intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố trước những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

33
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi cuả trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi mong muốn sẽ đề xuất được một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đường phố. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố trước những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n quèc gia Khoa x· héi häc LÊ THỊ LINH CHI Nhận thức, hành vi của trẻ em đƣờng phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Qua khảo sát tại Huế và Hà Nội) luËn v¨n th¹c sü Chuyªn ngµnh x· héi häc M· sè: 60 31 30 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NguyÔn Quý Thanh Hµ néi, 2007
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................... 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 7 2.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 7 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 7 3.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................................................ 7 3.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 8 4. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết ........................................................................ 8 4.1. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................ 8 4.2. Khung lý thuyết........................................................................................................ 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài............................................................................ 13 6.1 Ý nghĩa lý luận .......................................................................................................... 13 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 13 7. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................................ 14 7.1 Qu¸ trình tiếp cận đối tƣợng ..................................................................................... 14 7.2 Những khó khăn và giới hạn của nghiên cứu ........................................................... 15 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 18 1. Lý thuyết tiếp cận............................................................................................................ 18 1.1 Lý thuyết xã hội hoá ................................................................................................. 18 1.2 Lý thuyết học hỏi x· héi ........................................................................................... 20 2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................................... 21 3. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ....................................................................... 31 3.1 Trẻ em đƣờng phố ..................................................................................................... 31 3.2 Hành vi xâm hại tình dục trẻ em ............................................................................... 34 CHƢƠNG II. TRẺ EM ĐƢỜNG PHỐ VÀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI ......................................... 36 TÌNH DỤC TRẺ EM. ............................................................................................................. 36 I. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 36 1 Lứa tuổi ........................................................................................................................ 36 2 Nơi ở hiện tại ............................................................................................................... 36 3 Trình độ học vấn .......................................................................................................... 38 4. Nguyên nhân của hiện tƣợng trẻ em đƣờng phố ......................................................... 40 II. Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em đƣờng phố trong mẫu nghiên cứu tại thành phố Huế và Hà Nội. ........................................................................................................................... 42 1.Những hình thức XHTD trẻ em đƣờng phố phổ biến .................................................. 42 2. Xu hƣớng khác biệt về giới trong nguy cơ bị xâm hại tình dục ................................. 44 III. Nhận thức và hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ em đƣờng phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục ........................................................................................... 50 1. Nhận thức của trẻ em đƣờng phố đối với những hành vi và nguy cơ bị xâm hại ....... 51 2. Hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ em đƣờng phố trƣớc nguy cơ bị xâm hại ......... 55 IV. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức của trẻ em đƣờng phố trƣớc những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tình dục. ................................................................................................ 58 1 Môi trƣờng sống của trẻ em đƣờng phố ....................................................................... 58 2 Môi trƣờng làm việc – Quá trình tiếp nhận thông tin ngoài xã hội ............................ 61 3 Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với trẻ em đƣờng phố ................................... 66 2
  3. 4. Hiệu quả của các chƣơng trình hành động phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đƣờng phố ....................................................................................................................... 69 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................... 76 1. Kết luận ........................................................................................................................... 76 2. Khuyến nghị .................................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 80 3
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ LĐTBXH Bộ Lao Động Thƣơng Binh Xã Hội CLB Câu lạc bộ CTXH Công tác xã hội LTQĐTD Lây truyền qua đƣờng tình dục QHTD Quan hệ tình dục TE§P Trẻ em đƣờng phố TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh UB DSGTE Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em UBND Ủy ban Nhân dân XHTDTE Xâm hại tình dục trẻ em 4
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lạm dụng tình dục trẻ em là một vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em trên toàn thế giới nói chung trong đó có Việt Nam. Lạm dụng tình dục trẻ em diễn ra ở tất cả mọi vùng miền nhƣng phổ biến hơn tại các thành phố lớn – những nơi đang ngày ngày phải đối mặt với những thay đổi sâu sắc về kinh tế, văn hoá và xã hội. Trẻ em đƣờng phố có mặt trên khắp thế giới đặc biệt là những nƣớc thuộc thế giới thứ 3. Chúng là nạn nhân của sự rạn nứt các mối quan hệ gia đình và xã hội, là những đứa trẻ dễ bị tổn thƣơng nhất, dễ bị bóc lột dƣới nhiều hình thức. Có thể nói, trẻ em đƣờng phố là nhóm trẻ em có nguy cơ bị lạm dụng tình dục cao nhất đặc biệt là nhóm trẻ em gái. Trẻ em đƣờng phố chiếm một bộ phận không nhỏ trên tổng số trẻ em Việt Nam Theo ƣớc tính của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, hiện nay Việt Nam có khoảng 13.000 trẻ em sống lang thang đƣờng phố. Trẻ em đƣờng phố không chỉ bao gồm nhóm trẻ mồ côi, không nhà cửa, không gia đình mà còn bao gồm cả nhóm trẻ em di cƣ một mình và di cƣ cùng gia đình (chiếm khoảng 90%). Nhóm trẻ di cƣ này đến từ các vùng nông thôn nghèo thuộc các tỉnh nhƣ: Thanh Hoá, Hƣng Yên, Hà Tây…lên các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm với hy vọng dành dụm gửi tiền về đỡ đần cho cha mẹ, gia đình hoặc với mong muốn rời bỏ gia đình tự mình kiếm sống để có cuộc sống tốt hơn. Hầu hết trẻ em đƣờng phố đều có trình độ văn hoá thấp. Trẻ em đƣờng phố kiếm sống bằng các công việc nhƣ bán báo, đánh giầy, nhặt rác, bán vé số, ăn xin….Chúng phải sống và lao động trên đƣờng phố hoặc sống tạm bợ cùng với gia đình trong các khu nhà ổ chuột với giá 2000 đồng cho một chỗ ngủ trong một đêm. Trẻ em đƣờng phố phải đối mặt với những nguy hiểm mỗi ngày với nhận thức non nớt, với những cuộc vật lộn, mƣu sinh trên đƣờng phố, với sự 5
  6. bóc lột, ngƣợc đãi từ ngƣời lớn, thậm chí từ những đứa trẻ đƣờng phố khác, khi phải tiếp xúc với đủ loại ngƣời và tiếp nhận đủ các loại văn hoá không chọn lọc. Thậm chí mối nguy hiểm có thể đến ngay cả khi chúng đã trở về các khu trọ rẻ tiền, các khu nhà ổ chuột, Lạm dụng tình dục trẻ em vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em đƣợc quy định trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em. Trẻ em đã từng bị xâm hại tình dục gặp rất nhiều khó khăn trong việc hồi phục do những tổn thƣơng về tâm lý, tình cảm và thể chất gây nên. Không ít trẻ em đƣờng phố bị xâm hại tình dục đã rơi vào con đƣờng mại dâm. Các nghiên cứu về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đƣờng phố đã đƣợc tiến hành thƣờng là các nghiên cứu thực trạng. Trong khi đó, còn rất nhiều khía cạnh của vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em lang thang đƣờng phố nhƣ : động cơ hành vi của thủ phạm, nghiên cứu tác động của các cơ chế hỗ trợ và bảo vệ trẻ em lang thang, về những vấn nạn mới nảy sinh nhƣ du lịch tình dục trẻ em. Nghiên cứu “Nhận thức và hành vi của trẻ em đường phố trước những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em” đặt ra các câu hỏi: nhóm trẻ em đƣờng phố nhận thức nhƣ thế nào về các nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục? Sự nhận thức ấy có mối liên hệ nhƣ thế nào tới thái độ và hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của các em trƣớc những tình huống bị xâm hại? Nghiên cứu này mong muốn cung cấp cái nhìn sâu hơn cho các nhà quản lý, các cơ quan chức năng chuyên trách vấn đề trẻ em đƣờng phố tại hai địa bàn nghiên cứu từ đó có thể xây dựng hoặc điều chỉnh các chƣơng trình, chính sách, hoạt động phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đƣờng phố. Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng hƣớng tới việc đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị tập trung vào lĩnh vực phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đƣờng phố với hy vọng những đề xuất, kiến nghị này sẽ là những gợi ý tốt cho các nhà hoạch định chính sách. 6
  7. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi cuả trẻ em đƣờng phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Trên cơ sở kết quả thu đƣợc, chúng tôi mong muốn sẽ đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đƣờng phố. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu các hình thức xâm hại tình dục mà trẻ em đƣờng phố đang phải đối mặt. - So sánh nguy cơ và hình thức xâm hại tình dục giữa trẻ em trai và trẻ em gái lang thang đƣờng phố. - Tìm hiểu nhận thức của trẻ em đƣờng phố đối với những hành vi xâm hại tình dục trẻ em. - Tìm hiểu hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ em đƣờng phố sau khi bị xâm hại tình dục và nguyên nhân của hành vi này. - Tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến nhận thức và hành vi của trẻ em đƣờng phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em. - Đƣa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em đƣờng phố dựa trên việc phân tích các kết quả nghiên cứu thu thập đƣợc. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nhận thức và hành vi của trẻ em đƣờng phố trƣớc những nguy cơ và hành vi lạm dụng tình dục trẻ em. 3.2. Khách thể nghiên cứu 7
  8. - Trẻ em đƣờng phố dƣới 18 tuổi tại hai thành phố: Huế và Hà Nội. - Các cán bộ thuộc các ngành chức năng có liên quan: chính quyền địa phƣơng, công an, toà án, y tế, UB DSGĐTE cấp Quận/thành phố và cấp phƣờng 3.3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại thành phố Huế và Hà Nội. Đây là hai trong những thành phố tập trung nhiều trẻ em lang thang đƣờng phố. Bên cạnh đó là những đặc trƣng về văn hoá, kinh tế và sự biến đổi xã hội diễn ra sâu sắc tại đây. + Thành phố Huế: Huế là một trong những thành phố du lịch của Việt Nam. Huế đƣợc biết đến bởi các giá trị văn hoá, lịch sử lâu đời. Tuy nhiên, trong sự phát triển chung của đất nƣớc, dƣới những tác động của nền kinh tế thị trƣờng và sự phát triển về du lịch và dịch vụ, Huế cũng mang trong mình những biến đổi về lối sống và các giá trị truyền thống. + Thành phố Hà Nội: là trung tâm của cả nƣớc, nơi tốc độ biến đổi xã hội diễn ra nhanh và mạnh mẽ từ sau thời kỳ đổi mới đến nay. Tại thành phố Huế, chúng tôi lựa chọn phƣờng Phú Hậu và tại thành phố Hà Nội chúng tôi lựa chọn phƣờng Phúc Xá, Quận Ba Đình để thực hiện các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với lãnh đạo chính quyền địa phƣơng và các ban ngành chức năng. Phƣờng Phúc Xá và phƣờng Phú Hậu là 2 phƣờng tập trung nhiều trẻ em lang thang kiếm sống trên đƣờng phố. Các địa bàn nghiên cứu đều đƣợc lựa chọn dựa trên sự thảo luận với các cán bộ UBDSGĐTE của 2 thành phố sau khi cân nhắc các đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn và những đặc điểm của nhóm trẻ em đƣờng phố tại địa bàn nghiên cứu phù hợp với những tiêu chí lựa chọn mẫu ban đầu. 4. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 4.1. Giả thuyết nghiên cứu 8
  9. - Trẻ em đƣờng phố không nhận thức đầy đủ về hành vi và những nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em - Hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ em đƣờng phố trƣớc những nguy cơ và hành vi bị xâm hại tình dục phụ thuộc vào nhận thức của trẻ về những hành vi xâm hại tình dục trẻ em đƣờng phố. - Trẻ em đƣờng phố có xu hƣớng không tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ sau khi bị xâm hại tình dục. 9
  10. 4.2. Khung lý thuyết §iÒu kiÖn kinh tÕ - v¨n ho¸ - x· héi - Tr×nh ®é häc vÊn - Nh÷ng tr¶i - §iÒu kiÖn sèng - Løa tuæi nghiÖm vÒ hµnh - Sù gi¸o dôc cña - Giíi tÝnh vi XHTD cha mÑ - M«i tr-êng lµm viÖc - C¸c chƣơng tr×nh truyÒn th«ng PCXHTDTEDP NhËn thøc cña TE§P vÒ nguy c¬ vµ Hµnh vi t×m kiÕm sù gióp ®ì cña TE§P hµnh vi XHTDTE ®èi víi c¸c t×nh huèng XHTDTE NhËn thøc cña trÎ em ®-êng phè tr-íc nh÷ng nguy c¬ vµ hµnh vi x©m h¹i t×nh dôc ®-îc xem xÐt trong bèi c¶nh kinh tÕ, v¨n ho¸, x· héi x¸c ®Þnh vµ chÞu sù ¶nh h-ëng bëi bèi c¶nh ®ã. Nh÷ng yÕu tè t¸c ®éng ¶nh h-ëng ®Õn nhËn thøc cña trÎ em ®-êng phè tr-íc nh÷ng nguy c¬ vµ hµnh vi x©m h¹i t×nh dôc trÎ em ®-îc xem xÐt gåm: ®iÒu kiÖn sèng, c¸c quan hÖ giao tiÕp ngoµi x· héi, sù gi¸o dôc cña gia ®×nh, hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña c¸c ch-¬ng tr×nh, chÝnh s¸ch phßng chèng XHTD dµnh cho trÎ em ®-êng phè, nh÷ng tr¶i nghiÖm vÒ hµnh vi XHTD. NhËn thøc ®-îc xem xÐt lµ yÕu tè ¶nh h-ëng trùc tiÕp ®Õn hµnh vi t×m kiÕm sù gióp ®ì cña trÎ em ®-êng phè tr-íc nh÷ng nguy c¬ bÞ XHTD. 10
  11. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp Nghiªn cøu sö dông th«ng tin, số liệu tõ c¸c b¸o c¸o tình hình kinh tÕ - x· héi, báo cáo về tình hình trẻ em lang thang của cña các địa bàn khảo sát, các nghiên cứu cã liªn quan của các tác giả đã đƣợc thực hiện, mét sè bµi viÕt trªn c¸c b¸o viÕt, website trong vµ ngoµi n-íc, c¸c v¨n b¶n ph¸p luật cã liªn quan nh-: C«ng -íc quèc tÕ vÒ quyÒn trÎ em, LuËt b¶o vÖ, ch¨m sãc vµ gi¸o dôc trÎ em, ch­¬ng tr×nh hµnh ®éng v× trÎ em…. Nghiªn cøu sö dông mét sè sè liÖu ®Þnh l-îng vµ ®Þnh tÝnh cña cuéc nghiªn cøu vÒ “Thùc tr¹ng x©m h¹i t×nh dôc trÎ em t¹i thµnh phè HuÕ vµ Hµ Néi” ®­îc thùc hiÖn n¨m 2006 bëi ViÖn Søc khoÎ Sinh s¶n vµ Gia ®×nh.1 C¸c th«ng tin ®Þnh tÝnh vµ ®Þnh l-îng ®-îc thu thËp trong cuéc nghiªn cøu nµy b»ng mét sè ph-¬ng ph¸p sau: Phƣơng pháp thu thập thông tin định lƣợng Phƣơng pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi đối với 200 trẻ em đƣờng phố lµ nh÷ng trÎ em kiÕm sèng trªn ®-êng phè, d-íi 18 tuæi vµ ®ang sèng cïng gia ®×nh tại 2 thành phố (100 em/1 thành phố) nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức và thái độ của trẻ đối với những hành vi và nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em. B¶ng hái còng ®-îc sö dông víi môc ®Ých chọn läc ra một số em đã từng trải qua một trong các cấp độ của hành vi xâm hại tình dục để thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu. Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận nhóm tập trung 1 Các số liệu định tính và định lƣợng của cuộc nghiên cứu “Thùc tr¹ng x©m h¹i t×nh dôc trÎ em t¹i thµnh phè HuÕ vµ Hµ Néi” (2006) sử dụng trong luận văn này đã đƣợc sự đồng ý của Viện Sức khoẻ sinh sản và gia đình. 11
  12. T¹i mçi thµnh phè, c¸c cuéc thảo luận nhóm tập trung ®-îc thùc hiÖn víi nhãm trÎ em ®-êng phè nam, trÎ em ®-êng phè n÷ vµ l·nh ®¹o cÊp QuËn, ph-êng n¬i tËp trung nhiÒu trÎ em ®-êng phè sinh sèng hoÆc lµm viÖc. - Nhóm trẻ em đƣờng phố nam : 2 nhóm - Nhóm trẻ em đƣờng phố nữ: 2 nhóm Mỗi nhóm gồm 6 em. Tại mỗi thành phố thực hiện một cuộc thảo luận với nhóm trẻ em đƣờng phố nam và một cuộc thảo luận với nhóm trẻ em đƣờng phố nữ. - Nhóm lãnh đạo địa phƣơng nơi tập trung nhiều trẻ em đƣờng phố gåm: ®ại diện UBND, y tế, công an, cán bộ công tác xã hội (CTXH), cán bộ UBDSGĐTE 20 cuộc phỏng vấn sâu đã đƣợc thực hiện tại hai thành phố (10 phỏng vấn sâu/1 thành phố) với trẻ em đƣờng phố: gồm những trẻ em đã từng bị xâm hại tình dục. Những trẻ em này đƣợc lựa chọn từ sự giới thiệu của cán bộ ®éi c«ng t¸c x· héi, cán bộ UBDSGĐTE, c¸n bé m¸i Êm 19-5 và từ các bảng phỏng vấn. Phỏng vấn sâu cũng đƣợc thực hiện với 10 đại diện UBND, y tế, công an, cán bộ UBDSGĐTE, cán bộ CTXH tại phƣờng Phú Hậu – thành phố Huế và phƣờng Phúc Xá - Quận Ba Đình, Hà Nội. Phƣơng pháp quan sát Phƣơng pháp quan sát đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng nhƣ điều tra thu thập thông tin định lƣợng tại địa bàn nghiên cứu tỏ ra rất hữu ích. §Æc biÖt mét sè quan sát kh«ng tham dù ®èi víi hành vi giao tiếp của các em đối với khách hàng và phản ứng của trẻ em đƣòng phố trƣớc những tình huống, hành vi quấy rối tình dục của khách hàng ®· ®-îc tiÕn hµnh t¹i ®Þa bµn lµm viÖc cña c¸c em. Các quan sát này không sử dụng bảng kiểm. Để tiến hành c¸c quan sát này, nhãm nghiªn cøu đã trực tiếp đến các địa bàn tập trung nhiều 12
  13. trẻ em đƣờng phố làm việc. Tại đây, qua quan sát, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt liên quan đến yếu tố giới giữa nhóm trẻ em nam và trẻ em nữ trong hành vi và thái độ giao tiếp của các em với khách hàng. Kết hợp quan sát và phỏng vấn trực tiếp trẻ em đƣờng phố, chúng tôi cßn phÇn nµo tìm hiểu và phân tích đƣợc những ý nghĩa sâu xa của những hành vi giao tiếp và sự chấp nhận của các em trƣớc những tình huống, hành vi quấy rối tình dục của khách hàng. Bªn c¹nh ®ã, chóng t«i còng tiÕn hµnh quan s¸t tham dù trong mét sè c¸c buæi sinh ho¹t nhãm, sinh ho¹t ngo¹i kho¸ cña nhãm trÎ em ®-êng phè t¹i m¸I Êm 19-5 vµ líp häc t×nh th-¬ng An Cùu ®Ó t×m hiÓu vÒ møc ®é cung cÊp th«ng tin, kiÕn thøc x· héi nãi chung vµ vÒ vÊn ®Ò XHTD TE§P nãi riªng. C¸c quan s¸t tham dù t¹i c¸c buæi sinh ho¹t ngo¹i kho¸ nµy còng gãp phÇn gióp chóng t«i nh×n nhËn ®-îc thùc tr¹ng còng nh- hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña mét trong c¸c chÝnh s¸ch/ch-¬ng tr×nh phßng chèng XHTD TE§P ®· vµ ®ang ®-îc thùc hiÖn – mét trong c¸c yÕu tè ®-îc xem xÐt lµ cã ¶nh h-ëng t¸c ®éng ®Õn yÕu tè nhËn thøc cña TE§P vÒ vÊn ®Ò XHTDTE. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu nµy góp phần làm sáng tỏ cách tiếp cận quyền trong các nghiên cứu đặc biệt là các nghiên cứu về trẻ em, đây là một quan điểm tiếp cận mới ở Việt Nam. Quan điểm tiếp cận dựa trên quyền đƣợc sử dụng trong nghiên cứu coi nhóm trẻ em đƣờng phố cũng là một nhóm xã hội có đầy đủ quyền con ngƣời, quyền trẻ em và bình đẳng với các nhóm xã hội khác. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Mục đích quan trọng của nghiên cứu đƣợc đặt ra là đề xuất các giải pháp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đƣờng phố trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu thực tế, góp phần bảo vệ quyền của các em. 13
  14. 7. Thiết kế nghiên cứu 7.1 Qu¸ trình tiếp cận đối tƣợng Nghiên cứu đƣợc chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, một số cuộc phỏng vấn thử đã đƣợc thực hiện tại phƣờng Phúc Xá, Quận Ba Đình, Hà Nội (5 bảng hỏi, 1 thảo luận nhóm đối với nhóm lãnh đạo và 1 thảo luận nhóm với nhóm trẻ em đƣờng phố). Các cuộc phỏng vấn đƣợc thực hiện ở giai đoạn 1 nhằm mục đích kiểm tra thử nội dung của các câu hỏi trong bảng phỏng vấn và các bản hƣớng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng nhƣ phƣơng pháp/cách thức thực hiện phỏng vấn trên cơ sở đó có sự điều chỉnh về nội dung câu hỏi, từ ngữ sử dụng trong bảng hỏi và rút kinh nghiệm cho công việc điều tra thực địa chính thức. Trong giai đoạn 2, tại thành phố Hà Nội, các cuộc phỏng vấn đã đƣợc thực hiện với trẻ em đƣờng phố đang học tập tại mái ấm 19-5 của Quận Ba Đình thuộc phƣờng Phúc Xá từ ngày 5 đến ngày 20 tháng 11 năm 2006. Đây là thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao APEC. Trẻ em đƣờng phố thuộc địa bàn phƣờng Phúc Xá và Quận Ba Đình đều đƣợc thu gom về mái ấm. Trong thời gian này, các em không đƣợc làm việc trên đƣờng phố nên các cuộc phỏng vấn diễn ra tập trung tại 1 địa điểm và khá thuận lợi về mặt thời gian. Tại thành phố Huế, chúng tôi đã lùa chän địa bàn thu thập thông tin ở một số tuyến đƣờng, phố tập trung nhiều trẻ em đƣờng phố nhƣ: Lê Lợi, Hàn Thuyên, Lê Thánh Tôn, Mai Thúc Loan...Các cuộc phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn bán cấu trúc diễn ra trên đƣờng phố, tại các quán cà phê, từ 7h sáng đến 10h tối là thời gian các em làm việc. Các cuộc thảo luận nhóm với trẻ em đƣờng phố đƣợc thực hiện tại lớp học tình thƣơng phƣờng An Cựu. Trẻ em đƣờng phố thƣờng làm việc trên một phạm vi nhất định. Nhƣng để tránh trùng lặp đối tƣợng vì các em có thể di chuyển giữa các địa bàn thu thập thông tin, chóng t«i gặp nhau 3 lần cố định trong 1 ngày để thống kê số lƣợng và thông báo danh sách những đối tƣợng đã đƣợc hỏi. 14
  15. Từ các cuộc phỏng vấn đã thực hiện ở giai đoạn 1, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc tiếp cận thu thập thông tin đối với nhóm trẻ em ở giai đoạn 2.  Tạo dựng sự thân thiện bằng cách làm quen và bắt đầu câu chuyện với sự cởi mở và tinh thần chia sẻ với các em trƣớc khi đặt ra những câu hỏi.  Sử dụng và diễn đạt các câu hỏi bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, đặc biệt là chuyển thành các từ ngữ mà các em thƣờng sử dụng.  Không sử dụng cũng nhƣ quá phụ thuộc vào bảng phỏng vấn hay bảng hƣớng dẫn phỏng vấn trong quá trình thu thập thông tin. Đối với nhiều trẻ em rụt rè, e ngại không đồng ý phỏng vấn nghiên cứu viên đã thực hiện phỏng vấn nhƣ một cuộc nói chuyện thông thƣờng với tƣ cách là khách hàng của các em cho đến khi các thông tin đã đƣợc thu thập đầy đủ. Trí nhớ của nghiên cứu viên đƣợc sử dụng một cách tối đa để hồi tƣởng và ghi lại vào phiếu hỏi sau mỗi cuộc phỏng vấn. 7.2 Những khó khăn và giới hạn của nghiên cứu Những cuộc phỏng vấn trẻ diễn ra vào ban ngày thƣờng chỉ thực hiện trong thời gian ngắn vì đây là thời gian trẻ đang làm việc và trẻ em đƣờng phố không quen ngồi yên một chỗ lâu. Thậm chí có những cuộc phỏng vấn chƣa thực hiện xong đã phải huỷ bỏ khi các em không muốn tiếp tục trả lời. Những thuật ngữ nhƣ “quan hệ tình dục”, “xâm hại tình dục” tỏ ra khó hiểu đối với các em hơn là những từ “lóng” ám chỉ hành động này mà trẻ thƣờng sử dụng. Giống nhƣ nhiều cuộc nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng mang những hạn chế nhất định. Theo nhận định của chúng tôi, số liệu khảo sát chƣa phản ánh hết thực trạng “xâm hại tình dục” trẻ em đƣờng phố. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Thứ nhất, về phía khách thể nghiên cứu, hàng ngày, trẻ em đƣờng phố giao tiếp với rất nhiều ngƣời, nhƣng sự tiếp xúc này khác với 15
  16. một cuộc phỏng vấn về vấn đề mang tính nhạy cảm nhƣ “xâm hại tình dục trẻ em”. Trẻ em đƣờng phố tỏ ra e ngại hoặc cố tình giấu diếm hoàn cảnh thực tế của bản thân khi đƣợc mời tham gia trả lời. Hơn nữa, trong quan niệm của ngƣời Việt Nam thì đây là một vấn đề đƣợc coi là nhạy cảm nên cha mẹ các em hoặc bản thân các em thƣờng có xu hƣớng giữ kín sự việc hoặc giải quyết sự việc trong yên lặng bằng cách thoả thuận với thủ phạm. Đối với nhóm trẻ em, khi gặp phải những hành vi ở mức độ quấy rối tình dục thì các em do không nhận thức đƣợc đó là hành vi XHTD hoặc sợ bị đổ lỗi về mình hay do xấu hổ…mà các em cũng thƣờng có xu hƣớng giữ kín những câu chuyện này. Xuất phát từ những đặc trƣng văn hóa, xã hội, thành phố Huế là một thành phố mà sự tồn tại và chi phối của các giá trị đạo đức truyền thống còn rất mạnh mẽ trong quan niệm và hành vi của các cá nhân. Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em vẫn là một vấn đề nhạy cảm và chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi trong cộng đồng. Bên cạnh đó, nhóm trẻ em đƣờng phố trong không có những cơ hội đƣợc cung cấp những kiến thức về phòng chống XHTDTE nhƣ nhóm trẻ em đƣờng phố tại Hà Nội khi tham gia vào các dự án và học tập tại Mái ấm 19-5. Chính vì vậy, mức độ cởi mở của nhóm trẻ em đƣờng phố tại thành phố Huế trong việc cung cấp thông tin về những trải nghiệm bị xâm hại tình dục không cao bằng nhóm trẻ em đƣờng phố tại Hà Nội Thứ 2, về phía chủ quan, cụ thể là do việc sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi cũng nhƣ địa điểm diễn ra các cuộc phỏng vấn là trên các đƣờng phố nên không tránh khỏi những yếu tố gây nhiễu nhƣ: sự tò mò của những ngƣời xung quanh, bạn bè đi cùng các em, tiếng ồn…nên có thể các em không cung cấp những thông tin thật về vấn đề này. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tiếp cận với nhóm trẻ em đƣờng phố sống cùng với cha mẹ, ngƣời thân, sống trong các mái ấm tình thƣơng hoặc có sự bảo hộ mà chƣa tiếp cận với nhóm trẻ em đƣờng phố là những em lang thang không nhà cửa, làm các công việc kiếm sống trên đƣờng phố để tồn tại. 16
  17. Để tiếp cận với nhóm này, cần phải thiết kế phƣơng pháp cũng nhƣ bộ công cụ phù hợp. Mục đích nghiên cứu đặt ra ban đầu là nghiên cứu nhận thức của trẻ em đƣờng phố nói chung. Trong quá trình nghiên cứu, việc chọn mẫu ban đầu cũng nhƣ phân tích thông tin, số liệu cũng đi vào so sánh nhận thức cũng nhƣ hành vi giữa nhóm trẻ em gái và nhóm trẻ em trai đƣờng phố. Tuy nhiên, những phân tích về sự khác biệt giới trong báo cáo vẫn chƣa đƣợc rõ ràng và nổi bật nhƣ mong muốn của tác giả. Nghiên cứu này chú trọng vào tìm hiểu việc trẻ em đƣờng phố bị xâm hại tình dục khi lang thang kiếm sống trên đƣờng phố. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, qua quan sát điều kiện ăn ở, sinh hoạt của một số mô hình mái ấm, nhà mở và qua một số cuộc phỏng vấn đối với trẻ em đƣờng phố đã từng hoặc đang sống tại đây, chúng tôi nhận thấy trẻ em đƣờng phố không chỉ có nguy cơ bị xâm hại tình dục khi kiếm sống trên đƣờng phố mà còn có thể bị xâm hại tình dục trong những mái ấm tình thƣơng, nhà mở bởi những đứa trẻ khác do thiếu hiểu biết về giới tính, tâm lý tò mò, bắt chƣớc, do không đƣợc giáo dục, định hƣớng hành vi đúng đắn và do môi trƣờng sống, sinh hoạt và tiếp xúc tập thể giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Có thể nói, nghiên cứu về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đƣờng phố là một công việc không dễ dàng bởi có rất nhiều khía cạnh của vấn đề đang tồn tại và nảy sinh theo xu hƣớng phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Hiểu rõ bản chất và tầm mức của vấn đề là điều kiện tiên quyết để có đƣợc những hành động can thiệp hiệu quả. Cho đến nay, những số liệu thống kê về trẻ em đƣờng phố bị xâm hại tình dục còn thiếu sự chính xác. Nhiều thông tin về các nghiên cứu, các dự án can thiệp dành cho trẻ em đƣờng phố chƣa đƣợc phổ biến, chia sẻ giữa các tổ chức xã hội với nhau. Và còn rất nhiều hƣớng nghiên cứu mở ra đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đƣờng phố. 17
  18. CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Lý thuyết tiếp cận 1.1 Lý thuyết xã hội hoá Fichter – nhà xã hội học ngƣời Mỹ cho rằng: “Xã hội hoá là một quá trình tƣơng tác giữa ngƣời này và ngƣời khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó”. Quá trình xã hội hoá diễn ra trong các môi trƣờng xã hội hoá, đó là nơi có thể thực hiện thuận lợi các tƣơng tác xã hội của các cá nhân nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Môi trƣờng xã hội hoá chính là vƣờn ƣơm của nhân cách đồng thời là ngả đƣờng mở rộng để các kinh nghiệm xã hội có thể đến với các cá nhân. Ba môi trƣờng xã hội hoá cá nhân chính là: gia đình, nhà trƣờng và xã hội2. Thông thƣờng thì môi trƣờng gia đình và nhà trƣờng là hai môi trƣờng có ảnh hƣởng lớn nhất trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, với trẻ em đƣờng phố thì môi trƣờng bên ngoài gia đình lại có tác động nhiều nhất bởi phần lớn thời gian trong ngày của các em là trên đƣờng phố tiếp xúc với các thành phần xã hội khác nhau. Bên cạnh đó, vì nhóm trẻ em đƣờng phố trong mẫu nghiên cứu là nhóm trẻ vẫn đang sống cùng gia đình và tham gia học tập tại một số mô hình giáo dục nhƣ: lớp học tình thƣơng, trƣờng học chính quy, mái ấm tình thƣơng…nên môi trƣờng gia đình và nhà trƣờng cũng có ảnh hƣởng nhất định đối với quá trình hình thành nhân cách và lối ứng xử của các em. Lý thuyết xã hội hoá cá nhân cho phép chúng ta giải thích sự ảnh hƣởng của những đặc điểm đƣợc coi là các tác nhân quan trọng trong môi trƣờng xã hội hoá của trẻ em đƣờng phố nhƣ hoàn cảnh gia đình, sự đa dạng của các thành phần xã hội trong các quan hệ giao tiếp trên đƣờng phố, sự phức tạp của các 2 Ph¹m TÊt Dong, Lª Ngäc Hïng (§ång chñ biªn), X· héi häc, NXB §HQG Hµ Néi, 2001 18
  19. vấn đề xã hội diễn ra hàng ngày, cách tiếp nhận thông tin của trẻ em đƣờng phố, những trải nghiệm đối với hành vi xâm hại tình dục…đến quá trình nhận thức, ứng xử và hành vi của trẻ em đƣờng phố nói chung và đặc biệt là đối với những hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Một phần quan trọng trong hệ thống các lý thuyết xã hội hoá cá nhân có thể vận dụng để lý giải cho sự khác biệt trong nguy cơ bị xâm hại tình dục, trong hành vi ứng xử và nhận thức về nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em giữa trẻ em đƣờng phố nam và trẻ em đƣờng phố nữ đó là lý thuyết xã hội hoá giới. Luận điểm quan trọng nhất trong lý thuyết xã hội hoá giới là: Trẻ em trai và trẻ em gái ngay từ khi sinh ra đã đƣợc đối xử khác nhau và đƣợc đặt trong những môi trƣờng giáo dục khác nhau đƣợc trao cho những cơ hội phát triển khác nhau nên những nhu cầu, mong muốn cũng nhƣ các kỹ năng và tính cách của trẻ em trai và trẻ em gái cũng khác nhau từ đó hình thành nên những kiểu ngƣời khác nhau – nam giới, phụ nữ. Những điều này đã tạo nên những hành vi, cách nhìn nhận khác nhau ở phụ nữ và nam giới và từ đó tạo thành những khuôn mẫu giới3 trong nhận thức và hành vi ứng xử. Luận điểm trên giúp ta giải thích xu hƣớng khác biệt về giới trong nguy cơ bị xâm hại tình dục giữa trẻ em đƣờng phố nam và trẻ em đƣờng phố nữ, cụ thể là trẻ em đƣờng phố nữ phải đối mặt với nhiều hình thức xâm hại tình dục hơn nhóm trẻ em đƣờng phố nam, bắt nguồn từ sự đối xử khác nhau giữa nam giới và nữ giới trong đó nữ giới luôn bị đối xử bất bình đẳng. Hơn nữa, lý thuyết xã hội hoá giới còn giúp chúng ta lý giải đƣợc tại sao giữa những trẻ em đƣờng phố nam và trẻ em đƣờng phố nữ, phản ứng chấp nhận, im lặng, xấu hổ…lại thể hiện đậm nét hơn. Điều đó có phải do số lần trải nghiệm nhiều hơn đối với các loại hành vi xâm hại tình dục của đã làm chúng trở nên quen thuộc và dần dần chấp nhận và coi đó là những khuôn mẫu ứng xử/cách ứng xử. 3 Early childhood gender socialization (R&C, ch-¬ng 4, Coltrane, ch-¬ng 5), http://www.studyworld.com/newsite/ReportEssay/Science/Social%5CGender_Socialization-32139.htm Truy cËp lÇn cuèi: 23 giê, 15/11/2007. 19
  20. 1.2 Lý thuyết học hỏi x· héi Lý thuyết học hỏi xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải hành vi của trẻ em đƣờng phố trƣớc những hành vi và nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên, trƣớc khi tìm hiểu lý thuyết học hỏi xã hội, chúng ta sẽ đi vào một số quan điểm về nhóm đồng đẳng và vai trò của nó đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân và ở một phạm vi hẹp hơn, đối với sự hình thành nhận thức và hành vi của cá nhân sẽ làm sáng tỏ hơn cho việc vận dụng lý thuyết học hỏi xã hội sau này. Nhóm đồng đẳng là một nhóm ngƣời có cùng chung một đặc điểm nào đó nhƣ lứa tuổi, địa vị xã hội, sở thích hoặc nghề nghiệp...Nhóm đồng đẳng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách của một cá nhân. Với một số nhóm xã hội, nhóm đồng đẳng đóng vai trò quan trọng hơn cả so với vai trò của gia đình hay nhà trƣờng hay các thể chế xã hội trong quá trình xã hội hoá cá nhân. Nhóm đồng đẳng có vai trò quan trọng trong việc tạo áp lực nhóm đối với mỗi hành vi của các thành viên. Việc một cá nhân hành động ngƣợc lại với nhóm đồng đẳng có thể khiến cá nhân ấy cảm thấy tách rời nhóm4. Với những đặc thù về môi trƣờng gia đình, xã hội, môi trƣờng xã hội hoá đƣợc coi là có ý nghĩa quan trọng nhất đối với trẻ em đƣờng phố là môi trƣờng xã hội, bởi phần lớn thời gian trong ngày của các em dành cho đƣờng phố, nơi diễn ra rất nhiều các tƣơng tác xã hội với chủ yếu với 2 nhóm: khách hàng và những đứa trẻ đƣờng phố khác. Theo quan điểm trên thì nhóm đồng đẳng của trẻ em đƣờng phố chính là nhóm bao gồm những đứa trẻ đƣờng phố có mối quan hệ với nhau dựa trên một đặc điểm chung hay giống nhau nào đó bất kỳ. Và sự hình thành cũng nhƣ phát triển nhận thức, hành vi của trẻ em đƣờng phố phụ thuộc, chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ những trẻ em đƣờng phố khác trong nhóm của chúng. Lý thuyết học hỏi xã hội đƣợc áp dụng trong nhiều nghiên cứu về hành vi đặc biệt là trong nghiên các cứu hành vi lệch chuẩn. Trong lĩnh vực tội phạm 4 Peer group, http://en.wikipedia.org/wiki/Peer_group Truy cËp lÇn cuèi: 23 giê, 15/11/2007 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2