BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
-----š›&š›-----<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THANH HẰNG<br />
<br />
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ<br />
TRONG CA DAO NAM BỘ<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
VINH, 2011<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
-----š›&š›-----<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THANH HẰNG<br />
<br />
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ<br />
TRONG CA DAO NAM BỘ<br />
<br />
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC<br />
Mã số: 60.22.01<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG LƯU<br />
<br />
Vinh , 2011<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1<br />
CHƯƠNG 1: CA DAO VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC<br />
NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO ........................................................... 7<br />
1.1. Ca dao và các hướng nghiên cứu ca dao ở Việt Nam..................................... 7<br />
1.2. Vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật của ca dao ................................... 11<br />
1.3. Tu từ nghệ thuật trong ca dao ....................................................................... 14<br />
1.4. Ca dao Nam Bộ và việc sử dụng các hình thức nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ..........16<br />
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 27<br />
CHƯƠNG 2:MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TU TỪ TRONG CA DAO NAM BỘ ... 28<br />
2.1. Dẫn nhập ...................................................................................................... 28<br />
2.2. Một số phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ............................................ 28<br />
2.2.1. Phương tiện tu từ từ ngữ trong ca dao Nam Bộ ................................... 28<br />
2.2.2. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong ca dao Nam Bộ .............................. 57<br />
Tiểu kết chương 2................................................................................................. 76<br />
CHƯƠNG 3 :MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CA DAO NAM BỘ ......... 77<br />
3.1. Khái niệm biện pháp tu từ ............................................................................ 77<br />
3.2. Một số biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ ............................................... 78<br />
3.2.1. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong ca dao Nam Bộ.................................. 78<br />
3.2.1.1. So sánh ............................................................................................. 78<br />
3.2.1.2. Chơi chữ .......................................................................................... 87<br />
3.2.2. Biện pháp tu từ cú pháp trong ca dao Nam Bộ...................................... 95<br />
3.2.2.1. Sóng đôi ............................................................................................ 96<br />
3.2.2.2. Biện pháp lặp .................................................................................... 99<br />
3.2.2.3. Câu hỏi tu từ ..................................................................................... 106<br />
Tiểu kết chương 3............................................................................................... 115<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 116<br />
BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............. 119<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao chiếm một vị<br />
trí quan trọng. Ca dao là tiếng nói phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của<br />
quần chúng nhân dân, phản ánh lịch sử xã hội, và do vậy, nó là một kho tài<br />
liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và<br />
tinh thần của nhân dân lao động. Nội dung trữ tình của ca dao hết sức phong<br />
phú. Ta bắt gặp trong ca dao những "tiếng tơ đàn" ngân lên những giai điệu<br />
về tình yêu đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi, tiếng hát than thân,<br />
tiếng cười trào lộng… Xét về hình thức, ca dao là kho kinh nghiệm quí báu<br />
trong lĩnh vực nghệ thuật ngôn từ. Không phải ngẫu nhiên, nhiều nhà thơ tài<br />
năng ở các thời đại khác nhau đã tìm thấy ở ca dao những bài học sáng tạo<br />
đáng giá. Ta mới hiểu vì sao, đối với ngành Ngữ văn lâu nay, việc học tập,<br />
tìm hiểu, nghiên cứu ca dao vẫn chưa hề mất tính thời sự. Từ những góc nhìn<br />
khác nhau, các nhà nghiên cứu không ngừng cho ra đời các công trình có giá<br />
trị về mảng đề tài này.Tuy thế, ca dao Việt Nam, nhất là bộ phận ca dao thuộc<br />
các vùng miền vẫn ẩn chứa những vấn đề thú vị, đòi hỏi được tìm hiểu kĩ<br />
lưỡng, sâu sắc thêm.<br />
1.2. Trên tấm "bản đồ văn hóa dân gian Việt Nam" miền đất Nam Bộ<br />
có nhiều nét đặc thù. Bộ phận ca dao của vùng đất này là một minh chứng<br />
sinh động. Với những gì đã sưu tập được, ta có thể thấy tính đa dạng, phong<br />
phú và đặc sắc của ca dao Nam Bộ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức<br />
biểu hiện.Trong thực tế, việc nghiên cứu ca dao Nam Bộ vẫn chưa được tiến<br />
hành đầy đủ, đúng với những gì lẽ ra nó được tìm hiểu. Chọn vấn đề Một số<br />
phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ làm đề tài luận văn<br />
thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu vào một trong những biểu hiện đa dạng và đặc<br />
sắc nhất của hình thức ca dao vùng này, nhằm khám phá sâu sắc thêm các giá<br />
trị tiềm ẩn, cắt nghĩa sức sống lâu bền của nó, đồng thời hiểu được những nét<br />
<br />
2<br />
<br />
riêng về văn hoá của một vùng đất. Đặt vấn đề này trong bối cảnh nghiên cứu<br />
của ngành Ngữ văn hiện nay, chúng tôi cho rằng đây là sự lựa chọn có ý<br />
nghĩa.<br />
1.3. Hiện nay, trong chương trình Ngữ văn THPT và nhất là bậc đại học, ca<br />
dao được đưa vào giảng dạy và học tập với số lượng tác phẩm đáng kể. Các<br />
nhà soạn sách giáo khoa đã có quan điểm đúng khi chú ý đến ca dao của người<br />
Kinh và của các tộc người thiểu số, của vùng Bắc cũng như vùng Trung và Nam<br />
Bộ. Việc có mặt các tác phẩm ca dao thuộc nhiều vùng miền khác nhau như vậy<br />
mới phản ánh được sự đa sắc của nó. Trước tình hình ấy, sự lựa chọn đề tài nghiên<br />
cứu của chúng tôi có thêm ý nghĩa thực tiễn. Nếu công trình thực sự có chất<br />
lượng, giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chắc chắn sẽ góp phần thiết thực<br />
nhất định cho việc tìm hiểu, học tập ca dao ở các bậc học trong nhà trường.<br />
2. Lịch sử vấn đề<br />
Việc tìm hiểu tu từ nghệ thuật (nghiên cứu ở phương tiện tu từ ngữ nghĩa)<br />
trong ca dao đã và đang được nhiều người quan tâm từ hai góc độ: lý luận và<br />
nghiên cứu ứng dụng. Tất nhiên, trong những công trình, bài viết mang tính lý<br />
luận vẫn có những ví dụ minh họa như là một phần ứng dụng. Ngược lại, trong<br />
những công trình ứng dụng, không thể thiếu những luận điểm lý thuyết.<br />
Cho đến nay, đã có không ít công trình với những tính chất và qui mô<br />
khác nhau về ca dao Nam Bộ. Ca dao dân ca Nam Bộ (Bùi Mạnh Nhị chủ biên,<br />
Nxb Tp.HCM, 1984) là một cuốn sưu tập, nhưng cũng đã phác họa được đôi nét<br />
về đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao này. Cuốn Ca dao Đồng Tháp Mười<br />
(Đỗ Văn Tân, Sở VH - TT Đồng Tháp, 1984) đã tập hợp trên 900 câu ca dao một thành công đáng kể trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá<br />
dân tộc ở vùng Đồng Tháp Mười. Giang Minh Đoán có Kiên Giang qua ca dao<br />
(Nxb Tp.HCM, 1997) sưu tầm 272 câu ca dao về thiên nhiên, con người ở vùng<br />
đất Kiên Giang, qua đó, tác giả nêu lên một số nét trong phong tục tập quán của<br />
vùng sông nước, khu sinh thái U Minh Thượng. Tập thể tác giả của Khoa Ngữ<br />
<br />