intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Mức độ hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình của đối tượng tiền hôn nhân (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu luận văn là làm rõ hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình của thanh niên nam nữ trước kết hôn đồng thời lý giải những nhân tố ảnh hưởng tới hiểu biết của họ nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao sự hiểu biết của thanh niên nam, nữ trong thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Mức độ hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình của đối tượng tiền hôn nhân (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội)

  1. Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa xã hội học Nguyễn Việt Hà Mức độ hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình của đối tượng tiền hôn nhân (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội) Hà Nội, 2/2009
  2. Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa xã hội học Nguyễn việt Hà Mức độ hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình của đối tượng tiền hôn nhân (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội) Chuyên ngành : Xã hội học Mã số : 60 31 30 luận văn thạc sĩ xã hội học Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYễn Thị Kim Hoa Hà Nội, 2009 1
  3. Mục lục Phần I: Mở đầu................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3 2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 3 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ................................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4 4.2. Khách thể nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4 6. Sơ đồ tương quan các biến số ........................................................................................ 5 7. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................................................................ 6 7.1. ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 6 7.2. ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 6 8. Kết cấu của luận văn ...................................................................................................... 7 Phần II: Nội dung ........................................................................................................... 8 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài................................................................. 8 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 8 1.1.1. Lý luận nhận thức Macxit ............................................................................. 8 1.1.2. Các lý thuyết đặt cơ sở cho việc nghiên cứu ................................................. 9 1.1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề hôn nhân - gia đình ............... 16 1.1.4. Hoàn cảnh ra đời và phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình .................... 17 1.2. Những vấn đề đang đặt ra trong nghiên cứu về hôn nhân, gia đình và Luật Hôn nhân và gia đình .......................................................................................... 22 1.3. Địa bàn nghiên cứu và đối tượng khảo sát ................................................................. 24 1.4. Các khái niệm cơ bản................................................................................................ 26 Chương 2: Thực trạng nhận thức về Luật Hôn nhân và gia đình của thanh niên nam nữ trước kết hôn ................................................................................................................... 33 2.1. Nhận thức về Luật Hôn nhân và gia đình .................................................................. 33 2.2. Nhận thức về các nội dung cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình .......................... 37 2.2.1. Về các nội dung liên quan đến kết hôn ........................................................ 38 2.2.2. Hiểu biết về những quy định trong quan hệ vợ chồng ................................. 50 2.2.3. Đánh giá nhận thức về các quan hệ khác trong gia đình .............................. 57 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết của thanh niên trước kết hôn 3
  4. về Luật Hôn nhân và gia đình .......................................................................................... 65 2.3.1. Tiếp cận qua các phương tiện truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp .......................................................................................... 2.3.2. Cách thức nghiên cứu, tìm hiểu Luật và các văn bản dưới luật ....................... Chương 3: Xu hướng biến đổi quan điểm về hôn nhân và gia đình trong thanh niên hiện nay ............................................................................................................................................ 3.1. Xu hướng biến đổi quan điểm về giải quyết những vấn đề trong gia đình .......... 3..2. Quan hệ tình dục trước hôn nhân ...................................................................... 3.3. Sống thử ............................................................................................................ 3.4. Ly hôn ............................................................................................................... Phần III: Kết luận và một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình của thanh .............................................................................. 4.1. Kết luận ........................................................................................................................ 4.2..Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết về Luật hôn nhân gia đình trong thanh niên trước hôn nhân .................................................................................................................... 4.3 Một số khuyến nghị ....................................................................................................... Tài liệu tham khảo............................................................................................................. Phụ lục Phiếu trưng cầu ý kiến Một số kết quả nghiên cứu định tính Luật Hôn nhân và gia đình 4
  5. Phần I: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. ở các nước đang phát triển cũng đang diễn ra quá trình này. Giao lưu và hội nhập đã tác động tích cực đến sự phát triển chung của nhiều nước. Tuy nhiên quá trình này cũng mang theo nó những ảnh hưởng trái chiều, tiêu cực đến đời sống xã hội. Điều có thể nhận thấy trong chiều sâu của sự thay đổi chính là hệ thống giá trị và chuẩn mực, đặc biệt là giá trị chuẩn mực của gia đình - những cái mà lâu nay vẫn được nhìn nhận như những thành tố tạo nên nét đặc biệt của văn hoá ở từng quốc gia, dân tộc. ở Việt Nam, những năm gần đây, mở cửa đổi mới đã làm cho hệ giá trị, chuẩn mực xã hội có những biến đổi bước đầu. Trong đó có sự pha trộn các yếu tố của cả phương Đông và phương Tây. Cái truyền thống và cái hiện đại đã đan xen và tác động mạnh mẽ đối với thanh niên - nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù về lứa tuổi với những đặc điểm tâm, sinh lý có nhiều biến động trong quá trình tiếp cận và học tập những yếu tố văn hoá từ bên ngoài. Thanh niên tuy có sức khoẻ, hiểu biết, tri thức nhưng lại bồng bột, dễ bị cám dỗ bởi những giá trị ảo. Hiện tại, quá trình xã hội hoá thanh niên diễn ra khá đa chiều, phức tạp với việc xuất hiện nhiều quan niệm mới lạ về tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình và quan hệ tình dục. Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi về hành vi, lối sống của thanh niên trong quá trình thiết lập hôn nhân và gia đình. Một trong những vấn đề đang được dư luận quan tâm là tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và hiện tượng chung sống trước hôn nhân. Một số khảo sát gần đây cho thấy, quan hệ tình dục và chung sống trước hôn nhân trong thanh niên đang có xu hướng gia tăng. Điều này vừa do ảnh hưởng của lối sống, quan niệm sống ngoại lai vừa do tình trạng thiếu tri thức, thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về pháp luật. Tất cả đưa đến những hậu quả xấu về sức khoẻ, đạo đức, tâm lý, hạnh phúc gia đình cho thanh niên, đặc biệt nữ thanh niên và cho toàn xã hội. 5
  6. ở một vài thập niên trước, các nhà quản lý lo ngại về hiện tượng thanh niên quan hệ tình dục trước hôn nhân và quan hệ tình dục sớm thì những năm gần đây, như một hệ quả tất yếu của quá trình mở cửa, đổi mới, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, chung sống trước hôn nhân của thanh niên đang có chiều hướng gia tăng. Hiện tại, ở nước ta, tuy chưa có những số liệu thống kê chính thức về hiện tượng này nhưng từ những điều tra ít nhiều có liên quan cho thấy, chung sống trước hôn nhân đang phát triển trong giới trẻ sống xa gia đình, ít chịu sự kiểm soát của gia đình như học sinh, sinh viên, những người lao động nhập cư vào các thành phố lớn. Một khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy đã có 12.712 đôi bạn trẻ đã chung sống trước, kết hôn sau và 10.148 đôi chung sống không kết hôn. [12] Thực tế, quan hệ tình dục trước hôn nhân và chung sống trước hôn nhân đã và đang để lại những hậu quả xã hội trên nhiều phương diện như: sức khoẻ, đạo đức, lối sống và sự bền vững của gia đình. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hàng chục vạn ca nạo phá thai hàng năm và hàng ngàn gia đình tan vỡ sau đó. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song một phần, do thiếu sự hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật còn kém của cộng đồng nhất là của thanh niên. Hiện nay, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân và chung sống ngoài hôn nhân giữa những thanh niên có gia đình và thanh niên chưa lập gia đình cũng đang ngày càng gia tăng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là ở các thành phố lớn. [14] Theo số liệu của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội, số vụ vợ chồng xin ly hôn đã tăng từ 22.000 vụ năm 1991 lên 44.000 vụ năm 1998. Còn theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, năm 2000 có 51.361 vụ vợ chồng xin ly hôn, năm 2001 có 54.226 vụ, năm 2002 có 56.487 vụ, năm 2003 có 60.004 vụ và năm 2004 có tới 63.735 vụ. ở một số thành phố lớn, tỷ lệ ly hôn đã trở thành một vấn đề xã hội rất đáng được quan tâm. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ lệ ly hôn cao nhất trong cả nước, năm 1998, số vụ ly hôn chiếm 20% tổng số các vụ kết hôn. [16] 6
  7. Hà Nội là thủ đô của cả nước, nơi tập trung bộ phận quan trọng lực lượng lao động trẻ ở mọi trình độ, số lượng sinh viên, học sinh đông. ảnh hưởng của lối sống ngoại lai mạnh. Do vậy, các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội kể cả chuẩn mực luật pháp lẫn những chuẩn mực đạo đức, lối sống... diễn ra ngày càng nhiều. Trên lĩnh vực hôn nhân gia đình, do những quan niệm thoáng hơn về tình dục, tình yêu và hôn nhân tự do, nên những hành vi lệch chuẩn ngày càng nhiều. Điều này tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội, đặc biệt đến sự phát triển bền vững của gia đình. Do vậy, tìm hiểu, đánh giá về nhận thức luật hôn nhân gia đình ở nam nữ trước khi kết hôn, cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng tới nhận thức của họ về vấn đề này là hết sức cần thiết. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài “Mức độ hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình của đối tượng tiền hôn nhân” (Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2.1. ý nghĩa khoa học - Luận văn sẽ góp phần khẳng định hơn nữa những lý thuyết xã hội học như: lý thuyết Hành động xã hội và lý thuyết Xã hội hóa cá nhân trong một lĩnh vực đặc thù - tình yêu, tình dục, hôn nhân và gia đình. - Những kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ giúp gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo để đẩy mạnh việc tuyên truyền thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình và những văn bản luật pháp khác có liên quan. 2.2. ý nghĩa thực tiễn - Từ chỗ góp phần làm rõ nhận thức, hiểu biết của thanh niên tiền hôn nhân về Luật Hôn nhân và gia đình trên cơ sở này giúp cho các cơ quan truyền thông, tư vấn có định hướng và biện pháp phù hợp hơn trong việc tuyên truyền, giáo dục thanh niên thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình, đặc biệt là với đối tượng tiền hôn nhân. - Luận văn sẽ cung cấp thêm thông tin, dữ liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy xã hội về giới, gia đình cho sinh viên, học sinh và những nhóm xã hội khác có yêu cầu. 3. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 7
  8. Làm rõ hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình của thanh niên nam nữ trước kết hôn đồng thời lý giải những nhân tố ảnh hưởng tới hiểu biết của họ nhằm đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao sự hiểu biết của thanh niên nam, nữ trong thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, xử lý và phân tích những thông tin có sẵn gồm: những báo cáo, luật, sách, bài báo, công trình khảo sát đã hoàn thành có liên quan đến hiểu biết và thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình của thanh niên. - Điều tra xã hội học bằng bảng câu hỏi có cấu trúc nhằm thu thập những thông tin liên quan đến hiểu biết của thanh niên nam nữ trước khi kết hôn về Luật Hôn nhân và gia đình. - Xử lý, phân tích, tổng hợp các thông tin thu được qua điều tra định tính và định lượng để làm rõ mức độ hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình ở nam nữ trước khi kết hôn. - Phân tích, tổng hợp những kết quả thu được để đưa ra những kết luận và những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của thanh niên trong độ tuổi kết hôn về Luật Hôn nhân và gia đình. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Việc tuyên truyền, giáo dục, thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình tuy đã được quan tâm chú ý nhưng chư a tìm được những hình thức phù hợp cho thanh niên tiền hôn nhân, do vậy, hiểu biết Luật của họ còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác. - Nam nữ thanh niên trước khi kết hôn đang còn ít quan tâm tới việc tìm hiểu văn bản Luật, chính sách liên quan đến vấn đề hôn nhân, gia đình đặc biệt là Luật Hôn nhân và gia đình nên hiểu biết về luật còn chưa cao. - Hiểu biết của nam nữ thanh niên trong độ tuổi kết hôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, khu vực cư trú và đặc trưng văn hoá gia đình... 5. Đối tƣợng, khách thể và địa bàn nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu 8
  9. Mức hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình của đối tượng tiền hôn nhân. 5.2. Khách thể nghiên cứu - Thanh niên nam, nữ trước kết hôn đang sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Cán bộ làm công tác thanh niên, công tác lao động, thương binh và xã hội và cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật ở Hà Nội. 5.3. Địa bàn nghiên cứu Đối tượng được chọn để tiến hành khảo sát là thanh niên nam, nữ chưa kết hôn tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy và xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.. Nhóm đối tượng này được chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Số phiếu phát ra là 400 phiếu, số phiếu thu về 397 phiếu. Tất cả các phiếu đều hợp lệ, trong đó: - Cơ cấu tuổi: - Cơ cấu trình độ học vấn: Độ tuổi: từ 16-17 tuổi: 11,3% Chưa tốt nghiệp PTTH: 26,9% Độ tuổi 18-22 tuổi: 45,7% Tốt nghiệp PTTH: 39,2% Độ tuổi 22-30 tuổi: 43% TC, CĐ: 22,5% ĐH, trên ĐH: 11,4% - Cơ cấu giới tính : - Cơ cấu nghề nghiệp: Nam: 53,4% Đang đi học: 51,3% Nữ: 46,6% Chưa đi làm: 10,2% Đang đi làm: 38,5% 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như thống kê, logic-lịch sử điều tra xã hội học. Trong đó, những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây được sử dụng: - Phân tích tài liệu có sẵn: Trên cơ sở tổng quan các tài liệu đã có gồm sách, tạp chí, thống kê công trình nghiên cứu đã được thực hiện, hồ sơ văn bản lưu trữ và các báo cáo của các 9
  10. cơ quan chức năng… để có thêm thông tin làm rõ cả cơ sở lý luận lẫn thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. - Điều tra định lượng: Tiến hành phỏng vấn theo phiếu trưng cầu ý kiến với 400 thanh niên chưa kết hôn. Cách thức chọn mẫu: sử dụng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Cụ thể, ở nội thành, tác giả chọn quận Cầu Giấy, phường Nghĩa Tân; ở ngoại thành, chọn huyện Đông Anh, xã Vĩnh Ngọc. Sau khi xác định 2 phường/xã, tác giả lập danh sách thanh niên từ 16 tuổi trở lên chưa lập gia đình; sau đó chọn ngẫu nhiên hệ thống cho đủ 400 mẫu theo dự định để tiến hành phát phiếu khảo sát. - Nghiên cứu định tính: Ngoài phát phiếu điều tra định lượng, cuộc khảo sát còn tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm tập trung, mỗi nhóm 10 người và 10 phỏng vấn sâu đối với những người đại diện cho nhóm thanh niên chưa lập gia đình, nhóm cán bộ và chủ hộ gia đình có thanh niên chưa lập gia đình. - Phương pháp xử lý số liệu Số liệu điều tra định lượng được làm sạch và xử lý bằng chương trình SPSS 12.5. Các tương quan cơ bản được xác định và đưa ra với những bảng số liệu nhằm đáp ứng các mục tiêu mà cuộc khảo sát hướng đến là đánh giá mức độ hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình của đối tượng tiền hôn nhân. 7. Sơ đồ tƣơng quan các biến số 10
  11. Kết quả thực hiện Luật Tầm quan Nội dung của Phạm vi tác trọng của Luật Hôn nhân động và đối Luật & gia đình tượng điều chỉnh Hiểu biết của thanh niên trước kết hôn về Luật Hôn nhân và gia đình Nam, Nữ thanh Đối tượng khác niên chưa kết hôn - CBLĐQL (CB tư - Giới pháp, CB - Tuổi LĐTBXH...) - Học vấn - Chủ hộ gia - Địa bàn cư đình có TN chưa trú kết hôn Điều kiện kinh tế – xã hội Biến độc lập - Đặc điểm nhân khẩu của thanh niên chưa lập gia đình: Giới tính (nam, nữ), Tuổi (từ 16 đến hết 17 tuổi, từ 18-22 tuổi và trên 22 tuổi), Trình độ học vấn (Tốt nghiệp PTTH trở xuống, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học), Địa bàn cư trú (nội thành, ngoại thành). - Đặc điểm xã hội nghề nghiệp cán bộ LĐQL (cán bộ tư pháp, cán bộ LĐTBXH, cán bộ văn hoá, thể thao, du lịch) - Chủ hộ gia đình có thanh niên chưa kết hôn (nam/nữ) Biến phụ thuộc - Hiểu biết của đối tượng tiền hôn nhân với Luật Hôn nhân và gia đình theo các vấn đề: + ý nghĩa, tầm quan trọng của luật và các văn bản dưới luật. + Nội dung của luật + Phạm vi tác động và đối tượng điều chỉnh của luật và văn bản dưới luật. - Một số kết quả bước đầu trong thực hiện Luật. Biến điều kiện Các yếu tố kinh tế, xã hội trong đó đặc biệt là sự phát triển của kinh tế thị trường và các yếu tố liên quan đến phong tục tập quán, truyền thống văn hoá và 11
  12. thông tin truyền thông. Đây là những yếu tố tác động đến cả hiểu biết, thái độ của đối tượng tiền hôn nhân trong việc tìm hiểu và thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình. 8. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Thực trạng nhận thức về Luật Hôn nhân và gia đình của thanh niên nam nữ trước kết hôn. Chương 3: Xu hướng biến đổi quan điểm về hôn nhân và gia đình và một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình của thanh niên tiền hôn nhân hiện nay 12
  13. Phần II: nội dung Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của Vấn đề nghiên cứu 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận nhận thức Macxit Nhận thức và sự hiểu biết của con người từ đâu mà có? Con người có nhận thức được chân lý khách quan không và quá trình nhận thức của con người thế nào đã và đang là vấn đề mà triết học duy vật và duy tâm tranh luận. Theo quan điểm duy vật, nhận thức của con người là sự phản ánh của thế giới khách quan - Thế giới khách quan được con người nhận thức từ cảm giác, tri giác, biểu tượng đến tư duy trừu tượng. Nhờ tư duy trừu tượng mà con người hiểu biết được bản chất của các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và xã hội, nắm được các quy luật và tính quy luật chi phối quá trình vận động và phát triển của nó - tiếp cận được với chân lý. Chủ nghĩa duy vật Macxit cũng chỉ ra rằng, sở dĩ con người nhận thức được thế giới khách quan, do con người có lao động. Nhờ lao động mà đầu óc con người được phản ánh những hiện tượng, những sự kiện, những quá trình của thế giới hiện thực. Con người hiểu biết thế giới hiện thực. Nhưng sự phản ánh này không chỉ là sự sao chép đơn thuần thế giới hiện thực mà còn là sự phản ánh bản chất của chúng với những mối liên hệ bên trong, tất yếu, tự nhiên của nó. Con người, vì vậy, ngày càng khám phá bản chất của các sự vật, hiện tượng, phát hiện thêm các quy luật, tiến gần hơn đến chân lý tuyệt đối. Như vậy, nhận thức của con người là một quá trình từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ hiểu biết ít đến hiểu biết nhiều - đến chân lý. áp dụng lý luận nhận thức vào việc nghiên cứu quá trình tiếp cận một hiện tượng, một sự vật của nhóm xã hội - thanh niên tiền hôn nhân là việc không dễ. Vì vậy, làm rõ hiểu biết của họ về ý nghĩa, tầm quan trọng của luật, nội dung các điều khoản chính yếu của luật và việc áp dụng luật trên thực tế là những việc cần làm. ở đây, xuất phát từ những nguyên lý và lý luận nhận thức cần làm rõ thực trạng, nguyên nhân sự hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình của nhóm thanh niên tiền hôn nhân với quan điểm duy vật, biện chứng, phát triển, lịch sử và hệ 13
  14. thống. Điều này đòi hỏi khi làm rõ hiểu biết của thanh niên tiền hôn nhân về Luật Hôn nhân và gia đình cần làm rõ những đặc điểm sinh học của nhóm, hoàn cảnh kinh tế, xã hội của gia đình và cộng đồng mà họ đang sống; trình độ học vấn, khả năng tiếp cận thông tin, mức độ tham gia các hoạt động xã hội mà những thành viên trong nhóm hiện có... Ngoài ra, theo quan điểm lịch sử và phát triển, hiểu biết của thanh niên tiền hôn nhân về Luật Hôn nhân và gia đình còn được nghiên cứu trong sự so sánh với thời gian. ở đây, thời gian được tính theo độ tuổi của khách thể nghiên cứu đồng thời tính theo các giai đoạn phát triển về nhận thức của cộng đồng trong đổi mới. Điều này sẽ giúp cho việc làm rõ những thay đổi trong nhận thức, hiểu biết của thanh niên tiền hôn nhân về Luật Hôn nhân và gia đình qua các giai đoạn phát triển của lịch sử cũng như qua quá trình phát triển sinh học và xã hội ở mỗi con người. Hôn nhân và gia đình là lĩnh vực luôn vận động, phát triển và biến đổi. Theo đó, cơ cấu gia đình, chức năng gia đình, vai trò và vị trí của gia đình cũng như những quan niệm về giá trị, chuẩn mực trong gia đình đã có nhiều biến đổi theo thời gian. Nghiên cứu hiểu biết của thanh niên tiền hôn nhân với Luật Hôn nhân và gia đình phải hết sức căn cứ vào những biến đổi của gia đình và những biến đổi của cộng đồng xã hội để xem xét những biến đổi trong nhận thức của nhóm xã hội đặc thù này. Trong điều kiện mở cửa, đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường, quan niệm thoáng đãng hơn về tình dục, tình yêu và hôn nhân cũng là những yếu tố phải tính tới khi nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật, biện chứng và lý luận nhận thức Macxit. 1.1.2. Các lý thuyết xã hội học đặt cơ sở cho việc nghiên cứu a. Lý thuyết Hành động xã hội Lý thuyết xã hội học về hành động xã hội đã được các nhà xã hội học như V.Pareto, M.Weber, F.Znaniecki và một số nhà xã hội học khác đưa ra. Nội dung chủ yếu của lý thuyết này coi hành động xã hội có cơ sở xuất phát từ nhu cầu, động cơ của cá nhân xã hội và kết quả của nó là sự thiết lập các quan hệ xã hội. 14
  15. Các lý thuyết gia khẳng định khi mỗi cá nhân tham gia vào cuộc sống xã hội, họ tất yếu phải thực hiện các hành động xã hội. Hành động xã hội xuất hiện ngay từ khi con người được hình thành, nhu cầu hợp tác để tồn tại và phát triển đã làm xuất hiện quan hệ tương tác giữa các chủ thể hành động; đến lượt mình, các hành động xã hội lại tạo kết quả là các mối quan hệ cá nhân - cá nhân, cá nhân - xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà cá nhân thực hiện hành động, ngược lại, họ hành động nhằm đạt được các mục đích riêng của bản thân và những mục đích chung. Mặc dù mỗi nhà xã hội học trên đều tiếp cận hành động xã hội ở các góc độ khác nhau, song họ đều thống nhất ở một số điểm: - Hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức dù ở mức độ khác nhau, có nghĩa là chủ thể hành động luôn gắn cho hành động một ý nghĩa chủ quan nhất định. - Hành động xã hội có tính định hướng mục đích - Hành động xã hội là hành động hướng tới người khác Trên thực tế, không phải hành động xã hội nào cũng có tính xã hội hay đều là hành động xã hội. Những hành động chỉ nhằm tới các sự vật mà không tính đến hành vi của người khác như việc hai người đi xe đạp vô tình va quệt vào nhau trên đường phố không phải là hành động xã hội, hành động giống nhau của các cá nhân trong một đám đông như khi mọi người cùng mặc áo mưa do đột nhiên trời đổ mưa cũng không được coi là hành động xã hội. Với những hành động như thế này, chúng ta thấy hầu như không có sự tham gia của yếu tố ý thức mà đó chỉ là sự phản ứng một cách tự nhiên trước hoàn cảnh mà thôi. Thêm nữa, những hành động này thường diễn ra bất chấp ý chí hay mong muốn chủ quan của chúng ta. Các nhà xã hội học gọi đây là hành động vật lý - bản năng. Chúng ta cũng có thể so sánh hành động của loài vật với hành động của con người. Chẳng hạn, khi một con thú bị đói, nó sẽ ăn một cách ngấu nghiến những gì mà nó có thể ăn được chỉ để thoả mãn cơn đói. Trong khi đó, ngay cả khi con người bị bỏ đói, họ cũng ăn theo văn hoá, theo thói quen; cách ăn của họ 15
  16. cũng hướng đến những người xung quanh, nghĩa là làm sao để việc ăn của mình không gây phản cảm cho người khác và họ lựa chọn thức ăn phù hợp với họ; ví dụ như một nhà tu hành theo Phật giáo thì khi đói vẫn chỉ lựa chọn thức ăn chay, hay một người theo ấn Độ giáo sẽ không chọn món thịt bò để ăn khi đói. So sánh như vậy để thấy sự khác biệt giữa con người và con vật khi thực hiện hành động. Rõ ràng, hành động ăn của con người trong trường hợp nêu trên được coi là hành động xã hội, vì nó có tính chất văn hoá, tính chủ định và sự định hướng đến người người khác của các cá nhân xã hội khi thực hiện hành động. Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của các nhà hành vi luận cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu được những yếu tố bên trong qui định hành vi của các cá nhân mà chỉ có thể biết đến những phản ứng bên ngoài. Theo các nhà xã hội học, chúng ta không đơn thuần chỉ nghiên cứu phản ứng của các cá nhân trước các kích thích, mà chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu những gì đang diễn ra bên trong, những gì tiềm ẩn trong mỗi cá nhân có tác dụng thôi thúc các nhân hành động để đạt mục đích. Để minh chứng cho quan điểm của mình, các nhà xã hội học đã đưa ra mô hình sau: Hoàn cảnh Nhu cầu Động cơ Chủ thể Công cụ Mục phương đích tiện [11, 137] Mô hình trên cho thấy cấu trúc của hành động xã hội, những nhân tố của hành động xã hội được đề cập đến trong mô hình này có mối quan hệ nhân - quả khăng khít với nhau. Xem xét các nhân tố của hành động xã hội, chúng ta có thể nhận thấy mỗi hành động xã hội của con người có “điểm gốc” là nhu cầu, động cơ của chủ thể, và “điểm ngọn” là mục đích cần đạt được của chủ thể đó. Tất nhiên, chu trình của hành động chịu sự chi phối của yếu tố hoàn cảnh thực hiện hành động của chủ thể. Chúng ta hãy quay lại ví dụ về một cá nhân khi bị đói, 16
  17. họ có nhu cầu là được ăn. Tuy nhiên nếu anh ta ở nơi mà anh ta chỉ có một mình, anh ta có thể ăn nhanh hơn để đạt đích "được ăn no" nhanh hơn; ngược lại, khi anh ta đang ở trong một đám đông, anh ta sẽ lựa chọn cách ăn từ tốn hơn, vì hành động của anh ta lúc này là định hướng vào đám đông nơi anh ta đang tham gia. Điều này cho thấy, hành động xã hội mà con người thực hiện không phải là cách con người phản xạ trực tiếp đối với tác nhân kích thích, mà ở đây, họ phản ứng qua các biểu trưng có ý nghĩa, có nghĩa là họ phản ứng một cách gián tiếp. Nói như G.Mead, con người tiếp nhận kích thích, tư duy về tình huống hành động, đặt mình vào vị trí của đối tượng hành động để dự đoán xu hướng hành động, từ đó, họ mới đưa ra phản ứng trước kích thích. Những yếu tố này khiến cho hành động của con người mang tính xã hội cao hơn (hành động hướng đến người khác), và do đó, tính khách quan của hành động, tính định hướng về môi trường hành động cũng được nâng lên. Vận dụng lý thuyết này trong luận văn của mình, tác giả coi hiểu biết Luật hôn nhân gia đình của thanh niên tiền hôn nhân như là một hành động xã hội. Hành động này bao giờ cũng kèm ý thức cá nhân. ý thức đó có thể do từng cá nhân nhận thức sự cần thiết phải tìm hiểu luật khi đang trong giai đoạn tiền hôn nhân, các cá nhân tự giác tìm hiểu, không tự giác tìm hiểu luật hoặc chỉ tìm hiểu khi bị một tác động nào đó. Ngoài ra, việc tìm hiểu luật của đối tượng tiền hôn nhân được xem xét ở cả tính tích cực của họ. Với nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị khác nhau, đối tượng tiền hôn nhân có những cách thức, mục đích tìm hiểu khác nhau. Với những đối tượng có nhu cầu tìm hiểu luật để nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp thì mục đích là để nắm vững và thực thi nghiêm những quy định của pháp luật. Những đối tượng này ý thức được sự cần thiết phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ luật nên họ chủ động tìm hiểu, cập nhật những văn bản pháp luật mới một cách kịp thời. Cũng có những thanh niên không ý thức được tầm quan trọng của pháp luật nên thụ động trong việc tìm hiểu những văn bản pháp luật hay thậm chí làm sai luật mà không ý thức được. Điều này tạo nên những cách tiếp cận và tìm 17
  18. hiểu khác nhau của thanh niên trước hôn nhân với tinh thần và nội dung của luật. b. Lý thuyết Xã hội hoá Con người là một thực thể sinh học song còn là một thực thể xã hội. Để sống, tồn tại và phát triển con người phải hội nhập vào nhóm, vào một cộng đồng xã hội xác định. Mà để hội nhập mỗi con người phải tìm hiểu, tiếp cận, học hỏi, thực hành những hệ thống giá trị và chuẩn mực mà một nhóm, một tầng lớp, một cộng đồng đang thừa nhận, tuân theo. Đây chính là quá trình mà mỗi cá nhân thiết lập quan hệ của mình với những cá nhân khác, thông qua đó cá nhân học hỏi, tiếp nhận các tri thức, kinh nghiệm, quy tắc ứng xử phù hợp với vai trò mà nhóm, cộng đồng xã hội yêu cầu, chờ đợi. Với cách nhìn nhận cơ bản như vậy, các nhà xã hội học đã đưa ra những quan niệm ít nhiều khác nhau về xã hội hoá. Nhà xã hội học Mỹ Neil Smelser thì cho rằng: "Xã hội hoá là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình" [6, tr.254] để phục vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành động tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình. Theo định nghĩa này, vai trò của cá nhân trong quá trình xã hội hoá chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, tri thức, giá trị, chuẩn mực xã hội. Trong đó, xã hội hoá cá nhân diễn ra dưới tác động của ba nhân tố cơ bản: sự mong đợi, sự thay đổi hành vi và thói khuôn phép. ở đây, xã hội mong đợi mỗi cá nhân tuân thủ những giá trị, chuẩn mực văn hoá của một nhóm, một cộng đồng xã hội xác định mà cá nhân hội nhập vào. Trên cơ sở này mà cá nhân xác định được vị thế của mình và đóng đúng được những vai trò mà vị thế ấy yêu cầu. Để làm được những việc này, mỗi cá nhân phải hiểu được những khuôn mẫu hành vi - những khuôn phép mà một nhóm, một cộng đồng xã hội đã định dạng tuân theo. Đây chính là những khuôn mẫu xã hội đã được quy chuẩn bởi các nền văn hoá hay các tiểu văn hoá nhóm. Còn Fichter xem "Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và 18
  19. thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó". [11] Như vậy, Fichter đã chú ý tới tính thích ứng của cá nhân trong quá trình xã hội hoá. Đây là sự tương tác xã hội mà các quan hệ cá nhân được chuyển hoá thành những quan hệ xã hội có tính khuôn mẫu mà mỗi cá nhân khi hoà nhập vào từng nhóm, từng cộng đồng xã hội phải tuân theo. Nhà khoa học người Nga G.Andreeva nêu ra hai mặt của quá trình xã hội hoá. Bà cho rằng: "Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội đó". [11, tr.255] Lý thuyết này nhấn mạnh đến không chỉ hoạt động cá nhân trong quá trình xã hội hoá - đơn thuần thu nhận kinh nghiệm xã hội mà còn chuyển hoá nó thành những giá trị, tâm thế, xu hướng của cá nhân để tham gia tái sản xuất chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá trình xã hội hoá là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của môi trường tới con người. Mặt thứ hai thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua hoạt động của mình. Tony Bilton lại cho rằng Xã hội hoá là “quá trình quá độ mà chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hoá của xã hội mà trong đó chúng ta đã được sinh ra - quá trình mà nhờ đó chúng ta đạt những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội của chúng ta - được gọi là quá trình xã hội hoá”. [10] Tony Bilton nhấn mạnh chủ yếu đến vai trò của xã hội trong việc truyền đạt những giá trị văn hoá cho cá nhân, giúp cá nhân có đầy đủ những điều kiện về mọi mặt để hoà nhập vào xã hội. Tuy nhiên, chúng ta thấy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cá nhân gần như bị mờ nhạt trong quá trình xã hội hoá. Xã hội hoá của mỗi cá nhân là một quá trình không thể thiếu từ khi còn là trẻ thơ đến thời kỳ trưởng thành. Theo Tony Bilton môi trường xã hội hoá với mỗi cá nhân rất quan trọng, đó là môi trường gia đình, nhà trường, xã hội. 19
  20. Gia đình là một trong những môi trường xã hội hoá có tầm quan trọng đặc biệt. ở đây, con người sinh học bắt đầu hội nhập vào xã hội, lĩnh hội những quy chuẩn của xã hội thông qua cha, mẹ, người thân. Vì vậy, truyền thống gia đình thể hiện qua gia đạo, gia giáo, gia phong, gia nghiệp có tác động không nhỏ hình thành tính cách của mỗi cá nhân. Bầu không khí gia đình, sự hoà hợp hay xung đột của các thành viên gia đình để lại những dấu ấn quan trọng trong sự phát triển tính cách của thế hệ trẻ. Trường học là toàn bộ hệ thống giáo dục được lập ra có chủ định. Theo Tony Bilton trường học cũng là môi trường xã hội hoá chính yếu, giống như môi trường gia đình. ở nhà trường, các cá nhân được tiếp thu cả tri thức tự nhiên, xã hội và cả những hệ thống, những giá trị chuẩn mực được thể hiện qua các quy chuẩn luật pháp, đạo đức, lối sống. Qua hệ thống chương trình, giáo trình và bài giảng và qua cả sự tiếp xúc thầy - trò, trò - trò, mỗi cá nhân được xã hội hoá. Các luật, văn bản dưới luật, quy chuẩn hành vi của con người, trong đó có quy chuẩn về hôn nhân và gia đình đã được giáo dục, tuyên truyền trong nhà trường. Xã hội là môi trường thứ ba giúp con người được xã hội hoá. ở đây, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp, con người được truyền thông, tư vấn, tiếp thu những giá trị và chuẩn mực xã hội. Các hệ tư tưởng, hệ thống các quan điểm chính trị, các khuôn mẫu hành vi có tính chuẩn mực xã hội được truyền bá qua các hệ thống truyền thông và qua giao tiếp người - người trong xã hội. Nhờ vậy, xã hội hoá cá nhân được thực hiện. Các quy chuẩn luật pháp, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán được mỗi cá nhân và cả cộng đồng tôn trọng, tuân theo thực hiện. Tính chất của quá trình xã hội hoá: Theo Tony Bilton xã hội hóa là "Một quá trình khó khăn, phức tạp và rộng khắp” [10, tr.29] bởi vì xã hội hoá chính là việc tạo lập diện mạo của tất cả các quan hệ xã hội, của tất cả các hoạt động của con người, cho dù con người và nhóm xã hội có thể nhận thức được hay không nhận thức được trong quá trình hoạt động. Vận dụng lý thuyết xã hội hoá vào việc phân tích hiểu biết của nhóm xã hội thanh niên chưa kết hôn về Luật Hôn nhân và gia đình, cần phải đi sâu, làm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2