Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Doanh nhân nữ ở Hà Nội hiện nay, vấn đề và xu hướng phát triển
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu: Mô tả tình hình phát triển của đội ngũ doanh nhân nữ, những thuận lợi, khó khăn, và xu hướng phát triển của doanh nhân nữ trong tương lai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nhân nữ có điều kiện phát triển, góp phần nâng cao vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Doanh nhân nữ ở Hà Nội hiện nay, vấn đề và xu hướng phát triển
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN MINH HẢI DOANH NHÂN NỮ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY, VẤN ĐỀ VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN (Nghiên cứu trường hợp 3 doanh nghiệp tại Hà Nội: Cty CP Thiết bị trường học Linh Anh, Cty CP Thương mại Hà My, Cty CP Thiết bị giáo dục và đồ chơi Hà Thành) LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội – 2008 5
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC NGUYỄN MINH HẢI DOANH NHÂN NỮ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY, VẤN ĐỀ VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN (Nghiên cứu trường hợp 3 doạnh nghiệp tại Hà Nội: Cty CP Thiết bị trường học Linh Anh, Cty CP Thưong mại Hà My, Cty CP Thiết bị giáo dục và đồ chơi Hà Thành) LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 60.31.30 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS LÊ THỊ QUÝ Hà Nội - 2008 6
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MPDF Chương trình phát triển kinh tế tư nhân IFC Tổ chức tài chính quốc tế GEM Bộ phận Giới – doanh nghiệp – thị trường WTO Tổ chức thương mại thế giới VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam CLB Câu lạc bộ GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GDP Tổng thu nhập quốc dân ILO Tổ chức lao động quốc tế FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 8
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 5 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………... 5 2. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài………………... 7 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài……………………….. 7 * Ý nghĩa khoa học…………………………………………………………… 7 * Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………………. 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………….. 8 * Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….. 8 * Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………… 8 5. Các phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài………………………………… 8 5.1 Phương pháp luận chung……………………………………………….. 8 5.2 Phương pháp tiếp cận giới………………………………………………… 9 5.3Phương pháp nghiên cứu cụ thể………………………………………........ 11 5.3.1Phương pháp nghiên cứu tài liệu………………………………………... 11 5.3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu……………………………………………. 12 5.3.3 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung……………………………............ 12 6. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………. 13 7. Khung lý thuyết…………………………………………………………… 14 9
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………. 15 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 15 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu………………………………………… 15 2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu đề tài………………………….. 19 2.1 Lý thuyết nữ quyền……………………………………………….............. 19 2.2 Lý thuyết hành động xã hội………………………………………………. 22 2.3 Lý thuyết phát triển……………………………………………………….. 24 3. Hệ khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu……………………….. 26 CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………….. 32 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu………………………………………. 32 2.Tìm hiểu về 3 trƣờng hợp doanh nghiệp đƣợc nghiên cứu……………... 35 3.Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và vấn đề kinh doanh………… 41 3.1 Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới………………………………... 41 3.1.1 Tìm hiểu về người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới………….... 41 3.1.2 Sự ra đời của Luật bình đẳng giới tạo cơ hội cho phụ nữ phát 43 triển…….. 3.2Kinh doanh ở Việt Nam và sự tham gia của nữ giới…………………… 43 3.3 Thuận lợi và khó khăn của doanh nhân nữ ở Việt Nam………………. 47 3.3.1 Các vấn đề gặp phải trong công việc kinh doanh……………………… 47 3.3.2 Các vấn đề gặp phải trong cuộc sống gia đình………………………… 69 3.3.3 Các vấn đề gặp phải từ góc độ giới………………………….................. 73 4.Doanh nhân nữ ở Hà Nội, vấn đề và xu hƣớng phát triển……………… 75 10
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải 4.1 Môi trường kinh doanh và những nhân tố tác động tới sự thành công của 75 doanhnhân nữ ở Hà Nội..................................................................................... 4.2 Doanh nhân nữ và vấn đề bình đẳng giới……………………………......... 80 4.3 Xu hướng phát triển của các doanh nhân nữ Hà 84 Nội……………………… KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………..................... 92 1. Kết luận…………………………………………………………………….. 92 2. Khuyến nghị………………………………………………………………... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………... 97 PHỤ LỤC…………………………………………………………………….. 101 11
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phụ nữ chiếm nửa dân cư trong xã hội với sức lao động dồi dào và óc sáng tạo phong phú, là nguồn lực to lớn và quan trọng của đất nước. Nhiều thập kỷ gần đây, số lượng nữ giới nắm giữ các chức vụ trong bộ máy chính quyền, tham gia vào lĩnh vực lao động trí óc ngày càng tăng. Theo thống kê trên thế giới hiện nay có khoảng 10 nữ Thủ Tướng, 3 nữ Tổng Thống, 6 Chủ tịch quốc hội và có khoảng 3.626 nữ nghị sĩ, chiếm hơn 10% tổng số nghị sĩ trên thế giới.(1) Điều này chứng tỏ, trình độ, trí tuệ, khả năng quản lý của phụ nữ không thua kém gì nam giới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kỷ nguyên của công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phụ nữ ngày càng trở thành lực lượng quan trọng góp phần vào sự thành công về phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Đi vào nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều quan tâm và có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy cơ hội phát triển của các doanh nhân (cả nam và nữ) đã được mở rộng. Sự xuất hiện đông đảo của đội ngũ doanh nhân nữ có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Quản lý, điều hành doanh nghiệp đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo. Theo nghĩa này, doanh nhân nữ cũng như doanh nhân nam phải là những người có trí tuệ, có tài lãnh đạo, có bản lĩnh và đặc biệt phải có một tinh thần thép để đứng vững và vượt qua những khó khăn trong môi trường kinh doanh khốc liệt. Trên thực tế, có một số người vẫn cho rằng, kinh doanh là công việc của người đàn ông, còn phụ nữ chỉ phù hợp với các công việc “nhẹ nhàng”, làm người vợ, người mẹ trong gia đình. Trong lịch sử và cho đến tận ngày nay, chúng ta thường thấy phần lớn các doanh nhân thành đạt là nam giới, phụ nữ có chăng chỉ có thể đếm trên đầu ngón 12
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải tay. Điều này không phải do sự yếu kém của phụ nữ mà do từ phía xã hội trên vấn đề phụ nữ. Nhưng hiện nay, tình hình này cũng đã có nhiều chuyển biến. Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu... đã nhiều tấm gương phụ nữ điển hình trên mọi lĩnh vực. Còn ở Việt Nam hiện nay, chưa bao giờ phụ nữ lại đạt trình độ cao và tham gia nhiều vào lĩnh vực kinh tế đến như vậy, họ là những giáo sư, những nhà chính trị, nhà kinh tế, các nữ doanh nhân thành đạt. Thành công mà các doanh nhân nữ mang lại bước đầu đã đánh dấu sự tồn tại và vị trí quan trọng của nữ giới trong môi trường kinh doanh. Số liệu thống kê dân số năm 1999 ở Việt Nam cho biết, phụ nữ đại diện cho 49% lực lượng lao động, sở hữu khoảng 30% số doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp đáng kể cho nên kinh tế. (1) Tuy nhiên, các doanh nhân nữ đã và đang gặp phải những khó khăn, không chỉ trong môi trường kinh doanh, mà trên cương vị là những nữ giám đốc, những người lãnh đạo họ phải đối mặt với cả những khó khăn về sự đố kị và những thành kiến của xã hội. Các chị có rất ít thời gian để chăm lo cho gia đình, cho cuộc sống riêng tư của mình. Một xã hội phát triển là một xã hội bình đẳng, mà trong đó chính quyền và nhân dân tạo cơ hội cho cả nam và nữ cùng phát triển. Một nền kinh tế vững mạnh không chỉ là công sức riêng nam giới mà còn có cả sự đóng góp quan trọng của phụ nữ. Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của những người phụ nữ làm kinh doanh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn về vấn đề giới trong xã hội hiện đại. Vấn đề đang đặt ra cho các doanh nhân nữ là gì ? Các vấn đề này giống và khác với nam doanh nhân như thế nào? Nhận thức của phụ nữ và nam giới trên vấn đề giới và xu hướng phát triển của họ ra sao? Để trả lời cho các câu hỏi trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Doanh nhân nữ ở Hà Nội hiện nay, vấn đề và xu hướng phát triển “. Do sự hạn chế về thời gian và kinh phí, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào việc Nghiên cứu trường hợp 3 doanh nghiệp tại Hà Nội: Cty CP Thiết 13
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải bị trường học Linh Anh, Cty CP Thương mại Hà My, Cty CP Thiết bị giáo dục và đồ chơi Hà Thành, cùng với việc phân tích các tài liệu có sẵn. 2. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Doanh nhân nữ ở Hà Nội hiện nay, vấn đề và xu hướng phát triển. * Khách thể nghiên cứu: - Nữ doanh nhân trên cương vị giám đốc, phó giám đốc đang làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động kinh doanh. - Thành viên gia đình các doanh nhân nữ. - Nam doanh nhân. * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hà Nội - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Tháng 06/2007 - 02/2008 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI * Ý nghĩa khoa học: Đề tài nhằm góp phần vào việc nghiên cứu lý luận xã hội học nói chung và xã hội học giới, về một vấn đề còn ít người nghiên cứu là nữ doanh nhân, so với nam doanh nhân. Qua nghiên cứu cũng giúp tác giả có những nhận thức sâu hơn, đầy đủ hơn về các lý thuyết xã hội học, trong đó có lý thuyết xã hội học về giới, xã hội học kinh tế - doanh nghiệp. * Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài sẽ phân tích được những thuận lợi, những khó khăn, các vấn đề gặp phải của các nữ doanh nhân trong môi trường kinh doanh, cũng như trong cuộc sống. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra các khuyến nghị 14
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải trong việc hỗ trợ các doanh nhân nữ có cơ hội phát triển toàn diện, giúp họ khắc phục những khó khăn trong công việc và trong cuộc sống gia đình. 4. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU * Mục đích nghiên cứu: Mô tả tình hình phát triển của đội ngũ doanh nhân nữ, những thuận lợi, khó khăn, và xu hướng phát triển của doanh nhân nữ trong tương lai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nhân nữ có điều kiện phát triển, góp phần nâng cao vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. * Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng hoạt động của 3 doanh nghiệp nữ đã lựa chọn. 2. Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển của doanh nhân nữ hiện nay. 3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của doanh nhân nữ trong hoạt động kinh doanh và trên bình diện giới. 4. Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị, nhằm phát huy những lợi thế và khắc phục những khó khăn, tạo điều kiện cho nữ doanh nhân có nhiều cơ hội phát triển. 5. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Phƣơng pháp luận chung Chủ nghĩa Mác - Lê Nin quan niệm, vật chất có trước ý thức, vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Áp dụng lý luận này vào công trình nghiên cứu của mình, tác giả muốn tìm hiểu sự tác động của nền kinh tế - xã hội và những biểu hiện của nó tới hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Trong đó, tác giả xem xét, đánh giá những tác động từ phía các chính sách của Nhà 15
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải nước trong lĩnh vực kinh doanh và trên bình diện giới tới sự phát triển của các doanh nhân nữ. Trên cơ sở vận dụng quan điểm Mác Xít về mối quan hệ biện chứng, trong nghiên cứu của mình, tác giả nhìn nhận mọi vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau qua việc phân tích những tác động của môi trường kinh tế – xã hội tới doanh nhân nữ và ngược lại. Mọi vấn đề không chỉ được nhìn nhận từ bên ngoài mà còn được xem xét đến cả những tác động và biến đổi từ bên trong. Chủ nghĩa Duy vật lịch sử của Mác – Lênin cho rằng, sự ra đời của nền kinh tế thị trường trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa sẽ không tránh khỏi sự hình thành về khoảng cách thu nhập và những bất bình đẳng sẽ là tất yếu, song sự cạnh tranh và tác động lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế lại là điều kiện thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển. Đối với Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế được hình thành trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta như Đại hội IX của Đảng chỉ rõ, bao gồm: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể với những hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế đó dựa trên những hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí có lúc đối lập nhau về bản chất kinh tế - xã hội, vừa hợp tác cùng có lợi, vừa cạnh tranh phát triển trong một chỉnh thể, tạo thành những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Vận dụng quan điểm Mác Xít và dựa trên thực tiễn ở Việt Nam, tác giả xem xét sự thành công của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào việc thỏa mãn khách hàng bằng cách sản xuất những sản phẩm mà họ muốn; bán các hàng hóa và dịch vụ với giá cả và chất lượng có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Do đó, 16
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải doanh nhân nữ muốn phát triển cần phải vận động và nỗ lực không ngừng, cần phát huy năng lực của bản thân và biết tranh thủ thời cơ, vận hội của dân tộc. 5.2. Phƣơng pháp tiếp cận giới Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về giới, trước tiên là sự phân biệt về mặt giới và giới tính để thấy được vai trò và vị trí cụ thể của từng giới 1- Giới tính (sex): Giới tính là thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ bộ môn sinh vật học dùng đề chỉ sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ, đó là sự khác biệt phổ thông và không thể thay đổi được “mọi người đàn ông đều có đặc điểm chung về giới tính và mọi phụ nữ cũng vậy”. Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính và đặc điểm này tồn tại suốt cuộc đời. (1) 2- Giới (gender): Là thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ bộ môn nhân loại học, nói đến vai trò trách nhiệm, quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm, tập thể chứ không theo thực tế cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hoá, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo từng xã hội và các vùng địa lý khác nhau. Khi sinh ra chúng ta không mang theo những đặc tính giới mà chúng ta học được những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hoá của chúng ta. (2) Việc tiếp cận giới trong nghiên cứu đề tài về doanh nhân nữ sẽ giúp tác giả có những phân tích sâu hơn về những thuận lợi và khó khăn của doanh nhân nữ dựa trên những đặc điểm về giới tính. Đồng thời, áp dụng cách tiếp cận giới trong nghiên cứu của mình, tác giả còn nhìn nhận và phân tích đến những yếu tố xã hội bên cạnh những nhân tố tự nhiên về sinh lý, giới tính. Ý nghĩa của việc xác định những yếu tố xã hội sẽ góp phần quan trọng vào việc chỉ ra được những nhân tố tác động tới sự phát triển của các doanh nhân nữ. 17
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải Việc tiếp cận giới còn giúp tác giả có những so sánh giữa doanh nhân nữ và nam doanh nhân trong quá trình phát triển của họ dựa trên cơ sở những phân tích, đánh giá theo từng giới, đồng thời sử dụng các mối tương quan trong bức tranh chung. 5.3 Các (1),(2), UBQG phƣơng vì sự tiến pháp bộ của phụ nghiên nữ Việt cứu Nam - 1995 cụ thể 5.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu cho phép tác giả tiếp cận tình hình nghiên cứu một cách nhanh nhất. Dựa trên những nghiên cứu đi trước, tác giả sử dụng nguồn thông tin đã được nghiên cứu để làm sáng tỏ cho vấn đề mình nghiên cứu. Mặt khác, những thông tin thu được không chỉ cung cấp một bức tranh chung về thực trạng doanh nghiệp nữ ở Việt Nam, mà còn giúp tác giả tìm ra những nét mới, những khía cạnh cần khai thác sâu cho đề tài về doanh nhân nữ hiện nay. Đề tài nghiên cứu về nữ doanh nhân nói riêng và nghiên cứu về phụ nữ - giới nói chung được nhiều nhà khoa học, sinh viên và các phương tiện truyền thông quan tâm. Đây là điều kiện thuận lợi cho tác giả trong việc tìm nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu của mình. Tác giả đã sử dụng một số dạng tài liệu sau: Những công trình nghiên cứu khoa học, luận án tốt nghiệp. Tài liệu nghiên cứu và xuất bản của các nhà khoa học trong nước. Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài. Các tạp chí: Xã hội học, Khoa học về phụ nữ, Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Nghiên cứu kinh tế v.v. Cụ thể, tác giả sử dụng các số liệu định lƣợng và thông tin định tính từ: 18
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải (1). Công trình nghiên cứu “Doanh nhân nữ ở Việt Nam một khảo sát toàn quốc” do Chƣơng trình phát triển kinh tế tƣ nhân (MPDF) và Bộ phận giới - Doanh nghiệp - Thị trƣờng (GEM) thuộc Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thực hiện năm 2005. (2). Báo cáo phát triển Việt Nam 2005, 2006: Kinh doanh, Quản lý và-điều hành, Ngân Hàng Thế giới, Hà Nội. (3). Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2005 tại 30 tỉnh, thành phố phía Bắc của Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật Doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (4) Bài viết “Hỗ trợ doanh nhân nữ phát triển sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của Trung tâm Thông tin kinh tế, Phòng Thƣơng Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). (5). Các tài liệu nghiên cứu về giới khác. 5.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của đề tài, bên cạnh việc phỏng vấn các doanh nhân nữ, đề tài còn phỏng vấn sâu các nam doanh nhân để có những so sánh đánh giá, làm rõ những lợi thế và những khó khăn ở các nữ doanh nhân so với đồng nghiệp nam giới; phỏng vấn các đối tượng là thành viên gia đình các doanh nhân nữ để có thêm thông tin đầy đủ và khách quan cho nghiên cứu. Tác giả tiến hành 15 phỏng vấn sâu: - 10 cuộc phỏng vấn doanh nhân nữ trên cương vị là những lãnh đạo doanh nghiệp, trong đó, có 3 nữ giám đốc thuộc 3 doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu trường hợp là: 1. Công ty Cổ phần thiết bị trƣờng học Linh Anh. 2. Công ty Cổ phần thiết bị giáo dục và đồ chơi Hà Thành. 3. Công ty Cổ phần Thƣơng mại Hà My. Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn sâu 3 nam doanh nhân, 2 thành viên gia đình doanh nhân nữ. 19
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải 5.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung Đề tài tiến hành 3 thảo luận nhóm tập trung, mỗi nhóm có thành viên mang đặc điểm khác nhau về giới tính, độ tuổi nhằm thu thập những thông tin đa dạng, khách quan và chính xác. 1/ Thảo luận nhóm 5 người: gồm 4 doanh nhân nữ và 1 thành viên gia đình doanh nhân nữ. 2/ Thảo luận nhóm 4 người: gồm 2 doanh nhân nam và 2 doanh nhân nữ. 3/ Thảo luận nhóm 7 người: gồm 4 doanh nhân nữ, 1 doanh nhân nam, 2 thành viên gia đình doanh nhân nữ. 6. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Giả thuyết một: Môi trường kinh doanh hiện nay sẽ tạo ra nhiều nữ giới tham gia trên cương vị là những nhà quản lý, những người lãnh đạo. Giả thuyết hai: Định kiến giới không còn là nguyên nhân chính cản trở người phụ nữ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Giả thuyết ba: Nữ giới mang những tố chất đặc biệt phù hợp với công việc kinh doanh và xu hướng phát triển của họ là rất tốt. 7. KHUNG LÝ THUYẾT 20
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Đặc điểm cá Môi trường Môi trường kinh Cộng đồng nhân gia đình doanh Trên bình diện giới Các vấn đề gặp phải của Trong gia đình nữ doanh nhân Trong công việc Xu hướng phát triển 21
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về đội ngũ trí thức, lao động là phụ nữ nói chung và đội ngũ doanh nhân nữ nói riêng là mảng đề tài lớn đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Thứ nhất, mảng đề tài nghiên cứu về đội ngũ trí thức, lao động là nữ giới: Năm 1995, Bà Trƣơng Mỹ Hoa có bài viết “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và quản lý đất nước, định hướng đến năm 2000” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 10/1995. Nội dung bài viết đề cập đến tầm quan trọng cũng như vị thế của người phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó tác giả nhấn mạnh đến đội ngũ trí thức và lao động là nữ giới, đó là nguồn lực lớn mạnh cần phải khai thác và phát huy nhằm góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tác giả Lê Thị Quý có đề cập đến nữ trí thức trong bài “Những vấn đề đặt ra cho khoa học nghiên cứu giới ở Việt Nam” trên Tạp chí Cộng sản số 18/1999. Bài “Nữ trí thức, những thuận lợi và thách thức” trên Tạp chí Khoa học và Tổ quốc số 5 (186), 2002. Trong các bài viết này, tác giả đã phân tích thực trạng sự phát triển của đội ngũ nữ trí thức là những lao động trí tuệ cao ở Việt Nam hiện nay. Những thuận lợi và khó khăn mang tính đặc thù của họ và sự đóng góp to lớn của họ vào sự phát triển của đất nước. Tác giả Hoàng Thị Lịch có bài “Một vài điểm về bước tiến của các nhà khoa học nữ trong thời kỳ qua”, in trong tập “Mười năm bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 1985 - 1995” Nxb. Phụ nữ - 1995. Trong bài viết này, tác giả đã 22
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải khẳng định tài năng và chỉ ra những thành tựu to lớn mà các nhà khoa học nữ ở Việt Nam đã đạt được. Tác giả cũng đưa ra những tên tuổi của các nhà khoa học nữ được giới khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao như: GS.TS Đặng Thị Hồng Vân, GS.TS toán học Võ Hồng Anh, GS.TS vật lý Phạm Thị Trân Châu... Tài năng và vị thế của nữ trí thức càng khẳng định hơn nữ tính của họ. Đó là những cố gắng âm thầm, bền bỉ và ý chí vươn lên đáng kinh ngạc của người phụ nữ. Tác giả Đỗ Thị Thạch với cuốn “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Nxb. Chính trị quốc gia – 2005 cũng đã tập trung làm rõ các quan niệm, khái niệm về trí thức nữ, cũng như những yếu tố tác động đến sự phát triển trí tuệ của phụ nữ, từ đó phân tích sự hình thành, những đặc điểm của nguồn trí thức nữ ở Việt Nam. Các tác giả Nguyễn Hữu Chí, Ngô Tuấn Dung và Phạm Thanh Vân với cuốn “Hoàn thiện, thực thi pháp luật về lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài nhà nước” Nxb.Tư pháp - 2005 đã dành sự quan tâm cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật lao động với lao động nữ. Trước thực trạng đòi hỏi một lượng lao động nữ lớn như hiện nay thì việc sử dụng hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ lao động cho các lao động nữ có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều này không chỉ nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho lao động nữ mà còn góp phần vào việc hướng tới mục tiêu xây dựng một thị trường lao động ổn định và lành mạnh. Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách” do Thạc sĩ Nguyễn Thị Nguyệt làm chủ nhiệm đã chỉ ra thực trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập, trong đó có những yếu tố về đặc tính người lao động, trình độ học vấn, về địa lý…Đề tài cũng làm 23
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải rõ hơn những mức độ ảnh hưởng của nó và chỉ ra những giải pháp chính sách nhằm hạn chế những bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam. Thứ 2, mảng nghiên cứu về phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh. Ngay từ những năm 1970 nhà lý luận nữ quyền Ester Boserup đã cho ra mắt cuốn sách có nhan đề “Vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế” Nội dung tác giả tập trung phân tích ảnh hưởng của các dự án phát triển đối với phụ nữ ở các nước phát triển. Công trình nghiên cứu “Doanh nhân nữ ở Việt Nam một khảo sát toàn quốc” được thực hiện trên cơ sở hợp tác giữa Chƣơng trình phát triển kinh tế tƣ nhân (MPDF) và Bộ phận giới - Doanh nghiệp - Thị trƣờng (GEM) thuộc tổ chức tài chính quốc tế (IFC) thực hiện năm 2005. Nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn của các chủ doanh nghiệp nữ hiện nay trong quá trình quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp cùng những hạn chế về kỹ năng kinh doanh... Nghiên cứu cũng đưa ra những ý kiến, quan điểm của các doanh nhân nữ về những mong muốn của họ ở sự hỗ trợ của chính phủ trong việc phát triển doanh nghiệp. Đây là một nghiên cứu lớn được thực hiện trên toàn quốc, với những thông tin định tính quan trọng được khảo sát với số lượng lớn các chủ doanh nghiệp nữ ở các loại hình kinh doanh khác nhau. Bài viết “ Tiềm năng và hiệu quả kinh doanh của các nữ chủ doanh nghiệp nhìn dưới góc độ sự bình đẳng giới và chính sách đáp ứng giới” của tác giả Trần Hồng Vân, (Trung tâm nghiên cứu Giới và gia đình) đọc tham luận tại: Hội thảo nữ doanh nhân Nam Bộ trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt trong đặc điểm của nữ chủ doanh nghiệp so với nam chủ doanh nghiệp. Tác giả đã phân tích những khó khăn mà các nữ chủ doanh nghiệp đang gặp phải đồng thời đưa ra những mong muốn và nhu cầu hỗ trợ cần được đáp ứng của các chủ doanh nghiệp. Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn 24
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Minh Hải mạnh tới công tác nghiên cứu khoa học về các nữ chủ doanh nghiệp để từ đó đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ. Tác phẩm “Những bà chúa kinh doanh đông tây” Nxb Tổng hợp Đồng Nai in và tái bản năm 2005 của tác giả Hoàng Thanh Minh. Là cuốn sách có giá trị làm nguồn tư liệu không chỉ cho bản thân các doanh nhân nữ mà còn đối với các nghiên cứu về nữ doanh nhân ở Việt Nam. Cuốn sách điểm tên một số nữ doanh nhân nổi tiếng trên thế giới cũng như tìm hiểu và cuộc đời và sự nghiệp của họ, những khó khăn thách thức mà họ đã trải qua. Qua đó tác giả khẳng định vị thế của giới nữ trong xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực kinh tế. Bằng tài năng, ý trí và nghị lực họ đã tìm cho mình một chỗ đứng trên thương trường, khẳng định địa vị của mình bên cạnh nam giới. Tác giả Quốc Anh với bài viết “Doanh nhân nữ trước vận hội và thách thức mới” trên tạp chí điện tử Vnexpress. Với những khẳng định về vị thế của người phụ nữ trên thương trường qua những con số cụ thể. Bên cạnh đó tác giả còn chỉ ra những khó khăn, thách thức phía trước mà các doanh nhân nữ phải đối diện, trong cả môi trường công việc, trong việc chăm sóc cho gia đình và cả trong các quan hệ xã hội khác. Tuy tác giả chưa thực sự đi sâu vào phân tích, xong cũng phần nào cho chúng ta những cái nhìn thực tế bằng những con số và những tâm sự của các doanh nhân nữ. Tác giả Hải Anh với bài viết “Xoá bỏ rào cản để nữ doanh nhân phát triển” trên Bản tin công đoàn công nghiệp số 31, tháng 10 năm 2006 đã chỉ ra những khó khăn lớn tạo thành rào cản đối với sự phát triển của các doanh nhân nữ hiện nay ở Việt Nam, đó là việc thiếu khả năng kinh doanh, thiếu kiến thức về quản lý tài chính và phương thức tiếp cận thị trường quốc tế. Từ đó tác giả cũng chỉ ra những định hướng nhằm hỗ trợ cho các doanh nhân nữ có điều kiện để phát triển 25
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
40 p | 196 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)
111 p | 650 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp
123 p | 162 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị (Nghiên cứu tại khu đô thị Đặng Xá và khu đô thị Ecopark)
102 p | 149 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
106 p | 133 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay
127 p | 77 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô
137 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, Lào Cai
110 p | 38 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
120 p | 47 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hiện tượng xăm mình của giới trẻ Hà Nội hiện nay
110 p | 52 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại Hà Nội hiện nay
140 p | 50 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Định hướng việc làm cho sinh viên ngành Xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn & Trường Đại học Công Đoàn
126 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học Công đoàn
104 p | 52 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
113 p | 102 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
142 p | 44 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh Trì, Hà Nội
131 p | 13 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh Đắk Lắk (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi
142 p | 51 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư
91 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn