HUỲNH KIM TƯỜNG VI<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
<br />
HUỲNH KIM TƯỜNG VI<br />
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NAM BỘ<br />
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
KHÓA 2009 - 2011<br />
<br />
VINH, 2011<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
<br />
HUỲNH KIM TƯỜNG VI<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NAM BỘ<br />
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM<br />
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC<br />
Mã số: 60. 22. 01<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học<br />
TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN<br />
<br />
Vinh, 2011<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………<br />
<br />
1<br />
<br />
NỘI DUNG ……………………………………………………………<br />
<br />
12<br />
<br />
Chƣơng 1. NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
<br />
12<br />
<br />
1.1. Vùng đất Nam Bộ …………………………………………………<br />
<br />
12<br />
<br />
1.2. Phương ngữ Nam Bộ ……………………………………………...<br />
<br />
23<br />
<br />
1.3. Nhà văn Sơn Nam …………………………………………………<br />
<br />
38<br />
<br />
1.4. Tiểu kết ……………………………………………………………<br />
<br />
43<br />
<br />
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP TỪ ĐỊA PHƢƠNG NAM BỘ<br />
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM<br />
2.1. Lớp danh từ riêng ………………………………………………….<br />
<br />
44<br />
<br />
2.2. Lớp từ xưng hô …………………………………………………….<br />
<br />
51<br />
<br />
2.3. Lớp từ chỉ sông nước ………………………………………………<br />
<br />
54<br />
<br />
2.3.1. Từ định danh địa hình sông nước ………………………..........<br />
<br />
56<br />
<br />
2.3.2. Từ miêu tả vận động của dòng nước …………………….........<br />
<br />
58<br />
<br />
2.3.3. Từ chỉ phương tiện di chuyển trên sông nước ………………...<br />
<br />
65<br />
<br />
2.3.4. Từ chỉ hoạt động của người dân miền sông nước ……….........<br />
<br />
63<br />
<br />
2.3.5. Từ chỉ sản vật vùng sông nước ………………………………..<br />
<br />
65<br />
<br />
2.4. Lớp từ khẩu ngữ ……………………………………………………<br />
<br />
71<br />
<br />
2.5. Tiểu kết …………………………………………………………….<br />
<br />
75<br />
<br />
Chƣơng 3. TÁC DỤNG CỦA TỪ ĐỊA PHƢƠNG NAM BỘ<br />
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA SƠN NAM<br />
3.1. Làm nổi bật cảnh sắc của thiên nhiên Nam Bộ ……………………<br />
<br />
76<br />
<br />
3.2. Miêu tả cuộc sống, con người Nam Bộ ……………………………<br />
<br />
79<br />
<br />
3.2.1. Miêu tả cuộc sống Nam Bộ ……………………………………<br />
<br />
79<br />
<br />
3.2.2. Miêu tả con người Nam Bộ ……………………………………<br />
<br />
85<br />
<br />
3.2.3. Thể hiện phong tục Nam Bộ ……………………………..........<br />
<br />
95<br />
<br />
3.2.4. Thể hiện văn hóa ứng xử ……………………………………...<br />
<br />
97<br />
<br />
3.3. Tiểu kết …………………………………………………………….<br />
<br />
104<br />
<br />
KẾT LUẬN ……………………………………………………………<br />
<br />
105<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Văn học của mỗi vùng miền có một đặc sắc riêng, trong đó, văn học<br />
Nam Bộ đã để lại cho độc giả những ấn tƣợng rất đậm đà. Nói đến văn học Nam<br />
Bộ trƣớc 1945, ta thƣờng nhắc tới các tên tuổi nhƣ Trƣơng Vĩnh Ký, Huỳnh<br />
Tịnh Của, Trƣơng Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Trƣơng Duy Toản, Trần<br />
Chánh Chiếu, Hồ Biểu Chánh, Lê Hoàng Mƣu, Phi Vân, Nguyễn Chánh Sắt,<br />
Tân Dân Tử, Bửu Đình, Phú Đức,… Sau năm 1945, những tác giả nổi bật<br />
thƣờng đƣợc nhắc đến là Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Anh Đức,<br />
Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang Sáng… Những tác giả này sống ở Nam Bộ và<br />
chuyên viết về phƣơng Nam. Họ là kho tư liệu sống về con ngƣời, văn hóa, địa<br />
lý, lịch sử của vùng đất phƣơng Nam. Thông qua truyện, ký cũng nhƣ những<br />
công trình khảo cứu về đất và ngƣời phƣơng Nam của họ, chúng ta hiểu biết<br />
thêm về một thời oanh liệt của ông cha ta trong quá trình khai phá vùng đất mới<br />
này. Các tác giả đã có góc nhìn về vùng đất và con ngƣời phƣơng Nam tạo một<br />
dấu ấn sâu đậm cho độc giả hôm nay và mai sau. Các nhà văn phƣơng Nam đã<br />
vƣợt ra ngoài khuôn khổ của một quốc gia, dân tộc, tạo đƣợc tiếng vang lớn, làm<br />
cho độc giả trong và ngoài nƣớc phải ngƣỡng mộ.<br />
1.2. Nghiên cứu về các nhà văn của văn học Nam Bộ, chúng tôi thấy có<br />
nhiều công trình viết về các tác giả nhƣ Anh Đức, Đoàn Giỏi, Nguyễn Quang<br />
Sáng và đặc biệt là Sơn Nam. Sơn Nam nổi tiếng với truyện ngắn Hương<br />
rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962, tập truyện đƣợc nhiều độc giả đánh giá rất<br />
cao. Hương rừng Cà Mau đã chính thức khẳng định tên tuổi của nhà văn Sơn<br />
Nam, góp thêm cho văn học miền Nam một tiếng nói riêng. Sơn Nam đã hoàn<br />
thành bốn tập hồi kí, hơn 30 chục đầu sách văn học và khảo cứu; số lƣợng<br />
truyện ngắn khoảng 300 truyện; sự nghiệp sáng tác đó chính là những khám<br />
phá về vùng đất Nam bộ, những trang viết mang hơi thở của thiên nhiên, văn<br />
hóa và con ngƣời Nam Bộ.<br />
<br />