Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của người nhập cư vào hoạt động đoàn thể (Qua nghiên cứu trường hợp tại phường Phúc Đồng – quận Long Biên – thành phố Hà Nội)
lượt xem 5
download
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu sự tham gia của người lao động nhập cư vào hoạt động đoàn thể tại phường Phúc Đồng – quận Long Biên – thành phố Hà Nội hiện nay từ đó có cái nhìn tổng quan về sự hòa nhập cộng đồng người nhập cư. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của người nhập cư vào hoạt động đoàn thể (Qua nghiên cứu trường hợp tại phường Phúc Đồng – quận Long Biên – thành phố Hà Nội)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRỊNH THỊ THÙY DUNG SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ VÀO HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ (Nghiên cứu trường hợp tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội) UẬN VĂN THẠC S XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRỊNH THỊ THÙY DUNG SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ VÀO HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ (Nghiên cứu trường hợp tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 UẬN VĂN THẠC S XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Quyết Hà Nội - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Sự tham gia của người nhập cư vào hoạt động đoàn thể (Nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long biên, thành phố Hà Nội)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Văn Quyết, trường Khoa học xã hội và Nhân văn. Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn đều đảm bảo rõ nguồn, trung thực. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước. Tôi xin cam đoan điều này là đúng sự thật. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2015 Tác giả TRỊNH THỊ THÙY DUNG
- LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Xã Hội Học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho tác giả trong suốt hai năm học vừa qua. Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Văn Quyết, trường Khoa học xã hội và Nhân văn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tác giả thực hiện và hoàn thành luận văn. Mặc dù tác giả đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2015 Tác giả TRỊNH THỊ THÙY DUNG
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGH A VIỆT NAM TRƢỜNG ĐH KHXH&NV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN Về việc đồng ý cho học viên sử dụng dữ liệu nghiên cứu PGS.TS Phạm Văn Quyết - Chủ nhiệm đề tài “Hoà nhập xã hội của người nhập cư”, đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia năm 2014 - 2015, xác nhận: Học viên Trịnh Thị Thùy Dung là học viên cao học khoa XHH khoá 2013 - 2015 được sử dụng dữ liệu sơ cấp của đề tài để thực hiện luận văn cao học với đề tài: “Sự tham gia của người nhập cư vào hoạt động đoàn thể (Qua nghiên cứu trường hợp tại phường Phúc Đồng – quận Long Biên – thành phố Hà Nội) Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2015 Chủ nhiệm đề tài PGS. TS Phạm Văn Quyết
- MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .....................................................4 5. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4 6. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................5 8. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................7 9. Khung lý thuyết .................................................................................................9 NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................10 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................10 1.2. Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................15 1.2.1. Lý thuyết Hòa nhập xã hội ....................................................................15 1.2.2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý .................................................................18 1.2.3. Lý thuyết vốn xã hội co cụm ..................................................................19 1.3.4. Lý thuyết về di dân .................................................................................22 1.3. Các khái niệm công cụ .................................................................................23 1.3.1. Khái niệm “Hòa nhập xã hội”...............................................................23 1.3.2.Khái niệm “Cộng đồng” .........................................................................24 1.3.3. Khái niệm “Sự tham gia xã hội” ...........................................................24 1.3.4. Khái niệm “Lao động nhập cư” ............................................................26 1.3.5. Khái niệm “Hoạt động đoàn thể” ..........................................................27 1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ...................................................................28
- CHƢƠNG 2. MỨC ĐỘ THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ CỦA NGƢỜI AO ĐỘNG NHẬP CƢ TẠI ĐỊA PHƢƠNG CƢ TRÚ ......................................30 2.1. Hoạt động mang tính chất cộng đồng chung .............................................33 2.2. Hoạt động mang tính chất hƣớng riêng đến nhóm cộng đồng nhất định .....41 CHƢƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ TẠI ĐỊA PHƢƠNG CƢ TRÚ ....44 3.1. Các yếu tố từ ngƣời nhập cƣ. ......................................................................44 3.2. Yếu tố xuất phát từ chính quyền địa phƣơng ............................................66 3.3. Yếu tố xuất phát từ ngƣời dân sở tại ..........................................................73 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ tham gia vào các hoạt động đoàn thể tại địa phương cư trú của người nhập cư ........................................................................................... 32 Bảng 3.1 Nghề nghiệp ảnh hưởng mức độ tham gia hoạt động quyên góp, từ thiện 55 Bảng 3.2. Số lượng bạn bè có thể tin tưởng được của người nhập cư ............ 65 Bảng 3.3. Mức độ thăm hỏi của chính quyền đại phương sở tại ảnh hưởng tới mức độ tham gia hoạt động bầu cử của người nhập cư .................................. 68 Bảng 3.4. Mức độ thăm hỏi của chính quyền địa phương ảnh hưởng mức độ tham gia hoạt động bầu cử tại đị phương nơi đnag sinh sống của người nhập cư........... 70 Bảng 3.5 Mức độ đến thăm của người dân sở tại ảnh hưởng mức độ tham gia của người dân nhập cư vào các hoạt động lễ hội tại địa phương nơi đang sinh sống.... 74
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ được mời tham gia hoạt động đoàn thể của người nhập cư tại địa phương cư trú .................................................................................. 31 Biểu đồ 2.2. Mức độ tham gia hoạt động từ thiện của người dân nhập cư ..... 34 Biểu đồ 2.3. Mức độ tham gia vào hoạt động lễ hội của người dân nhập cư tại địa phương cư trú ............................................................................................ 36 Biểu đồ 2.4. Mức độ tham gia hoạt động họp tổ dân phố/xóm và hoạt động bầu cử tại địa phương cư trú của người nhập cư............................................. 39 Biểu đồ 2.5. Mức độ tham gia vào các hoạt động hội đồng hương thành phố, tổ/nhóm/câu lạc bộ người nhập cư, tổ chức đoàn thể bất kỳ ở địa phương .... 41 Biểu đồ 3.1. Giới tính của người dân nhập cư ảnh hưởng tới mức độ tham gia các lễ hội của địa phương nơi đang sinh sống ................................................ 49 Biểu đồ 3.2. Giới tính của người dân nhập cư ảnh hưởng tới mức độ tham gia các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao của địa phương nơi sinh sống......... 51 Biểu đồ 3.3. Giới tính của người dân nhập cư ảnh hưởng tới mức độ tham gia các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao của công ty...................................... 53 Biểu đồ 3.4. Việc làm khi rảnh rỗi .................................................................. 59 Biểu 3.5. Mức độ thăm hỏi của người nhập cư đối với người dân sở tại, chính quyền sở tại và đoàn thể địa phương............................................................... 61 Biểu đồ 3.6. Cách giải quyết khi gặp khó khăn của người nhập cư ............... 63 Biều đồ 3.7. Mức độ khó khăn khi tiếp xúc với chính quyền sở tại ............... 71 Biểu đồ 3.8. Thái độ và ứng xử xã hội mà người dân nhập cư gặp phải trong đời sống hàng ngày ......................................................................................... 76
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nhanh. Đi kèm với đó là hiện tượng đất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động tại nông thông dư thừa, thêm vào đó là sự chênh lệch mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Chính vì vậy mà rất nhiều người trong độ tuổi lao động đã di cư từ nông thôn ra thành thị với mong muốn tìm kiếm cơ họi việc làm, gia tăng mức thu nhập bản thân và giảm mức chênh lệch giàu nghèo. Hà Nội là một trong những đô thị có mật độ dân cư đông đúc nhất trong nước (2087 người/km2) nhưng hàng năm vẫn có một lượng lớn người lao động từ ngoại tỉnh nhập cư đến đây. Sở dĩ người dân thường đổ về Hà Nội vì những nguyên nhân sau: Thứ nhất, do nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vượt bậc trong việc tăng năng suất và sản lượng, dẫn tới “dư thừa” lao động. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng “đất chật người đông”, thời gian lao động dư thừa nhiều, đồng thời mặt độ dân số đông, diện tích canh tác thì có hạn. Điều đó tất yếu dẫn đến việc một bộ phận người lao động phải ra đi tìm việc ở các thành phố lớn nhằm tăng thêm thu nhập. Sự khác biệt về tiền lương và thu nhập giữa các vùng, đặc biêt giữa nông thôn và thành thị là yếu tố thúc đẩy quá trình di dân tới đô thị. Họ chấp nhận những công việc nặng nhọc, vất vả để mưu sinh và để có tiền gửi về cho gia đình. Thứ hai, Hà Nội (cũng như thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác) là miền đất hứa của nhiều người về môi trường giáo dục và đào tạo, có điều kiện y tế và chăm sóc sức khỏe, có đời sống văn hóa tinh thần cao hơn, có các phương tiện thông tin đại chúng và các dịch vụ tiện ích khác… Một lực lượng lớn lao động từ các vùng miền đổ đến các đô thị để làm việc đem đến những thuận lợi và khó khăn nhất định. Về mặt thuận lợi có thể 1
- kể đến như lực lượng lao động dồi dào, luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao động, gia tăng vốn văn hóa, đa dạng đời sống tinh thần… Nhưng kèm theo đó cũng là rất nhiều khó khăn như dư thừa lực lượng lao động, tệ nạn xã hội, khó quản lý nhân khẩu… Trong đó có một vấn đề nổi bật đó là vấn đề hòa nhập cộng đồng của nhóm người lao động nhập cư. Người lao động từ nhiều nơi đến thành thị để làm việc nhưng vì nhiều nguyên do họ chưa thể hòa nhập với cộng đồng mà họ đang sinh sống và làm việc. Điều này là một bài toán cho xã hội bởi cộng đồng không gắn kết ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển của nền kinh tế chung. Trong vấn đề này các đoàn thể địa phương nơi người nhập cư đến đóng góp vai trò không nhỏ khi bản thân nó là nơi tạo cho cá nhân môi trường gây dựng mạng lưới xã hội, gắn kết cá nhân với cộng đồng, tăng, tăng tính bền vững của cộng đồng. Xuất phát từ nguyên nhân trên tôi nghiên cứu đề tài “Sự tham gia của người lao động nhập cư vào hoạt động đoàn thể (Nghiên cứu trường hợp tại phường Phúc Đồng – quận Long Biên – thành phố Hà Nội)” từ đó đưa ra góc nhìn về vấn đề hòa nhập cộng đồng tại đô thị đối với người lao động nhập cư. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần mang đến góc nhìn thực nghiệm cho các lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết di dân, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý. Đóng góp những lý luận giải thích những vấn đề liên qua đến việc hòa nhập cộng đồng của nhóm lao động nhập cư vào thành phố Hà Nội, những nguyên nhân và lý do của khó khăn, thách thức, thuận lợi dưới góc nhìn khoa học. Mở ra những hướng nghiên cứu mới trong vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của người lao động nhập cư nói chung, những tác động của sự hòa nhập cộng đồng của nhóm người này đến sự phát triển của nơi mà họ đến. 2
- 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài cung cấp cho chúng ta phần nào trong bức tranh toàn cảnh về sự hòa nhập trong đời sống tinh thần của cộng đồng người lao động nhập cư đến các thành phố thông qua sự tham gia vào các hoạt động đoàn thể địa phương nơi nhập cư nói chung và đến thành phố Hà Nội nói riêng (xét ở địa bàn phường Phúc Đồng, Long Biên). Trong đó ta thấy được những khó khăn, trở ngại họ phải vượt qua, cũng như những điều mà họ làm được để tạo dựng trong môi trường cuộc sống mới. Đồng thời, kết quả của đề tài góp phần làm giàu cơ sở thực tiễn giúp cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý kinh tế, xã hội có cái nhìn xác thực hơn, từ đó có thể đưa ra chính sách và biện pháp quản lý hữu hiệu hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài đi sâu vào nghiên cứu sự tham gia của người lao động nhập cư vào hoạt động đoàn thể tại phường Phúc Đồng – quận Long Biên – thành phố Hà Nội hiện nay từ đó có cái nhìn tổng quan về sự hòa nhập cộng đồng người nhập cư. Trên cơ sở đó, đề tài đi vào những mục tiêu cụ thể như sau: Tìm hiểu mức độ tham gia của người lao động nhập cư vào các hoạt động đoàn thể được tổ chức tại địa bàn mà họ đang sinh sống và làm việc. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người lao động nhập cư vào hoạt động đoàn thể. Những yếu tố bắt nguồn từ bản thân người nhập cư, chính quyền địa phương và cư dân bản địa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu sự tham gia của lao động nhập cư vào các hoạt động đoàn thể tại địa phương cư trú 3
- Làm rõ mức độ tham gia vào các hoạt động đoàn thể của người dân tại địa bàn đang sinh sống từ đó tìm hiểu những khó khăn của người nhập cư khi hòa nhập vào cộng đồng mới. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của lao động nhập cư vào các hoạt động đoàn thể tại nơi cư trú. Đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của lao động nhập cư tại địa phương cư trú. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Sự hòa nhập cộng đồng của người lao động nhập cư tại địa phương cư trú thông qua sự tham gia hoạt động đoàn thể. 4.2. Khách thể Người lao động nhập cư vào phường Phúc Đồng – quận Long Biên - thành phố Hà Nội chưa có hộ khẩu. Người lao động nhập cư vào phường Phúc Đồng – quân Long Biên - thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội có hộ khẩu từ 5 năm trở xuống. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Phạm vi không gian nghiên cứu Phường Phúc Đồng – quận Long Biên - thành phố Hà Nội 4.3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu Nghiên cứu triển khai từ tháng 11/2014 đến tháng 7/2015. 5. Câu hỏi nghiên cứu Mức độ tham gia vào hoạt động đoàn thể của người nhập cư tại địa phương cư trú? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia các hoạt động đoàn thể của lao động di cư ? 4
- 6. Giả thuyết nghiên cứu Tại địa phương nơi người lao động nhập cư đến (cụ thể là phường Phúc Đồng- quận Long Biên – tp Hà Nội) có rất nhiều các hoạt động đoàn thể được tổ chức để nâng cao đời sống văn hóa và tăng mức gắn kết giữa các cư dân của cộng đồng. Tuy nhiên, người lao động nhập cư chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể tại địa phương nơi cư trú. Có ba yếu tố chính tác động đến sự tham gia của người dân nhập cư vào hoạt động đoàn thể tại địa phương nơi cư trú: + Yếu tố xuất phát từ người dân nhập cư: tuổi, nghề nghiệp, giới tính, kinh tế chi phối thời gian tham gia các hoạt động đoàn thể, trở ngại văn hóa vùng miền… + Yếu tố xuất phát từ chính quyền sở tại: chính quyền sở tại chưa tích cực trong việc mời gọi người nhập cư tham gia vào các hoạt động đoàn thể tại địa phương + Yếu tố đến từ người dân sở tại: sự kỳ thị người nhập cư của người dân sở tại dẫn đến người lao động nhập cư cảm thấy thiếu sự liên kết với đời sống tại địa phương nơi cư trú 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát là phương pháp thực nghiệm được tác giả sử dụng trong quá trình sử dụng thu thập kết quả cho phương pháp phỏng vấn trưng càu ý kiến và phỏng vấn sau. Qua phương pháp này tác giả muốn thu nhận hình ảnh trực quan về đời sống của người lao động nhập cư tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội cũng như quan sát được thái độ của họ khi nhắc đến việc tham gia hoạt động tập thể từ đó có cái nhìn tổng quan, khách quan về các hoạt động tập thể ở đây và mức độ mong muốn tham gia. 5
- 7.2. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu trong đề tài nghiên cứu này sẽ sử dụng để tìm hiểu về người lao động nhập cư và khó khăn của người nhập cư khi đến sống và làm việc trong môi trường mới cũng như các chính sách mới của chính quyền của đô thị dành cho người nhập cư. Việc đọc tài liệu và sử dụng các nguồn tài liệu này làm cơ sở, nền tảng cho việc định hướng nghiên cứu. Các tài liệu sẽ giúp cho người viết có cái nhìn phong phú hơn, vừa khái quát vừa cụ thể về những người lao động di cư từ nơi khác đến để từ đó có những nhận định, đánh giá và kinh nghiệm về lĩnh vực này, phục vụ cho việc nghiên cứu. Song song với đó, tác giả sẽ sử dụng chính những nguồn tài liệu đã đọc được là các thông tư, báo in, báo mạng, diễn đàn, trang web… để dẫn chứng vào từng mục có liên quan cụ thể trong bài. Đặc biệt luận văn sử dụng các dữ liệu định lượng thu được từ cuộc khảo sát với 200 người dân nhập cư tại phường Phúc Đồng – quận Long Biên – thành phố Hà Nội thuộc đề tài “Hòa nhập xã hội của người nhập cư” do PGS.TS Phạm Văn Quyết chủ trì. 7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Là phương pháp định tính, nghiên cứu này sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 15 khách thể là lao động nhập cư và người dân sở tại trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội với nội dung về những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người nhập cư trong hoạt động đoàn thể tại địa phương cư trú. Sử dụng phương pháp này trong bài nhằm mục đích mong muốn hiểu rõ hơn về mức độ tham gia của người lao động nhập cư vào hoạt động tập thể bị hưởng hưởng bởi yếu tố nào. Tên của người tham gia phỏng vấn sẽ được đảm bảo tính khuyết danh và bảo mật thông tin trong nghiên cứu. 6
- 8. Mẫu nghiên cứu 8.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản căn cứ trên danh sách quản lý nhân khẩu chính thức của Ủy ban nhân dân phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Tổng số đơn vị mẫu lựa chọn là 200 đơn vị. Nhóm này rất đa dạng bao gồm rất nhiều các cá nhân đến từ các vùng khác nhau, học vấn, trình độ tay nghề, công việc… có thể đã từng tham gia hoặc chưa từng tham gia các hoạt động đoàn thể tại địa phương cư trú. Việc tiếp cận các đối tượng được thực hiện dưới sự giúp đỡ của cán bộ UBND phường và các đồng chí phụ trách khu dân cư trên địa bàn phường, đảm bảo đúng đối tượng và đủ số lượng mẫu khảo sát. 8.2. Giới thiệu mẫu nghiên cứu Đặc diểm mẫu khảo sát Số lƣợng Tỷ lệ * Về giới tính: Nam 111 55,5% Nữ 89 44,5% * Về nghề nghiệp Công nhân trong các công ty, các 114 57% khu công nghiệp ao động trong các cơ sở sản 22 11% xuất nhỏ ao động giúp việc nhà 3 1,5% Bán hàng rong 13 6,5% 31 15,5% ao động tự do 17 8,5% Khác 7
- * Quê quán Bắc Giang 9 4,5% Bắc Ninh 13 6,5% Hà Nam 11 5,5% Hà Nội 6 3% Hà Tĩnh 12 6% Hải Dƣơng 6 3% Nam Định 24 12% Hải Phòng 5 2,5% Hòa Bình 1 0,5% Huế 1 0,5% Hƣng Yên 19 9,5% Lạng Sơn 1 0,5% Quảng Ninh 4 0,2% Nghệ An 22 11% Ninh Bình 3 1,5% Phú Thọ 7 3,5% Thái Bình 29 14,5% Thanh Hóa 39 19,5% * Độ tuổi trung bình mẫu khảo sát 33,69 8
- 9. Khung lý thuyết Mức độ tham gia vào hoạt động đoàn thể của người nhập cư tại địa phương cư trú Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham vào hoạt động tập thể của người nhập cư tại địa phương cư trú Đặc điểm lao Sự tiếp nhận của chính quyền sở Sự hợp tác của động nhập cư tại cư dân bản địa ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI 9
- NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Hai tác giả Lê Ngọc Lân, Phùng Thị Kim Anh, khi phân tích về “Chính sách việc làm cho lao động nữ nông thôn trong thời kỳ đổi mới” – Tạp chí Xã hội học cho rằng, tình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp cũng tạo nên dòng chảy lao động từ nông thôn ra thành thị, trong đó có nhiều phụ nữ. Họ làm đủ các ngành nghề từ giúp việc gia đình, buôn bán phế liệu đến bán hàng rong, thậm chí còn có một số chị em tham gia vào các hoạt động bị xã hội ngăn cấm… Tuy nhiên, việc di chuyển lao động tự do từ các vùng nông thôn ra thành thị, đặc biệt là các đô thị lớn đang là vấn đề nổi cộm, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là các tệ nạn xã hội. Trong bài viết “Di dân, phát triển và bất bình đẳng ở Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập”, tác giả Nguyễn Thanh Liêm đã chỉ ra mối quan hệ giữa di dân, phát triển và bất bình đẳng có mối quan hệ tương hỗ, phức tạp và đa dạng với nhiều chiều cạnh. Di dân lao động gắn với dịch chuyển và phân phối lại lao động có thể góp phần giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ cung cầu lao động. Vì vậy, di dân lao động góp phần giải quyết thất nghiệp cho vùng đi và đồng thời đáp ứng nhu cầu lao động cho vùng đến. Bài viết đề cập đến sự tác động qua lại, tính hai mặt của đổi mới, phát triển, bất bình đẳng đến di dân. Trong bài viết “Đời sống xã hội của thanh niên nhập cư lao động phổ thông tại các cơ sở sản xuất nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Thanh Thôi (trường Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh) trên tạp chí Khoa học trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Mình, đã đưa một số kết quả nghiên cứu về các khía cạnh đời sống xã hội của thanh niên nhập cư lao động phổ thông tại các cơ sở sản xuất nhỏ ở TP. Hồ 10
- Chí Minh. Các khía cạnh của đời sống xã hội như mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội, các điều kiện sống, làm việc, thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội đô thị được mô tả và phân tích trong nghiên cứu này. Đời sống xã hội của thanh niên nhập cư xét trên quan hệ với chủ cơ sở, với các đồng nghiệp tại nơi sống và làm việc được xây dựng chủ yếu trên nền tảng các quan hệ “tình cảm”, “thân thuộc”, “đồng tộc”, “đồng hương”. Theo đó, các cơ sở sản xuất nhỏ như là các “hộ gia đình hoạt động kinh tế công nghiệp” và cũng là các “tiểu văn hóa” đa dạng trong quá trình đô thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh. Theo bài viết, thanh niên khi đến thành phố tìm kiếm việc làm, họ đã tận dụng khá tốt các mối quan hệ để tìm kiểm chỗ ở ban đầu. Được sự trợ giúp của người thân, bạn bè, họ không gặp khó khăn về ăn, đi lại trong thời gian tìm việc ở thành phố. Cả nam lẫn nữ, phần nhiều đến với công việc ban đầu nơi thành phố là do người thân quen, họ hàng hoặc người đồng hương giới thiệu. Tại các cơ sở sản xuất nhỏ, đặc điểm lao động mang tính địa phương và cộng đồng rất cao. Vì rằng, họ đã dựa vào “quan hệ thân quen” để giới thiệu cộng việc cho người mới. Có những tỉnh thành, thanh niên về thành phố làm thợ hồ (thợ xây dựng) rất nhiều, có tỉnh thì thanh niên nam cũng như nữ về thành phố làm nghề may, có tỉnh thanh niên về thành phố bán quán ăn, quán cà phê hay làm ở các cơ sở… Xét ở nhiều khía cạnh, việc phân nhóm này có những khía cạnh tích cực là tính cộng đồng, sự tương trợ nhau nhiều. Những mặt khác, khi những người cùng địa phương đến thành phố làm cùng ngành nghề, khiến họ có tâm lý chấp nhận công việc, môi trường làm việc bằng mọi giá… Đời sống xã hội của thanh niên nhập cư xét trên điều kiện quan hệ với chủ cơ sở, với các đồng nghiệp còn nặng về “tình cảm”, “cảm tính”, “quan hệ thân thuộc”, đồng tộc, đồng hương. Với những đặc tính này, trong môi trường đô thị có những hạn chế nhất định. Thanh niên không có sự năng động, họ dễ dàng “ngủ quên” trong cộng đồng của mình. Khi đó, nếu các “tiểu văn hoá” 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
40 p | 197 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)
111 p | 870 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp
123 p | 198 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị (Nghiên cứu tại khu đô thị Đặng Xá và khu đô thị Ecopark)
102 p | 150 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
106 p | 155 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay
127 p | 77 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô
137 p | 88 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
120 p | 48 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, Lào Cai
110 p | 39 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hiện tượng xăm mình của giới trẻ Hà Nội hiện nay
110 p | 53 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Định hướng việc làm cho sinh viên ngành Xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn & Trường Đại học Công Đoàn
126 p | 64 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học Công đoàn
104 p | 52 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
142 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
113 p | 106 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh Trì, Hà Nội
131 p | 13 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của Cộng đồng dân cư trong việc Phát triển cơ sở hạ tầng Nông thôn (Nghiên cứu trường hợp hai tỉnh Thanh Hóa và Bình Phước)
121 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh Đắk Lắk (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi
142 p | 51 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư
91 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn