intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

106
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng đến các mục đích nghiên cứu: nêu một số vấn đề về lý thuyết tự sự, xác định vị trí của Mạc Can và tiểu thuyết Mạc Can trong bối cảnh văn xuôi Nam Bộ đƣơng đại; tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, kiểu tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Mạc Can; mô tả, phân tích một cách hệ thống các vấn đề bút pháp, ngôn ngữ và giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can

ghhgfhsf65<br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THẮM<br /> <br /> NGHỆ THUẬT TỰ SỰ<br /> TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MẠC CAN<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN<br /> CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM<br /> MÃ SỐ: 60.22.01.21<br /> <br /> NGƢỜI HƢỚNG D N<br /> <br /> HOA HỌC:<br /> <br /> TS. LÊ THANH NGA<br /> <br /> NGHỆ AN - 2014<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> 1.1. Đã đƣợc dịch, giới thiệu và ứng dụng trong thực tiễn nghiên cứu văn học ở<br /> Việt Nam từ lâu, thu hút sự quan tâm nồng nhiệt của giới nghiên cứu, của những<br /> ngƣời quan tâm văn học, tự sự học hiện nay đã trở thành một trong những trung tâm<br /> lí thuyết văn học ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tự sự học cho đến<br /> nay chƣa phải đã hoàn tất, và việc ứng dụng nó trong nghiên cứu văn học cũng chƣa<br /> thể kết thúc một cách chóng vánh ở thời điểm này. Vì vậy, từ góc nhìn tự sự học để<br /> nghiên cứu một trƣờng hợp văn học cụ thể sẽ góp phần nhận thức rõ hơn lí thuyết<br /> này, hoặc góp thêm một chút trong hành trình giới thiệu một lí thuyết nghiên cứu<br /> văn học ở Việt Nam.<br /> 1.2. Tiểu thuyết là một thể loại có vai trò quan trọng trong đời sống văn học<br /> Việt Nam đƣơng đại với những nỗ lực cách tân trên nhiều bình diện, trong đó có tự<br /> sự. Đã có nhiều nghiên cứu về tiểu thuyết nói chung hoặc tiểu thuyết của một tác<br /> giả, một khuynh hƣớng nói riêng và thu đƣợc nhiều thành tựu. Nghiên cứu tự sự<br /> trong tiểu thuyết không phải là điều mới mẻ, song, bằng việc khảo sát một tác giả cụ<br /> thể, từ đó sẽ góp phần nhận diện tự sự của tiểu thuyết hôm nay vẫn là một việc hữu<br /> ích.<br /> 1.3. Có thể coi Mạc Can là một trong những cây bút có đóng góp trong công<br /> cuộc cách tân văn xuôi đƣơng đại Việt Nam, nhất là văn xuôi Nam Bộ. Mạc Can đã<br /> nỗ lực vƣợt lên chính bản thân mình, có hành trình không mệt mỏi âm thầm sáng<br /> tác và nỗ lực làm mới mình, để trở thành gƣơng mặt tiêu biểu trong số các cây bút<br /> Nam Bộ trong thời kỳ đƣơng đại. Nghiên cứu sáng tác nói chung và nghệ thuật tự<br /> sự nói riêng của Mạc Can, vì vậy, góp phần vào việc hình dung diện mạo văn xuôi<br /> và văn học của một vùng, tuy thành tựu chƣa thực sự phong phú nhƣng đã có một<br /> truyền thống, nhất là có một bản sắc.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2. Lịch sử vấn đề<br /> Trong thời gian qua, Mạc Can đã gây bất ngờ với bạn đọc về những sáng tác<br /> của mình. Ông trở thành một hiện tƣợng văn học gây xôn xao dƣ luận trong những<br /> năm 2005, 2006. Những tác phẩm của ông có một vị trí quan trọng đối với văn học<br /> Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Chính vì lẽ đó mà nhiều tác<br /> phẩm của ông gây đƣợc chú ý trên văn đàn và đƣợc giới lý luận phê bình quan tâm<br /> nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá.<br /> 2.1. Những nhận định, đánh giá về tiểu thuyết của Mạc Can<br /> Truyện ngắn và tiểu thuyết của Mạc Can có nhiều yếu tố mang tính tự truyện,<br /> mang ý nghĩa đời tƣ, có tƣ tƣởng nhân văn sâu sắc. Vì vậy, khi nhà văn xuất hiện trên<br /> văn đàn văn học thì ngay lập tức có tiếng vang. Văn của ông đủ sức lôi cuốn các nhà lý<br /> luận, phê bình văn học bởi phong cách riêng.<br /> Nhận xét về Tấm ván phóng dao, Hồ Anh Thái nhấn mạnh: “Với tiểu thuyết<br /> Tấm ván phóng dao, Mạc Can đã sử dụng hiệu quả thủ pháp gián cách. Mọi sự kiện<br /> biến động của cuộc sống bên ngoài đƣợc tái hiện lập tức đƣợc đẩy ra xa đƣa qua<br /> màng lọc của chàng thiếu niên, khắc in lại đó những đồ thị run rẩy. Chuyện thế sự<br /> khi ấy chỉ còn là cái cớ để cho những rung cảm của một con ngƣời có dịp trào ra,<br /> ngân lên. Sự kiện ngay phút chốc đƣợc xóa mờ đi, nhƣờng chỗ cho những chiêm<br /> nghiệm, những rung động, những cung bậc tình cảm tinh tế nhiều vẻ. Nhiều trang<br /> viết đạt đến độ hiếm hoi về nỗi buồn thấm thía của kiếp làm ngƣời”. Hàn Thủy cho<br /> rằng “Tấm ván phóng dao là một tiểu thuyết rất thành công. Và với những nhân vật<br /> chịu đựng những nỗi đau về tình anh em, tình gia đình, tình ngƣời, đều có đƣợc một<br /> cuộc sống lƣơng thiện trong một gánh xiếc rong”.<br /> Trong Tuyển tập Mạc Can của Nhà xuất bản Thanh niên, nhà văn Nguyên Ngọc<br /> cho rằng Tấm ván phóng dao: “là một tiểu thuyết đáng chú ý trong nhiều tác phẩm<br /> cùng thể loại xuất hiện trong vài ba năm trở lại đây, gây đƣợc tiếng vang tốt trong<br /> <br /> 3<br /> <br /> ngƣời đọc”. Nhà văn Miêng (Nguyễn Thị Xuân Sƣơng) viết một cách xúc động:<br /> “không có bức tƣờng nào giữa ngƣời viết và ngƣời đọc, chỉ có nỗi niềm, chỉ có cảm<br /> thông, chỉ có lòng cam chịu nƣớc mắt ngƣợc vào lòng… Chỉ có những giấc mơ kể cho<br /> anh nghe, còn giấc mơ đổi đời u uẩn của chính mình thì âm ỉ giấu… Có lẽ vậy mà đọc<br /> Mạc Can “không ngừng đƣợc”. Cũng về Tấm ván phóng dao, Mai Ninh viết: “Tấm ván<br /> phóng dao là tiểu thuyết đầu tiên của một ngòi bút xuất hiện chƣa bao lâu trong văn<br /> giới Việt Nam nhƣng chỉ với đôi truyện ngắn đã tạo đƣợc tiếng vang hiếm có”.<br /> Trên báo Văn nghệ, số 37, với bài viết “Cuộc tự vƣợt đáng trân trọng” (Báo<br /> cáo tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004 của Hội Nhà vănViệt Nam), nhà thơ<br /> Hữu Thỉnh - Chủ tịch, Trƣởng ban Chung khảo cuộc thi đã có nhận định về Tấm<br /> ván phóng dao, rằng: Tiểu thuyết của Mạc Can “cơ hồ nhƣ không tựa vào sự kiện<br /> nào cả… Cái khác lạ, cái độc đáo của cuốn tiểu thuyết này là dòng chảy nội tâm của<br /> tác giả đƣợc đẩy lên bình diện thứ nhất mang âm hƣởng độc thoại sâu lắng”.<br /> Cũng trong bài viết Từ cuộc thi 2002-2004 của Hội Nhà văn Việt Nam trên<br /> báo Văn nghệ, số 38, ngày 17/9/2005, Phong Lê đã chia sẻ những suy nghĩ riêng<br /> của mình nhân một cuộc thi trong bối cảnh chung của nền tiểu thuyết chúng ta. Ông<br /> đƣa ra những nhận định khá toàn diện về diện mạo của các tác phẩm dự thi tiểu<br /> thuyết Việt Nam, nhìn chung vẫn chỉ quen với cách trang bị hiện thực và trữ tình<br /> truyền thống. Ông đặc biệt có cảm tình với cách tìm tòi để làm mới cách viết của<br /> một số tác giả, trong đó có Mạc Can. “Chỉ riêng Tấm ván phóng dao là đạt đƣợc<br /> một hiệu quả gây nên một ấn tƣợng, bởi nó không còn bị trƣợt trên những rãnh mòn<br /> quá quen thuộc của cách viết cũ, nhƣng cũng không quá tân kỳ để gây nên dị<br /> ứng…Văn của Mạc Can có sự kết hợp giữa chất thơ (tức là những kỷ niệm đƣợc lọc<br /> qua hồi tƣởng) và chất triết lý về cuộc đời, về cõi ngƣời. Bức tranh xã hội chỉ là cái<br /> phông mờ để cho con ngƣời và số phận nổi lên cận cảnh… để cho nhân vật sống<br /> đƣợc với thân phận của nó”.<br /> Văn Giá với bài viết Tấm ván phóng dao - Sức sống của giá trị nhân văn cổ điển<br /> trên Tuổi trẻ Online, cho rằng: “Câu chuyện Tấm ván phóng dao về cơ bản đƣợc trần<br /> <br /> 4<br /> <br /> thuật từ một nhân vật xƣng tôi - ngƣời kể chuyện. Gọi là kể chuyện nhƣng câu chuyện<br /> không dựa trên một cốt truyện rõ ràng”, “Tác giả chọn cách thức trần thuật theo kiểu<br /> hồi ức”, “về mặt kiến trúc, tác giả chọn cách thức tiến hành phân mảnh, nghĩa là triển<br /> khai trần thuật theo cách liên tục các mảnh liền kề, không kết dính bề mặt có tính nhân<br /> quả mà kết nối bề sâu có tính suy tƣởng. Chúng là những mảnh sự kiện, mảnh suy tƣ,<br /> mảnh tâm tình, mảnh triết lý, mảnh hồi nhớ,… đƣợc sắp đặt cạnh nhau và luân phiên<br /> theo cách không đều nhau trên bề mặt văn bản truyện”, “Sự chuyển đổi linh hoạt trong<br /> cách thức trần thuật nhƣ đã nói ở trên góp phần khắc họa nội tâm nhân vật, gợi lên mặt<br /> giấy vỉa tâm hồn sâu khuất, bí ẩn rất đỗi bất ngờ, lắm khi bất ngờ đến độ kinh ngạc”.<br /> Cũng nhận xét về văn xuôi Mạc Can, Di Linh trong bài viết Mạc Can - cuộc<br /> đời của người không định viết văn, cho rằng: “Văn Mạc Can là thứ văn chƣơng bình<br /> dân, thứ văn dành cho số đông con ngƣời”… So sánh hai giọng văn trong làng văn<br /> miền Tây: Mạc Can và Nguyễn Ngọc Tƣ, Di Linh thấy đây là hai giọng văn có phần<br /> giống nhau, nỗi buồn giống nhau, nỗi ám ảnh giống nhau. Nhận định về một số tác<br /> phẩm của Mạc Can nhƣ Con cua màu rêu, Những bầy mèo vô sinh, Người ngắm<br /> trăng, Nguyệt thực… Di Linh cho rằng chúng cùng một mô típ, và ám ảnh ngƣời<br /> đọc bởi chất liêu trai. Nhƣng “nồng độ” liêu trai trong tác phẩm Mạc Can luôn có<br /> điểm dừng, bởi nó chỉ là cách thức, là phƣơng pháp… để Mạc Can gửi gắm những<br /> thông điệp.<br /> Trên trang web Mạc Can fanclup có bài viết về Mạc Can: Viết văn như làm ảo<br /> thuật. Bài viết đã tỏ thái độ bất ngờ trƣớc cuốn tiểu thuyết Những bầy mèo vô sinh<br /> của Mạc Can: “Càng đọc càng thấy ngạc nhiên bởi không thể ngờ đƣợc trí tƣởng<br /> tƣợng của ông lại bay bổng và huyền diệu đến thế. Tiểu thuyết là câu chuyện viễn<br /> tƣởng chỉ nói về bồ câu và lũ mèo hoang, hình ảnh con ngƣời gần nhƣ không xuất<br /> hiện, nhƣng lại bất cứ ai cũng phải giật mình. Thoát ra khỏi thế giới bồ câu biết nói<br /> tiếng ngƣời, loài mèo hoang đƣợc nhân bản vô tính biết chụp hình và tàn sát loài<br /> ngƣời, thì câu chuyện chính là giữa thiện và ác, giữa bình yên và đầy rẫy những<br /> mƣu mô tính toán”.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1