiệu quả hơn. Phƣơng pháp điều tra, chúng tôi dùng phƣơng pháp này để tìm hiểu thực trạng dạy và học của thày trò Trƣờng CĐVHNT Quân Đội, đó sẽ là cơ sở giải quyết các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm, sẽ giúp chúng tôi vận dụng trong luận văn để thuyết trình các thao tác trong giảng dạy và thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi trong luận văn. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn này đƣa ra các biện pháp, phƣơng pháp thể hiện các ca khúc Nga cho học sinh Trung cấp một cách hiệu quả, nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực trạng dạy học thanh nhạc Chƣơng 2: Biện pháp dạy học ca khúc Nga cho giọng nam trung
  13. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC THANH NHẠC 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Thanh nhạc Về thuật ngữ thanh nhạc, trong T điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có viết: Thanh nhạc là âm nhạc đƣợc biểu hiện bằng giọng hát, phân biệt với khí nhạc (do nhạc khí phát ra) 33, tr.881]. Cuốn Thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc của nhóm tác giả Đào Trọng Từ - Đỗ Mạnh Thƣờng - Đức Bằng biên soạn cũng nêu khái niệm về thanh nhạc, cơ bản ý giống với T điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Thanh nhạc là âm nhạc đƣợc thể hiện bằng giọng ngƣời 40, tr.92]. Qua hai ý kiến trên cho thấy, thanh nhạc là một lĩnh vực của nghệ thuật âm nhạc, do giọng ngƣời thể hiện, khác với khí nhạc là do nhạc cụ thể hiện. Chúng tôi cũng đồng nhất với các quan điểm đó. Thanh nhạc có thể đƣợc xem là lĩnh vực âm nhạc cổ xƣa nhất của con ngƣời. Thanh nhạc là âm nhạc có lời ca, là loại hình lâu đời nhất của nghệ thuật âm nhạc, cùng tuổi với tiếng nói của loài ngƣời [29, tr.14]. Khi con ngƣời biết nói thì cũng có thể biết hát. Bất cứ một ngƣời nào biết nói thì đều có thể biết hát, nhờ đó mà thanh nhạc (ca hát) trở thành bộ môn nghệ thuật có tính đại chúng cao nhất. Tác giả Trung iên trong cuốn Phương pháp sư phạm thanh nhạc đã viết về vai trò của thanh nhạc nhƣ sau: là một môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ… có sức mạnh biểu hiện lớn lao, khả năng phổ cập rộng rãi, đã làm cho nghệ thuật ca hát trở thành một phƣơng tiện truyền cảm giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức, thẩm mỹ và giải trí vô cùng quan trọng 12, tr.7]. 1.1.2. Dạy học Từ khi loài ngƣời xuất hiện cho đến nay, con ngƣời đã lao động, sáng tạo để tồn tại và phát triển. Một trong những con đƣờng để tồn tại và phát
  14. 8 triển đó là dạy học. Các kiến thức, kinh nghiệm, sáng tạo mà con ngƣời có đƣợc cần đƣợc lƣu giữ, bảo tồn và truyền lại cho nhau để rồi những ngƣời sau lại tiếp tục kế thừa phát triển bằng con đƣờng dạy học: thầy dạy cho trò, anh em bạn bè dạy cho nhau, thế hệ trƣớc truyền dạy lại cho thế hệ sau… Nhƣ vậy, có thể nói, dạy học là một hiện tƣợng xã hội có chức năng phát triển cá nhân và cộng đồng thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm lịch sử - xã hội đến ngƣời học. Trong T điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) có nêu khái niệm về dạy học nhƣ sau: dạy để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức, theo chƣơng trình nhất định 33, tr.236]. Định nghĩa này cho thấy khái quát về dạy học nhƣng chƣa thật sự đi sâu vào nội hàm của khái niệm. Hoạt động dạy học là một quá trình bao gồm hai mặt: dạy và học, hai mặt này luôn tồn tại biện chứng với nhau. Để đi đến khái niệm về dạy học một cách đầy đủ hơn, chúng tôi muốn tìm hiểu riêng hai khái niệm dạy và học. Cũng trong T điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên, dạy đƣợc nêu ở nhiều nghĩa, chúng tôi chọn một nghĩa sát nhất với đề tài là: truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có phƣơng pháp 33, tr.236]; còn học là thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do ngƣời khác truyền lại 33, tr.437]. Mặc dù rất ngắn gọn nhƣng khái niệm dạy và học nêu trên cho chúng ta thấy những ý cốt lõi nhất. Một cách cụ thể hơn, trong Tài liệu bài gi ng Lý luận dạy học của tác giả Nguyễn Văn Tuấn Trƣờng ĐHSP Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh có viết: dạy là hoạt động của giáo viên, không đơn thuần chỉ là một tiến trình truyền thụ những nội dung đáp ứng mục tiêu đề ra mà là hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và hƣớng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội 38, tr.12]. Và cũng trong tài liệu này nêu học là hoạt động nhận thức độc đáo của ngƣời học, thông qua đó ngƣời học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách 38, tr.12].
  15. 9 Nhƣ vậy, quá trình dạy bao gồm các hoạt động tổ chức, điều khiển, chỉ dẫn… hoạt động học của ngƣời học; quá trình học bao gồm hoạt động nhận thức, chiếm lĩnh tri thức dƣới sự tổ chức, điều khiển của ngƣời dạy. Từ những ý kiến nêu trên, chúng tôi rút ra: Dạy học là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học, bao gồm các hoạt động tổ chức, điều khiển, chỉ dẫn…của thầy và hoạt động nhận thức, lĩnh hội tri thức… của trò, nhằm giúp người học chiếm lĩnh có chất lượng và hiệu qu nội dung học vấn. 1.1.3. Phương pháp dạy học Để đạt đƣợc hiệu quả dạy học, hoạt động dạy học cần phải có phƣơng pháp. Phƣơng pháp rất quan trọng trong dạy học, thực tế có những ngƣời kiến thức giỏi nhƣng phƣơng pháp kém dẫn đến hiệu quả dạy học thấp. Quá trình phát triển của dạy học trên thế giới đã đƣợc các nhà nghiên cứu, các nhà sƣ phạm tổng kết và đã chỉ ra tầm quan trọng của phƣơng pháp dạy học. hông chỉ có dạy học mới cần đến phƣơng pháp mà bất cứ tiến hành một hoạt động nào, con ngƣời cũng đều cần đến phƣơng pháp. Vậy phƣơng pháp là gì? Từ thời cổ đại, Hy Lạp là nƣớc có nền văn minh rực rỡ, họ quan tâm tới nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục, phƣơng pháp đạt hiệu quả trong các hoạt động và thuật ngữ phƣơng pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, méthodos - nguyên văn là con đƣờng đi tới một cái gì đó; có nghĩa là cách thức để đạt tới mục đích 24,tr.151]. T điển tiếng Việt của Hoàng Phê cũng nêu phƣơng pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó 33, tr.766]. Nhƣ vậy, phƣơng pháp chính là cách thức tiến hành hoạt động nhằm đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất cho hoạt động đó. Về phƣơng pháp dạy học, có khá nhiều nhà nghiên cứu đƣa quan điểm: Phƣơng pháp dạy học là một hệ thống những hành động có mục đích
  16. 10 của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn 39, tr.38]. Trong bài giảng Lý luận dạy học hiện đại, TS.Trịnh Thúy Giang, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, có trích dẫn khái niệm của Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt nhƣ sau: Phƣơng pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học đƣợc tiến hành dƣới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học [3, tr.51]. Từ những ý kiến ở trên, chúng tôi thấy tuy khác nhau nhƣng đều nêu đƣợc các khía cạnh của bản chất về phƣơng pháp dạy học. Chúng tôi xin đƣợc tổng kết nhƣ sau: Phương pháp dạy học là hệ thống cách thức hoạt động của thầy và trò, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. 1.1.4. Phương pháp dạy học thanh nhạc Thanh nhạc là lĩnh vực của nghệ thuật âm nhạc, bản thân nó có những nét đặc thù riêng và vì vậy, việc dạy học thanh nhạc cũng có những đặc điểm riêng từ tổ chức, cách thức cho tới phƣơng pháp dạy học. Từ các khái niệm đã đƣợc trình bày ở các mục trên nhƣ thanh nhạc, dạy học, phƣơng pháp dạy học, chúng ta có thể hiểu phƣơng pháp dạy học Thanh nhạc là hệ thống cách thức hoạt động của thầy và trò, là con đƣờng chuyển tải những kiến thức về khoa học thanh nhạc; hình thành, phát triển các kỹ năng nhận thức và hoạt động thanh nhạc cho ngƣời học; là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành thanh nhạc (hát) của học sinh nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học [23, tr.6]. Cụ thể, đó là những cách thức hƣớng dẫn để ngƣời học có thể lĩnh hội và thực hành hát đƣợc các tác phẩm thanh nhạc, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật cũng nhƣ nghệ thuật theo tiêu chí của các cấp học, bậc học. Dạy học Thanh nhạc về cơ bản ứng dụng các phƣơng pháp dạy học Âm nhạc nói chung là: Phƣơng pháp dùng lời; hƣớng dẫn thực hành - luyện
  17. 11 tập; sử dụng phƣơng tiện dạy học; kiểm tra - đánh giá; trình bày tác phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, do đặc thù là môn cần nhiều kỹ năng thực hành nên các phƣơng pháp đƣợc dùng nhiều trong dạy học Thanh nhạc là hƣớng dẫn thực hành - luyện tập, trình bày tác phẩm và kiểm tra - đánh giá. 1.1.5. Giọng nam trung 1.1.5.1. Phân loại giọng nam trung Phân loại giọng hát không phải là một vấn đề đơn giản, thực tế đó là một việc khá phức tạp. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu thanh nhạc cũng phân chia giọng hát của con ngƣời thành những dạng cơ bản khác nhau. Trong thanh nhạc phƣơng Tây, giọng hát đƣợc chia làm nhiều loại: giọng nữ có nữ cao (soprano), nữ trung (mezzo), nữ trầm (alto); giọng nam cũng tƣơng tự nhƣ giọng nữ là có nam cao (tenor), nam trung (baryton), nam trầm (bass). Giọng nam trung (baryton): Là loại giọng có âm vực và màu sắc nằm giữa giọng nam cao và nam trầm. hi nói đến giọng nam cao (tenor) ngƣời ta có thể hình dung giọng hát nam có màu sắc âm thanh trong sáng, bay bổng và có thể hát đƣợc những nốt có âm vực cao nhất trong các loại giọng nam. Giọng nam trầm (bass) là giọng trầm, dày, ấm áp, đầy đặn và có thể hát đƣợc những nốt có âm vực thấp nhất trong các loại giọng nam. Còn giọng nam trung đứng ở giữa hai loại giọng này, về âm vực giọng có thể hát xuống đƣợc những âm thấp hơn giọng tenor nhƣng cao hơn giọng bass và lên đƣợc những nốt cao hơn giọng bass nhƣng thấp hơn giọng tenor. Về màu sắc, giọng baryton không sáng nhƣ tenor, hơi trầm, khá dày và ấm nhƣng không trầm, dày bằng giọng bass. Giọng baryton chủ yếu sử dụng giọng ngực (chest-voice) ở thanh khu tự nhiên, ít khi sử dụng giọng đầu (head-voice) và giọng giả thanh (falsetto), khi lên cao không chuyển giọng mà chỉ pha chữ và đóng tiếng để hát đều giữa thanh khu tự nhiên và thanh khu giọng đầu.
  18. 12 Trong các sách nghiên cứu về thanh nhạc nhƣ Phương pháp sư phạm thanh nhạc của Nguyễn Trung iên, Phương pháp dạy thanh nhạc của Hồ Mộ La, Hát của Ngô Thị Nam đều nêu âm vực của giọng baryton thƣờng ở trong khoảng từ A đến g1 (theo âm thanh thực tế, còn viết thông thƣờng trên bản nhạc với khóa sol thì là a- g2). Vd số 1: Dựa vào các sách đã nêu ở trên cho thấy, giọng baryton đƣợc phân thành 2 loại là nam trung trữ tình và nam trung kịch tính. Việc phân chia này đƣợc căn cứ vào âm vực, độ dày và màu sắc của giọng baryton: Nam trung trữ tình (lirico baryton): Đặc điểm dễ nhận biết là giọng hát ấm, vang tròn, mềm mại, truyền cảm, gần với giọng nam cao. Nam trung kịch tính (dramatic baryton): Đặc điểm nhận biết là âm sắc tối hơn nam trung trữ tình,giọng vang khỏe, có âm lƣợng lớn, nghe dày gần bằng giọng bass. 1.1.5.2. Đặc điểm giọng nam trung của người Việt Nam Do đặc điểm về chủng tộc, nòi giống cộng với các điều kiện về địa lý, khí hậu nóng nhiều cũng nhƣ do những hoàn cảnh xã hội của một đất nƣớc phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh triền miên, nên về tầm vóc (chiều cao, cân nặng…) của ngƣời Việt Nam nói chung là thấp bé hơn khá nhiều so với các quốc gia châu Âu nói chung nhƣ Anh Nga, Đức, Pháp… và so với cả nhiều nƣớc ở châu Á và Đông Nam Á (trong những năm gần đây) nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore…
  19. 13 Sau chiến tranh (từ 1975 đến nay), đời sống vật chất của ngƣời dân Việt Nam đã có nhiều cải thiện, không chỉ là ăn no mặc ấm nhƣ trƣớc kia nữa mà là ăn ngon mặc đẹp, tầm vóc của ngƣời Việt đã đƣợc nâng lên khá nhiều. Ở những năm 60-70 thế kỷ XX, phụ nữ cao 1m60 còn bị chê là cao quá, là không đẹp so với ngƣời Việt Nam, đến nay phụ nữ có chiều cao 1m65 đƣợc coi là đẹp, hoa hậu còn cao tới trên 1m70. Mặc dù vậy, tầm vóc của ngƣời Việt Nam so với thế giới vẫn thuộc loại thấp bé. Báo Vnexpress đăng ngày 27/6/2016 nêu: chiều cao ngƣời Việt nằm trong top thấp nhất thế giới [2]. Do tầm vóc của ngƣời Việt Nam thấp bé nhƣ vậy nên các số đo vòng ngực, vòng bụng, phổi, thanh đới, vòm họng… cũng nhỏ bé theo một tỷ lệ tƣơng ứng. Một lồng ngực vạm vỡ, to khỏe thì lƣợng không khí đƣợc hít thở chắc chắn sẽ nhiều hơn lồng ngực nhỏ, lép… Tầm vóc nhỏ bé có ảnh hƣởng nhất định tới sức khỏe và chất lƣợng giọng hát, sẽ có những hạn chế hơn so với ngƣời to khỏe. Sức khỏe của ca sĩ rất quan trọng, chỉ cần cơ thể yếu đi một chút thôi, họng hơi viêm cũng có thể làm cho đêm diễn bị thất bại. Bên cạnh đó, ngƣời có tầm vóc to lớn thì các xoang cộng minh có độ to, dày cũng thƣờng tạo nên giọng hát đầy đặn, vang khỏe hơn so với ngƣời nhỏ bé. Nhƣ vậy, tầm vóc nhỏ bé của ngƣời Việt Nam cho thấy những điều không thuận lợi trong thanh nhạc và cũng lý giải vì sao trong các cuộc thi hát quốc tế, nƣớc ta ít giành đƣợc giải cao. Tầm vóc của ngƣời Việt cũng góp phần quyết định loại giọng hát. Do cơ thể thấp nên chiều dài của cổ và kèm theo đó là thanh đới cũng ngắn và dẫn đến giọng hát phần lớn thƣờng là giọng cao mà ít giọng trung và giọng trầm lại càng hiếm. Điều đó phần nào ảnh hƣởng đến sự phát triển các thể loại hợp xƣớng, opera ở nƣớc ta. Tuy tầm vóc thƣờng là ảnh hƣởng đến chất lƣợng giọng hát, loại giọng… song không hoàn toàn nhƣ vậy. Vẫn có những ngƣời tầm vóc không
  20. 14 cao lớn nhƣng có giọng hát khỏe, vang, đầy đặn. Vấn đề là còn phụ thuộc kỹ thuật thanh nhạc và năng khiếu bẩm sinh nữa. Nƣớc ta vẫn có những giọng nam trung đƣợc nhiều ngƣời biết đến và hâm mộ, nhƣ trƣớc đây có nghệ sĩ Quý Dƣơng, Trần Thụ, Trần Chất; giờ đây có nghệ sĩ Quang Thọ, lớp trẻ có ca sĩ Mạnh Dũng là giọng nam trung của Nhà hát opera Việt Nam. Ca khúc Việt Nam có một số bài hát viết cho giọng nam trung rất đặc sắc và thực tế chúng ta thấy các nghệ sĩ Quý Dƣơng, Quang Thọ… đã thể hiện rất thành công nhƣ: Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam (Chu Minh), Lá đỏ (Hoàng Hiệp, thơ Nguyễn Đình Thi), Xe ta đi trong đêm Trường Sơn (tân Huyền), Bài ca xây dựng (Hoàng Vân)… Giọng nam trung và trầm ở Việt Nam không nhiều nên việc dàn dựng các tiết mục hợp xƣớng đôi khi có những khó khăn nhất định nhƣ phải lấy giọng nam trung hát bè bass và ngay cả nam trung cho bè bass có khi cũng không đủ số lƣợng ngƣời, nhất là với những hợp xƣớng lớn, đồ sộ. Hơn nữa, đa số giọng nam trung của Việt Nam mới chỉ đạt đến tiêu chuẩn Việt Nam, còn theo tiêu chuẩn thế giới thì vẫn có những điểm khác biệt lớn về độ dày, độ vang so với chất giọng châu Âu. Nhƣ vậy, để giọng hát nói chung và giọng nam trung nói riêng của ngƣời Việt Nam đạt đến độ chuẩn quốc tế thì vấn đề đào tạo kỹ thuật giọng hát ở các cơ sở chuyên nghiệp hết sức quan trọng. Vấn đề đƣợc đặt ra là làm sao hạn chế đƣợc những điểm yếu từ tầm vóc bẩm sinh để nâng cao hơn nữa chất lƣợng giọng hát? 1.1. . a khúc Phân tích nghĩa của cụm từ ca khúc cho thấy ca là hát, khúc là nhạc, có thể hiểu đơn giản ca khúc là khúc nhạc dùng để hát. Theo cuốn Thuật ngữ và ký hiệu âm nhạc thường dùng của Đào Trọng Từ, Đỗ Mạnh Thƣờng, Đức Bằng, ca khúc là bài hát ngắn có bố cục mạch lạc [40, tr.81].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2