Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu thơ các vua thời Thịnh Trần (từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông)
lượt xem 9
download
Mục đích của luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu thơ các vua thời Thịnh Trần (từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông) là nhằm góp phần tìm hiểu một cách tương đối toàn diện thơ của các vị vua Thịnh Trần từ nội dung - tư tưởng đến nghệ thuật; đối chiếu, so sánh với thơ thời Lý để thấy nét đặc sắc và đóng góp của thơ các vua Trần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu thơ các vua thời Thịnh Trần (từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …….o0o…… TRẦN THỊ HỒNG Y TÌM HIỂU THƠ CÁC VUA THỜI THỊNH TRẦN (TỪ TRẦN THÁI TÔNG ĐẾN TRẦN MINH TÔNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh 2003
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …….o0o…… TRẦN THỊ HỒNG Y TÌM HIỂU THƠ CÁC VUA THỜI THỊNH TRẦN (TỪ TRẦN THÁI TÔNG ĐẾN TRẦN MINH TÔNG) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 50423 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn TS. Đoàn Thị Thu Vân Thành phố Hồ Chí Minh 2003
- MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................ 3 PHẦN DẪN NHẬP .............................................................................. 4 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 4 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: ..................................................................................... 5 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ................................................................. 9 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................ 9 5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU: ............................ 9 Chương 1. THỜI THỊNH TRẦN VÀ VĂN HỌC THỜI THỊNH TRẦN .................................................................................................. 10 1.1. THỜI THỊNH TRẦN VỚI HÀO KHÍ ĐÔNG A: ............................... 10 1.2. NỘI DUNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI THỊNH TRẦN: .............................................................................................. 12 Chương 2. THƠ CÁC VỊ VUA THỜI THỊNH TRẦN .................. 17 2.1. CÁC CHỦ ĐỀ LỚN: .............................................................................. 17 2.2. THỂ LOẠI, KẾT CÂU: ......................................................................... 77 2.3. HÌNH TƯỢNG: ...................................................................................... 82 2.4- NGÔN NGỮ: ........................................................................................ 100 2.5- GIỌNG ĐIỆU : .................................................................................... 104 Chương 3 : SO SÁNH THƠ THỜI LÝ VÀ THƠ CÁC VUA THỊNH TRẦN .................................................................................. 110 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ........................................................................... 110 3.2. ĐẶC ĐIỂM RIÊNG ............................................................................. 111 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................... 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 126
- PHẦN DẪN NHẬP 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1 - Thời Lý Trần (XI-XIV) là một thời đại lớn, thời đại mới trong sự phát triển của lịch sử và văn hóa dân tộc. Đặc biệt, thời Thịnh Trần (1225-1357) là giai đoạn lịch sử hào hùng, vẻ vang với thành quả của các cuộc kháng chiến chống xâm lược thắng lợi, xây dựng quốc gia hùng cường của nước Đại Việt. 1.2- Về văn học nghệ thuật: Nhà Lý đã mở đầu, đặt nền móng bền vững để nhà Trần có sự kế thừa và phát triển vượt bậc. Vì vậy, một sứ giả phương Bắc là Trương Hiển Khanh rất nể phục mà nói rằng: "Nước An Nam tuy nhỏ nhưng có văn chương. Chưa có thể nói một cách nông cạn họ là ếch ngồi đáy giếng" [10;tr23]. 1.3- Bộ phận lớn văn chương thời Trần lại là của các vị vua, trong đó, các vị vua Thịnh Trần là những người có học thức và có tài. Thơ của họ là tiếng lòng của những người yêu nước thân dân. Có một mảng thơ được sáng tác nhằm hướng tới để giáo hóa quần chúng, nên cũng khá gần gũi và thiết tha. Tuy nhiên, ngày nay, để lĩnh hội được giá trị và ý nghĩa của bộ phận thơ này thì không phải dễ vì thơ cổ, lại viết bằng chữ Hán, nhiều điển cố, điển tích... về tài liệu thì hiếm hoi. Vì vậy trên thực tế, không chỉ học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông, cao đẳng ngại tiếp xúc với nền văn học cổ mà cả giáo viên cũng phải e dè (trong 248 giáo viên dạy văn trung học cơ sở ở Trà Vinh, chỉ có 03 giáo viên là cảm thấy hứng thú với nó, đạt tỉ lệ 1,61%). 1.4- Bản thân người viết, trong thực tế giảng dạy phần này còn nhiều lúng túng. Nhưng khi đi sâu tìm hiểu dần dần thì phát hiện được nhiều điều thú vị, vì vậy chọn đề tài này là nhằm để có dịp học hỏi thêm. Sau nữa, người viết thiết nghĩ thế hệ trẻ cần phải biết yêu thích và trân trọng hơn nữa di sản quí giá của dân tộc, mà những người giáo viên hơn ai hết phải cố gắng góp phần trách nhiệm của mình.
- 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Xưa nay, thơ văn Lý-Trần thường được nghiên cứu chung với khuynh hướng khảo sát chủ yếu về nội dung tư tưởng, vấn đề nghệ thuật thì ít nói đến hoặc chưa được đề cập sâu. Nghiên cứu thơ các vua thời Thịnh Trần cả về nội dung lẫn nghệ thuật là một việc làm hết sức cần thiết. Gần đây, thơ Lý-Trần được soi rọi từ nhiều mặt, có nhiều chuyên đề chuyên sâu, nhưng có lẽ thơ Thiền được đặc biệt quan tâm nhiều nhất. Nguyễn Phạm Hùng đã khảo sát văn học Lý-Trần từ góc độ thể loại ("Văn học Lý-Trần nhìn từ thể loại"-NXBGD-1996). Theo tác giả thì tất cả các thể loại văn học chữ Hán của Việt Nam đều tiếp thu từ Trung Quốc với những đặc điểm là tiếp thu thường xuyên, từ thấp đến cao, từ thô phác đến tính xảo. Đó lầ sự tiếp thu chủ động, sáng tạo, có chọn lọc, đi đôi với cải biến. Cải biến chủ yếu ở nội đung chức năng và phần nào của phương tiện biểu cảm của thể loại. Tác giả cho rằng khái niệm thơ Thiền chủ yếu"Xuất phát từ tiêu chí nội dung phản ánh". Còn "Thơ trữ tình vốn là hình thức nghệ thuật phát biểu trực tiếp thái độ, tình cảm, tâm trạng của con người trước những vấn đề bức xúc của đời sống" [tr. 40]. Nguyễn Phạm Hùng đã nghiên cứu tiếp với công trình chuyên sâu về thơ Thiền tác giả đã nêu lên được những vấn đề về lịch sử và tư tưởng nghệ thuật, trong đó có nêu lên những nét khu biệt của thơ Thiền với các loại thơ khác như tính loại biệt về tác giả, độc giả; của mã hóa và giải mã nghệ thuật; Tính loại biệt về nội đung, chức năng, của từ vựng và cú pháp trong thơ Thiền. Với cái nhìn so sánh, tác giả đã nêu sơ lược một vài nét về thời gian, không gian nghệ thuật, nhấn mạnh tinh thần nhập thế tích cực của thơ Thiền đời Trần và kết luận rằng "Thơ Thiền đời Trần thế tục hơn, trữ tình hơn, đa dạng, phong phú hơn thơ Thiền thờ Lý" ("Thơ Thiền Việt Nam những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật" - NXB ĐQG HN- 1998 – tr. 135). Cùng tác giả trong quyển “Trên hành trình văn học trung đại - NXB ĐQG HN- 2001, đã dành vài chục
- trang nói về "Trần Thái Tông - Nhà thơ sám hối" và "Trần Nhân Tông giữa cảnh đời hư thực" cố điểm qua một vài nét nghệ thuật đặc sắc về hình tượng và tư tưởng nghệ thuật, song rất ít, chỉ vài dòng. Quyển "Văn học Việt Nam từ giữa thế kỷ X - đến giữa thế kỷ XVIII” của nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Sĩ cẩn, Hoàng Ngọc Trì (NXBGD-1989) có nhận xét về hình thức nghệ thuật thơ thời Trần: "Lời thơ giản dị, ý nhị, không cầu kỳ, chưa "hoa hòe hoa sói" như thơ đời sau. Và có trích lời Phạm Đình Hổ khen "Thơ đời Trần tinh diễm, thanh viễn” [tr. 119] Nguyễn Công Lý trong "Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý Trần" (NXB Văn hóa thông tin 1997) có nhận xét về thơ Trần Thái Tổng: "Thiên nhiên được miêu tả bằng những hình tượng chọn lọc đẹp đẽ, trau chuốt bằng lời văn cực kỳ diễm lệ, song rút lại chỉ là do chuyên chở chân lý huyền diệu mà thôi". Nhưng đến Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông, thiên nhiên đã "mang tình cảm con người". Tác giả đã lưu ý: "Trong thơ văn đời Trần, những khuôn mẫu có sẵn của triết lý Thiền Tông không phải lúc nào cũng ngự trị trong tâm hồn Thiền sứ - Thi nhân để rồi nhà thơ lồng thiên nhiên vào đó" [tr. 113]. Đến giữa và cuối đời Trần, thiên nhiên vẫn còn gợi cảm hứng siêu thoát nhưng rất ít. Tư tưởng siêu thoát đã có ý vị thần tiên (Lão-Trang biến thể) như Trần Anh Tông với bài "Vân tiêu am". Nguyễn Công Lý, trong bài báo đăng trên "Tạp chí Hán Nôm", số 2, năm 2001, có rút ra "Mấy đặc điểm văn học Lý-Trần": "Văn học Lý-Trần hình thành trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng có thể nói là nặng nề bởi nhiều yếu tố ngoại lai, đặc biệt là yếu tố Hán nhưng cố gắng vận động để phát triển theo hướng dân tộc hóa". Về thể loại thì "chưa có dấu hiệu gì về dân tộc hóa hình thức". Từ gốc độ văn học nghệ thuật thì thơ Trần Nhân Tông được giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất Phạm Ngọc Lan chú ý đến giọng điệu của Trần Nhân Tông với cảm hứng Thiền ương thơ: "Giọng điềm đạm, khách quan, biểu hiện một tâm trạng
- cân đối, hài hòa và thanh thản" (Trần Nhân Tông cảm hứng Thiền trong thơ- Tạp chí văn học số 4 - 1992 – tr. 47). Lê Mạnh Thát có “Toàn tập Trần Nhân Tông" - NXB TP.Hồ Chí Minh-2000, chú ý đến cái nhìn về thời gian một chiều trong thơ chữ Hán Trần Nhân Tông, không phải thời gian vòng tròn, luân hồi trong quan niệm của người phương Đông. Thời gian một chiều ấy là cứ mỗi một ngày đi qua là một ngày vĩnh viễn mất đi không bao giờ trở lại, cũng như mặt trăng lặn về phía tây rồi không bao giờ trở lại, không có mặt trăng thứ hai của nó. Thơ Trần Nhân Tông được phân tích và đăng rải rác trên các tạp chí hoặc được tập trung, xếp vào hạng những bài thơ hay như quyển "Đến với thơ hay" của giáo sư Lê Trí Viễn- NXB GD-2000, với hai bài thơ được chọn phân tích là Thiên Trường vãn vọng và Hạnh Thiên Trường hành cung. Ông nhận xét: Đây "Không phải là thơ một khắc, mà là thơ cửa một thời đại... Nó đi qua hàng bao thế kỷ mà chẳng chút phai mòn sức mạnh rung cảm chinh phục lòng người" [tr. 75]. Khảo sát thơ từ góc độ nghệ thuật, phần thơ Thiền Lý-Trần, thì có lẽ Đoàn Thị Thu Vân đã có hướng phát triển mới "Khảo sát một số đặc trưng thơ Thiền Việt Nam thế kỷ XI-XIV” vốn là luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn (1994) của tác giả, được Trung tâm nghiên cứu Quốc học nhà xuất bản Văn học in thành sách năm 1996. Một số phương diện cần thiết và phù hợp với đặc thù của đối tượng tác giả nghiên cứu như ngôn ngữ, thế giới nghệ thuật, thể thơ, kết câu, cách miêu tả, thể hiện, giọng điệu đã được nghiến cứu một cách hệ thống, khoa học. Từ việc khảo sát các văn bản, có sự phân tích, thống kê, tác giả đã đưa ra những nhận xét, kết luận xác đáng. Những công trình nói trên đã giúp cho người viết có hướng tìm hiểu, khảo sát cụ thể hơn các tác phẩm thơ của nhóm tác giả là các vị vua thời Thịnh Trần cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Thiết nghĩ đây là một việc làm thiết thực vì các vua thời Thịnh Trần đã làm nên một bộ phận thơ khá phong phú, có giá trị nhưng chưa được khảo sát một cách toàn diện. Các tài liệu trên, dẫu nói về nghệ thuật thơ của các vua Trần còn
- tương đối ít, song cũng là những gợi ý giúp người viết có những điểm tựa để suy nghĩ thêm và nghiên cứu sâu hơn.
- 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Luận văn này hướng tới giải quyết một số đề sau: 3.1- Góp phần tìm hiểu một cách tương đối toàn diện thơ của các vị vua Thịnh Trần từ nội dung - tư tưởng đến nghệ thuật. 3.2- Đối chiếu, so sánh với thơ thời Lý để thấy nét đặc sắc và đóng góp của thơ các vua Trần. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài này vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn học sử, phân tích tác phẩm, hệ thống hóa, khái quát hóa và so sánh. Trước tiên là phân loại đối tượng, ở từng loại có phân tích theo những phương diện khác nhau như kết cấu, hình tượng, ngôn ngữ, giọng điệu... Sau đó, khái quát những đặc điểm chung của thơ của các vị vua thời Thịnh Trần. Cuối cùng là so sánh với thơ thời Lý, để thấy sự kế thừa và phát triển thêm của thơ ở giai đoạn sau và yếu tố nào là mới phát sinh. 5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ TƯ LIỆU: Đối tượng khảo sát của luận văn này là thơ (chữ Hán) của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông (tức Trần Cảnh, Trần Hoảng, Trần Khâm; Trần Thuyên, Trần Mạnh). Tư liệu chính là "Thơ văn Lý-Trần" quyển II (Nguyễn Huệ Chi chủ biên), của nhà xuất bản khoa học xã hội 1989. Trong quá trình nghiên cứu, có đối chiếu văn bản với "Thơ văn Lý-Trần" của Ngô Tất Tố (NXB Mai Lĩnh - 1942), "Thơ Thiền Lý-Trần" (NXB Vãn nghệ TP.HCM) của Đoàn Thị Thu Vân và một số văn bản khác.
- PHẦN NỘI DUNG Chương 1. THỜI THỊNH TRẦN VÀ VĂN HỌC THỜI THỊNH TRẦN 1.1. THỜI THỊNH TRẦN VỚI HÀO KHÍ ĐÔNG A: 1.1.1- Quốc gia phong kiên Đại Việt được xây dựng qua các triều đại Đinh, Lê, Lý đến đời Trần càng được củng cố vững chắc. Ở thời Thịnh Trần, dân tộc Việt đã ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên-Mông, một đế quốc phong kiến hùng mạnh nhất đương thời. Cùng với công cuộc giữ nước, các vua Trần còn chung sức với nhân dân, tích cực xây dựng một quốc gia giàu mạnh, tự lập, tự cường. Nền kinh tế lúc ây phát triển, việc sản xuất được dồi đào, xã hội thì thanh bình. Những năm từ 1225 (vua Trần Thánh Tông lên ngôi) và đến l357 (Thời Trần Minh Tông) là thời thịnh vượng của nhà Trần. "Nước An Nam bấy giờ vua tôi hòa hợp, lòng người như một, nhân tài lũ lượt kéo ra" [39; tr. 150]. Khí thế đương lên của dân tộc lúc bấy giờ, người đời sau gọi đó là "Hào khi Đông A". Nền văn hóa nói chung và nền văn học nói riêng ở thời Thịnh Trần đang trên đà phát triển, đánh dấu một bước tiến rõ rệt so với văn hóa văn học đời Lý. Còn từ sau Minh Tông mất, các vua chỉ biết ăn chơi trác táng, dân tình đói khổ. Chu Văn An dâng sớ xin chém mười bảy lộng thần, vua không đồng ý, ông bèn lui về ở ẩn. Càng về sau, càng suy tàn, cuối cùng cơ nghiệp rơi vào tay Hồ Quí Ly. 1.1.2- Hệ ý thức tư tưởng có sự chuyển biến. Các vua thời Trần coi trọng Phật giáo nhưng cũng chủ trương đề cao Nho giáo vì nó có tác dụng tích cực đối với yêu cầu xây dựng chế độ phong kiến đương thời. Nhìn chung, thời Lý-Trần, quan niệm “Tam giáo đồng nguyên" không bao giờ bị phủ định hoàn toàn. Vua Lý Nhân Tông khen thiền sư Giác Hải và đạo sĩ Thông Huyền "Nhất phật nhất thần tiên", tức coi trọng cả Phật và Lão. Còn Phật và Nho được ví như "Ngày thì mặt trời soi, đêm đến mặt trăng sáng". Cùng là ánh sáng mà khác nhau ở chỗ phân công theo hoàn cảnh khác nhau. Đến thời Trần, mở đầu là Trần
- Thái Tông đã "lấy trách nhiệm của Tiên Thánh làm trách nhiệm của mình, lấy giáo hóa của đức Phật lại cần có Tiên Thánh mới có thể truyền về đời sau" [10; tr. 28]. Phật giáo thời Trần còn chiếm địa vị quan trọng, tuy rằng không còn độc tôn như ở thời Lý. Tôn chỉ "Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tính thành Phật " trong dòng phái Thiền Tông có sự uyển chuyển theo hướng tích cực, điều hòa tư tưởng xuất thế của Phật với thực tiễn cuộc sống trần thế của Nho. Phật giáo thời Trần không cứng nhắc như thời Lý. Nho giáo thời Trần cũng có xu hướng phát triển, nhưng không khô cứng như ở giai đoạn sau, "Phật” lo cứu vớt chúng sinh, "Khổng" lo con đường tu, tề, trị, bình, xây dựng một đất nước trật tự, lý tưởng ở ngay trong cõi đời này. Năm 1232, khoa thi Thái học sinh được mở để chọn Tiến sĩ. Từ đời nhà Lý đã có thi Nho sĩ, nhưng chỉ thi Tam trường mà thôi. 1247 có khoa thi Tam giáo (Nho-Thích- Lão), làm cho các tư tưởng của các tôn giáo khác nhau này có dịp gần nhau hơn. 1.1.3- Văn học thời Trần phát triển phong phú, đa diện, phản án nhiều mặt xã hội và con người thời đại. Lực lượng sáng tác động hơn so với thời Lý. Trình độ học thức và văn chương có sự tiến bộ vượt bậc. Đọc các tác phẩm của Hưng Đạo Vương (Hịch tướng sĩ), Trần Quang Khải (Tụng giá hoàn kinh sư), Phạm Ngũ Lão (Thuật hoài)... thì thật xứng là những áng văn thơ bất hủ. Vào thời Thịnh Trần, thơ chữ Hán còn là bộ phận quan trọng. Các nhà vua đều có các tập thơ. Nội dung thơ nổi bật trước hết là thể hiện lòng yêu nước, đề cao chủ nghĩa anh hùng, tinh thần tự hào đàn tộc và lòng tín vào tiền đồ đất nước. Các trước tác của các vua Trần về Phật giáo đã chứ ý đến cả Nho và Đạo, vận dụng chúng vào việc giáo hóa chúng sinh, gắn với lợi ích cả dân tộc để bảo vệ và xây dựng đất nước vững mạnh. Chỉ riêng thơ của các vị vua thời Thịnh Trần đã làm bộ phận rất phong phú với nhiều chủ đề khác nhau. Để tiện việc nghiên cứu, chúng tôi tạm xếp thành các chủ đề lớn sau: 1.1.3.1- Hào khí Đồng A: Thể hiện tinh thần yêu nước và khí phách của thời đại nhà Trần trong công cuộc kháng chiến chống xâm lăng, giữ yên bờ cõi. Đó
- cũng là không khí thanh bình cửa đất nước được xây dựng sau chiến tranh, âm vang hùng tráng của những ngày chiến thắng còn tiếp tục vang vọng vào thơ các thế hệ đời sau. 1.13.2- Tình yêu thiên nhiên, đất nước: tâm hồn các nhà thơ mở rộng, giao cảm với đất trời. Ta thường thấy trong thơ Thịnh Trần một tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống - một cuộc sống có vẻ thảnh thơi, phóng khoáng, bình dị, thậm chí rất dân dã. Đặng Thai Mai nói "Đây là thơ của một tâm trạng cân đối, hài hòa mà thanh cao" (Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học - Thơ văn Lý Trần -tập I). 1.1.3.3- Vinh sử: Trần Anh Tông là người đã mở đầu cho dòng thơ Vịnh sử Việt Nam. Mặc dù chỉ cớ sáu bài, song nó có ý nghĩa quan trọng, mở đường cho dòng thơ Vịnh sử được phát triển về sau. 1.1.3.4- Thiền: Là dòng thơ đặc biệt thành công ở thời Lý Trần. Thơ Thiền của các vị vua thời Thịnh Trần có những nét chung của thơ Thiền thời Lý song về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật có nhiều đổi mới, ngày càng gần gũi, chất trữ tình cưng đậm đà hơn. 1.2. NỘI DUNG YÊU NƯỚC VÀ NHÂN VĂN TRONG THƠ THỜI THỊNH TRẦN: Yêu nước và nhân văn là hai nội dung chủ yếu trong văn học đời Trần. Quân Nguyên đã ba lần sang xâm lược (1258, 1285, 1287) và đã ba lần bị đánh lui. Sức mạnh nào đã giúp người xưa làm nên những kỳ tích đó ? Chính là nhờ ở sự đồng tâm hiệp lực, trên dưới một lòng, vì giang sơn xã tắc. Lê Quí Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" có viết: "Bởi vì nhà trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc, hòa nhã mà có lễ độ, cho nên nhân vật trong một thời có chí khí tự lập, hào hiệp, cao siêu, vững vàng, vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ sử sách". Như vậy, ta thấy vai trò của các vị vua Trần - người nắm vận mệnh của Tổ quốc đã cố sự mẫn cảm phi thường, thấu hiểu các yêu cầu của lịch sử, có quan điểm
- chính trị cởi mở, quán xuyến được triều đại, có những chủ trương, chính sách rất uyển chuyển, lấy sự thuyết phục và tự nhiên làm phương châm hàng đầu. Điều đó đã góp phần làm nên sự vững chãi của triều đại. Các vua Trần đã khéo léo vận dụng tinh hoa của các tư tưởng Nho, Phật, Lão "Làm cho chúng thâm nhập nhau đến một chừng mực nào đấy mà có chứ không bị một lợi ích thực tiễn của một thế lực xã hội nào chi phối, làm cho nó méo mó" (Nguyễn Huệ Chi). Mối quan hệ cộng hưởng ấy mặc dù diễn ra một cách hồn nhiên, song động lực thốc đẩy để nó hài hòa theo hướng tích cực là nhờ đức và tài của các vị vua Trần, làm cho chúng cố kết lại với nhau, đồng thời củng cố kết được lòng dân, giải tỏa được mọi ức chế, ổn định tâm lý xã hội, đưa các hệ thống giáo lý vốn rất xa cách kia xích lại gần nhau. Và con người cũng xích lại gần nhau hơn. Các quan niệm từ bi, bác ái, đại hùng, đại lực, vô úy, phá chấp, tự do, bình đẳng.... đã giúp cho triều đại nhà Trần có một quan niệm sống đúng đắn, làm nên chất kết dính, gắn bó cả cộng đồng, cùng hiệp lực đấu tranh, xây dựng và phục hưng dân tộc. Trải mấy nghìn năm, dân tộc ta phải thường xuyên đấu tranh để giữ nước, cho nên tinh thần quật khởi chống xâm lăng luôn là ý thức thường trực trong mỗi con người Việt Nam. Khi chưa có chữ viết, truyền thống ấy vẫn được lưu truyền lại đời sau bằng những câu chuyện truyền thuyết Đến khi Lý Thường Kiệt đọc bài thơ đánh Tống, khẳng định chủ quyền của dân tộc, thể hiện niềm tin vào chính nghĩa, đã khơi dậy được tinh thần yêu nước của tướng sĩ, tạo nên một sức mạnh, từ tinh thần chuyển sang vật chất, đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt năm 1076. Nhận thức đựơc sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước, Trần Nhân Tông đã biết vận dụng nó trong giờ phút đất nước lâm nguy. Bằng hai câu thơ ngắn gọn, vua Trần đã củng cố được tinh thần binh sĩ, động viên chiến đấu, đạt hiệu quả ở trận Vạn Kiếp: "Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan Diễn dỡ tồn thập vạn binh" (Cối Kê việc cũ người nên nhớ,
- Hoan Diễn còn kia chục vạn quân). Nội dung yêu nước trong thơ thời Thịnh Trần không chỉ gắn với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống ngoại xâm, mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phú, trên cơ sở ý thức về khối cộng đồng vững chắc của dân tộc. Vua yêu nước cũng có nghĩa là thương dân, lo cho đời sống của dân. "Sinh dân nhất thị ngã bào đồng. Tứ hải hà tâm sử khốn cùng" (Hết thảy nhân dân đều là đồng bào của ta Nỡ lòng nào để cho bốn bể phải khốn cùng). (Nghệ An hành điện - Trần Minh Tông) Nước Đại Việt trong thời Trần thường trải qua chiến tranh. Sau mỗi lần quyết chiến, giành quyền độc lập, mỗi người đều nhận ra rằng: độc lập là rất quí, vì phải đổ nhiều xương máu mới đổi lấy được. Chính vì thế, giây phút đất nước được thanh bình, ngắm cảnh đồng quê mộc mạc, trẻ dắt trâu về trong tiếng sáo, cò từng đôi, thỉnh thoảng đáp xuống đồng... Thật giản dị, nhưng cảm thấy đáng yêu biết bao. Tình yêu nước ấy, cứ bàng bạc, có khắp trong các bài thơ nói về thiên nhiên. Đất nước này, ở đâu cũng đẹp. Trong những bài thơ Thiền cũng chứa chan tình yêu nước. Nhân văn là vẻ đẹp của con người. Nền văn học giàu tính nhân văn là nền văn học khẳng định, ca ngợi, đề cao vẻ đẹp của con người, đặc biệt là vẻ đẹp về tâm hồn, trí tuệ, nhân cách. Ở đó bao hàm cả một nội dung liên quan là nhân đạo. Nhân đạo là khái niệm cụ thể về đạo đức, thể hiện sự thương yêu, quí trọng và bảo vệ con người. Nội dung nhân văn trong thơ các vua Trần không chỉ thể hiện ở lòng yêu thương biết quan tâm đến con người, mà còn giúp con người được thể hiện và phát huy mọi năng lực của họ trong cuộc sống. Hơn ai hết, Phật giáo Thiền Tông ở thời Thịnh Trần, với tinh thần tự do, phá chấp, rất phóng khoáng đã làm cho con người được phát triển ở nhiều mặt? Khẳng định ở tròng mỗi con người đều có tự tính, chân tính, mọi người bình đẳng, Phật và chúng sinh không khác biệt, đó là một nét đẹp trong giáo lý Phật
- giáo, có ý nghĩa nhân văn rất cao (Phổ thuyết sắc thân, Phổ thuyết hướng thượng nhất lộ - Trần Thái Tông )Vua Nhân Tông biết phát hiện ở quần chúng những nét phẩm chất tốt đẹp và trân trọng họ (Trúc nô minh), nên các vị bô lão cũng từng được vời đến để hỏi việc nước. Nhà vua biết cảm thông cho số phận của những người cung nữ suốt đời mòn mỏi trong chốn cung son (Khuê oán). Ngắm sông Bạch Đằng, Trần Minh Tông vừa tự hào về chiến công lừng lẫy của dân tộc nhưng cũng vừa ngậm ngùi vì máu người đã đổ quá nhiều (Bạch Đằng Giang)... Đó là những biểu hiện của lòng nhân đạo. Tinh thần nhân đạo Phật giáo đã hòa làm một với tinh thần nhân ái truyền thống của dân tộc Việt, hòa với mặt tích cực trong đạo "nhân" của Nho giáo, "quy chân phản phác " của Lão giáo, góp phần tạo nên con người Đại Việt cao thượng, đẹp đẽ. Các vị vua thời Thịnh Trần đã góp phần tạo nên vẻ đẹp ấy với bản lĩnh vững vàng, giàu lòng yêu nước và nhân đạo sâu sắc. Họ là vua, nhưng số không ít trong họ cũng đồng thời là những Thiền gia thấm nhuần yếu chỉ của Thiền. Vì vậy "Việc đề cao phần đóng góp này của Phật giáo trong việc xây dựng con người Việt Nam trong quá khứ là một việc cần thiết và đúng đắn" [50; tr. 13]. Nói đến thơ thời Thịnh Trần, không thể bỏ qua vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo Thiền Tông đối với tư tưởng thời đại nói chung và các tác giả được khảo sát nói riêng. Khi tóm tắt những nét cơ bản của Thiền tông Việt Nam thời Lý-Trần, Đoàn Thị Thu Vân có viết: '"Thiền Tông Việt Nam thời Lý Trần có một số nét riêng": - Thiền được đưa vào cuộc sống, phục vụ đất nước và nhân dân (nhiều thiền sư chọn lối sống cư sĩ, nhưng khi đất nước cần thì tham chính, đánh giặc, vừa làm việc đời, vừa làm việc đạo), tu dưỡng nhân cách con người (an nhiên tự tại, vô cầu vô ngại, vui sống tự tin vào bản thân). - Thiền dung hợp với Nho và Lão để giúp con người phát triển toàn diện và phù hợp với con đường phát triển của đất nước. Thiền dung hợp với Tịnh độ, Mật tông và cả tín ngưỡng dân gian bản địa để phù hợp thực tiễn và đại chúng.
- Nói tóm lại, đó là một đạo Thiền đầy sức sống..." [88; tr.6] Như vậy, Thiền tông thời Lý-Trần không khuyên người ta lánh đời, bỏ bê việc nước, mà trái lại, rất tích cực nhập thế, làm cho đời thêm tốt đẹp. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước và nhân đạo, biết hy sinh vì lợi ích cộng đồng. Truyền thống ấy đã làm cho tôn giáo có luồng sinh khí, biến đổi để nó trở nên gần gũi và tích cực hơn. Phật giáo Thiền tông không đơn thuần là tôn giáo, tín ngưỡng mà đã trở thành quan niệm sống, triết lý nhân sinh cao cả. Đối với các vị vua Thịnh Trần, tôn giáo càng được vận dụng thiết thực hơn. Những ma thuật, những thuốc trường sinh... đều bị vua phê phán. Cõi Niết bàn tịch diệt với ý nghĩa đơn thuần của Phật giáo không còn, mà là sự tự tại ở thân, tâm. Làm được điều tốt, điều thiện, tức là thân tạm được nhẹ nhàng. Làm điều xấu, để lương tâm cắn rứt thì chẳng khác gì bị đày xuống mười tám tầng địa ngục. Đi tu hay không đi tu, điều đó không quan trọng, mà quan trọng là bản thân mỗi người có giữ được cho trong sáng, thanh cao hay không. Các vị vua Trần, trong đó có Trần Nhân Tông là Đệ nhất Tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử không hề có ý đồ lợi dụng tôn giáo để mê hoặc quần chúng làm điều xằng bậy. Các vua Trần phải chinh chiến liên miên, không phải vì hiếu chiến, hiếu sát, mà vì kẻ thù rắp tâm thôn tính đất nước, tàn hại nhân dân. Người dân Đại Việt cũng sẵn sàng hy sinh để gìn giữ chủ quyền. Yêu nước gắn với trung quân thời ấy là đúng đắn, bởi các vị vua ấy đại diện cho cộng đồng, vì lợi ích cộng đồng. Chính vì vậy, yếu tố dân chủ trong tư tưởng xã hội thời Thịnh Trần được phát huy khá tích cực, góp phần làm nên chiến thắng tạo nên hào khí Đông A rực rỡ một thời trong lịch sử dân tộc và trong văn học.
- Chương 2. THƠ CÁC VỊ VUA THỜI THỊNH TRẦN 2.1. CÁC CHỦ ĐỀ LỚN: 2.1.1. Hào khí Đông A 2.1.1.1- Hào khí là chí khí mạnh mẽ, hào hùng. Theo phép chiết tự thì chữ TRẦN ( ) gồm có hai phần: Đông và A Hào khí Đông Á là hào khí đời Trần. Không phải ngẫu nhiên mà khí thế hào hùng của nhân dân ta thời Trần đựơc sử gia đời sau đặt cho cái tên là Hào khí Đông A. Trải 215 năm xây dựng và chiến đấu, đời Lý đã phát huy truyền thống của hàng nghìn năm lịch sử, của "Quốc tộ như đằng lạc" để lầm nên "Nam quốc sơn hà". Đến đời Trần, khí thế ấy lại càng lớn mạnh làm nên chiến công oanh liệt, ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên-Mông, một đế quốc hung hãn khét tiếng thời Trung cổ, đã từng lừng lẫy và chiến thắng từ Á sang Âu. Nói đến thời Trần là nói đến hào khí Đông A, với khí phách hào hùng chống xâm lăng và tinh thần độc lập tự cường trong xây đựng đất nước. Tinh thần ấy thể hiện cụ thể khi giặc Nguyên - một đế quốc rộng lớn gấp trăm lần nước ta tràn sang xâm lấn, nhưng dân ta, từ trẻ đến già đều quyết tâm với tinh thần "sát Thát" để nêu cao ý chí lập công. Trần Thủ Độ khảng khái "Đầu chưa rơi xuống đất" thì không chịu bó tay. Trần Quốc Tuấn xin với vua "Trước hết hãy chặt đầu tôi đã, rồi sẽ hàng". Trần Bình Trọng "Thà làm ma đất Nam, không thèm làm vương đất Bắc". Trần Quốc Toản tuổi nhỏ chí cao với lá cờ "Phá cường địch, báo hoàng ân". Hội nghị tướng lĩnh ở Bình Than, hội nghị người già ở Diên Hồng thời Trần Nhân Tông mọi người đều nhất trí hô to "Đánh" khi nhà vua hỏi "Nên hàng hay đánh". Không phải dân ta hiếu chiến, hiếu sát, mà nguyện vọng muôn đời là muốn quốc thái dân an. Nhưng giặc độc ác, nghênh ngang "Uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham khôn cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn” (Hịch Tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn). Dã tâm của giặc rất lớn. Ta nhân nhượng, chúng cũng không để yên. Toàn dân Đại Việt ý thức được
- điều đó, nên thà chết chớ không chịu đầu hàng... Biết bao câu chuyện cảm động về vua tôi nhà Trần đánh giặc còn ghi sử sách. Đó là biểu hiện của hào khí Đông A. Hào khí ấy vẫn tỏa sáng khi đất nước thanh bình, mọi người cùng nhau xây dựng, hàn gắn vết thương sau chiến tranh, đồng thời cũng lo phòng thủ khi giặc lăm le trở lại. Chỉ trong vòng hai mươi chín năm, dân Đại Việt phải ba lần chống giặc. Dĩ nhiên là đã hy sinh nhiều, nhưng kết quả là thắng lợi. Đó là điều kỳ diệu mà thế giới phải kinh ngạc, thán phục. Những vần thơ để lại của các vua Trần về cuộc chiến này vừa hào hùng vừa thâm trầm bởi trong chiến tranh phải có sự anh dũng nhưng bên cạnh đó còn phải có sự hy sinh, gian khổ. 2.1.1.2- Thơ trực tiếp viết về chủ đề “Hào khí Đông A” không nhiều. Chủ yếu có ba bài của Trần Nhân Tông, một bài viết trước cuộc chiến tranh 1285: "Xuân nhật yết Chiêu Lăng", một bài, thật ra chỉ là hai câu thơ động viên binh sĩ trong trận chiến 1285 "Quân tu ký" và "Tức sự” cảm xúc sau chiến tranh, quân ta thắng lợi. Ý thơ, nói chung là nghĩ về cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Bên cạnh đó, thể hiện một niềm tin vững chắc vào sự trường tồn của Tổ quốc. Chiêu Lăng là nơi lăng mộ của vua Thái Tông. Vào ngày xuân, Nhân Tông "Yết Chiêu Lăng", không chỉ là thăm Chiêu Lăng mà còn là yết kiến, hầu chuyện với tiền nhân. Đây là một sự gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại, giữa đời trước và đời sau, giữa đời ông và đời cháu, rất hào hùng: "Tì hổ/ thiên môn túc, Y quan/ thất phẩm thông. Bạch đầu quân sĩ tại, Vãng vạng thuyết Nguyên Phong". (Nghìn cửa nghiêm tì hổ, Bảy phẩm đủ cân đai. Lính bạc đầu còn đó, Chuyện Nguyên Phong, kể hoài ("Xuân nhật yết Chiêu Lăng"
- Trần Lê Văn- dịch). Hình ảnh "tì hổ" (hùm gấu) được ví như sức mạnh vô địch của binh sĩ nhà Trần. Phạm Ngũ Lão cũng từng nhắc đến trong bài Thuật hoài: "Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu, ba quân khí mạnh, có thể át cả sao Ngưu trên trời. Hình ảnh người lính già đầu bạc là chứng nhân của quá khứ hào hùng của những năm Nguyên Phong (niên hiệu của Trần Thái Tông) vẫn còn đó với hào khí cuộc chiến năm Đinh Tỵ 1257. Năm ấy, vua Thái Tông đã đích thân lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất, có mặt ở những nơi nguy hiểm, đã chiến đấu và chiến thắng, đem lại niềm tin tưởng và tự hào cho dân tộc. Còn người lính già, đầu tóc bạc phơ vẫn trung thành, đứng cạnh ngôi mộ của chủ mà lòng tự hào vẫn không vơi đi theo thời gian, khiến người ta nhớ mãi. Theo Đại Việt sử ký, năm Giáp Thân 1285, Trần Hưng Đạo hội quân ở Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm để chọn người khỏe mạnh làm tiên phong vượt biển vào Nam. Lúc đó, quân ta khá mạnh, tụ họp đầy đủ. Trần Nhân Tông làm hai câu thơ dán ở đuôi thuyền ngự, lấy tích cũ ở cối Kê, để động viên tinh thần chiến đấu. Cũng có người cho rằng địch đang tấn công mạnh, quân ta đang rút. Nhưng thế nào đi nữa, hình ảnh vua Nhân Tông, một vị tổng chỉ huy chiến trận đẵ thực sự theo sát và chỉ đạo kịp thời cuộc chiến đấu, đã có một cuộc nghị sự thần tốc với Trần Hưng Đạo, và trấn an, khích lệ được lòng binh sĩ: "Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan, Ái do tồn thập vạn binh" (Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớ, Hoan, Ái đang con vạn chục quân)." ("Quân tu ký"- Đào Phương Bình - dịch) Ngày 17 tháng 3 năm Mậu Tý (tức 18/4/1288), sau trận thắng quyết định trên sông Bạch Đằng, triều đình đem các tướng giặc bị bắt là lích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi, Sầm Đoạn, Phàn Tiếp... làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng. Trần Nhân Tông thấy chân
- mấy con ngựa đá đều phải lấm bùn, vì trước đó, quân Nguyên tràn qua đây, đã đào Chiêu Lăng, định phá đi nhưng chưa kịp. Vua Nhân Tông cảm xúc, ngâm hai câu thơ: "Xã tắc/lưỡng hồi/ lao thạch mã Sơn hà/ thiên cổ/ điện kim âu" (Trên nền xã tắc hai lần ngựa đá phải mệt nhọc, Nhưng núi sông nghìn đời được đặt vững âu vàng). "Ngựa đá cũng hai lần mệt nhọ”, như thể cùng tham gia với toàn dân trong hai lần chiến đấu chống xâm lược (1285 - lần II, 1287 - lần III). Giặc dã man, muốn đào mồ mả tổ tiên, nhằm tiêu diệt ý chí chiến đấu của dân tộc ta. Nhưng chúng đã thất bại, núi sông nghìn đời được đặt vững âu vàng, nền độc lập, tự chủ của ta ngày càng bền vững. Cả ba bài đều rắn rỏi, chắc nịch như một lời hứa, là một niềm tin vững chắc vào sự trường tồn của dân tộc. Nghệ thuật đối càng nhấn mạnh thêm điều đó. Mấy chục năm sau, hào khí ấy vẫn còn vang vọng. Sông Bạch Đằng là nơi đã từng diễn ra cuộc chiến Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán (939), và Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên (1288). Khi Trần Minh Tông đi ngang vào một buổi chiều, lúc mưa xuân vừa tạnh, thấy hoa vàng điểm tô mặt đất, trong lòng tự hào nghĩ rằng "Non sông này xưa nay đã hai lần mở mắt và cuộc hơn thua giữa hai nước Hồ - Việt như mới thoáng qua". Bóng mặt trời chiều đỏ ối, rọi xuống nước sông, cứ ngỡ như máu chiến trường ngày trước chưa từng khô: "Giang thủy đình hàm tà nhật ảnh, Thác nghi chiến huyết vị tằng can" (Bạch Đằng Giang-Trần Minh Tông) Lời thơ tuy có hào hùng nhưng pha lẫn vẻ ngậm ngùi như đang chứng kiến cảnh thây rơi máu đổ vì chiến tranh. Đến "Việt giới", Minh Tông nghĩ rằng giữa hai nước Hoa và Di đâu có cách biệt nhau mấy, tại sao không thể yên ổn, để cùng nhau bước lên cõi thọ, đó chẳng là ước vọng của nhiều người hay sao:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể
0 p | 429 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 346 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
128 p | 184 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
123 p | 117 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề tiếp nhận văn học đương đại và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên ngày nay (Qua khảo sát tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
142 p | 134 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký
86 p | 192 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc
120 p | 87 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine
88 p | 103 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương
143 p | 107 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung
129 p | 127 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề dạy học “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong chương trình Văn ở trường trung học phổ thông
123 p | 134 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can
105 p | 105 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong luật tục Ê Đê
181 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
145 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
127 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 78 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn