intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đê ftaif nghiên cứu ngôn ngữ của thể du kí trên Nam Phong tạp chí (1917–1934) thể hiện qua phương thức tổ chức ngôn ngữ, các đặc điểm phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, văn phong, cú pháp… để từ đó thấy được những đặc trưng ngôn ngữ của thể du kí, sự khác biệt của ngôn ngữ du kí với các thể loại khác. Đồng thời thấy được dấu ấn ngôn ngữ của văn học giai đoạn giao thời in đậm qua các tác phẩm du kí, có một cái nhìn cụ thể hơn về quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ mô hình trung đại sang hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ HƢƠNG GIANG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA THỂ DU KÍ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 – 1934) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thái Nguyên, năm 2013
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VŨ HƢƠNG GIANG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA THỂ DU KÍ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 – 1934) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Hảo Thái Nguyên, năm 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K19 - Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Cao Thị Hảo - người thầy rất nghiêm khắc, tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô và bè bạn đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày 29 tháng 03 năm 2013 Tác giả luận văn Vũ Hƣơng Giang i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào khác. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2013 Tác giả luận văn Vũ Hương Giang Xác nhận Xác nhận của trưởng khoa chuyên môn của người hướng dẫn khoa học TS. Cao Thị Hảo ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn .......................................................................................................... i Lời cam đoan ......................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................. iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 9 6. Đóng góp mới của luận văn............................................................................... 9 7. Cấu trúc luận văn.............................................................................................. 10 NỘI DUNG...................................................................................................... 11 Chƣơng 1. THỂ DU KÍ VÀ NAM PHONG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX ...... 11 1.1. Bối cảnh lịch sử văn hoá, văn học những năm đầu thế kỷ XX tác động tới sự xuất hiện của Nam Phong tạp chí và thể loại du kí ............... 11 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - văn hóa ......................................................................... 11 1.1.2. Bối cảnh văn học ........................................................................................ 14 1.2. Nam Phong tạp chí trong dòng chảy giao lưu văn hoá những năm đầu thế kỷ XX ..................................................................................................... 17 1.3. Đặc điểm thể loại du kí và diện mạo thể du kí trên Nam Phong tạp chí ... 19 1.3.1. Đặc điểm của thể du kí .............................................................................. 19 1.3.2. Thể du kí trên Nam Phong tạp chí ............................................................ 21 1.4. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................... 24 1.4.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................ 24 1.4.2. Đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí ........................................... 26 Chƣơng 2. PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA THỂ DU KÍ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ ................... 29 2.1. Kết hợp ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ khoa học ............................... 29 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 2.1.1. Lối văn bóng bẩy, giầu tính biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật ........... 29 2.1.2. Ngôn ngữ khoa học, chính xác, kết hợp nhiều lĩnh vực liên ngành ....... 38 2.2. Phương thức miêu tả cụ thể hóa, chi tiết đối tượng phản ánh .................... 45 2.2.1. Trên cấp độ cấu trúc của ngôn ngữ ........................................................... 45 2.2.2. Trên các phương thức biểu đạt của ngôn ngữ .......................................... 49 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM PHƢƠNG TIỆN NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA THỂ DU KÍ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ .................... 57 3.1. Hệ thống từ Hán Việt và lối diễn đạt biền văn ............................................ 57 3.1.1. Hệ thống từ Hán Việt ................................................................................. 57 3.1.2. Lối diễn đạt biền văn ................................................................................. 61 3.2. Hệ thống từ cổ và phong cách diễn ngôn lệ cổ .......................................... 65 3.2.1. Hệ thống từ cổ ............................................................................................ 65 3.2.2. Phong cách diễn ngôn lệ cổ ....................................................................... 66 3.3. Hệ thống từ ngữ mang tính khẩu ngữ, đời thường...................................... 71 3.4. Hệ thống từ ngữ và lối diễn đạt du nhập từ Phương Tây ........................... 77 3.4.1. Hệ thống từ ngữ ngoại lai .......................................................................... 78 3.4.2. Câu văn khúc triết mạch lạc, ngắn gọn ảnh hưởng lối diễn đạt phương Tây .................................................................................................. 82 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 92 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Bước sang đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chuyển mình từ quỹ đạo trung đại sang thời kì hiện đại, thoát khỏi tầm ảnh hưởng hàng nghìn năm của văn hóa khu vực, hội nhập với văn hóa phương Tây đặc biệt là văn hóa Pháp. Quá trình hiện đại hóa đã mang đến cho văn học một diện mạo hoàn toàn mới với sự xuất hiện của hàng loạt các trào lưu văn học, tư tưởng nghệ thuật, chủ đề, đề tài mới, đáng chú ý nhất là sự thay đổi của hệ thống thể loại. Cơ cấu của những thể loại cũ có xu hướng bị phá vỡ, đồng thời xuất hiện nhiều thể loại mới làm cho đời sống văn học thêm phong phú và sinh động. Thể loại du kí xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học. Ngay từ thời kì trung đại nó đã manh nha xuất hiện trong một số tác phẩm ghi chép những sự kiện, những danh lam thắng cảnh của quê hương như: Thƣợng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật kí của Phạm Phú Thứ… Tuy nhiên phải đến đầu thế kỷ XX, du kí mới thực sự trở thành một dòng chảy mạnh mẽ góp phần quan trọng vào đời sống văn học giai đoạn này. Du kí là một thể tài đặc biệt của văn học Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm, các tác giả không chỉ giới thiệu những danh lam thắng cảnh, những sự kiện, những miền xứ sở mình đã đi qua mà còn thể hiện khá rõ tình yêu với non sông đất nước, trân trọng những tập tục, truyền thống văn hóa khác nhau. Chính vì vậy, du kí trở thành nguồn tư liệu quý báu cho những thế hệ sau. Đọc du kí, người ta có thể thấy được cả lịch sử, địa lí, văn hóa phong tục, tập quán… ở trong đó, cung cấp những vốn kiến thức phong phú, phản ánh những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của con người, bồi đắp tình yêu với quê hương cho độc giả. 1.2. Ngôn ngữ là phương tiện rất quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó là hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại của nội dung tác phẩm, là phương diện bộc lộ tài năng của nhà văn, không có ngôn ngữ nhà văn không thể sáng tạo ra tác phẩm. Mặt khác, mỗi thể loại văn học đều mang dấu ấn lịch sử, thời 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. đại. Tính lịch sử của thể loại biểu hiện trên tất cả các phương diện. Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng biểu hiện tính thời đại của văn học. Thông qua nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của thể tài du kí trên Nam Phong tạp chí sẽ giúp chúng ta thấy được dấu ấn ngôn ngữ của giai đoạn văn học giao thời, có một cái nhìn cụ thể hơn về quá trình hiện đại hóa văn học. Hơn nữa, chúng ta cũng thấy được diện mạo riêng, những nét khác biệt của ngôn ngữ du kí so với các thể loại văn học khác. 1.3. Đầu thế kỉ XX, sự du nhập của văn hóa phương Tây đã làm thay đổi toàn bộ đời sống của dân tộc về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục đặc biệt là làm cho giao thông từng bước phát triển, giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng, với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại, việc đi lại được thuận tiện hơn. Đây là điều kiện khách quan tạo cơ hội cho những nhà văn, nhà nghệ sĩ yêu thích Đi và Xem khám phá mọi miền đất nước. Chính vì vậy mà hàng loạt tác phẩm du kí đã ra đời. Trên Nam Phong tạp chí, có hẳn một mục dành riêng cho du kí với sự góp mặt của hàng loạt những cây bút tiêu biểu như: Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng Vân, Trần Trọng Kim… Trải qua 17 năm, Nam Phong tạp chí đã cho ra đời 62 tác phẩm của hơn 40 tác giả. Sự nở rộ của thể loại du kí trong những năm đầu thế kỉ XX đã khẳng định vị trí quan trọng của thể loại này trong nền văn học dân tộc ở chặng đường đầu của quá trình hiện đại hóa văn học. Tuy nhiên hiện nay việc nghiên cứu về ngôn ngữ của thể tài du kí trên Nam Phong tạp chí vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Với mong muốn tìm hiểu và làm sáng rõ hơn những đặc trưng ngôn ngữ của thể tài du kí trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng hiện đại hóa văn học, chúng tôi đã chọn đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934)”. Thông qua việc thực hiện đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ khẳng định được phần nào những đóng góp của du kí trên Nam Phong tạp chí trong buổi đầu hình thành nền văn xuôi Quốc ngữ. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về du kí trên Nam Phong tạp chí Du kí là một thể tài tuy xuất hiện khá sớm trong đời sống văn học, nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức trong giới nghiên cứu phê bình, phần lớn mới chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ, những nghiên cứu sơ lược, chỉ nhắc tới du kí khi bàn về thể kí nói chung. Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất bản năm 1950 có nhắc tới thể tài du kí một cách sơ lược. Đến năm 1965, Phạm Thế Ngũ với cuốn Việt Nam văn học sử giản ƣớc tân biên có bàn tới du kí trong sáng tác của Phạm Quỳnh. Ông đưa ra nhận xét “Du kí Phạm Quỳnh thiên về biên khảo, văn nghị luận nhiều hơn văn cảm giác… Phạm Quỳnh đã biết thuật chuyện có duyên, biết điểm vào những đoạn tả cảnh xinh tươi, nhất là khéo biết sử dụng một lời văn thanh thoát trang nhã” [26.196]. Ở đây, nhà nghiên cứu đã đánh giá cao tài năng viết du kí của học giả Phạm Quỳnh. Lối viết văn của ông chủ bút báo Nam Phong không chỉ đơn thuần là những khảo cứu, ghi chép mà còn mang đậm chất văn chương ở cách tả cảnh, cách kết hợp từ ngữ khéo léo. Ông khẳng định “Phạm Quỳnh là người tranh đấu cho câu văn Quốc ngữ”. [26. 196] Năm 1967, Tạp chí văn học (số 2) có bài Về thể kí của tác giả Tầm Dương. Trong bài viết của mình, tác giả phân loại thể kí, và du kí được xem là một phần của kí sự “du kí là kí lại những sự (những điều mắt thấy tai nghe) trong lúc du” [8]. Tạp chí văn học (số 6), tác giả Nam Mộc trong bài viết Thể kí và vấn đề về người thật, việc thật nhận định “có thứ bút kí phản ánh người, việc và cảm nghĩ diễn biến trong không gian theo bước đi của nhà văn đó là du kí”. [23] Năm 1968, trong công trình Mục lục phân tích Nam Phong tạp chí (1917 – 1934), Nguyễn Khắc Xuyên đưa ra nhận xét “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy sống trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn thì đây theo tờ Nam Phong chúng ta có thể phần nào làm lại cuộc hành trình qua tất cả các phong cảnh hùng vĩ nhất, 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam, từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến đảo Phú Quốc, từ núi Tiên Du đến cảnh Hà Tiên và Ngũ Hành Sơn, từ Cổ Loa, Hạ Long đến Huế thơ mộng… Với thời gian những tài liệu này hẳn sẽ trở nên quý hóa đối với chúng ta. Trong mục Du kí này phải kể bài Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác, Lại tới Thần Kinh của Nguyễn Tiến Lãng, Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam kì và nhất là Pháp du hành trình nhật kí của Phạm Quỳnh” [42.34]. Du kí trên Nam Phong tạp chí mang lại những giá trị rất lớn, nó không chỉ đơn thuần thể hiện tình yêu quê hương, ngợi ca khung cảnh tuyệt đẹp của đất nước được thể hiện trên mỗi trang giấy mà còn là kho tư liệu có giá trị trong mọi thời đại. Năm 1942, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói một cách sơ lược về thể loại du kí khi nói tới nhóm nhà văn của Nam Phong tạp chí. Đặc biệt tác giả đã nhắc tới tác phẩm du kí: Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký. Trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học do nhà nghiên cứu Mã Giang Lân chủ biên cũng đề cập tới thể tài du kí:“Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ phải kể đến thể tài du kí. Đây là một hình thức bút kí văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau…nguồn gốc của du kí cần tìm trong hình thức tùy bút, kí sự truyền thống”.[16] Điểm lại các công trình trên, ta thấy thể du kí mới chỉ được các tác giả nghiên cứu một cách sơ lược, chưa thành hệ thống, chưa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào về thể du kí trên Nam Phong tạp chí. Đáng chú ý nhất khi nghiên cứu về du kí nói chung và du kí trên Nam Phong tạp chí nói riêng phải kể đến Nguyễn Hữu Sơn với hàng loạt các bài nghiên cứu: Báo văn nghệ quân đội, số 10, năm 2000 có bài Thể tài du kí về Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX; báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 6, năm 2000 xuất hiện bài Phác thảo du kí Hà Nội trước cách mạng tháng Tám; báo Văn nghệ Hạ Long, số tết, năm 2012 đăng bài Du kí Quảng Ninh nửa 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. đầu thế kỷ XX; Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 570, năm 2006 có bài Thể tài du kí và các tác giả Nam bộ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1945; Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4, năm 2007 với Thể tài du kí trên Tạp chí Nam Phong (1917 – 1934); Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 619 có bài Du kí về vùng văn hóa Sài Gòn – Nam bộ. Trong cuốn Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba (5 – 7/12/2008) xuất hiện bài viết Du kí của người Việt Nam viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt – Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX. Đặc biệt vào năm 2007, tác giả Nguyễn Hữu Sơn đã dày công biên soạn, sưu tầm và giới thiệu bộ Du kí Việt Nam, Tạp chí Nam phong (1917 – 1934) gồm 3 tập. Trong bộ sách tác giả đã giới thiệu đầy đủ 62 tác phẩm du kí đăng trên Nam Phong tạp chí. Sau khi bộ du kí ra đời trên diễn đàn nghiên cứu văn học đã xuất hiện hàng loạt các bài viết về thể du kí, mở ra một bước phát triển mới của việc nghiên cứu thể tài này. Báo Doanh nghiệp ra ngày 13.05.2007 có bài viết của Trung Sơn Viết cho sự đi nêu lên một số đặc trưng của thể du kí như điều kiện ra đời, đặc trưng về không gian, thời gian… Báo Tuổi trẻ ngày 23.03.2007, Phạm Xuân Nguyên viết bài Đọc sách để đi chơi có nhận định “Đọc du kí để hiểu biết, có thêm thông tin tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du kí này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn học hiện đại, muốn chuyển tải và gửi gắm tới quốc dân đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh”.[25] Báo Văn nghệ thể thao ngày 27.04.2007 xuất hiện bài Du kí như một thể tài của tác giả Linh Lê. Trong đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn khi trả lời tác giả Linh Lê khẳng định “Du kí cần quan niệm như một thể tài. Thể tài du kí cần hiểu là nhấn về phía đề tài, nội dung và cảm hứng nghệ thuật của người viết chứ không phải về phía thể loại”. Báo điện tử Ngƣời đại biểu nhân dân ra ngày 01.04.2007, tác giả Phong Lê có bài Du kí Việt Nam trên Tạp chí Nam Phong. Trong bài viết của 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. mình tác giả đã khẳng định du kí không chỉ cung cấp khối lượng tri thức phong phú cho bạn đọc mà “với người nghiên cứu văn học, đây là một minh chứng cho một giai đoạn quan trọng của lịch sử văn học dân tộc – giai đoạn bản lề, giao thời trên tất cả các phương diện của ngôn ngữ và thể loại, của tác giả và công chúng, của nội dung học thuật và tư duy nghệ thuật… Sau thời giao chuyển được phản ánh và kết đọng rất rõ qua Tạp chí Nam Phong, mà 62 du kí là một bộ phận, đến thời kì hoàn thiện diện mạo hiện đại của nó, từ 1930 – 1945”.[18] Ngoài ra còn một số bài viết khác như: Du kí Việt Nam – một bộ sách quý của Trần Hữu Tá, Nguyễn Anh với bài Du kí Việt Nam, ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm… Gần đây, cuốn giáo trình Văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1900- 1932 (2010) của Cao Thị Hảo cũng đề cập đến thể loại du kí khi phân tích về văn xuôi Quốc ngữ Bắc kì với sự định hình xu hướng “tả thực” và các thể loại: kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Trong đó nhà nghiên cứu khẳng định “mặc dù bám sát hiện thực, lấy gốc rễ từ những vấn đề có thực nhưng thể loại kí giai đoạn đầu thế kỉ XX ở Bắc kì không thể hiện một cách tiếp cận đời sống thông qua điều tra, khám phá, nhận thức thực tại như kiểu phóng sự ở giai đoạn sau mà mang đặc điểm của một thể văn xuôi trữ tình chủ yếu mô tả cảnh vật, sự việc, con người, hoặc ghi chép những xúc cảm, suy nghĩ trước thiên nhiên… Kí còn có mối giao thoa với tiểu thuyết.”[10.120] Những công trình, bài viết trên đã phần nào đi sâu vào tìm hiểu những đặc trưng về mặt nội dung và nghệ thuật, vai trò của thể tài du kí, khẳng định những thành tựu của thể loại này trong lịch sử phát triển văn học. 2.2. Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong tạp chí Như đã nói ở trên, ngôn ngữ có vai trò quan trọng không chỉ đối với tác phẩm văn học mà còn với cả công chúng độc giả. Nó là phương tiện, là cầu 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. nối giữa tác giả với tác phẩm, giữa độc giả với tác phẩm. Tuy nhiên, ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong tạp chí mới chỉ bước đầu được các tác giả quan tâm trong một số công trình nghiên cứu. Khi nghiên cứu về ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật buổi đầu tiếp xúc Á – Âu, các tác giả trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 – 1945) đã nhắc đến ngôn ngữ của Phạm Quỳnh và đưa ra nhận xét: “Do không nắm được quy luật của ngôn ngữ Việt Nam, câu văn xuôi Phạm Quỳnh dở Tây dở Tàu, khệnh khạng, lủng củng, dài lòng thòng.”[6.214] Tuy nhiên, cùng với những hạn chế đó, chúng ta cần thấy được những đóng góp của Phạm Quỳnh cũng như các tác giả du kí trên Nam Phong tạp chí đối với việc định hình văn học Quốc ngữ đầu thế kỉ XX. Trong Du kí Việt Nam, Tạp chí Nam Phong (1917 – 1934), khi giới thiệu về cuốn sách, Nhà xuất bản Trẻ cũng đề cập đến vấn đề ngôn ngữ của thể du kí trên Nam Phong tạp chí và đưa ra nhận định: “Vẫn có những câu văn biền ngẫu, đăng đối, nặng từ Hán Việt… Bên cạnh những ghi chép sinh động, hấp dẫn đôi khi pha chút hóm hỉnh và chêm vào cả những câu tiếng Pháp, rất gần gũi với cách hành văn của những nhà văn Pháp. Nhưng đa phần các bài du kí đã thể hiện một lối viết tiếng Việt trong sáng, nhuần nhị…” [33.8] Bên cạnh đó, Đặng Hoàng Oanh trong bài viết Ngôn ngữ du kí Phạm Quỳnh đăng trên báo điện tử PhongDiep.net đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ du kí Phạm Quỳnh về mặt từ vựng và ngữ pháp. Tác giả bài viết khẳng định “Có thể xem việc hăng hái viết du kí của Phạm Quỳnh là một sự thể nghiệm tiếng Việt Quốc ngữ trong lĩnh vực văn xuôi... Bên cạnh từ Hán trong du kí Phạm Quỳnh còn xuất hiện không ít từ tiếng Pháp…”[29] Tiêu biểu là bài viết Nghệ thuật ngôn từ du kí Quốc ngữ Việt Nam giai đoạn giao thời của tác giả Trần Thị Tú Nhi đăng trên Cổng thông tin điện tử trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - www.hcmup.edu.vn. Bài viết đã chỉ ra sự kết hợp giữa ngôn từ khoa học và ngôn từ nghệ thuật, mặt 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. khác cũng chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trong giai đoạn giao thời. Tác giả khẳng đinh “Từ Hán Việt và lối diễn đạt biền văn, từ cổ và phong cách diễn ngôn cũ, hệ thống từ ngữ và cách diễn đạt du nhập từ phương Tây… một mặt, chúng mang lại những giá trị nghệ thuật quan trọng cho du kí nhưng mặt khác, đó cũng là biểu hiện của sự chập chững của văn phong Quốc ngữ trong những ngày đầu.” [27.26] Nhìn nhận một cách tổng thể những công trình nghiên cứu, những bài viết nói trên, chúng tôi nhận thấy: 1. Thể tài du kí trên Nam Phong tạp chí đã bước đầu được các tác giả tập trung nghiên cứu trên nhiều khía cạnh: điều kiện ra đời, mục đích, chủ đề, đề tài, cảm hứng nghệ thuật, nội dung, đặc trưng nghệ thuật… 2. Ngôn ngữ của thể du kí trên Nam Phong tạp chí mới chỉ được đề cập đến trong một số bài viết, chưa có một công trình độc lập nào nghiên cứu, khảo sát, hệ thống hóa để có một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc nhất. Những khoảng trống trong lịch sử vấn đề đã khẳng định hướng nghiên cứu của chúng tôi là có ý nghĩa khoa học. Nó cũng mở ra rất nhiều những khó khăn thách thức cho người nghiên cứu. Tuy nhiên để bổ sung một cái nhìn toàn diện đối với thể du kí trên Nam Phong tạp chí, chúng tôi quyết định chọn hướng nghiên cứu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934). 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Trong văn học trung đại, thể kí đã xuất hiện với một số tên tuổi, nhưng phải đến những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn văn học giao thời thể du kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đối với luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu toàn bộ 62 tác phẩm du kí được in trên Nam Phong tạp chí giai đoạn 1917 – 1934 của gần 40 tác giả. Trong đó tập chung chủ yếu vào ba tác giả Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục. Ngoài ra kết hợp so sánh với một số tác phẩm du kí khác. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Thực hiện luận văn, chúng tôi không nghiên cứu toàn bộ nội dung, đặc trưng nghệ thuật của thể du kí mà chỉ tập trung vào nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong tạp chí. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu ngôn ngữ của thể du kí trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934) thể hiện qua: phương thức tổ chức ngôn ngữ, các đặc điểm phương tiện ngôn ngữ như: từ ngữ, văn phong, cú pháp… để từ đó thấy được những đặc trưng ngôn ngữ của thể du kí, sự khác biệt của ngôn ngữ du kí với các thể loại khác. Đồng thời thấy được dấu ấn ngôn ngữ của văn học giai đoạn giao thời in đậm qua các tác phẩm du kí, có một cái nhìn cụ thể hơn về quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ mô hình trung đại sang hiện đại. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp so sánh, đối chiếu văn học. - Phương pháp tổng hợp, khái quát vấn đề. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành. 6. Đóng góp mới của luận văn - Cung cấp một cái nhìn đầy đủ về đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của thể loại du kí trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934). - Khẳng định những đóng góp cụ thể và những hạn chế nhất định về phương diện ngôn ngữ của thể du kí trên Nam Phong tạp chí. Qua đó góp phần đánh giá những đóng góp của Nam Phong tạp chí cho tiến trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Thể du kí và Nam Phong tạp chí trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX Chương 2: Phương thức tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong tạp chí Chương 3: Đặc điểm phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam Phong tạp chí 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. NỘI DUNG Chƣơng 1 THỂ DU KÍ VÀ NAM PHONG TẠP CHÍ TRONG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX 1.1. Bối cảnh lịch sử văn hoá, văn học những năm đầu thế kỷ XX tác động tới sự xuất hiện của Nam Phong tạp chí và thể loại du kí 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - văn hóa Sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác thuộc địa. Để phục vụ lâu dài cho quá trình vơ vét bóc lột nước ta chúng xây dựng lên một bộ máy cai trị mới làm xã hội Việt Nam thay đổi sâu sắc và toàn diện, chuyển từ chế độ phong kiến sang thực dân nửa phong kiến, bộ mặt xã hội, thiết chế xã hội thay đổi nhanh chóng. Nếu giai đoạn trước, nước ta chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp thô sơ, thủ công, lạc hậu, nghèo nàn thì giờ đây với sự du nhập của các yếu tố khoa học kĩ thuật phương Tây một nền sản xuất mới, tiên tiến bắt đầu hình thành với sự xuất hiện của các đô thị hiện đại như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn…, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, hầm mỏ ra đời làm cho toàn bộ đời sống kinh tế xã hội thay đổi. Đặc biệt là sự xuất hiện của các giai tầng mới trong xã hội. Trong xã hội phong kiến chỉ có hai giai cấp chủ yếu là địa chủ và nông dân đến giai đoạn này cơ cấu giai cấp xã hội chuyển biến nhanh chóng với sự có mặt của nhiều giai tầng mới nhất là giai cấp tư sản, tiểu tư sản và công nhân, dân nghèo thành thị. Những giai cấp này có vị trí xã hội, đời sống kinh tế và thái độ chính trị khác nhau. Mặt khác, để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa được thuận tiện, thực dân Pháp đã cho xây dựng một hệ thống cơ sở giao thông liên lạc hiện đại, làm cho nhu cầu hiểu biết và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền ngược miền xuôi, nông thôn thành thị… ngày càng được mở rộng. Giao thông thuận lợi, việc đi lại được dễ dàng hơn chính là một trong những tiền đề kích thích 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. mạnh mẽ sự ra đời và phát triển của thể loại du kí. Muốn sáng tác được những tác phẩm chân thực buộc các nhà du hành phải đi, quan sát và khám phá, dù chuyến đi đó ngắn hay dài. Trong xã hội cũ việc đi lại vô cùng khó khăn, con người hầu như chỉ quanh quẩn bên giếng nước, gốc đa, sân đình. Đến thời kì hiện đại, giao thông thuận tiện, nhu cầu đi và xem được đáp ứng, nhiều tác phẩm du kí có cơ hội nảy sinh. Đặc biệt, thời kỳ này chữ Nho văn tự chính thức của các triều đại phong kiến sử dụng qua nhiều thế kỷ sắp bị thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ từ một sản phẩm của cộng đồng thiên chúa giáo bị tẩy chay kịch liệt suốt nhiều thế kỷ đến đầu thế kỷ XX trở thành ngôn ngữ chính thống được đông đảo người Việt chấp nhận. Và “khi công dụng của chữ Quốc ngữ đã thoát ra khỏi giới hạn chật hẹp đó để trở thành một công cụ thuận tiện và lợi hại cho việc chuyên chở tri thức, phổ cập khoa học, phát triển văn chương học thuật… thì chữ Quốc ngữ, trong không đầy hai chục năm đã nhanh chóng thay thế chữ Hán, thâm nhập dần vào mọi hoạt động của giao tế xã hội” [20.80]. Những tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng đã xuất hiện trên văn đàn. Nhiệm vụ của văn học lúc này là phải xây dựng được một nền quốc văn mới. Ngay trong số báo đầu tiên của tạp chí Nam Phong ra ngày 1 tháng 7 năm1917, chủ bút Phạm Quỳnh đã xác định một trong những mục tiêu của tờ báo: “Vấn đề quan trọng nhất trong nước ta lúc này là vấn đề văn Quốc ngữ, vấn đề ấy có giải quyết được thì sự học mới có thể tấn tới, dân trí mới có thể mở mang, cuộc tiến hóa sau này mới có thể mong đợi được. Đến ngày chữ Quốc ngữ dùng làm quốc văn được thì người nước Nam mới có thể thâu thái các khoa học mới… Đến ngày ấy thì người dân ta mới phát biểu được tinh thần cốt cách của mình… Nói tóm lại chữ Quốc ngữ có phát đạt thì nền quốc học mới gây dựng được, quân dân ta mới không đến nỗi chung kiếp đi học mướn viết nhờ như từ xưa đến nay.” Với những ưu thế trong khả năng biểu hiện, chữ Quốc ngữ đã góp phần làm cho công chúng độc giả trở nên phong phú và giúp cho quá trình sáng tác dễ dàng hơn. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. Bên cạnh sự phát triển của chữ Quốc ngữ, báo chí cũng trở thành môi trường thuận lợi cho sự hiện diện và thăng hoa của nền văn học mới. Báo chí ra đời trong quá trình thực dân hóa Đông Dương của người Pháp. Với mục đích “chinh phục tinh thần người bản xứ” người Pháp đã dùng báo chí như một công cụ hữu hiệu, là cây cầu nối giữa kẻ đi chinh phục và người bị chinh phục. Vì thế ngay từ năm 1865 Pháp đã cho xuất bản tờ Gia Định báo, in bằng chữ Quốc ngữ đặt dưới sự điều hành của một người Pháp tên là Ernest Potteaux. Đến đầu thế kỉ XX, với sự phổ biến của chữ Quốc ngữ, báo chí phát triển nở rộ. Đội ngũ nhà làm báo Việt Nam ngày càng trưởng thành làm cho hoạt động báo chí càng sôi động hơn bao giờ hết. Báo chí từ chỗ là sản phẩm phục vụ cho nền hành chính thuộc địa đã thâm nhập và trở thành thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ. Có thể nói “quan hệ giữa báo chí và văn chương ngày càng trở nên khăng khít trong sự tương hỗ. Báo chí nhờ thêm sức mạnh của văn chương để lôi cuốn người đọc, còn văn chương cũng nhờ báo chí mà thêm điều kiện phát triển, nhất là ở buổi đầu hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại” [5.49]. Trong 30 năm đầu thế kỷ XX, báo chí giữ vai trò “là chiếc nôi, là bà đỡ của văn học hiện đại”. Nó là môi trường tồn tại lí tưởng của tác phẩm văn học nói chung và thể du kí nói riêng, là cầu nối nhanh nhất đưa tác phẩm đến với người đọc. Đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí là những tiến bộ vượt bậc về khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực in ấn. Các phương tiện in ấn hiện đại được nhập từ Tây phương đã thay thế cho lối in thô sơ truyền thống. Có thể nói, thời kỳ này kỹ nghệ in ấn, xuất bản rất hiện đại và phát triển nhanh chóng hỗ trợ đắc lực cho nhiều tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm du kí nói riêng phổ biến trong đời sống xã hội, thúc đẩy các tác giả đi và viết. Như vậy, sự thay đổi sâu sắc và toàn diện của các yếu tố lịch sử văn hóa xã hội đầu thế kỷ XX đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của Nam Phong tạp chí và thể du kí nói riêng cũng như các thể loại văn học khác nói chung. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 1.1.2. Bối cảnh văn học Sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp không chỉ làm thay đổi toàn diện đời sống văn hóa xã hội nước ta mà đời sống văn học cũng đang chịu tác động của một cơn báo táp lớn. Cùng với lịch sử, văn học kết thúc quá trình ảnh hưởng khu vực của văn hóa phương Đông, tiếp cận với nền văn hóa tiên tiến phương Tây. Bối cảnh văn học mới đã tác động không nhỏ tới sự xuất hiện của Nam Phong tạp chí và thể du kí. Trước tiên, không thể không nói tới sự thay đổi của lực lượng sáng tác. Nền văn học Việt Nam, thời kì trung đại là nền văn học Nho giáo bởi lực lượng sáng tác chủ yếu là các nho sĩ. Họ là những người đã qua “cửa Khổng sân trình”, tiến thân bằng con đường khoa cử. Thời kì này, các nho sĩ sáng tác văn chương chủ yếu để nói chí, luận đạo “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”, người ta chủ yếu làm thơ sáng tác văn chương theo lệnh vua chúa, hoặc những khi “trà dư tửu hậu”. Bước sang đầu thế kỷ XX, đội ngũ sáng tác của nền văn học Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc. Đặc biệt do tính chất của giai đoạn giao thời nên giai đoạn này có sự trung chuyển của nhiều loại hình tác giả. Lớp nhà văn cũ dù thất thế những vẫn còn tồn tại, những thế hệ nhà văn mới đang bắt đầu hình thành. Trong bước đầu của quá trình hiện đại hóa văn học, với những đòi hỏi mới của độc giả, các tác giả đã không ngừng nỗ lực cách tân tác phẩm của mình. Những nhà văn mới là những người đầu tiên xông pha trên mảnh đất văn học mới. Văn chương lúc này không còn để thể hiện Tâm - Đạo - Chí của người cầm bút mà thể hiện một bức tranh hiện thức phong phú rộng lớn, thể hiện cái tôi cá nhân đầy cảm xúc chân thành trước thiên nhiên tạo vật. Đặc biệt thời kỳ này đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp bắt đầu hình thành. Văn chương bắt đầu trở thành một thứ hàng hóa đặc biệt, sáng tác văn chương là một nghề để kiếm sống. Cùng với thế hệ nhà văn mới là những quan niệm mới về sáng tác văn chương nghệ thuật. Thời kì văn học trung đại, theo quan niệm Nho giáo, văn chương là phương tiện chủ yếu để giáo hóa chính tâm, là công cụ chính trị 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2