intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tathimu Tathimu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

74
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh" có kết cấu nội dung gồm: thể loại ký trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, nội dung ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, nghệ thuật ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM KÝ<br /> NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM<br /> Mã số: 60.22.34<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> TPHCM- 2010<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại trường Đại Học Vinh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Trí Dũng<br /> <br /> Phản biện 1: .................................................................<br /> Phản biện 2: .................................................................<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ<br /> Họp tại:...............................................................................<br /> <br /> Vào lúc giờ ngày tháng năm 2010<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện:<br /> Đại học Vinh, Đại học Sài Gòn -TPHCM<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> 1.1. Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã<br /> nhận ra văn nghệ là một thứ vũ khí vô cùng sắc bén và lợi hại. Người<br /> dùng thơ văn nhằm đấu tranh chính trị, tiến công kẻ thù và theo sát<br /> những nhiệm vụ của cách mạng trên từng chặng đường lịch sử của<br /> dân tộc và tất cả đều thống nhất trên tinh thần “thép” của một người<br /> chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người<br /> bước đầu đặt nền móng và mở đường cho nền văn học cách mạng.<br /> 1.2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh<br /> là một khối đa dạng: phong phú về thể loại, đa dạng về bút pháp,<br /> phong cách sáng tạo đặc sắc, ngôn ngữ sáng tác bằng tiếng Pháp,<br /> tiếng Việt và cả tiếng Hán, chủ yếu trên các lĩnh vực: Văn chính luận,<br /> Truyện và ký, Thơ ca. Nhưng những tác phẩm ký của Người được<br /> viết vào những năm 20 của thế kỉ XX bằng tiếng Pháp và được đăng<br /> trên báo Nhân đạo (Hu manite), Người cùng khổ (Le Parie) và một số<br /> tác phẩm sau này đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một<br /> cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống.<br /> 1.3. Văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nói chung và<br /> một số tác phẩm ký của Người nói riêng có một vị trí đặc biệt quan<br /> trọng trong chương trình dạy ở các trường học. Do vậy đề tài Đặc<br /> điểm ký Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sẽ góp phần nhỏ vào quá<br /> trình giảng dạy ký trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.<br /> 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu<br /> 2.1. Cuộc đời, sự nghiệp và con người Hồ Chí Minh luôn là<br /> đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.<br /> Thống kê theo danh mục trong cuốn Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh<br /> về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2007 cho đến nay các công<br /> <br /> 2<br /> trình nghiên cứu, phê bình lớn, nhỏ về thơ văn của Người có đến gần<br /> 300 công trình. Có thể thấy các công trình nghiên cứu về thơ văn của<br /> Người thường theo các nội dung cơ bản:<br /> Thứ nhất, là những công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự<br /> nghiệp thơ văn, phong cách và quan điểm văn học của Nguyễn Ái<br /> Quốc – Hồ Chí Minh. Tiêu biểu là của các tác giả Hà Huy Giáp, Trần<br /> Thanh Mại, Đái Xuân Ninh, Phạm Huy Thông, Cù Đình Tú,…<br /> Thứ hai, là những bài nghiên cứu, phê bình về thơ Hồ Chí<br /> Minh như Vài suy nghĩ nhỏ về tư tưởng mĩ học Hồ Chí Minh qua<br /> sáng tác thơ của Nguyễn Đăng Mạnh, bài Tư duy nghệ thuật trong<br /> thơ Hồ Chí Minh của Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, bài Từ nguyên tác<br /> đến bản dịch Nhật kí trong tù của Lê Trí Viễn...<br /> Thứ ba, là các công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí<br /> Minh của các bạn nước ngoài như Haririson S.Salisbury với bài Nhà<br /> thơ có tâm hồn một con rồng, Anilenđu Sa cơra bôrôty với bài Hồ<br /> Chí Minh, con người giản dị và ý chí sắt thép, Viên Ưng với bài Bác<br /> Hồ một nhà thơ lớn,…<br /> Thứ tư, là những công trình nghiên cứu, phê bình những tác<br /> phẩm văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh hiện nay có<br /> khoảng 55 công trình. Trong đó Truyện và ký là đối tượng nghiên cứu<br /> của luận văn thì có khoảng trên 30 bài viết về các tác phẩm tiêu biểu<br /> như Bản án chế độ thực dân Pháp, Nhật ký chìm tàu, Con người biết<br /> mùi hun khói, Vừa đi đường vừa kể chuyện, Những mẩu chuyện về<br /> đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,…Các tác giả viết về những tác phẩm<br /> này phải kể đến Phạm Huy Thông với Nghệ thuật viết văn của Hồ<br /> Chủ Tịch qua Truyện và Ký; Hà Minh Đức với Tác phẩm văn của<br /> Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, 1997; Nguyễn Đăng Mạnh,<br /> <br /> 3<br /> Phong Lê, Phùng Văn Tửu với Vị trí Truyện và ký của Nguyễn Ái<br /> Quốc trong văn học Việt Nam,…<br /> 2.2. Phong cách nghệ thuật trong thơ văn của Người là sự<br /> phản ánh người thật, việc thật với sự độc đáo, đa dạng và thống nhất,<br /> kết hợp sâu sắc và nhuần nhị giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền<br /> thống và hiện đại.<br /> Tác giả Nguyễn Nghiệp đã nhận xét trong bài Truyện và ký<br /> của Nguyễn Ái Quốc mở ra một giai đoạn mới trong văn học như<br /> sau: “Sự cô đọng, súc tích, nét bút mô tả chắc mà hoạt cũng là một<br /> đặc điểm chung của truyện và ký Hồ Chủ tịch. Khó mà tìm thấy được<br /> một đoạn thừa, một chi tiết thừa nào trong tác phẩm của Người”.<br /> Tác giả Hoàng Dung thì lại cho rằng: “Người đã viết những<br /> truyện và ký như một ngòi bút phương Tây sắc sảo, điêu luyện rất<br /> Pháp. Không hiểu điều đó, chúng ta sẽ hết sức ngỡ ngàng. Ngòi bút<br /> của Người vốn giản dị. Giản dị vốn là phong cách hàng đầu của thơ<br /> văn Người” (Mấy suy nghĩ về giảng văn và giảng thơ văn Bác Hồ).<br /> Phạm Huy Thông trong Mấy lời nói đầu của tác phẩm<br /> Truyện và ký của Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Bút pháp sở trường của<br /> Người ở đây là châm biếm. Trong chừng mực nào nụ cười của Người<br /> xuất phát từ phong cách trào lộng của Người, trong chừng mực nào<br /> từ tính hài hước của người Pháp, mà phương châm sáng tác của<br /> Người vốn gọn, nhẹ, cho nên cách viết của Người đã dễ chinh phục<br /> bạn đọc. Lối chỉ trích của Người sắc sảo nhưng không đao to búa lớn<br /> mà bằng cười ruồi, nói mát càng làm cho văn Người thu hút cảm<br /> tình” [47,14-15].<br /> Sách Văn học 12 (Tập 1), trong bài Phong cách nghệ thuật<br /> cũng cho rằng những tác phẩm Truyện và ký của Người rất hiện đại,<br /> thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2