intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới tìm hiểu thực trạng tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, thông qua việc nghiên cứu sự tham gia của khách du lịch vào công tác bảo vệ môi trường tự nhiên để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp để sự tham gia của khách du lịch vào công tác bảo vệ môi trường được tối ưu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN VIỆT ANH SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH DU LỊCH TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TẠI KHU DU LỊCH SA PA, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 831 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ THỊ VÂN ANH HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Thị Vân Anh. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả Nguyễn Việt Anh
  3. LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở trường đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý Thầy cô, gia đình và bạn bè. Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể. Lời đầu tiên tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Xã hội học, khoa Sau đại học và Ban giám hiệu trường Đại học Công đoàn đã cho tôi một môi trường học tập, nghiên cứu thuận lợi trong suốt hai năm học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Đỗ Thị Vân Anh – Trường Đại học Công Đoàn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Uỷ Ban Nhân Dân thị xã Sa Pa, phòng Tài nguyên – Môi trường thị xã Sa Pa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp cho tôi những báo cáo, tài liệu hữu ích để tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Đảng bộ, Ban giám đốc, lãnh đạo phòng Hành chính – Tổng hợp Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai là nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất để tôi được tham gia học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân, gia đình, bạn bè, đồng chí đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 8 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 11 7. Câu hỏi nghiên cứu, Giả thuyết nghiên cứu.................................................. 12 8. Khung lý thuyết ............................................................................................. 12 9. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THAM GIA CỦA KHÁCH DU LỊCH TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN ...... 14 1.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................. 14 1.1.1. Khái niệm tham gia ................................................................................. 14 1.1.2. Khái niệm khách du lịch ......................................................................... 16 1.1.3. Khái niệm môi trường tự nhiên ............................................................... 16 1.1.4. Khái niệm bảo vệ môi trường ................................................................. 17 1.1.5. Khái niệm sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên .............................................................................................................. 18 1.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu ........................................................ 19 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội..................................................................... 19 1.2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng ................................................................ 20 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................. 22
  5. 1.3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên............................................................... 22 1.3.2. Đặc điểm về du lịch và môi trường ......................................................... 24 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 29 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KHÁCH DU LỊCH THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TẠI KHU DU LỊCH SAPA – LÀO CAI ....................... 30 2.1. Mức độ nhận thức và thái độ của khách du lịch hiện nay về bảo vệ môi trƣờng ....................................................................................................... 30 2.1.1. Mức độ nhận thức của khách du lịch về ô nhiễm môi trường do du lịch gây ra ................................................................................................................. 30 2.1.2. Thái độ và nhận thức về hành vi gây ô nhiễm môi trường ..................... 35 2.1.3. Mức độ hiểu biết về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường tự nhiên .... 39 2.1.4. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên ....... 42 2.1.5. Nhận thức về chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước .................... 45 2.2. Tình hình tham gia bảo vệ môi trƣờng của khách du lịch tại SaPa – Lào Cai ............................................................................................................. 47 2.2.1. Các hoạt động trực tiếp ........................................................................... 47 2.2.2. Các hoạt động gián tiếp ........................................................................... 54 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 58 Chƣơng 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN CỦA KHÁCH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH SA PA – LÀO CAI .................................................................................................. 58 3.1. Yếu tố từ phía nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng .............................. 59 3.2. Yếu tố từ phía các công ty du lịch........................................................... 63 3.3. Yếu tố từ khách du lịch ............................................................................ 66 3.3.1. Trình độ học vấn ..................................................................................... 66 3.3.2. Độ tuổi ..................................................................................................... 73 3.3.3. Nghề nghiệp ............................................................................................ 79 3.3.4. Giới tính .................................................................................................. 81 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 91
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số lượng khách du lịch ở Sa Pa trong giai đoạn 2010-2019 ............ 27 Bảng 2.1: Mức độ nhận thức về tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên theo giới tính ................................................................................. 31 Bảng 2.2: Mức độ nhận thức về tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên theo trình độ học vấn ..................................................................... 33 Bảng 2.3: Mức độ nhận thức về tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên theo độ tuổi .................................................................................... 34 Bảng 2.4: Mức độ nhận thức về tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên theo nghề nghiệp ........................................................................... 35 Bảng 2.5: Đánh giá tầm quan trọng của hoạt động chia sẻ thông tin bảo vệ môi trường lên các trang mạng xã hội theo độ tuổi ...................... 41 Bảng 2.6: Mức độ nắm được của khách du lịch về chính sách phát triển du lịch gắn với phát triển du lịch sinh thái của nhà nước trên yếu tố 46 Bảng 3.1: Mức độ tham gia hoạt động thu gom rác thải của khách du lịch tại Sa Pa trên yếu tố trình độ học vấn................................................. 68 Bảng 3.2: Mức độ tham gia hoạt động vứt rác thải đúng nơi quy định của khách du lịch tại Sa Pa trên yếu tố độ tuổi .................................... 69 Bảng 3.3: Mức độ tham gia sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường trong quá trình du lịch tại Sa Pa của khách du lịch trên yếu tố .............. 70 Bảng 3.4: Mức độ tham gia sử dụng các phương tiện di chuyển thân thiện môi trường trong quá trình du lịch tại Sa Pa của khách du lịch trên yếu tố trình độ học vấn ......................................................................... 71 Bảng 3.5: Mức độ tham gia tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho khách du lịch khác của khách du lịch trên yếu tố trình độ học vấn .............. 72 Bảng 3.6: Mức độ tham gia hoạt động thu gom rác thải của khách du lịch tại Sa Pa trên yếu tố độ tuổi................................................................ 73 Bảng 3.7: Mức độ tham gia hoạt động vứt rác thải đúng nơi quy định của khách du lịch tại Sa Pa trên yếu tố độ tuổi .................................... 74
  7. Bảng 3.8: Mức độ tham gia sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường trong quá trình du lịch tại Sa Pa của khách du lịch trên yếu tố độ tuổi .. 75 Bảng 3.9: Mức độ tham gia sử dụng các phương tiện di chuyển thân thiện môi trường trong quá trình du lịch tại Sa Pa của khách du lịch trên yếu tố độ tuổi ........................................................................................ 76 Bảng 3.10. Mức độ tham gia tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho khách du lịch khác của khách du lịch trên yếu tố độ tuổi ............................. 77 Bảng 3.11: Mức độ tham chia sẻ thông tin về bảo vệ môi trường lên các trang mạng xã hội của khách du lịch tại Sa Pa ....................................... 78 Bảng 3.12: Mức độ tham gia hoạt động vứt rác thải đúng nơi quy định của khách du lịch tại Sa Pa trên yếu tố nghề nghiệp ........................... 79 Bảng 3.13: Mức độ tham gia sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường trong quá trình du lịch tại Sa Pa của khách du lịch trên yếu tố nghề nghiệp ................................................................................... 80 Bảng 3.14: Mức độ tham gia sử dụng các phương tiện di chuyển thân thiện môi trường trong quá trình du lịch tại Sa Pa của khách du lịch .... 82
  8. DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Biểu kết quả khảo sát về mức độ nhận thức về tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên ......................................................... 30 Biểu đồ 2.2: Mức độ ảnh hưởng của các hành vi gây ô nhiễm môi trường (%)36 Biểu đồ 2.3: Biểu kết quả khảo sát về thái độ của khách du lịch trước những hành vi gây ô nhiễm môi trường ................................................... 37 Biểu đồ 2.4: Biểu kết quả khảo sát về thái độ của khách du lịch trước những hành vi sử dụng các sản phẩm không thân thiện với môi trường . 38 Biểu đồ 2.5: Biểu kết quả khảo sát về nhận thức của khách du lịch đối với các hoạt động bảo vệ môi trường ........................................................ 39 Biểu đồ 2.6: Biểu kết quả khảo sát về nhận thức của khách du lịch về tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin bảo vệ môi trường lên mạng xã hội ............................................................................................. 40 Biểu đồ 2.7: Biểu kết quả khảo sát về nhận thức của khách du lịch về vai trò và ý nghĩa của bảo vệ môi trường tự nhiên với phát triển du lịch 43 Biểu đồ 2.8. Mức độ nắm được của khách du lịch về các chính sách bảo vệ môi trường của nhà nước .............................................................. 45 Biểu đồ 2.9: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia hoạt động thu gom rác thải tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch ........................... 48 Biểu đồ 2.10: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia hoạt động vứt rác thải đúng nơi quy định tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch .. 49 Biểu đồ 2.11: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch . 50 Biểu đồ 2.12: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia sử dụng các phương tiện di chuyển thân thiên với môi trường (xe đạp, xe điện, đi bộ) tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch ........................................ 51 Biểu đồ 2.13: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia hoạt động dọn dẹp vệ sinh khu du lịch tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch ........ 53
  9. Biểu đồ 2.14: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho khách du lịch khác tại Khu du lịch Sa Pa của khách du lịch ................................................................................. 55 Biểu đồ 2.15: Biểu kết quả khảo sát về tình hình tham gia chia sẻ thông tin về bảo vệ môi trường lên các trang mạng xã hội của khách du lịch tại Sa Pa ......................................................................................... 56 Biểu đồ 3.1: Hình thức tiếp cận thông tin của khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa ............................................................... 60 Biểu đồ 3.2: Tầm quan trọng của các công ty du lịch trong công tác vận động khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tại khu du lịch ............ 64 Biểu đồ 3.3: Biểu kết quả khảo sát về mức độ thuận lợi về tiếp cận thông tin bảo vệ môi trường tự nhiên qua các công ty du lịch ..................... 64 Biểu đồ 3.4: Mức độ các công ty du lịch tuyên truyền cho khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường ................................................................... 65
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ 21, Việt Nam ta đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn được bạn bè Quốc tế ghi nhận. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của đất nước thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy đáng lo ngại, môi trường bị ảnh hưởng là một trong số đó. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ biến đổi khí hậu, những năm gần đây biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra những thiệt hại hết sức to lớn cho đất nước ta, nền kinh tế chậm phát triển, đời sống người dân tại các vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp thì hết sức khó khăn, vất vả. Chất lượng môi trường bị giảm thiểu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng đến giống nòi, con cháu mai sau. Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng đối với con người. Chúng ta không thể tồn tại nếu không có môi trường tự nhiên, chính vì vậy mà việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên đang là xu hướng chung của cả đất nước Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trong những năm gần đây, phát triển du lịch đang là xu hướng của các quốc gia đang phát triển vì giá trị mà du lịch đem lại rất lớn. Phát triển du lịch được Đảng và Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì đất nước Việt Nam có nhiều ưu đãi về cảnh quan, thiên nhiên, tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, Việt Nam lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Giai đoạn từ 2015-2019, lượng
  11. 2 khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2019, du lịch Việt Nam nhận giải thưởng Điểm đến di sản hàng đầu thế giới do World Travel Awards trao tặng, Điểm đến Golf tốt nhất thế giới do World Golf Awards trao tặng. Cùng với đó, World Travel Awards cũng vinh danh Việt Nam là điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liên tiếp 2018- 2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019. Du lịch đã trở thành nhu cầu tất yếu, góp phần không nhỏ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cải thiện chất lượng đời sống của người dân. Với vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng đa dạng, đặc biệt là có các tài nguyên thiên nhiên đặc sắc như thời tiết mát mẻ quanh năm, có đỉnh Phan Xi Păng – nóc nhà của Đông Dương, do đó Sa Pa là một địa phương có vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh Lào Cai nói riêng. Trong những năm gần đây du lịch phát triển mạnh, số lượng khách du lịch đến đây cũng tăng lên rất nhanh qua từng năm, năm 2018, Sa Pa đón khoảng 2 triệu 420 ngàn lượt khách du lịch, tăng 14% so với năm 2017, 7 tháng đầu năm 2019, Sa Pa đón khoảng 3,3 triệu lượt khách du lịch, vượt tổng lượt khách đến Sa Pa năm 2018. Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh của du lịch thì môi trường tự nhiên ở đây cũng phải chịu sức ép rất lớn từ các hoạt động phát triển du lịch, du lịch phát triển nhanh kéo theo lượng rác thải từ hoạt động du lịch tăng nhanh, tạo áp lực lớn đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương này. Chỉ tính riêng lượng rác thải sinh hoạt tại trung tâm thị trấn Sa Pa hiện nay đã là 28 tấn/ngày, tăng gấp 5 lần so với năm 2014 là 5,3 tấn/ngày. Hiện tại môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai vẫn giữ nguyên được những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng, tuy nhiên nhìn vào lượng khách du lịch đến đây và lượng rác thải đang tăng rất nhanh trong những năm gần đây có thể thấy chất lượng môi trường tại đây cũng ít
  12. 3 nhiều bị ảnh hưởng bởi những hoạt động phục vụ công tác phát triển du lịch. Để công tác phát triển du lịch tại Sa Pa theo hướng bền vững thì yếu tố bảo vệ môi trường cần đặc biệt được quan tâm. Việc thúc đẩy khách du lịch chung tay vào công tác bảo vệ môi trường tự nhiên là yếu tố hàng đầu góp phần bảo vệ sự nguyên vẹn của môi trường tự nhiên, chỉ khi khách du lịch nói riêng và con người nói chung cùng chung tay bảo vệ môi trường thì môi trường tự nhiên mới giữ được những nét đẹp vốn có của nó, ngôi nhà chung của tất cả các loài sinh vật mới có thể vững chắc. Từ những yếu tố trên, việc đánh giá tình hình tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch là rất cần thiết, việc đánh giá được thực trạng tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch tại Sa Pa sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khái quát về mức độ tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại Sa Pa và từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của khách du lịch đến môi trường tự nhiên ở đây, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại Sa Pa được bền vững, tôi quyết định chọn đề tài “Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Xã hội học. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về việc tham gia bảo vệ môi trường của con người nói chung và khách du lịch nói riêng được nhiều tác giả trong nước và quốc tế nghiên cứu, trên góc độ nghiên cứu tại các khu du lịch thì việc tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch được các tác giả nghiên cứu chủ yếu trên phương diện là một trong ba yếu tố để phát triển du lịch bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. - Luận án Tiến sỹ “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng” của tác giả Trần Tiến Dũng, Hà Nội, Năm 2007 [6] đã cho thấy: Tác giả đã góp phần bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và các khuyến nghị
  13. 4 đối với ngành du lịch trong việc phát triển du lịch bền vững, tác giả đã đánh giá thực tiễn thực trạng phát triển của khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng trong thời gian nghiên cứu trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Trên khía cạnh môi trường, tác giả đã chỉ ra các nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững về môi trường như giảm thiểu rác thải từ khách du lịch cũng như việc xác định việc số lượng khách du lịch tăng nhanh chóng cũng dẫn đến tình trạng không kiểm soát được, gây xuống cấp các cơ sở hạ tầng du lịch, ô nhiễm môi trường cũng tăng nhanh. Luận án cũng xác định việc bảo vệ môi trường, tăng đa dạng thiên nhiên là một trong các yếu tố làm cho du lịch được phát triển bền vững. Luận án cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch trở nên bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên trong nhóm các giải pháp về môi trường tác giả chỉ tập trung vào bảo tồn, tôn tạo thiên nhiên mà không có các giải pháp hướng đến khách thể là khách du lịch, nếu chỉ tập trung vào việc bảo tồn, tôn tạo thiên nhiên mà không có sự tham gia của khách du lịch, không có các chính sách hạn chế tác động của khách du lịch đến môi trường thì việc bảo vệ môi trường là hết sức khó khăn, đồng thời cũng sẽ làm ngành du lịch chậm phát triển. - Luận án tiến sỹ “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” của tác giả Dương Hoàng Hương, Hà Nội, Năm 2017 [12] đã cho thấy: Tác giả đã chỉ rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Phú Thọ, tác giả đã chỉ ra 05 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững là năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; ý thức trách nhiệm của khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư địa phương; tài nguyên du lịch; trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đối với phát triển du lịch và mức độ ổn định của môi trường pháp lý, chính trị - xã hội, an ninh – quốc phòng của quốc gia và địa phương; sự liên kết và hợp tác giữa các địa phương trong nước và quốc tế; liên kết, phối hợp giữa du lịch và các ngành liên quan. Trên cơ sở đó tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra thực trạng du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, so sánh với các khu vực có ngành du lịch phát
  14. 5 triển trên toàn thế giới và đánh giá theo các tiêu chí phát triển du lịch bền vững và đưa ra các các định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Phú Thọ. Điểm nổi bật ở Luận án là đã chỉ ra ý thức trách nhiệm của khách du lịch là một trong các yếu tố then chốt để phát triển du lịch bền vững, chính ý thức trách nhiệm của du khách là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc bảo vệ môi trường, một trong các yếu tố then chốt trong công tác phát triển du lịch bền vững, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững cho nhóm đối tượng là khách du lịch. - Luận án tiến sỹ “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu” của tác giả Ngô Hải Ninh, Hà Nội, Năm 2017 [17]. Luận án là công trình khoa học có hệ thống, tổng thể và đầy đủ trên cơ sở tiếp cận phương pháp liên ngành và khu vực học về phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh. Luận án phân tích được đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa cho phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Luận án đánh giá tính bền vững của du lịch tỉnh Quảng Ninh theo nhóm tiêu chí/khía cạnh: Kinh tế, xã hội - văn hóa, môi trường - tài nguyên, mỗi nhóm gồm bốn tiêu chí cụ thể. Luận án khái quát được diễn biến của các yếu tố khí hậu, kịch bản biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, cụ thể là: Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật - hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành, khu vực du lịch và năng lực thích ứng của các địa phương. Luận án cũng đã đánh giá được việc tăng nhanh lượng khách du lịch cũng là một trong các yếu tố gây nên ô nhiễm môi trường, từ đó tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc quản lý khách du lịch đến với địa phương. Luận án đã đề xuất được các nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, cụ thể là nhóm giải pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch và nhóm giải pháp phát phát triển bền vững ngành du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ninh trong đó có giải pháp hướng đến khách du lịch.
  15. 6 - Luận án tiến sỹ “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” của tác giả La Nữ Ánh Vân, Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2012 [33] đã cho thấy: Tác giả đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, trên cơ sở đó tác giả phân tích và đưa ra thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận theo ngành, lãnh thổ và từ đó đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững, trên cơ sở tổng quan những vấn đề lý luận và thực trạng phát triển du lịch ở địa bàn tỉnh Bình Thuận, tác giả đã đưa ra định hướng phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2020 trên cơ sở phát triển bền vững là phát triển cân đối, hợp lý, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường từ đó tác giả đề xuất các giải pháp về cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên về khía cạnh môi trường các giải pháp của tác giả không có sự tham gia của khách du lịch, điều đó sẽ làm khó khăn hơn trong quá trình bảo vệ môi trường tại đây vì lượng khách du lịch lớn mà không có các giải pháp ngăn chặn những tác động tiêu cực đến môi trường của khách du lịch thì việc phát triển du lịch bền vững là khó có thể thực hiện được khi môi trường không được cải thiện. - Bài báo khoa học “Mối quan hệ giữa con người và môi trường trong sự phát triển bền vững ở nước ta nhìn từ góc độ xã hội học” của tác giả Phan Văn Thạng. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Số 18a (2013) 251-257” [26], cho thấy con người và môi trường tự nhiên gắn bó rất mật thiết với nhau và không thể tách rời, khi một trong hai nhân tố này bị thay đổi thì nhân tố còn lại chắc chắn cũng thay đổi theo. Trong mối quan hệ tương tác này nếu con người biết giới hạn để sử dụng vừa phải nguồn tài nguyên thiên nhiên thì mối quan hệ giữa con người và môi trường sẽ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài, còn nếu như ngược lại thì mối quan hệ sẽ không thể lâu dài, con người phá hoại môi trường thì ngược lại môi trường sẽ tiêu diệt con người thông qua thiên tai, dịch bệnh. Tác giả đã đưa ra kết luận là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nhân loại cần duy trì mối quan hệ thân thiên giữa
  16. 7 con người và môi trường. - Bài báo khoa học “Sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa” của tác giả Lã Thị Bích Quang. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Khoa học xã hội và nhân văn, Tập 15, số 02 (2018) 99-110” [22], bài báo đã đánh giá sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa (Lào Cai) trên 03 khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường để chỉ ra sự khác biệt trong tư duy và hành động của mỗi bên và những khó khăn trong quá trình đạt được sự bền vững. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp du lịch Sa Pa phát triển bền vững, phát huy hết tiềm năng và tạo dựng thương hiệu mạnh cho du lịch Việt Nam. Tác giả cũng đã chỉ ra áp lực mà môi trường phải gánh chịu khi lượng khách du lịch ngày càng tăng dẫn đến rác thải du lịch cũng tăng một cách nhanh chóng, tác giả cũng đã chỉ ra các giải pháp mà chính quyền địa phương đã đưa ra để giải quyết tình trạng này, tuy nhiên tác giả chỉ tập trung vào các giải pháp về phía chính sách, tuyên truyền chủ trương, chính sách phát triển du lịch mà không đề cập đến các giải pháp nhắm vào bản thân khách du lịch. Chỉ khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố thì du lịch Sa Pa nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung mới có thể phát triển và môi trường mới được bảo vệ một cách tốt nhất. - Bài báo khoa học “Đánh giá tác động của hoạt động du lịch sinh thái tới môi trường tự nhiên và xã hội tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” của tác giả Trần Thị Hương. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp, số 01 (2018) 113-122” [14]. Bài báo đã chỉ ra hoạt động du lịch là hoạt động làm nâng cao chất lượng sống của người dân, tuy nhiên hoạt động phát triển du lịch cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại đây. Tác giả đã đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch đến các cả 2 loại môi trường là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Dựa trên các tác động tiêu cực tác giả đã đề xuất các nhóm giải phải nhằm giảm thiểu sự tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến môi trường như quy hoạch môi trường, giáo dục ý thức
  17. 8 bảo vệ môi trường du lịch, kiểm soát chất thải và đổi mới cơ chế, phương thức hoạt động và tăng cường sự hợp tác của các bên liên quan. - Bài báo khoa học “Human-environment Interactions: The Sociological Perspectives” của tác giả O.A. Ogunbameru. Tạp chí Khoa học Journal of Human Ecology, J. Hum. Ecol, 16(1), P.63-68 (2004)” [38]. Bài viết này sử dụng các quan điểm của xã hội học để giải thích về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Bài viết đã ứng dụng ba quan điểm của xã hội học điển hình đó là lý thuyết chức năng, lý thuyết xung đột và lý thuyết tương tác để xem xét mối quan hệ giữa con người và môi trường. Các lý thuyết gia thuộc các trường phái này đều nhìn nhận mối quan quan hệ này trên các góc độ khác nhau, tuy nhiên mấu chốt vẫn là do hoạt động của con người ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục và hạn chế những hiểm họa của môi trường do hoạt động của con người gây ra trong khu vực đồng bằng sông Niger-Nigeria. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng tới tìm hiểu thực trạng tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, thông qua việc nghiên cứu sự tham gia của khách du lịch vào công tác bảo vệ môi trường tự nhiên để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp để sự tham gia của khách du lịch vào công tác bảo vệ môi trường được tối ưu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp, bổ sung các dữ liệu về sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai. - Đánh giá được thực trạng tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch tại khu du lich Sa Pa – Lào Cai. Phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giúp cho việc tham gia bảo vệ môi
  18. 9 trường tự nhiên của khách du lịch được dễ dàng và triệt để hơn. 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Cán bộ quản lý môi trường - Phòng Tài Nguyên và Môi trường Sa Pa. - Khách du lịch Việt Nam đến Sa Pa. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về tình hình tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai. - Phạm vi về không gian: Phạm vi không gian được giới hạn trong Thị xã Sa Pa – Lào Cai. - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu về tình hình tham gia của khách du lịch trong bảo vệ môi trường tự nhiên giai đoạn 01/2020 – 7/2020 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu trong đề tài nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên những khách du lịch trong khu du lịch Sa Pa – Lào Cai. - Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Tiến hành phỏng vấn 250 khách du lịch Việt Nam tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai, khách du lịch có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên (nhóm khách du lịch dưới 18 tuổi chưa thận thức rõ ràng về luật pháp). Nội dung bảng hỏi xoay quanh việc tìm hiểu nhận thức và việc tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai hiện nay, cũng như các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch. Theo câu hỏi nghiên cứu và các vấn đề do giả thuyết đặt ra, trong đó chú ý đến vấn đề giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi và nghề nghiệp là những tiêu chí cần phải có trong bảng hỏi để việc cung cấp thông tin có tính khách quan, phân bổ hợp lý để có thể thăm dò ý kiến
  19. 10 của khách du lịch có tính đồng đều và cân đối. Như vậy, các số liệu trong đề tài nghiên cứu được tính trên tỉ lệ khách du lịch trả lời cho việc đánh giá các thái độ, nhận thức, hành vi thông qua ý kiến của khách du lịch về việc tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 20 khách du lịch và 03 cán bộ phòng tài nguyên – môi trường thị xã Sa Pa, chủ đề phỏng vấn xoay quanh chủ đề tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch đến đây. - Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là: các tài liệu về xã hội học môi trường trước hết là các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, các luận án, tài liệu của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường, báo cáo về tài nguyên - môi trường tại khu du lịch của trung ương và địa phương. Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu Nhóm STT Tiêu chí khảo sát Số ý kiến Tỉ lệ (%) khảo sát Nam 142 56,8 1 Giới tính Nữ 108 43,2 Không đi học 27 10,8 Dưới 12/12 25 10 Trình độ học 2 12/12 53 21,2 vấn Cao đẳng, Đại học 89 35,6 Trên Đại học 56 22,4 20-30 61 24,4 30-45 74 29,6 3 Độ tuổi 45-60 55 22 Trên 60 60 24 Công chức, viên chức 68 27,2 Dịch vụ, buôn bán 45 18 4 Nghề nghiệp Lao động tự do 53 21,2 Đang đi học 18 7,2 Nghỉ hưu 66 26,4 (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 6/2020)
  20. 11 - Phương pháp quan sát: Phương pháp này hỗ trợ và làm sáng tỏ thêm những thông tin đã được thu thập và làm cơ sở minh chứng cho các giả thuyết và hướng nghiên cứu. Sử dụng các công cụ hỗ trợ để thu thập thông tin, ghi nhận thông tin (như chụp ảnh) về thực trạng tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch ở khu du lịch Sa Pa – Lào Cai. - Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: xử lý thông tin định lượng bằng phần mềm SPSS, sau đó nhóm và mã hóa các thông tin theo các tiêu chí quan tâm. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu này được vận dụng một số khái niệm, lý thuyết như lý thuyết hành động xã hôi, lý thuyết tương tác biểu trưng, khái niệm sự tham gia, khái niệm ô nhiễm môi trường tự nhiên để tìm hiểu và giải thích những khía cạnh của việc khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên: sự tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch bị tác động bởi những yếu tố gì, những yếu tố đó tác động như thế nào đến việc tham gia bảo vệ môi trường của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của khách du lịch, nguyên nhân của những khó khăn đó và đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện, khắc phục những khó khăn đó. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường tại khu du lịch Sa Pa – Lào Cai. Nghiên cứu sẽ giúp chính quyền địa phương, tổ chức du lịch và khách du lịch có cái nhìn rõ nét hơn về vai trò của mình trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa nói riêng và Việt Nam nói chung. Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu, thông tin phục vụ công tác đào tạo sinh viên ngành du lịch. Góp phần đưa ra các biện pháp cải thiện việc tham gia bảo vệ tự nhiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
42=>0