intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Tìm hiểu quan điểm của Đảng về văn hóa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trình bày và phân tích một cách có hệ thống các quan điểm của Đảng về văn hóa trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Tìm hiểu quan điểm của Đảng về văn hóa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- PHÙNG THỊ MAI TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- PHÙNG THỊ MAI TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Viết Nghĩa Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tìm hiểu quan điểm của Đảng về văn hóa Việt Nam trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu trong luận văn được sử dụng và chú thích nguồn trung thực. Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014 Tác giả Phùng Thị Mai
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Tr n Vi t Ngh a đã tận tâm định hướng cho tôi ngay từ những ngày đ u thực hiện luận văn. Những góp ý, chia sẻ, nhận xét của th y là động lực và tiền đề quan trọng giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đó cũng là những bài học “làm người” cho tôi trong tương lai. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi cả về vật chất và tinh th n. Trân trọng cảm ơn quý th y cô trong và ngoài khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp tôi hoàn thành khóa học. Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Tác giả Phùng Thị Mai
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 6. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 6 7. K t cấu của luận văn ..................................................................................... 7 Chƣơng 1. THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ........................................................................................................ 8 1.1. Chính sách văn hóa của Pháp ở Việt Nam ................................................ 8 1.2. Thực trạng văn hóa Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 ................................. 15 Tiểu k t chương 1............................................................................................ 26 Chƣơng 2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN NGHỆ VIỆT NAM .................................................................................................... 28 2.1. Quan điểm của Chủ ngh a Mác - Lênin về văn hóa ................................. 28 2.2. Quan điểm của Đảng về văn hóa ............................................................ 38 2.3. Quan điểm của Đảng về văn nghệ ....................................................... 47 Tiểu k t chương 2............................................................................................ 55 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG MẶT TRẬN VĂN HÓA CỨU QUỐC ......................................................................................... 57 3.1. Quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng về tuyên truyền, vận động văn hóa 57 3.2. Quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng mặt trận văn hóa cứu quốc.. 65
  6. 3.3. Ảnh hưởng văn hóa của Đảng tới giới văn nghệ s .................................. 70 Tiểu k t chương 3............................................................................................ 78 Chƣơng 4. MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ....... 80 4.1. Một vài nhận xét về quan điểm văn hóa của Đảng trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ..................................................................................... 80 4.2. Một số kinh nghiệm lịch sử ..................................................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 91 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98
  7. BẢNG KÝ HIỆU CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1 Nxb. Nhà xuất bản 2 TG Tác giả 3 TS. Ti n s 4 Tr. Trang
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi thành lập năm 1930 đ n trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10/1930 đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã từng bước xây dựng hệ thống quan điểm về văn hóa nhằm định hướng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Đảng đã bước đ u khẳng định văn hóa là một thứ vũ khí sắc bén, một mặt trận quan trọng chống đ quốc. Với quan điểm văn hóa đúng đắn, Đảng đã thu hút được đông đảo trí thức, văn nghệ s tham gia phát triển văn hóa và cứu nước. Giai đoạn 1930 - 1945, ở Việt Nam diễn ra những cuộc tranh luận về tri t học duy vật và tri t học duy tâm, về “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh” trên diễn đàn báo chí. Giới trí thức liên tục đưa ra nhiều quan điểm để bảo vệ lập trường, quan điểm của mình khi n cho các cuộc “bút chi n” trở nên “nảy lửa” hơn. Từ các khuynh hướng văn hóa khác nhau đã hình thành nên các nhóm phái văn hóa khác nhau. Sự đa dạng về tư tưởng, sự ra đời của các nhóm phái văn hóa góp ph n thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, sự thi u thống nhất dễ gây mất đoàn k t trong nội bộ trí thức, văn nghệ s nói riêng, qu n chúng nhân dân nói chung, nảy sinh xu hướng ly tâm, xa rời thực tiễn dân tộc. Trong bức tranh văn hóa Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945, việc Đảng đưa ra các quan điểm văn hóa là c n thi t. Một là thể hiện quan điểm, lập trường của Đảng về văn hóa. Hai là qua văn hóa để tập hợp lực lượng chống đ quốc. Do đó, trong quá trình vận động phát triển và lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng đã từng bước xây dựng và đưa ra các quan điểm về văn hóa, văn nghệ, các biện pháp vận động, tuyên truyền văn hóa và xây dựng mặt trận văn hóa cứu quốc. Đảng cũng tích cực tham gia những tranh luận về văn hóa, văn nghệ (chủ y u thông qua hoạt động văn hóa của một số trí 1
  9. thức ti n bộ) để minh chứng cho sự vững vàng trong lập trường về văn hóa theo chủ ngh a Mác - Lênin của Đảng. Những quan điểm về văn hóa của Đảng đã có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa trí thức, văn nghệ s và nhân dân khi đó. Nhận thức sâu sắc t m quan trọng của việc làm rõ quan điểm của Đảng về văn hóa trong giai đoạn tập hợp lực lượng, chuẩn bị đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ đó rút ra nhiều bài học về lý luận cũng như thực tiễn quan trọng đối với lịch sử, tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu quan điểm của Đảng về văn hóa Việt Nam trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945” làm luận văn thạc s của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan điểm, đường lối, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa là một trong những nội dung được một số nhà nghiên cứu quan tâm, phản ánh trong khá nhiều công trình. Năm 1960, để góp ph n vào việc nghiên cứu lịch sử Đảng, Nhà xuất bản Sự thật đã sưu t m và giới thiệu một số tài liệu trích trong các văn kiện của Đảng và bài vi t của các đồng chí lãnh tụ về sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng và văn hóa từ năm 1930 đ n năm 1960. Tập đ u của cuốn sách Về sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng và văn hóa (1930 - 1945) đã tập hợp tương đối đ y đủ các văn kiện của Đảng và bài vi t của những lãnh tụ thể hiện sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận tư tưởng và văn hóa giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trước mỗi ph n trích dẫn tài liệu của từng giai đoạn, Ban Biên tập cuốn sách có một ph n khái lược về sự lãnh đạo của Đảng, cũng chính là tóm lược nội dung cốt lõi của các văn kiện được đề cập. Đây là một trong những tài liệu quan trọng giúp tôi dễ dàng ti p cận những văn kiện của Đảng liên quan tới văn hóa một cách có hệ thống và tổng hợp. Tuy nhiên, cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở việc sưu t m, trích 2
  10. lược thu n túy, chưa đi sâu phân tích đường lối, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về văn hóa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Năm 1986, cuốn sách Văn hóa văn nghệ trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Mục tiêu và động lực ra mắt bạn đọc là tập hợp những bài vi t của Tr n Độ về nhiều khía cạnh xoay quanh văn hóa mới xã hội chủ ngh a. Trong cuốn sách, Tr n Độ đã đề cập tới một số quan điểm của Đảng trong việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ ngh a và nhiệm vụ của văn nghệ, đồng thời nhấn mạnh việc c n thi t phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, văn nghệ. Với đặc thù tập trung vào các vấn đề liên quan tới văn hóa mới xã hội chủ ngh a, cuốn sách tuy có đề cập tới quan điểm, sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa nhưng chỉ chủ y u phản ánh giai đoạn sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Công trình tư liệu - biên soạn Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, tập 1 và tập 2 (giai đoạn đ u th kỷ XX - 1945) ra mắt độc giả trong năm 2001 và 2002 là hai tập sách cung cấp cho tôi mảng tư liệu “khó ki m tìm” về những cuộc tranh luận lớn đã diễn ra cách đây g n một th kỷ. Cuốn sách góp ph n nhìn nhận lại văn hóa, văn nghệ th kỷ XX, đồng thời đưa ra những tìm tòi, gợi ý mới, ti p tục hoàn thiện sự đánh giá xung quanh diễn bi n, vai trò của các lực lượng tham gia, ý ngh a thời đại từ các vấn đề đặt ra trong các cuộc tranh luận văn hóa, văn nghệ. Cuốn sách là một nguồn tư liệu quý giúp tôi nghiên cứu về những cuộc tranh luận nghệ thuật “nảy lửa” ở Việt Nam trong những năm 1920 - 1940, từ đó thấy được một ph n quan điểm của Đảng về văn hóa thông qua tư tưởng đấu tranh của các nhà văn hóa Mác-xít, tiêu biểu như Hải Triều. Bên cạnh Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, tập 1 và tập 2, để tìm hiểu kỹ hơn về một trong những cuộc tranh luận thể hiện được lập trường, quan điểm của Đảng trong văn hóa, nghệ thuật, người đọc có thể ti p cận cuốn sách 3
  11. Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh? của Nguyễn Ngọc Thiện (năm 2004). Bên cạnh việc tập hợp các bài “bút chi n” của những người tham gia tranh luận khi đó, Nguyễn Ngọc Thiện còn đưa ra một số nhận định “đắt giá” về cuộc đụng độ này. Qua đó, người đọc hình dung được sự sôi động trong đấu tranh về mặt văn hóa, văn nghệ ở Việt Nam trong những năm 1935 - 1939, đồng thời thấy được những quan điểm của Đảng về văn hóa, văn nghệ trong thời gian này. Cũng bởi chỉ tập trung tổng hợp các tư liệu liên quan tới các cuộc tranh luận nên hai công trình trên mới chỉ phản ánh được một ph n quan điểm của Đảng về văn hóa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Văn nghệ - một bộ phận quan trọng của văn hóa là khía cạnh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Nghiên cứu về đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đ n nay, Hà Xuân Trường có công trình Đường lối văn nghệ của Đảng - Vũ khí, trí tuệ, ánh sáng (năm 1972); Hoàng Xuân Nhị có công trình Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại (năm 1975)… Về văn hóa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, một nội dung dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là tác phẩm Đề cương văn hóa Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm, 50 năm… kể từ khi Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời, các Nhà xuất bản đã liên ti p xuất bản nhiều cuốn sách vi t về nội dung này. Bên cạnh các sách, giáo trình chuyên khảo, nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đề cập tới các khía cạnh khác nhau của Đề cương văn hóa Việt Nam. Nhóm sách và bài nghiên cứu trên trọng tâm phân tích những giá trị nổi bật của Đề cương văn hóa Việt Nam - một trong những văn kiện quan trọng của Đảng về văn hóa, cũng như những ảnh hưởng của Đề cương đối với các giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Đây là những tư liệu quan trọng giúp tôi 4
  12. tập trung làm rõ quan điểm của Đảng về văn hóa từ năm 1943 - 1945. Tuy nhiên, do đặc thù nghiên cứu riêng các giá trị tiêu biểu của một tác phẩm, do đó, các cuốn sách và bài vi t này chưa đáp ứng được yêu c u khái quát quan điểm của Đảng về văn hóa Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Đường lối văn hóa, nhất là văn nghệ của Đảng đã được một số nhà nghiên cứu dành thời gian sưu t m, khảo cứu, phân tích từ lâu, trong đó có nhiều công trình có giá trị lớn. Mỗi cuốn sách, mỗi bài nghiên cứu là tài liệu quý báu giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chủ y u phản ánh quan điểm của Đảng sau khi Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời và quá trình xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ ngh a sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Quan điểm của Đảng về văn hóa Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 c n được nghiên cứu chuyên sâu và hoàn thiện hơn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu Trình bày và phân tích một cách có hệ thống các quan điểm của Đảng về văn hóa trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nhiệm vụ - Trình bày thực trạng của văn hóa Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đ n Cách mạng Tháng Tám năm 1945. - Nêu được những quan điểm của Đảng về văn hóa, văn nghệ Việt Nam. - Nêu được tác động của những quan điểm văn hóa của Đảng tới văn hóa Việt Nam và cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. - Rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử. 5
  13. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Để thực hiện đề tài này, tôi vận dụng cơ sở lý thuy t của chủ ngh a Mác - Lênin và Hồ Chí Minh về văn hóa. - Các phương pháp mà tôi sử dụng để thực hiện đề tài này là: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp lô gic, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quan điểm Đảng về văn hóa Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện Đảng và trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam trên mặt trận văn hóa giai đoạn 1930 - 1945. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài bắt đ u từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 đ n thời điểm Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các quan điểm và một số chỉ đạo về văn hóa của Đảng. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn làm sáng tỏ quan điểm của Đảng về văn hóa trong giai đoạn 1930 - 1945. - Luận văn làm rõ tác động từ các quan điểm văn hóa của Đảng tới văn hóa Việt Nam và quá trình vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. - Luận văn là một tài liệu tham khảo góp ph n nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. 6
  14. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài ph n mở đ u, k t luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương như sau: Chương 1: Thực trạng văn hóa Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đ n Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Chương 2: Quan điểm của Đảng về văn hóa và văn nghệ Việt Nam Chương 3: Quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng về tuyên truyền, vận động văn hóa và xây dựng mặt trận văn hóa cứu quốc Chương 4: Một vài nhận xét và kinh nghiệm lịch sử. 7
  15. Chƣơng 1 THỰC TRẠNG VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 1.1. Chính sách văn hóa của Pháp ở Việt Nam Trước khi ti p xúc với nền văn hóa Pháp, Việt Nam đã trải qua một thời Hán hóa về văn hóa. Trong bài vi t “Ti p xúc giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Pháp”, Phan Ngọc cho rằng văn hóa Trung Hoa đã đóng vai trò ki n trúc thượng t ng, nhưng không vì vậy mà nó cấu trúc hóa lại nền văn hóa Việt Nam. Sang th kỷ XIX, sau khi xâm lược nước ta, bên cạnh các chính sách về kinh t , thực dân Pháp đã ban hành nhiều chính sách về văn hóa đối với Việt Nam. Nhìn một cách tổng quát, trước h t, để truyền bá văn hóa Pháp một cách sâu rộng vào Việt Nam, chúng đã mưu đồ hình thành ở nước ta đội ngũ trí thức Tây học thay th cho đội ngũ trí thức Nho học thịnh hành trước đây, từng bước đưa trí thức Tây học trở thành bộ phận áp đảo hơn về số lượng trong toàn bộ giới trí thức Việt Nam, có quyền lợi gắn với thực dân Pháp, từ đó trở thành đội ngũ tay sai phục vụ đắc lực cho lợi ích của nước Pháp. Đi liền với việc xây dựng đội ngũ trí thức Tây học, thực dân Pháp chủ trương từng bước loại bỏ ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ở Việt Nam, trong đó quy t liệt nhất là làm rạn nứt và thủ tiêu nền giáo dục Nho học. Trên thực t , khi được giao trọng trách trở thành Toàn quyền Đông Dương, các nhà chính trị gia người Pháp đều lo ngh tới việc loại bỏ văn hóa Trung Hoa ra khỏi xã hội Việt Nam, bởi chỉ có như th , văn hóa Pháp mới xác lập được vị th trong đời sống xã hội Việt Nam. Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã nhận thức sâu sắc về ảnh hưởng của nền giáo dục Trung Hoa đối với người 8
  16. Việt Nam: “Những nguyên tắc làm cho gia đình vững chắc, cha mẹ được tôn kính, chính quyền được tuân thủ đều rút ra từ các sách Hán học. Bắt đ u tập đọc những chữ đ u tiên là họ học những nguyên tắc rường cột của luân lý đạo Nho, họ khắc sâu vào lòng những nguyên tắc sẽ hướng dẫn họ suốt cả cuộc đời. Chính các trường làng sẽ cung cấp cho họ nền giáo dục đó” [41, 30]. Nhận thức sâu sắc về t m ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa ở Việt Nam, với nguyện vọng đưa văn hóa Pháp vào Việt Nam, những nhà c m quyền tại Đông Dương lựa chọn những cách thức khác nhau nhưng nhằm tới mục đích cuối cùng là loại bỏ văn hóa Trung Hoa, xây dựng t m ảnh hưởng và sự thống trị của văn hóa Pháp trong đời sống xã hội Việt Nam. Chính phủ Pháp l n lượt ban hành các Sắc lệnh mang tính áp đặt đối với người Việt về mặt văn hóa và có những động thái chính trị mạnh mẽ để từng bước hạn ch sự cố k t về văn hóa của người Việt. Ngày 25/5/1881, Chính phủ Pháp ban hành Sắc lệnh quy định: “Dân bản xứ An Nam, sinh ra và cư ngụ ở Nam Kỳ là người Pháp, một khi người dân bản xứ đã chấp nhận sự thống trị của người Pháp thì họ bắt buộc phải học ti ng của chúng ta và chấp nhận những phong tục, tập quán của chúng ta, chúng ta không thể nào ban bố tất cả những quyền lợi của một công dân cho những ai không hiểu được nền văn minh của chúng ta” [70, tr.31]. Năm 1883, Jules Harmand cho rằng người Pháp c n phải chia cắt lãnh thổ Việt Nam để làm tan rã sự cố k t của nước Việt Nam, người Việt Nam nhằm tránh một cuộc nổi dậy của toàn thể dân chúng. Trên tinh th n đó, bản Hiệp ước Harmand đã chia cắt lãnh thổ Việt Nam thành ba kỳ với ba ch độ chính trị khác nhau: Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Trung Kỳ là xứ bảo hộ và Bắc Kỳ là xứ bán bảo hộ. Đ n năm 1885, lời tuyên bố của Thủ tướng Pháp Jules Ferry: “Bổn phận của các nòi giống thượng đẳng là phải giúp đỡ các nòi giống hạ đẳng để đưa họ thoát ra khỏi sự man rợ” đã cho thấy rõ hơn chính sách “đồng hóa” 9
  17. của thực dân Pháp trong cái vỏ bọc [54, 617]. Các viên toàn quyền người Pháp đều cơ bản lựa chọn phương thức tán dương chính sách “khai hóa văn minh” của Pháp. Chẳng hạn, toàn quyền Albert Sarraut bày tỏ: “Nước Pháp ta là nước đã đề xướng ra cái chủ ngh a nhân quyền, lịch sử chan chứa một cái tư tưởng công ngh a…, nước Pháp ra tay nặn cho nên một nhân loại mới… Cái công khai hóa ấy đối với những dân tộc còn kém hèn, không thể một buổi mà thành được, không thể bi n hóa mau cho đ n nỗi chỉ trong một thời kỳ ngắn có thể rút lại cái bước đường dài của mấy mươi th kỷ đã xa cách các dân tộc ấy với ta trong cuộc ti n hóa về trí thức và tinh th n”. Toàn quyền Pièrre Pasquier nhấn mạnh đ n những thay đổi vật chất to lớn mà người Pháp đã mang đ n cho người Việt Nam, hứa hẹn nước Pháp sẽ còn đem lại những thay đổi vật chất to lớn hơn nữa nhằm bi n xứ sở lạc hậu này thành một xứ sở thịnh vượng. Trong khi đó, Toàn quyền Martial Merlin coi những thành tựu trong sự nghiệp khai hóa là sợi dây k t nối thuộc địa với mẫu quốc, mà ở đó mẫu quốc có trách nhiệm dẫn dắt, còn thuộc địa phải có trách nhiệm phục tùng [50, 95-102]. Để thực hiện âm mưu “đồng hóa”, thực dân Pháp còn chú trọng phát triển ở Việt Nam các cơ quan truyền bá văn hóa, nhất là sách, báo chí, tạp chí để vừa biện minh cho hành động xâm lược của chúng, vừa phổ bi n rộng rãi các thành tựu văn hóa Pháp đ n người dân Việt. Ở Nam Kỳ, dưới sự trợ giúp của Pháp, Trương V nh Ký đứng ra làm chủ bút tờ Gia Định báo, xuất bản từ năm 1865. Trương V nh Ký còn cho in nhiều tập sách giới thiệu phong tục, tập quán của nhân dân ta như Gia huấn ca (1882), Phép lịch sử An Nam (1883), về văn học có Lục Vân Tiên, Phan Trần (1889). Bên cạnh đó, Trương V nh Ký còn xuất bản một số sách hỗ trợ học ti ng Pháp, học chữ Nho và chữ Quốc ngữ như các cuốn: Pháp - Việt từ điển (1884), Việt - Pháp từ điển (1887), Từ điển địa lý An Nam (Dictionnaire Géographique Annammité), Đại Nam nhân vật bị 10
  18. khảo (Dictionnaire Biographique Annammité) [40, 16-17]. Chính quyền thực dân còn cho xuất bản Đông Dương tạp chí để truyền bá tư tưởng thân Pháp; mặt khác bỏ thi chữ Hán, mở trường Hậu bổ, trường Thông ngôn và bắt đ u mở các trường Pháp - Việt, trường Cao đẳng Y khoa Hà Nội [8, 38]. Chính quyền Pháp ở Đông Dương còn bảo trợ cho các hội văn hóa hoạt động nhằm quy tụ những trí thức thượng lưu thực hiện nhiệm vụ truyền bá văn hóa Pháp. Năm 1883, Hội Đông Dương học ra đời tại Sài Gòn. Ngày 3/7/1886, Paul Bert (Tổng trú Bắc và Trung Kỳ) đã ký Nghị định thành lập Viện hàn lâm Bắc Kỳ bao gồm 40 nhà khoa bảng Việt Nam và 10 người Pháp. Viện có nhiệm vụ truyền bá văn minh nước Pháp, đồng thời giúp cho người Pháp hiểu được văn hóa Việt Nam để dễ bề cai trị. Năm 1919, thực dân Pháp cho lập Hội Khai trí ti n đức. Hội thường tổ chức các hoạt động văn hóa như giới thiệu các tác phẩm văn học cổ - kim, dịch sách, in sách, làm từ điển, diễn kịch và diễn thuy t. Với ảnh hưởng của mình, chính quyền thuộc địa đã bi n một số hội viên trong Hội trở thành tay sai cho thực dân Pháp. Sự xuất hiện của các tổ chức này đã tạo điều kiện khuy n khích người Pháp tăng cường ti p xúc và tìm hiểu phong tục tập quán văn hóa Việt Nam [40, 16-17] để thực hiện âm mưu “đồng hóa”. Ngoài ra, thực dân Pháp còn xây dựng các công trình hạ t ng cơ sở như phố xá, nhà cửa, công sở, nhà máy, khu vui chơi, giao thông… tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa, đồng thời khu ch trương sức mạnh nền văn minh công nghiệp của nước Pháp, làm bệ đỡ cho sự tồn tại văn hóa Pháp và chinh phục tinh th n nhân dân bản xứ. Cũng bởi th , những chính sách và hoạt động thực tiễn của chính quyền thuộc địa đã tác động đáng kể đ n một bộ phận trí thức Việt Nam, chủ y u là bộ phận người có quyền lợi gắn bó mật thi t với ch độ thực dân. 11
  19. Nhìn chung, sau khi đặt ách thống trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách nhằm “khai thác thuộc địa”. Riêng về khía cạnh văn hóa, thực dân Pháp đã âm mưu “đồng hóa” bằng những chính sách về văn hóa nhằm thay đổi diện mạo văn hóa và con người Việt Nam theo xu hướng “thuộc Pháp”. Tuy nhiên, y u tố Trung Hoa tồn tại trong xã hội Việt Nam từ lâu đời nên mặc dù có nhiều cố gắng nhưng thực dân Pháp không thể ngay lập tức loại bỏ được những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Cũng bởi th , văn hóa thống trị ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc cơ bản vẫn mang đặc điểm chính là: Nội dung lộn xộn, phức tạp, hình thức vừa lai Pháp, vừa lai Trung Quốc [8, 38]. Sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội Việt Nam những năm đ u th kỷ XX đã làm cho đội ngũ nhà Nho bị phân hóa. Một nhóm nhà Nho đã đ u hàng thực dân Pháp, cam chịu làm tay sai để hưởng vinh hoa phú quý. Dưới ảnh hưởng của sự gieo rắc vào đ u óc người trí thức Việt Nam tinh th n phục Pháp, nhiều trí thức đã vào làng Tây, nói ti ng Tây, bắt chước một cách lố lăng từ cách ăn diện đ n cuộc sống hưởng lạc và đồi trụy của Pháp. Tư tưởng sùng ngoại này dẫn tới đ u óc tự ti dân tộc và miệt thị văn hóa dân tộc. Một số người đã không còn bi t đ n truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng, tính lao động c n cù, sáng tạo, phẩm chất cao quý của dân tộc ta trong suốt mấy nghìn năm lịch sử [74, 15]. Chẳng hạn trường hợp của Tôn Thọ Tường ra sức cường điệu sức mạnh vật chất của phương Tây, đồng thời phân tr n ta kém nên không thể nào địch nổi quân thù… Tôn Thọ Tường khuyên những người kháng chi n mau đ u hàng Pháp kẻo “hối không kịp”. Trong khi đó, một nhóm nhà Nho bảo thủ vẫn ti p tục chống đối văn minh phương Tây và phản đối duy tân. Với những ảnh hưởng và ràng buộc sâu sắc của học thuy t và ý thức hệ Nho giáo, nhóm nhà Nho bảo thủ tìm mọi biện cớ để phủ nhận sức mạnh kỹ thuật của phương Tây, chống đối Ki-tô giáo và phản đối lối sống phương Tây. 12
  20. Tuy nhiên, có một nhóm nhà Nho cấp ti n hơn đã từng bước ti n nhận và ti p bi n văn minh phương Tây để duy tân đất nước. Tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản... với tư tưởng canh tân đất nước trong giáo dục; Bùi Viện, Đặng Huy Trứ... với tư tưởng cải cách đất nước trong phát triển kinh t , nhất là thương nghiệp. Một số trí thức khác lựa chọn dung hòa văn minh Đông - Tây để thúc đẩy dân tộc mau chóng ti n bộ, tiêu biểu như trường hợp của Trương V nh Ký. Vào những năm 1920, trong khi Nguyễn An Ninh, Phạm Quỳnh đề cao việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc với những nội dung thiên về chủ ngh a quốc gia, Nguyễn Văn V nh đã đưa ra vấn đề bài trừ hủ tục, coi đó là động lực thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và xã hội Việt Nam. Giới trí thức Việt Nam trong nhóm nhà Nho cấp ti n bên cạnh việc tuyên truyền cho văn minh phương Tây vẫn không quên phê phán những mặt trái của văn minh phương Tây và giữ vững tư tưởng “chống đồng hóa”. Xuất phát từ thái độ mong muốn canh tân đất nước, trước những chính sách văn hóa mang tính áp đặt của thực dân Pháp, các nhà trí thức Việt Nam đã có những hành động tích cực trong việc dung hòa mối quan hệ văn hóa Đông - Tây, ti p nhận văn hóa Pháp để duy tân đất nước. Từ trước năm 1914, nhiều nhà Nho cấp ti n đã sử dụng báo chí làm phương tiện truyền bá văn minh phương Tây và cổ động duy tân trên Lục tỉnh tân văn, Nông cổ mín đàn, Đăng cổ tùng báo. Trong thời gian Chi n tranh th giới thứ nhất diễn ra (1914 - 1918), một số tờ báo ti p tục hoạt động mạnh như Đông Dương tạp chí, đồng thời một số tờ báo mới ra đời như Trung Bắc tân văn, Công thị báo, Nam Phong tạp chí. Mặc dù chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền Pháp ở Đông Dương với xu hướng thân Pháp nhưng những tờ báo này vẫn có đóng góp cho việc truyền bá văn minh Pháp - văn minh của một dân tộc phát triển hơn vào Việt Nam. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2