Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
lượt xem 0
download
Mục đích của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan bài luận văn “Tăng cường công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình” là công trình khoa học nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Tất cả các nội dung của công trình nghiên cứu này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả được nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết. Tác giả Vũ Thị Hồng Nhung i
- LỜI CẢM ƠN Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, tác giả đã gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị tài liệu, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình các thầy cô giáo trường Đại học Thủy lợi, các cán bộ quản lý Khoa Kinh tế và quản lý, thầy giáo hướng dẫn, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và công tác. Trước tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Bộ Môn xây dựng - Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn thầy giáo PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng - người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục trồng trọt và chăn nuôi – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Khánh; Phòng nông nghiệp huyện Yên Khánh cung cấp tài liệu để tác giả có cơ sở thực tiễn hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả năng lực và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa nhận thức của mình. Xin chân thành cảm ơn! ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN RƠM RẠ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ..........................................5 1.1 Tổng quan về rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ................................................5 1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc phát sinh, thành phần, đặc điểm của rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp .......................................................................................... 5 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp.........................................................................................................8 1.1.3 Cở sở pháp lý đối với công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ................................................................................................................13 1.1.4 Nội dung của công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ........................................................................................................................... 15 1.1.5 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý đối với nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ............................................................................................... 15 1.2 Cở sở thực tiễn về công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp .18 1.2.1 Kinh nghiệp quản lý đối với rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới ....................................................................................................................18 1.2.2 Kinh nghiệp quản lý đối với rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam ...................................................................................................................22 1.2.3 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp rút ra cho huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình .......................................28 1.3 Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài .............................. 28 Kết luận Chương 1 ........................................................................................................ 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN RƠM RẠ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH ...... 31 2.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ..................................................................................................................31 iii
- 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 31 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 34 2.1.3 Đánh giá chung về phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Khánh thời gian qua..................................................................................................................... 38 2.2 Thực trạng nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình .................................................................................................................. 39 2.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ......................................................... 39 2.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh ........................... 41 2.2.3 Một số nhận xét tổng quát về khu vực nông nghiệp................................ 46 2.2.4 Thực trạng nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ............................ 48 2.3 Thực trạng công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nhiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ...................................................................................... 50 2.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện các quy định về quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ........................................... 50 2.3.2 Các văn bản pháp lý về chỉ đạo thực hiện các quy định về quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ................................................................... 53 2.4 Tình hình triển khai thực hiện quy định của nhà nước nhằm quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình...................... 56 2.4.1 Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng .................. 56 2.4.2 Hoạt động dướng dẫn về khoa học kỹ thuật và hỗ trợ về kinh phí ......... 58 2.4.3 Kết quả khảo sát, điều tra về công tác quản lý rơm rạ sau thu hoạch .... 62 2.5 Đánh giá chung công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nhiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ........................................................................... 69 2.5.1 Những kết quả đạt được........................................................................... 69 2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân ................................................................. 70 Kết luận Chương 2 ........................................................................................................ 72 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN RƠM RẠ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH ............................................................................................................................. 74 3.1 Định hướng quản lý của nhà nước về quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình .......................................................... 74 iv
- 3.1.1 Định hướng của nhà nước về quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ................................................................................................................74 3.1.2 Định hướng của tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Yên Khánh nói riêng về quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ............................. 76 3.2 Những cơ hội và thách thức về công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ..................................................81 3.2.1 Những cơ hội ........................................................................................... 81 3.2.2 Những thách thức ..................................................................................... 82 3.3 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ..........................................82 3.3.1 Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật ............................................82 3.3.2 Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ...............................................................................86 3.3.3 Đề xuất một số mô hình quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp ................................................................................................................87 3.3.4 Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng ....93 Kết luận Chương 3 ........................................................................................................ 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 97 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 106 v
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1. 1 Bản đồ vị trí điạ lý huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình................................. 31 Hình 2.1: Cơ cấu tỷ lệ các loại đất chính năm 2017 ..................................................... 39 Hình 2.2 Cơ cấu trình độ cán bộ QLNN về nông nghiệp – môi trường(Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra Phòng Tài nguyên và Môi trường) ........................................... 52 Hình 2.3 Hộ nông dân xã Khánh Nhạc được hướng dẫn về kỹ thuật trồng nấm và Hội phụ nữ tận dụng rơm rạ trồng nấm ngay tại ruộng ........................................................ 60 Hình 2.4 Trung tâm Khuyến nông trình diễn máy cuộn rơm tại cánh đồng ................. 61 xã Khánh Nhạc .............................................................................................................. 61 Hình 2.5 Các hình thức sử dụng rơm rạ ........................................................................ 63 Hình 2.6 Khảo sát, điều tra về quản lý rơm rạ tại xã Khánh Hội .................................. 65 Hình 2.7 Ảnh chụp hộ dân rơm rạ vụ thu hoạch tháng 10 tại xã Khánh Hội ................ 66 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình trồng nấm theo phương pháp lên men cơ chất .................... 88 vi
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 .................................................................39 Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 ............................................40 Bảng 2.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2017 ........................ 41 Bảng 2.4 Diện tích canh tác các loại cây trông vụ mùa năm 2017 ............................... 42 Bảng 2.5. Diện tích canh tác vụ xuân năm 2017 ........................................................... 42 Bảng 2.6 Diện tích canh tác lúa qua các năm của huyện Yên Khánh ........................... 48 Bảng 2.7 Năng xuất lúa qua các năm của huyện Yên Khánh .......................................48 Bảng 2.8 Sản lượng lúa của huyện qua các năm ……………………………………..49 Bảng 2.9 Định mức rơm rạ theo sản lượng lúa ............................................................. 49 Bảng 2.10 Khối lượng rơm rạ phát sinh giai đoạn 2013-2017 ......................................49 Bảng 2.11 Thống kê các hình thức sử dụng rơm rạ tại địa bàn khảo sát ...................... 63 Bảng 2.12 Kết quả điều tra các hình thức quản lý rơm rạ của nông hộ ........................ 65 vii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta có trên 10 triệu ha đất nông nghiệp với hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã được Đảng và Nhà nước chú trọng thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chọi được với nhiều loại sâu bệnh. Nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, nông nghiệp đảm bảo cho an ninh lương thực, tạo ra việc làm và thu nhập cho đông đảo người dân, đồng thời đóng góp lớn vào kinh ngạch xuất khẩu. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa với một số ngành chủ lực về kinh tế trong đó có ngành nông nghiệp. Mặc dù, nhiều diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng cho ngành công nghiệp, số lượng các khu công nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng lên, chiếm dần diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp nhưng sản lượng nông nghiệp không ngừng ra tăng. Kết quả là, trong những năm gần đây sản lượng lúa gạo của cả nước liên tục tăng, Việt Nam đã trở thành nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Mặc dù, sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, được chú trọng nhưng nó để lại không ít hệ quả ảnh hưởng tới môi trường. Trước kia, khi chưa cơ gới hóa trong nông nghiệp, các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ được tái sử dụng làm chất đốt, được dùng là thức ăn trong chăn nuôi đồng thời cũng được dùng làm nguyên liệu ủ phân hữu cơ… Người nông dân có thể tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp vào nhiều mục đích khác nhau. Ngày nay, đời sống con người càng tiến bộ hơn, các sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp ngày càng nhiều. Con người không còn chú trọng đến việc tái sử dụng những phụ phẩm nông nghiệp, vì thế những phụ phẩm nông nghiệp này thường bị bỏ lại ngay tại đồng ruộng sau khi thu hoạch, thậm chí bị đốt ngay tại ruộng ảnh hưởng tới môi trường đất, môi trường khí và các vấn đề nhân sinh xã hội khác. Ví dụ trong mùa vụ thu hoạch lúa do được cơ giới hóa, bà con dùng máy gặt, gặt lúa ngay trên đồng ruộng. Bà con chỉ việc mang lúa về. Phụ phẩm từ lúa như rơm và rạ, bà con bỏ lại, thời gian sau sẽ đốt bỏ. Nhiều khi, do bà con cùng đốt rơm rạ cùng một lúc, 1
- hiện tượng khói lan tỏa khắp nơi vừa ảnh hưởng tới môi trường, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe con người và thậm chí gây mất an toàn giao thông. Nghiên cứu các giải pháp tăng cường công tác quản lý để rơm rạ thay vì đốt bỏ sẽ được sử dụng vào các mục đích có lợi như: tận dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc, làm giá thể sản xuất nấm, đặc biệt có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ thành các loại phân bón hữu cơ và làm giàu mùn cho đất hoặc tạo ra một số sản phẩm hữu cơ khác như dầu sinh học, nhiên liệu sinh học, sử dụng làm vật liệu xây dựng rẻ tiền trong xây dựng nông thôn mới ... vừa đem lại hiệu quả về kinh tế, vừa giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến môi trường được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm hướng tới phát triển ngành nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Huyện Yên Khánh có diện tích tự nhiên 137,9 km2, là một huyện đồng bằng duy nhất ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, được quy hoạch là khu vực phát triển nông nghiệp trọng yếu, đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh. Với việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật cao trong sản xuất nông nghiệp thì sản lượng lúa gạo của huyện liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, cùng với đó là sự gia tăng khối lượng rơm rạ sau thu hoạch. Đây là nguồn nguyên liệu quý nếu sử dụng hợp lý làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất. Song do nhu cầu sử dụng thấp nên sau mỗi vụ thu hoạch, có khoảng hơn 80% lượng rơm rạ bị đốt hủy hoặc thả xuống dòng chảy gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến việc bảo đảm an toàn giao thông…, đặc biệt gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch – dịch vụ. Quản lý rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang là vấn đề cấp thiết được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác cùng phát triển. Xuất phát từ thực tế đó, học viên tiến hành thực hiện đề tài “Tăng cường công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”. 2. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh để từ đó đề xuất một số giải 2
- pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp, kết quả đạt được có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu về công tác quản nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, khả thi cho huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như: Phương pháp điều tra, nghiên cứu thực địa, phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh thông tin, dữ liệu, phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia và một số phương pháp nghiên cứu kết hợp khác. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp giới hạn trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2015-2017 và đề xuất giải pháp cho những năm tới. 6. Dự kiến kết quả đạt được Kết quả nghiên cứu luận văn đạt được gồm: - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý, xử lý và sử dụng nguồn rơm trong sản xuất nông nghiệp. 3
- - Phân tích, đánh giá được thực trạng phát sinh, quản lý rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình từ đó đưa ra các kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp mang tính hiệu quả, khả thi trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. 7. Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc gồm có 3 chương nội dung chính, gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 4
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN RƠM RẠ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Tổng quan về rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc phát sinh, thành phần, đặc điểm của rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn và chất thải rắn nông nghiệp “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác” [1]. “Chất thải rắn nông nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ...), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, lõi ngô, thân ngô), bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thủy sản...” [2]. 1.1.1.2 Khái niệm về phụ phẩm, quản lý phụ phẩm Phụ phế phẩm là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra. Trong cuộc sống, phế phẩm được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng. Phụ phẩm nông nghiệp là những chất hữu cơ, có thể còn non, xanh; có thể đã xơ cứng vì silic hóa như trấu hay lignin hóa như gỗ. Chúng còn có thể được xem như là một dạng tích trữ năng lượng từ mặt trời nhờ quá trình quang hợp và các quá trình sinh học khác trong sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh những sản phẩm chính, còn có những phần sản phẩm phụ khác. Chẳng hạn khi trồng lúa, ngoài hạt lúa thu hoạch được, ta còn có rơm, gốc rạ; khi xay lúa, ngoài gạo, ta còn có tấm, cám, trấu, bụi,…Khi chăn nuôi gia súc, ngoài sản phẩm chính là thịt, trứng hay sữa, sức kéo, còn có phân… Các phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng trực tiếp hơn chính phẩm và do đó giá trị kinh tế hiện tại cũng thường thấp hơn; muốn sử dụng chúng cần thêm phí tổn vận chuyển và các biện pháp kỹ thuật khác. Việc cân nhắc chi phí và lợi 5
- ích là rất cần thiết; đôi khi nhờ chế biến mà lợi nhuận thu được từ phụ phẩm lại nhiều hơn chính phẩm. Sự phát triển của xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ có thể giúp con người sử dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp và qua đó làm thay đổi cách nhìn nhận về sản phẩm nông nghiệp. Quản lý phụ phế phẩm là hoạt động thu gom, phân loại và xử lý các loại phụ phế phẩm, hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hưởng xấu tới môi trường và xã hội. Với đặc điểm là những chất hữu cơ, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp có thể được quản lý theo những mục đích sau: - Chế biến thành thực phẩm cho con người. - Sản xuất thức ăn chăn nuôi. - Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ công, cho công nghiệp. - Làm chất đốt. - Sản xuất biogas và điện năng. - Làm phân hữu cơ. 1.1.1.3 Khái niệm về rơm rạ Như vậy, rơm rạ là một lại phụ phẩm nông nghiệp và cũng là chất thải rắn trong nông nghiệp, bao gồm các thân cây khô của cây ngũ cốc sau khi đã thu hoạch hạt. Trong trường hợp rơm rạ bị bỏ đi như đốt, vứt bỏ ra môi trường thì nó là phế phẩm. Rơm rạ cũng có thể là phần thân các loại cây lúa (lúa nước, lúa mì, lúa mạch) đã gặt và đập hết hạt, hoặc là các loại cỏ, cây họ đậu hay thân cây thảo khác đã được cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm phân xanh, làm thức ăn cho gia súc, động vật nuôi. Trong trường hợp ở nước ta thì rơm rạ chủ yếu phát sinh từ hoạt động thu hoạch cây lúa nước. Cây lúa sau khi thu hoạch đem sấy khô, tách vỏ lúa ra khỏi hạt. Phần hạt được sử dụng gọi là hạt gạo, còn phần thân, gốc của lúa bị bỏ trực tiếp ngoài đồng ruộng gọi là rơm rạ. Vào vụ thu hoạch lúa, rơm rạ phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong chất thải rắn nông nghiệp. 6
- Hình 1.1 Những khả năng khai thác và sử dụng rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp 1.1.1.4 Thành phần, đặc điểm của rơm rạ Rơm rạ có hàm lượng tro cao (trên 22%) và lượng protein thấp. Các thành phần hydrate cacbon chính của rơm rạ gồm lienoxenluloza (37,4%), hemicellulose (bán xenluloza 44,9%), linhin (4,9%) và hàm lượng tro silica (silicdioxyt) cao (9-14%), chính điều này gây cản trở việc sử dụng loại phế thải này một cách kinh tế. Thành phần lienoxenluloza khó hủy về mặt sinh học, vì vậy khó chế biến và dự trữ khi thu hoạch đồng loạt. Để chế biến phải có bước tiền xử lý bằng các phương pháp cơ học như xay, nghiền để làm giảm kích thước, hoặc xử lý nhiệt hoặc bằng hóa chất như sử dụng các axit hay bazo thường có thể cải thiện được khả năng phân hủy [11]. Về thành phần nguyên tố hóa học chủ yếu là các nguyên tố Cacbon, Hidro, Oxi, Nito, Photpho, Silic... Đặc biệt Silic là nguyên tố không chỉ chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần tươi mà còn chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần tro của rơm rạ. Đó là các nguyên tố đa lượng cần thiết cho đất và cây trồng, cần có các phương thức sử dụng và tận thu tối đa nguồn tài nguyên này tránh gây thất thoát, lãng phí. Khi đốt rơm rạ sẽ cho sản phẩm là CO2, CO, NO2, SO2 và hơi nước gây ô nhiễm môi trường, phá hủy hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Trong thành phần tro chỉ còn xót lại chút ít P, K, Ca, Si... nghĩa là rất ít giá trị về mặt khoáng chất cũng như chất hữu cơ cần thiết cho cây trồng. 7
- Tại thời điểm thu hoạch, hàm lượng ẩm của rơm rạ thường cao tới 60%, tuy nhiên trong điều kiện thời tiết khô hanh hoặc sau khi phơi 1-2 nắng, rơm rạ có thể trở nên khô nhanh đạt đến trạng thái độ ẩm cân bằng vào khoảng 10-12% và rất dễ cháy. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp 1.1.2.1 Nhân tố về cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy quản lý; trình độ, năng lực của cán bộ quản lý Thứ nhất: Yếu tố tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách là nhóm yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hành chính, bởi vì cơ cấu tổ chức, các quy định pháp luật có chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng hay không… đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính. Về cơ cấu tổ chức, trong những năm qua, tổ chức bộ máy của các cơ quan chức năng từng bước được cải cách theo hướng tinh giản. Trong quản lý điều hành, từng bước phân cấp quản lý phù hợp với tình hình thực tế, do đó đã đem lại những chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay bộ máy hành chính chưa thực sự xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường. Các quy định pháp luật chưa chặt chẽ và còn kẽ hở đã ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động quản lý. Việc quản lý chất thải nói chung và rơm rạ thải bỏ ra môi trường nói riêng dựa trên các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn trong đó có Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về chất thải và phế liệu, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các quy định của luật cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa thực sự rõ ràng và có tính áp dụng cao, cụ thể: - Theo quy định tại khoản 1, điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 thì “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác”. Như vậy, rơm rạ sau thu hoạch là chất thải rắn. Tuy nhiên, tại điều 51 của Nghị định này quy định về quản lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp thì không có hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, thu gom, xử lý phế phẩm nông nghiệp nói chung và rơm rạ sau thu hoạch nói riêng [2]. 8
- - Theo quy định tại điều 19, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường thuộc hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. Nhưng hiện nay, chưa có địa phương nào trong cả nước áp dụng thành công chế tài xử lý đối với trường hợp gây ô nhiễm môi trường do đốt rơm rạ hay đổ thải trực tiếp rơm rạ ra ngoài kênh rạch, sông ngòi [3]. Mặt khác, quy định về công tác quản lý đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng còn khá chồng chéo và lỏng lẻo. Ví dụ như quản lý sản xuất nông nghiệp ở các khâu giống lúa, chống dịch bệnh, công nghệ kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch cho lúa nước thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong khi đó, quản lý môi trường nông thôn nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan ngành tài nguyên và môi trường với phân cấp quản lý ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường), cấp huyện là Phòng Tài nguyên và Môi trường, cấp xã là cán bộ địa chính – môi trường cấp xã. Thực tế cho thấy, ngành tài nguyên và môi trường mới chỉ tập trung quản lý ô nhiễm môi trường khu vực công nghiệp, chưa trú trọng đến công tác bảo vệ môi trườngkhu vực nông thôn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Việc quản lý nguồn phụ phẩm nông nghiệp này cũng cần phải dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước đó là chiến lược tăng trưởng kinh tế xanh, phát triển bền vững, sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường như: Quyết định 1775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/11/2012 phê duyệt đề án quản lý chất thải khí gây hiệu ứng nhà kính (KNK); Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT), ngày 16/12/2011 phê duyệt đề án giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Thứ hai, là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm chiến lược đào tạo, sử dụng và phát triển cán bộ, công chức. Đây là nhân tố có tính quyết định đến chất lượng quản lý nhà nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến các dịch vụ công mà Nhà nước có 9
- nghĩa vụ cung cấp cho các công dân của mình. Khi xem xét đến nhân tố con người, chúng ta có thể tính đến một số phương diện sau: (1) Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức: Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước. Khi cán bộ, công chức không đáp ứng được những yêu cầu về mặt chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị trí đang công tác thì không thể hoạt động có hiệu quả cao. Một số cán bộ do thiếu năng lực nên giải quyết công việc chủ yếu dựa theo kinh nghiệm mà thiếu những căn cứ khoa học; thiếu trình độ, kỹ năng nghề nghiệp dẫn đến giải quyết công việc còn chậm; hiểu biết về pháp luật còn yếu nên không ít trường hợp cán bộ hiểu sai tinh thần của văn bản pháp luật dẫn đến việc thực thi sai và không thống nhất các văn bản pháp luật. (2) Phẩm chất, đạo đức: Phẩm chất, đạo đức của cán bộ, công chức đang là một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Muốn các hoạt động quản lý hành chính đạt được chất lượng tốt thì công chức nhà nước phải có các tiêu chuẩn như biết lắng nghe; có kiến thức và kỹ năng giải quyết công việc; thân thiện; kịp thời, linh hoạt… Hiện nay, lực lượng cán bộ về bảo vệ môi trường còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng và chưa đạt chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, nhất là cán bộ môi trường cấp xã chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, không được đào tạo về môi trường đang ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả quản lý phụ phẩm nông nghiệp rơm rạ. Như vậy, những quy định về pháp luật cũng như phân công trách nhiệm, phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thực sự đồng bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chưa cao dẫn đến hiện tượng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng hoặc vứt bỏ rơm rạ gây ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra phổ biến ở nhiều tỉnh thành sản xuất nông nghiệp trên phạm vi cả nước. 1.1.2.2 Nhân tố về điều kiện tự nhiên Sản xuất nông nghiệp được hình thành và phát triển ở những vùng đồng bằng, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây lúa phát triển nhất là các yếu tố như thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, sâu bệnh hại… Chính vì vậy, việc quản lý rơm rạ sau thu hoạch cũng phải dựa vào các lợi thế về tự nhiên cũng như tìm cách khắc phục những yếu tố tự nhiên không thuận lợi. 10
- Ví dụ như ở Việt Nam có điều kiện khí hậu phù hợp nên cây lúa được gieo trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước. Tại miền Bắc do điều kiện khí hậu cận nhiệt đới nên cây lúa được trồng vào 2 vụ chính là vụ Đông Xuân và vụ Mùa. Các tỉnh miền Nam, miền Trung với điều kiện nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm lúa được trồng thêm 1 vụ nữa là vụ Hè Thu, một số vùng còn sản xuất thêm vụ Thu Đông. Khí hậu nhiệt đới với đặc điểm nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng kéo dài, rơm rạ khô rất nhanh nên việc đốt rơm rạ không đòi hỏi nhiều công sức lao động cũng như chi phí. Sử dụng rơm rạ ủ làm phân vi sinh bón cho cây trồng cũng rất thuận lợi. Chính vì vậy, hai biện pháp trên được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Ngoài ra, nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác nên nhu cầu tìm tòi, nghiên cứu các nguồn nguyên liệu thay thế chưa thực sự được chú trọng. Ở Nhật Bản, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, nên họ đã sớm nghĩ ra các phương pháp pháp sử dụng hiệu quả các nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp trong đó có rơm rạ sau khi thu hoạch sản xuất ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như sản xuất điện, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... 1.1.2.3 Nhân tố về kinh tế - xã hội, khoa học và kỹ thuật Trong quản lý phế phụ phẩm nông nghiệp chúng ta sử dụng tiếp cận kinh tế xanh, nông nghiệp xanh, phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường. Muốn vậy, cần phải đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại để kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm môi trường xảy ra. Đồng thời, đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ tìm ra những phương thức quản lý rơm rạ vừa thân thiện với môi trường vừa mang lại giá trị kinh tế cao. Cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đạt được những thành tựu đáng kể, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của người nông dân đã được cải thiện đáng kể, đời sống của người nông dân cũng được nâng cao hơn. Một lượng lớn lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang ngành công nghiệp, thu nhập từ nông nghiệp so sánh với thu nhập của các ngành công nghiệp – 11
- dịch vụ cũng kém hơn dẫn đến người lao động không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, công nghệ sản xuất hiện đại, chi phí sản xuất thấp dẫn đến các loại phân bón hóa học có giá thành tương đối thấp, sử dụng tiện lợi, tác dụng nhanh. Trong khi đó, sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm rạ đòi hỏi nhiều công lao động, cồng kềnh mất nhiều thời gian bón và chậm phát huy tác dụng nên kém lợi thế hơn. Các phương thức sử dụng rơm rạ truyền thống như làm nhà, làm chất đốt sinh hoạt hay thức ăn cho gia súc, làm phân chuồng... không còn được ưa chuộng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có các chính sách quản lý làm sao cho phù hợp với sự thay đổi của kinh tế, sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức của người dân, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế và quản lý phải gắn với khoa học – công nghệ. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia có những tập tục riêng, giá trị văn hóa – xã hội và những chuẩn mực riêng. Cùng với quy phạm pháp luật, phong tục, tập quán là công cụ điều chỉnh hữu hiệu các hoạt động quản lý môi trường. Thực tế cho thấy, đại bộ phận lao động nông nghiệp hiện nay là đối tượng có độ tuổi từ 35-60 tuổi có trình độ văn hóa thấp, đã quen với điều kiện sản xuất lạc hậu, chưa quen với ngành sản xuất nông nghiệp hiện đại, có nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường chưa cao. Họ nghĩ rằng đốt rơm rạ sẽ được lượng tro lớn bón ruộng nhưng lại không biết rằng, “lợi bất cập hại”, nó có thể làm trai đất, thoái hóa đất, làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng và gây ô nhiễm môi trường. Trong nhận thức của một số lượng lớn nông dân vẫn coi rơm rạ là phế phẩm nếu không sử dụng thì đổ bỏ tại đầu bờ ruộng, bỏ ra sông ngòi, kênh rạch liền kề, hoặc đốt bỏ chứ chưa nghĩ đến việc sử dụng rơm rạ như là một tài nguyên. 1.1.2.4 Nhân tố về vai trò của cộng đồng Những tính chất có sức mạnh nổi bật của cộng đồng là: tính đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau vì quyền lợi chung (sức mạnh tập thể bao giờ cũng lớn hơn sức mạnh cá nhân); sự sáng tạo và duy trì các kiến thức bản địa (đây là một đặc trưng văn hoá phi vật thể, lan truyền và bổ sung từ thế hệ này qua thế hệ khác, tạo ra sức sống của cộng đồng trong quá trình sản xuất và bảo vệ cuộc sống); lòng tự hào về truyền thống của làng xóm, của quê hương gắn với tình yêu dân tộc, đó cũng chính là cuội nguồn lớn 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương nghiên cứu đề tài Luận văn Thạc sĩ: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An
42 p | 756 | 176
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Tăng cường chất lượng ảnh vân tay cho kỹ thuật in
16 p | 139 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường huy động tiền gửi từ dân cư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Sở giao dịch 1
5 p | 21 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
100 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố Lạng Sơn
101 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
99 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
91 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội huyện Mai Sơn
99 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần mía đường Sơn La
101 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
90 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
90 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Khánh Hòa
97 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ: Các giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
103 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
113 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La
104 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản trị nhân lực của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cường Việt
109 p | 0 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng sơn
119 p | 2 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ của Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin tại tỉnh Quảng Ninh
102 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn